Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Hình ảnh Đón Tết ở Việt Nam và vài nước Á Châu

Hải (Người Thực Hiện Bản Tin) Chúc Tết:

 Việt Nam: Trước Giao Thừa dòng người đổ về các trung tâm thành phố
Chỉ còn một tiếng nữa, khoảng khắc chuyển giao sang năm Ất Mùi sẽ đến, người dân ở nhiều địa phương đang đổ về các khu trung tâm nơi tổ chức bắn pháo hoa mỗi lúc một đông.

du-xuan-duong-hoa-2735-1424264660.jpg
Đường hoa Hàm Nghi đã bắt đầu đông khách. Ảnh: An Nhơn.

anh2-4149-1424264660.jpg
Đường phố Hải Phòng lung linh trong ánh đèn trang trí trước giao thừa. 
Ảnh: Giang Chinh.
linh1-2147-1424267337.jpg
Yến Trang và Trang Anh chụp ảnh khi đi chơi cùng mẹ. Ảnh: Hoàng Phương.

rac-2229-1424268662.jpg
Nhóm bạn trẻ mang theo thùng chứa, "xin" rác từ người dân thành phố.
 Ảnh:Quốc Thắng.

ct2-7402-1424269987.jpg
Đường phố Cần Thơ rực sáng trước giờ giao thừa. Ảnh: Cửu Long.
hanoi-5094-1424271118.jpg
 

Người dân thủ đô tìm chỗ xem pháo hoa tại Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Quý Đoàn.

sg1-8008-1424271756.jpg
Các bạn sinh viên vẽ chân dung trên đường Hàm Nghi. Ảnh: An Nhơn.

tac-9893-1424274731.jpg
Cầu Nhật Tân đang xảy ra ùn tắc cục bộ. Ảnh: Võ Hải.

bh1-7694-1424274731.jpg
Khu vực Bờ Hồ chật kín người. Ảnh: Hoàng Phương.

hp1-7231-1424275496.jpg
Hàng quán xuất hiện rất nhiều ở khu vực gần Nhà hát lớn Hải Phòng.
 Ảnh: Giang Chinh.







Hà Nội hối hả chiều 30 Tết
Trong buổi chiều cuối cùng của năm Giáp Ngọ, người xa quê vội vã bắt chuyến xe cuối cùng trở về, tiểu thương tất tả dọn hàng, người dân đi cắt tóc, rửa xe...tinh tươm, sạch sẽ để chuẩn bị chào đón năm Ất Mùi.
Nhà chờ bến xe khách Mỹ Đình đìu hiu trong chiều cuối năm, đối lập hẳn với cảnh chen chúc, ken kín người và hành lý vài ngày trước đó.
Đầu giờ chiều 30 Tết, các bến xe khách Giáp Bát, Mỹ Đình (Hà Nội) chỉ còn lác đác những chuyến xe cuối cùng về Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa... Xe chạy đường dài về các tỉnh miền Trung, phía Nam đã nghỉ từ ngày 29 Âm lịch. Anh Hào, một lái xe cho hay, từ ngày 24 đến 29 Tết, nhà xe tăng cường 30 chuyến mỗi ngày vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu về quê ăn Tết của hành khách. Sáng 30 Tết, hãng huy động 7 chuyến chạy từ sáng sớm để đón những người cuối cùng từ phố về quê. Đến giờ xuất bến, chỉ có 6 khách trên xe.

Nhiều người đưa theo con nhỏ, dáo dác tìm chuyến xe khách cuối ngày để kịp về ăn bữa cơm tất niên, đón giao thừa đầm ấm bên người thân.

Vợ chồng chị Hường, anh Lâm (quê Thiệu Hóa, Thanh Hóa) cười rạng rỡ khi kịp lên chuyến xe cuối cùng về nhà. Anh Lâm làm nhân viên trường mầm non, chị Hường bán hoa tươi ở chợ Vĩnh Hưng. Cô con gái học lớp 4 đã về quê với ông bà từ mấy ngày trước. Năm nào vợ chồng chị cũng nán lại đến tận trưa 30 Tết, giao hoa cho khách xong rồi mới tất tả mang hành lý về quê. "Cả năm chỉ chờ mấy ngày này để buôn bán, kiếm thêm chút tiền lãi thôi", chị Hường tâm sự. Chị mong sao năm Ất Mùi giá xăng tiếp tục giảm, các mặt hàng khác cũng giảm theo để người lao động nghèo như chị đỡ cơ cực, có thể tích cóp thêm tiền chạy chợ để mua nhà trả góp, sinh thêm con, ổn định cuộc sống.

Tranh thủ trước giờ xe chạy, người thanh niên này nhận thêm được cả chục đôi giày đánh cho khách với giá 15.000 đồng/ đôi, đắt hơn 5.000 đồng so với ngày thường. Cậu cho biết sẽ gửi đồ nghề ở chỗ người quen trong bến, chỉ mang theo chiếc ba lô nhẹ nhàng về quê ở Nam Định.

Trung sĩ Lê Ngọc Hiệp, 20 tuổi (quê Ninh Bình) công tác ở đội Cảnh sát giao thông số 4 chưa đầy nửa năm. Anh mong nhanh trực hết mùng 2 Tết để được về nhà.

Không về quê ăn Tết mà ở lại bán hàng, chị Nguyễn Thị Thu nhập hơn 100 quả bóng, bán với giá 30.000 đồng mỗi quả.  Người phụ nữ quê ở Hà Nam này cho biết từ sáng tới giờ cũng bán được hơn 30 quả, chị hy vọng đêm giao thừa sẽ bán hết số bóng này.

Chị Đinh Thị Vậy (47 tuổi) đi thu rác trên phố Bát Đàn. Năm nay, ca trực của chị từ lúc giao thừa cho đến lúc thu nhặt hết rác. Người lao công chỉ hy vọng người dân đi xem pháo hoa, đi đón giao thừa xả ít rác để chị được về nghỉ sớm.

Cửa hàng gội đầu của chị Ngọc Mai trong ngõ Yên Thái đông khách từ sáng. Chị cùng 4 nhân viên làm việc liên tục không nghỉ, tiếp gần 70 khách và dự tính 4h chiều sẽ đóng cửa hàng cho nhân viên nghỉ về quê, còn mình thì chuẩn bị mâm cơm để đón giao thừa.

Ngày Tết là thời điểm các dịch vụ như rửa xe, đánh giày...kiếm bộn tiền. Cửa hàng rửa xe của anh Ngọc Chính trên phố Hòa Mã đang phục vụ những khách cuối cùng trước khi đóng cửa. Ngày cuối năm, anh rửa hơn 70 xe máy và ôtô, với giá 40.000 đồng cho xe máy và 80.000 đồng cho ôtô. Chiều muộn, nhiều cửa hàng đã đẩy giá rửa xe lên đến 100 - 200.000 đồng tùy điểm.

Quán ăn là những nơi đóng cửa muộn nhất trong buổi chiều cuối cùng của năm cũ.

Trên phố hàng Bông, chị Thủy bán những cây mía lộc với giá 50.000 đồng mỗi cây, 25.000 đồng mỗi cành khế lộc. Chị Thủy hy vọng, tối nay người đi xem pháo hoa sẽ mua nhiều khế và mía như một món lộc khi về nhà.
  Nhóm phóng viên






Cả Châu Á rộn ràng đón năm mới
Dịp đón năm mới ở các nước theo âm lịch đang diễn ra với nhiều hoạt động tưng bừng trong bầu không khí vui tươi, nhộn nhịp, nhưng cũng kèm theo nỗi lo ngại về các sự cố có thể xảy ra khi đám đông tụ tập trong những lễ hội truyền thống.icon
Tại Manila, cảnh sát phong tỏa một số tuyến đường để chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm. Ước tính khoảng 1,5 triệu người Trung Quốc đang sống ở Philippines và 27% dân số nước này là người gốc Hoa.
2015-02-18T142026Z-1006137080-8716-8630-
Một phụ nữ chuẩn bị treo hạc giấy viết điều ước tại khu phố người Hoa
 ở Malina. Ảnh: Reuters

2015-02-18T133407Z-1931057737-2002-4619-
Đội múa rồng biểu diễn ở một khu mua sắm ở Bangkok. Tết âm lịch tuy 
không phải là kỳ nghỉ ở Thái Lan, nhưng cộng đồng người Trung Quốc, 
chiếm khoảng 15% trong 67 triệu dân số nước này vẫn tổ chức các hoạt
 động để chào đón năm mới. Ảnh: Reuters
  • Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua gửi lời chúc mừng năm mới đến tất cả người Trung Quốc sinh sống mọi nơi trên thế giới. Bắc Kinh năm nay kêu gọi người dân không đốt pháo, trong bối cảnh mức độ ô nhiễm đang tăng vọt ở đô thị. Các hoạt động kỷ niệm ở Thượng Hải và nhiều thành phố khác của Trung Quốc, có phần trầm xuống trong năm nay, sau vụ giẫm đạp vào dịp tết dương lịch khiến 36 người chết.
  • Lãnh đạo Hong Kong Lương Chấn Anh hôm nay phát biểu thông điệp năm mới, mô tả năm vừa rồi là đầy biến động và thúc giục các công dân "hãy giống như những chú cừu". Phong trào biểu tình cuối năm ngoái đã huy động nhiều người xuống đường, chặn các nút giao thông trọng yếu, và nhận được nhiều phản ứng trái chiều từ công chúng.
  • "Cừu được coi là loài động vật hiền lành và sống một cách hòa bình trong nhóm", ông Lương nói. Trong tiếng Trung Quốc, "dê" và "cừu" là hai từ đồng âm, vì thế năm Dê cũng được gọi là năm Cừu. Hai con vật này là biểu tượng của cát tường, tài lộc và những điều tốt đẹp.
  • Tết Nguyên Đán thường là dịp đoàn tụ gia đình như ở Việt Nam, Hàn Quốc và nhiều nước châu Á khác.
2015-02-18T125247Z-1768791469-4059-2238-
Một chú tiểu Trung Quốc tại một ngôi đền được trang trí nhiều đèn lồng đỏ. Ảnh: Reuters

000-Del6394553-5324-1424284088.jpg
Một người gốc Hoa châm những cây nhang khổng lồ tại Malaysia. Ảnh: Reuters
  •  
000-Par8101886-6096-1424284088.jpg
Người Đài Loan cầu xin may mắn tại đền Lung Shan, Đài Bắc. Ảnh: Reuters

2015-02-18T172338Z-1129753072-4689-6559-
Hai bảo vệ của một khách sạn ngắm nhìn pháo hoa tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

2015-02-18T171830Z-645916626-G-4852-6660
Người dân bất chấp lực lượng an ninh, đổ xô vào đền Wong Tai Sin, một trong những ngôi đền được coi là linh thiêng nhất ở Hong Kong. Ảnh: Reuters
  •  
000-Par8101900-5365-1424283436.jpg
Người dân chiêm ngưỡng pháo hoa tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP
icon
Pháo hoa đủ màu sắc rực rỡ trên sông Hudson, Newyork. Sự kiện này do Học viện Nghệ thuật Trung ương Trung Quốc tổ chức. Đây là màn bắn pháo hoa lớn đầu tiên được tổ chức tại Mỹ để chào đón Tết Nguyên Đán. Ảnh: China Daily
Pháo hoa đủ màu sắc rực rỡ trên sông Hudson, Newyork. Sự kiện này do Học viện Nghệ thuật Trung ương Trung Quốc tổ chức. Đây là màn bắn pháo hoa lớn đầu tiên được tổ chức tại Mỹ để chào đón Tết Nguyên Đán. Ảnh: China Daily

000-Hkg10149313-5546-1424281732.jpg
Một gia đình ngắm nhìn pháo hoa trên bầu trời Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

world-in-pic-5-1-3182-1424280611.jpg
Pháo hoa rực sáng tại vịnh Marina, Singapore. Ảnh: Reuters

chinese-new-year-21-3955-1424279302.jpg
Hai người đi dạo tại đền Hsian Seh Gong, Tam Trọng, Đài Loan. Ảnh: Reuters
  •  
chinese-new-year-8-1614-1424279880.jpg
Đèn lồng đỏ thắp sáng rực rỡ tại đền Thean Hou, Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: Reuters

2015-02-18T173306Z-1674068742-8778-7328-
Pháo hoa do người dân tự bắn thắp sáng một khu phố ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Hàng trăm người Singapore đổ về chùa Kwan Im Thong Hood Cho để thắp hương, nhằm đánh dấu một sự khởi đầu tốt đẹp cho năm mới.
2015-02-18T162104Z-124807614-G-7699-8255
Dòng người chen lấn để thắp hương ở Singapore. Ảnh: Reuters

2015-02-18T164612Z-1169303440-2616-6669-
Một phụ nữ cầm hoa và hương để cầu khấn tại ngồi đền ở Singapore. Ảnh: Reuters

cats333-3652-1424276426.jpg
Truyển hình nhà nước Trung Quốc phát sóng chương trình chào xuân

000-Del6394519-2513-1424274844.jpg
Chiếc xe được trang trí bằng đèn nháy rực rỡ tại khu phố người Hoa ở Bangkok. Ảnh: AFP
Tại Việt Nam, dòng người tấp nập đổ về các khu trung tâm đô thị như bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội hay đường hoa Hàm Nghi, thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều nơi trang trí đèn hoa rực rỡ và tổ chức các hoạt động nghệ thuật đón xuân.
hanoi-5094-1424271118-3169-1424271923.jp
Người dân Hà Nội tìm chỗ xem pháo hoa ở hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Quý Đoàn

Không có nhận xét nào: