Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

60 Triệu Trẻ Em Trung Quốc Bị Bỏ Rơi

media
(Hình RFI/Heike Schmidt: Một xưởng vẽ dành cho con em của các gia đình dân công.)
 BEIJING (VNC) - Hôm 25/2/2015, báo Le Figaro dành bài phóng sự dài nêu lên một hiện tượng xã hội ở Trung Quốc. Bài phóng sự đề tựa ngắn gọn “Những đứa trẻ Trung Quốc bị bỏ rơi” nhưng lại là một câu chuyện dài về những hệ lụy của quá trình phát triển nóng ở Trung Quốc trong hơn ba thập niên qua.


Theo báo Le Figaro, bị bỏ rơi đó là hoàn cảnh của hơn 60 triệu trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo ở Trung Quốc ngày nay. Chúng không phải là những đứa trẻ vô thừa nhận mà bị bố mẹ bỏ lại sống đơn côi ở quê nhà để lên các thành phố lớn kiếm sống. Theo tác giả, có những em nhỏ may mắn thì được gửi lại cho ông bà hay người bà con giữ hộ, nhưng không ít em phải tự thân vận động với cuộc sống trẻ thơ mà không có tình cảm hay sự chăm sóc của cha mẹ.

Đặc phái viên của báo Le Figaro đưa độc giả đến thôn Thang Khê, một địa điểm khuất nẻo thuộc huyện Nghi Xuân trong tỉnh Giang Tây, một tỉnh được cho là nghèo nhất nước Trung Quốc. Theo tác giả bài viết thì đại đa số các em nhỏ ở đây đều là “những trẻ bị bỏ rơi” bởi cha mẹ chúng là những “dân công – Mingong”, từ để chỉ những người nông thôn lên thành thị lao động.

Cũng như hàng chục triệu các em bé ở Trung Quốc, mỗi khi Xuân Tiết đến (Chunjié), tức năm mới âm lịch, những đứa trẻ ở làng Thang Khê lại phấp phỏng mong chờ được gặp lại cha mẹ dù chỉ là ít ngày. Một em nhỏ 9 tuổi tên Xiaohai kể với phóng viên báo Le Figaro là năm trước vì không mua được vé xe lửa, bố mẹ em đã không về với em dịp đón năm mới và vì thế mà đã hai năm cậu bé không gặp được cha mẹ. Cậu bé cũng chẳng thể biết bố mẹ đang sống và làm việc ở đâu chỉ biết là ở rất xa và mỗi năm chỉ có thể về với em một lần.

Hoàn cảnh của em bé Xiaohai nêu trên chỉ là một trong số hơn 60 triệu trẻ nhỏ có thân phận tương tự ở Trung Quốc ngày nay. Tác giả dẫn số liệu của hiệp hội All-China Women’s Federation (ACWF) cho biết trong năm 2013 ở Trung Quốc có 61 triệu “trẻ em bị bỏ rơi” ở nông thôn theo kiểu như vậy. Còn theo Giáo sư dân số học tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh, Đoàn Thành Vinh (Duan Chengrong), người tham gia chương trình nghiên cứu của ACWF thì con số những trẻ “bị bỏ rơi” giờ phải là từ 65 đến 66 triệu và con số người từ nông thôn lên thành thị kiếm sống phải là 250 triệu.

Phóng viên báo Le Figaro nhận xét: Những “nhi đồng lưu thủ - tiếng Hoa để chỉ trẻ bị bỏ rơi” nói trên chiếm 22 % thiếu nhi Trung Quốc, chính là những số phận bị hy sinh trong sự phát triển của Trung Quốc suốt hơn 30 năm qua”. Những đứa trẻ bị bỏ rơi còn phải đối mặt với bao nguy hiểm rình rập trong cuộc sống trẻ thơ không tình cảm, không có sự giám sát của cha mẹ. Đã có nhiều trường hợp các em nhỏ sống bơ vơ như vậy bị mất tích, tai nạn giao thông hay chết đuối ở trong cái làng Thang Khê thuộc huyện Nghi Xuân này.

Trong trường học ở Thang Khê, có tới 70 % học sinh không sống với cha mẹ. Theo các thầy cô giáo, những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn tình cảm cha mẹ như vậy chắc chắn sẽ bị những hậu quả tiêu cực trong tâm lý phát triển ảnh hưởng đến các hành vi của các em trong tương lai. Theo tác giả bài phóng sự, mặc dù những người làm giáo dục ở địa phương cảnh báo nhưng chính quyền ngoài hứa hẹn chẳng làm gì được hơn để thay đổi tình hình.

Để kết thúc, bài phóng sự dẫn lời một người ông đến đón cháu ở cổng trường học thổ lộ rằng: “Bây giờ chuyện này đã trở thành bình thường”, còn đứa cháu gái được ông đón thì nói thêm: “Chỉ có con cái nhà giàu mới được sống với bố mẹ”.

Không có nhận xét nào: