Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2024

Nhờ Một Bài Thơ Hay – Tôi Tập Làm “Ngâm Sĩ” Về Buổi Lễ Tưởng Niệm Hoà Thượng Thích Tuệ Sỹ - Phương Hoa


Vào đầu:
KÍNH DÂNG THẦY THÍCH TUỆ SỸ
(Tam khúc liên châu)
Lễ tưởng niệm Thầy buổi tối nay Lời thơ, tiếng hát, điệu đàn bay... Vinh danh đức cả tình thêm trọng Kính ngưỡng ân sâu nghĩa quá dày TUỆ SỸ dịch tàng kinh tháng tháng SƯ ÔNG truyền Đạo sử ngày ngày Dù cho phàm thể đà tan biến Danh Thánh còn lưu thế giới này. Thế giới này lời Phật giảng sâu Từ bi bác ái ngự chương đầu SƯ ÔNG đức rộng nhuần thi phú -HOÀ THƯỢNG tài cao nhuyễn Đạo mầu Phàm thể bất an lòng nguyệt tỏ -Trần tâm định ổn trí tươi mầu Trước khi vĩnh biệt Người còn gắng Để lại dương trần những ngọc châu.
<!>
Những ngọc châu gồm ĐẠO, PHẬT, KINH Hàng đêm SƯ cố để vươn mình Hậu nhân dạy bảo nguồn trung trực Đệ tử trao truyền cội khiết tinh Cao cả tấm lòng THẦY trọn nghĩa Dày sâu tâm huyết CỤ chân tình Tạ ơn con kính bài thơ nhỏ- TUỆ SỸ dâng Ngài cõi Thánh linh. -Phương Hoa – Viết trong ngày Lễ Tưởng Niệm Thầy Tuệ Sỹ - DEC 22, 2024

Chiều nay, 22 tháng 12, 2024, một buổi lễ Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ thật là trang trọng đã diễn ra, nhân dịp ngày Tiểu Tường của Ngài vừa qua, do nhóm Cư Sĩ Phật Tử Bắc Cali, nhóm thân hữu Cựu Sinh Viên Sài Gòn, Vạn Hạnh, Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, và Tu Viện Quảng Hương Già Lam tổ chức tại nhà Hàng Chay Di Lạc, San Jose.

Tôi và cô bạn Minh Thúy đã đến sớm hơn một chút theo lời Thúy Nga - trưởng Ban Văn Nghệ một hội đoàn khác - và cũng là trưởng Ban Văn Nghệ của Văn Thơ Lạc Việt (VTLV) chúng tôi, để gặp anh Long nhạc sĩ phụ trách buổi văn nghệ cúng dường Thầy Tuệ Sỹ, và “dợt tông” trước chuẩn bị cho những bài thơ chúng tôi sẽ diễn ngâm trong buổi lễ.

Đến sớm mà không sớm. Nhà hàng Di Lạc đã đông người từ trong ra tận ngoài cửa. Rất nhiều Phật tử, học viên trường Cao Đẳng Phật Giáo, sư thầy, ni cô, và bà con thân hữu trong cộng đồng Viêt Nam ở thành phố San Jose và các vùng phụ cận. Thôi thì cánh nữ mặt hoa da phấn ngoài trang phục áo lam lại có thêm đủ màu đủ sắc khoe duyên trong mùa Lễ. Các ông còn trang trọng hơn nữa với những bộ “đồ lớn” càng làm tăng thêm vẻ uy nghi của các “đấng anh hùng” thời VNCH xưa.

Thực ra tôi chỉ là tên “thợ” nghiệp dư, mà vì yêu thơ của thầy Tuệ Sỹ nên khi nghe Thúy Nga mời thì “xâm mình” tình nguyện hưởng ứng, theo kiểu ...thử chút chơi, chứ tôi đâu có rành nhạc lý chi mô mà dợt với tập, tông với nốt. May mắn, anh chàng nhạc sĩ trẻ Long này rất dễ tính. Nghe tôi nói không rành nhạc lý và chỉ có thể nhận chữ “đọc” thôi, còn chữ “ngâm” xin nhường cho các vị nghệ sĩ chuyên nghiệp, thì Long nói, “Chị cứ ngâm thoải mái, em sẽ ráng...chạy theo cho, không sao đâu.”

Nói chuyện với Long xong tôi ngồi vào bàn cùng Minh Thúy, thích thú nhìn quanh. Nhà hàng được trang trí đẹp rực rỡ sáng chói ánh vàng Phật Giáo, với hai cây cờ Đạo, cờ Vàng VNCH thật lớn, băng rôn, cùng hình ảnh Phật, và chiếc bàn hương án trên sân khấu có đặt bức di ảnh của Thầy Tuệ Sỹ uy nghi. Không Quân Lê Văn Hải, anh Chủ Tịch VTLV hội chúng tôi, mang thật nhiều chậu hoa Trạng Nguyên trắng đỏ đến bày biện khắp nơi trong nhà hàng, càng làm tăng thêm phần đẹp đẽ.
Lúc này đã có mặt của những vị dân cử địa phương, cô Vân Lê Chủ Tịch Học Khu East Side San Jose, tân Giám Sát Viên mới đắc cử Betty Dương, cùng các vị thân hào nhân sĩ quanh vùng San Jose và các nơi. Nhiều nhà báo, phóng viên truyền thông, đài TV, và nhiều Hội đoàn với máy quay phim rộn ràng tới lui trông thật nhộn nhịp. Các món chay hấp dẫn đang được nhân viên nhà hàng Di Lạc chuẩn bị bày ra đầy bàn trông thật đẹp mắt, và tất cả quan khách đều được những Phật tử tình nguyện viên tới từng bàn mời nước mời trà với vẻ mặt đầy thân thiện hân hoan.

Ngồi cạnh tôi và Minh Thúy, là một Phật Tử, cũng là học viên trường Cao Đẳng Phật Học online của GS Tiến Sĩ Nguyễn Hồng Dũng (Như Ninh) với chúng tôi mà lần đầu tiên gặp mặt. Chị tên Thanh Hạnh, đến từ Nam Cali và đi thẳng tới buổi lễ không kịp ăn uống gì. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng và sự kính quý Hòa Thượng Tuệ Sỹ vô cùng to lớn đối với cộng đồng. Thanh Hạnh ngồi xem văn nghệ mà miệng không ngớt trầm trồ, chắc cô nàng cũng có máu văn nghệ không nhỏ. “Trên này sinh hoạt vui quá, ước gì em ở đây sẽ theo các chị học tập hát và ngâm thơ.”


Từ trái: TS Nguyễn Hồng Dũng, Thanh Hạnh, Phương Hoa, Hoa, Minh Thúy

Mở đầu buổi lễ, vẫn là anh cựu binh VNCH Hoàng Thưởng, một anh hùng của quê
xưa, cũng là trưởng Ban Nghi Lễ của VTLV - và của các hội đoàn quanh vùng Thung Lũng Hoa Vàng – lên điều khiển thủ tục đầu tiên, chào cờ Mỹ, cờ VNCH và Phật
Giáo Ca một cách đầy trang trọng. Cảm động nhất, là khi anh Hoàng Thưởng đọc lời trong phút mặc niệm anh linh các chiến sĩ, anh hùng, và tiền nhân VN cũng như 58 nghìn tử sĩ Hoa Kỳ đã nằm xuống tại Việt Nam. Nhắc sơ qua một chút về anh trưởng ban Nghi Lễ của VTLV chúng tôi. Anh Hoàng Thưởng là phu quân của trưởng ban Văn Nghệ Thúy Nga, nên chúng tôi thường ghẹo, “Hai người đều trưởng cả, thì không biết khi ở nhà ai là phó nhỉ?” Có lần tôi hỏi Thúy Nga: -Anh Hoàng Thưởng rất có tài và có tâm với Tổ Quốc, hai người thật xứng đôi, làm sao mà gặp nhau hay vậy, trước 75 hay sau? - Sau 75, sau 5 năm rưỡi đi tù cải tạo. Thúy Nga trả lời. Tôi khen: - Wow! Đúng là tình nghèo! Sau khi đi tù về ai cũng trắng tay mà còn có người thương xinh thế thì đúng là... True Love!
Trái:
Hoàng Thưởng, Trưởng ban Nghi Lễ. Phải:
Minh Thúy, Trưởng ban Văn Nghệ Thúy Nga, Phương Hoa
Không phải chỉ mình anh Hoàng Thưởng là “người cũ”, hôm nay nơi đây còn có nhiều vị cựu công chức, học giả, nhà báo, Giáo Sư, Tiến Sĩ, cựu quân nhân VNCH mà chiến công xưa từng rất oai hùng.

Sau khi anh TS Nguyễn Hồng Dũng giới thiệu khai mạc buổi lễ xong thì một vị Sư Thầy đọc kinh Niệm Hương và dâng lời cầu nguyện Thầy. Cư Sĩ Nguyên Lợi là nhà báo Huỳnh Lương Thiện đã lên đọc
Hình trên: Tân Giám Sát Viên Betty Dương &
Vân Lê đang trao tặng bằng Tương Lục cho các nhân vật có công với cộng đồng Phật Giáo vùng San Jose 50 năm qua
Sỹ, một bản tiểu sử khiến người người xúc động, ngưỡng mộ, và yêu thương. Tiểu sử và tài năng của Thầy Tuệ Sỹ đã phổ biến khắp nơi từ trước tới giờ, ở đây tôi không cần lập lại. Chỉ xin nhắc một chút là Thầy thông thạo nhiều ngôn ngữ, từ Hán Tự, đến Anh ngữ, Pháp, Lào, Thái, Nhật, Tây Tạng, và còn cổ ngữ Pali và Sanskrit cùng Đức ngữ, đáng khâm phục.

Cô Vân Lê đã mang tới rất nhiều bảng Vinh Danh để cho Tân Giám Sát Viên Betty Dương thay mặt Thành Phố trao tặng cho các vị Phật Tử và thân hữu đã có công lớn trong việc giúp đỡ, phục vụ cộng đồng Phật Giáo địa phương trong gần năm chục năm qua. Mọi người hạnh phúc, lên nhận bằng khen, và vui vẻ cùng nhau chụp hình.
Xen lẫn các màn văn nghệ là quan khách được mời lên nói chuyện, và vinh danh, tưởng niệm vị Cao Tăng tài hoa xuất chúng của Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất còn lại từ thời VNCH. Nhóm Tuệ Đăng, Thu Nga cùng toàn ban văn nghệ, cộng
thêm nhóm VTLV của Thúy Nga đã cùng nhau dâng lên Thầy những ca khúc, vọng cổ, và diễn ngâm thơ của Thầy làm cho buổi lễ thật là rôm rả tươi vui.
Trở lại chuyện ngâm thơ. Tôi yêu thích hết các bài thơ của Thầy Tuệ Sỹ nhưng tôi không phải là nghệ sĩ ngâm thơ. Lâu nay trong các buổi họp hành hay đại hội của VTLV tôi chỉ... đọc thơ và hát Karaoke bậy bạ cho vui với mọi người. Trong nhóm văn nghệ hôm nay, Thúy Nga kêu mọi người tự chọn bài thơ nào của Thầy mà mình thích rồi gửi cho cô ghi vào danh sách. Các chị em nghệ sĩ đã chọn nhiều bài thơ từng được nhiều người diễn ngâm và phổ biến khắp nơi, bài nào cũng hay không gì sánh nổi.
Riêng phần tôi, dù ngâm thơ không phải là “nghề của nàng” nhưng tôi đã tìm được trong vô số bài thơ nổi tiếng của Thầy Tuệ Sỹ một bài thơ Hán Việt rất là xúc động. Bài thơ Đường luật Thất Ngôn Bát Cú có tựa đề là “Tự Thuật” đã làm cho tôi phải dừng lại, nghiền ngẫm, và rồi quyết định lấy xuống bài thơ đậm vị Thiền này.

TỰ THUẬT

Tam thập niên tiền học Khổ Không Kinh hàm đôi lũy ám Tây song Xuân hoa bất cố xuân quang lão Thúy trúc tà phi túy mộng hồn Nhẫm nhiễm trường mi thùy hoại án 

Ta đà tố phát bán tàn phong
Nhất triêu cước lạc huyền nhai hạ 
Thủy bả Chân Không đối tịch hồng
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

Tôi và nhà tôi đã theo học nhiều khóa Thiền, tập trường trai, và thực hành Thiền định cũng đã mấy năm. Đọc bài thơ này tôi có cảm giác như là “Cá gặp nước” như
là tìm được tôn chỉ cho mình noi theo. Thầy Tuệ Sỹ dù gặp phong ba bão táp trong cuộc đời tù tội, thầy chỉ cần dùng cái thuyết “Chân Không” mà đối lại với những gian truân. Và thầy đã tồn tại để trở về chùa tiếp tục theo đuổi công việc Phật Pháp cho đến cuối đời.

Sau khi nghiền ngẫm kỹ, tôi mạo muội...cắn bút tạm phỏng dịch và họa lại một bài:
TỰ THUẬT
(Kính tạm phỏng dịch và họa y đề)

Ba chục năm từng học “Khổ Không” Kinh tàng chất đống ngập đầu song Xuân nồng không thưởng xuân già cội Trúc biếc lờ bay bóng não hồn
Mấy chốc mi dài xòa án cũ Nay đà tóc trắng phủ đồi phong
Một ngày hụt bước rơi triền thẳm
Dùng thuyết “Chân Không” địch tối hồng.
Phương Hoa – DEC 16/2024
Không dừng lại ở đó, vì quá ngưỡng mộ bài thơ Tự Thuật của Thầy, sau khi đưa bài họa cho chàng xã nhà tôi đọc và được sự ‘vỗ tay” của chàng, gần ngày đi tôi bèn “lấy trớn” họa luôn một bài nữa theo cái thể ...vui vui tôi thường xướng họa cùng bạn thơ trên các diễn đàn, “Thể Song điệp lưỡng đầu xà” mục đích để đọc dâng tặng Thầy trong ngày Lễ Tưởng Niệm.


TỰ THUẬT
(Song Điệp Lưỡng Đầu Xà - Kính tạm phỏng dịch và cẩn họa y đề)


Không khổ, trường kỳ luyện “Khổ Không” Song đầu kinh chất ngập đầu song
Cội già Xuân lỡ, Xuân già cội Hồn não trúc lay, trúc não hồn Án chạm mi dài, đà chạm án
Phong ngời tóc trắng, đã ngời phong Sẩy chân triền thẳm, dù chân sẩy
Hồng ánh “Chân Không” địch ánh hồng.
Phương Hoa - DEC 21, 2024



Tôi chỉ là hàng hậu học, rất ngại múa rìu qua mắt thợ, nhưng vì cảm xúc đối với bài Tự Thuật của Thầy nên mới “xâm mình” gửi mấy bài thơ họa cho cô Trưởng Ban hỏi ý kiến xem có thể dùng được cùng với bài xướng của Thầy hay không. Và khi Thúy Nga nói “Ổn lắm mà chị” tôi vui mừng in ra và ráng “tụng đi tụng lại” suốt một đêm.

Lúc được Thúy Nga gọi tên trước mọi người, tôi thực tình ...run lắm. Nhưng sau khi quay lại án thờ xá Hòa Thượng ba xá xong, nhìn di ảnh Người tôi như thêm sức. Tôi đã trình bày cả ba bài thơ xướng và họa suông sẻ không vấp váp, và được sự cổ vũ của nhiều người lúc bước xuống chỗ ngồi, thì tôi rất vui.
Nhưng rồi đến khi thưởng thức các bạn nghệ sĩ diễn ngâm những bài thơ khác của Thầy Tuệ Sỹ thì tôi thấy...ốt dột quá, và biết mình cần
phải học hỏi, tập luyện nhiều hơn nữa nếu muốn tiếp tục với sở thích ngâm thơ này.
Ca sĩ Thu Nga ngâm một bài, tôi đã quên mất tựa đề, nhưng giọng cô trong vắt, ngân nga quá hấp dẫn mượt mà; Minh Thúy diễn ngâm giọng Huế thật ngọt ngào bài “Cho Ta Chép Nốt Bài Thơ Ấy”. Nàng thơ này tính hay khiêm nhượng nên có khen cũng dãy nãy lên không bao giờ chịu nhận, còn cự nự nữa,
nên tôi “hỏng thèm” khen, mà chỉ... vỗ tay. Trưởng Ban Văn Nghệ Thúy Nga diễn ngâm bài “Tống Biệt Hành” và một bài khác nữa. Đến giờ ngồi ghi lại những dòng này, tai tôi như còn nghe giọng ngâm ấm áp đầy truyền cảm của Thúy Nga. Những nhấn nhá, những âm vang, và luyến láy nghe thật là hấp dẫn vô cùng. Thế mới biết, nghệ thuật là phải qua tôi luyện mới có thành quả đáng kể. Không thể giỡn chơi.

Trong khi mọi người thưởng thức văn nghệ đồng thời cũng được nhân viên nhà hàng Di Lạc dọn ra những món ăn chay nhẹ nhàng mát ruột. Món chả giò chay đặc biệt của nhà hàng Di Lạc mà hương vị chúng tôi đã thưởng thức rất nhiều lần, ăn đến mê luôn phải thêm togo về nhà. Ngoài ra còn có món súp nấm chay ngon tuyệt hảo, các chị ngồi gần trầm trồ nói súp này ăn giống hệt món “Súp măng cua” mà họ thường ăn ở nhà hàng đồ mặn.
Họ nói không sai, vì nhà hàng Di Lạc hàng năm đều được An Toàn Thực Phẩm Thành Phố San Jose trao bằng Vinh Danh, công nhận là nhà hàng sử dụng toàn thực phẩm hữu cơ (Oganic) giúp bảo vệ an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Thật là thương người khách “viễn phương” Thanh Hạnh, nàng múc một mạch là ...hết sạch sành sanh chén súp, và nói, “Món súp ...cứu mạng này ăn vào là thấy khỏe ngay, vì em nhịn đói từ lúc xuống máy bay đến giờ.” Tôi trách nàng sao không nói, vì trong xách tôi lúc nào có mấy viên “kẹo cứu đói” để phòng ngừa những lúc bị kẹt xe.

Cuối chương trình, mọi người trong ban văn Nghệ đều được mời lên để tặng hoa,
những chậu hoa Trạng Nguyên dành riêng cho mùa Giáng Sinh đón Chúa hạ trần. Thật là vui và cảm động.


Có thể nói, buổi Lễ Tưởng Niệm ngày Tiểu Tường của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ thành công mỹ mãn. Tôi không phải dân “Thung Lũng Hoa Vàng” chánh hiệu, mà là khách đến từ Vùng Đông Vịnh, San Fransisco, nên xin có vài nhận xét khách quan chia sẻ cùng ban tổ chức. Nhà hàng Di Lạc tuy nhỏ nhưng đẹp, ấm cúng, thức ăn ngon, và phục vụ tử tế thân thiện. Ban Tổ Chức buổi lễ lập chương trình rất bài bản, đúng giờ, và trang trọng; khách mời toàn những nhân vật có uy tín trong cộng đồng, và những người có công lao đối với Phật Giáo địa phương làm cho quan khách chăm chú lắng nghe và không cảm thấy lạc lỏng. Đặc biệt, chương trình văn nghệ hômnay tuy đơn giản nhưng rất tuyệt vời, nhạc hay chọn lọc, thơ của Thầy Tuệ Sỹ thì hay miễn bàn, làm cho một số khách ở lại đến giờ chót mới ra về.

Trân trọng chúc mừng và cảm ơn ban Tổ Chức đã cho nhóm VTLV chúng tôi cơ hội cùng tham gia và được thưởng thức một chương trình Lễ Tưởng Niệm Thầy Tuệ Sỹ thật là cảm động.

Phương Hoa – 
DEC 22, 2024

Không có nhận xét nào: