Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2021

Sự kỳ diệu của Khí công và Thiền định - Tân Sinh

Khí công và thiền định mang lại lợi ích thần diệu cho sức khỏe

Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy đâu đó nói về khả năng phục hồi sức khỏe kỳ diệu nhờ khí công và thiền định, có nhiều người mắc trọng bệnh tưởng phải sớm ra đi nhưng rồi lại bất ngờ tái sinh một cách thần kỳ? Đó chỉ là ngẫu nhiên, là mê tín hay là khoa học? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải mã ẩn đố này cùng với những câu chuyện “người thật, việc thật” và các nghiên cứu khoa học mới nhất.

<!>

Khi có vấn đề sức khỏe, phản xạ thông thường của người ta là tìm đến bác sỹ, đến bệnh viện thăm khám kiểm tra. Tất cả niềm tin và hy vọng được người bệnh đặt trọn vào trong tay các chuyên gia y tế – bác sỹ, không chút đắn đo mặc cả giá tiền cao thấp. Bởi vì bác sỹ biết cách chữa bệnh, có thuốc, biết cách dùng máy móc, phân tích xét nghiệm chẩn đoán, v.v… Tuy nhiên, cho dù khoa học hiện đại phát triển đến cỡ nào thì vẫn luôn có những bệnh không đặt được tên, tìm không ra cách chữa. Bác sỹ cũng vậy, cũng đều có giới hạn, rất nhiều khi chữa được bệnh cho người còn bệnh của mình thì vẫn treo nguyên đó.

Câu chuyện của 3 vị Bác sỹ dưới đây cho bạn thấy phần nào sự bất lực của y học hiện đại. Đông Tây y không hẳn là giải pháp duy nhất, mà thực tế còn có những phương pháp vi diệu hơn giúp con người vượt qua nỗi tuyệt vọng bệnh – tử.

Chuyên gia tim mạch lên bàn mổ vì tim

Đó là câu chuyện của Tiến sỹ, Bác sỹ Lê Thị Thanh Thái, nguyên Trưởng khoa Tim Mạch của bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) – bệnh viện lớn nhất của Việt Nam. BS. Thanh Thái cũng là thành viên sáng lập Hội tim mạch Việt Nam, là thành viên Hiệp hội tim mạch Châu Á Thái Bình Dương.

Trận sốt thấp khớp chí tử năm 10 tuổi đã khiến cho BS. Thanh Thái gặp rắc rối lớn: Biến chứng hở van 2 lá, hẹp van động mạch chủ. Vì vậy cô đã nung nấu chí theo đuổi ngành Y, chuyên sâu vào khoa Tim mạch với mong mỏi sau này có thể chữa được bệnh tim cho mình và cho người. Cô luôn học xuất sắc, đã tham gia chiến trường để cứu các thương binh. Sau đó cô được cử đi học và đào tạo chuyên sâu tại Đức. Gần 50 năm gắn bó với nghề nghiệp, BS. Thanh Thái đã tham gia đào tạo rất nhiều các tiến sỹ, thạc sỹ ngành tim. Cô cũng viết nhiều bài báo khoa học về chuyên môn…

TS. BS. Thanh Thái – chuyên gia về tim mạch đã hồi sinh một cách kỳ diệu nhờ tập luyện khí công. (Ảnh: ĐKN)

Căn bệnh tim của BS. Thanh Thái vẫn âm thầm đi theo chiều xấu và cô luôn biết điều đó. Cho đến một dịp của năm 2014, khi đã nghỉ hưu, sau 3 hôm dầm mưa đi khám bệnh về, BS. Thanh Thái sốt đùng đùng, phải nhập viện. Đến lúc này, các đồng nghiệp, học trò tại Bệnh viện Chợ Rẫy và gia đình mới ngỡ ngàng khi biết tình trạng bệnh của bà: Suy tim nặng độ 4, hở van 2 lá, hẹp động mạch chủ… Nhiều học trò rơi nước mắt hỏi: “Cô có biết là bệnh cô nặng lắm không?”. TS.BS Lê Thị Thanh Thái chỉ điềm tĩnh trả lời: “Cô biết”.

Nhìn những kết quả xét nghiệm, và những cơn suy tim nặng xuất hiện thường xuyên hơn, TS.BS Lê Thị Thanh Thái biết rằng mình không tránh khỏi ca phẫu thuật tim định mệnh. Lần này, là bệnh nhân trên bàn mổ, bà chỉ còn biết phó mặc cho số phận. BS. Thanh Thái, người dạn dày kinh nghiệm chuyên môn đã quyết định chọn một bệnh viện nước ngoài để mổ tim.

Theo lời cô miêu tả, người ta mổ và đan lát cả lồng ngực của cô với đủ thứ dây nhợ chuyên dụng, làm cô chợt nghĩ tới cây kèn Saxophone của mình định tháo ra để tra dầu mỡ. Nhìn thấy cái khớp này làm chuyển động khớp khác, chằng chịt, lằng nhằng thật rối mắt… Tình trạng bệnh của TS.BS Lê Thị Thanh Thái sau phẫu thuật diễn tiến xấu. Bà sốt liên tục 3 tháng trời do cơ thể phản ứng lại van tim được cấy ghép. Hằng ngày bà phải uống cả vốc thuốc với đủ các loại. Những mối khâu bằng chỉ kim loại cũng gây dị ứng ở lồng ngực khiến vùng ngực bà căng tức, vết sẹo lồi lớn. BS. Thái dường như chờ đợi thời khác cuối cùng, cái chết đang đến rất gần…

Con người thật mỏng manh trước sinh tử… (Ảnh minh họa: vanmau)

May mắn thay, giữa lúc đã buông tay chẳng còn gì để mất, một người bạn thân cũng là bác sỹ khích lệ BS. Thái đã thử tìm hiểu tập luyện khí công. Chẳng mất gì để thử… Và rồi điều kỳ diệu đã xảy ra, căn bệnh tim không cánh mà bay biến nhanh chóng. Cô thậm chí không còn cần phải dùng bất cứ một loại thuốc nào, ngay cả là thuốc chống đông – điều không thể tin với bất cứ ai hiểu về y học hiện đại.

Giờ đây BS Thái đã trở thành một người khác hẳn, tràn trề sức sống… Cô có thể đi lại lên lầu ba, lầu bốn rất dễ dàng, thức khuya dậy sớm, ngồi trên máy bay đi nửa vòng trái đất mà không hề mệt mỏi, đây là điều không tưởng đối với người mắc bệnh tim. Cô hiện vẫn đang tiếp tục công tác tại khoa tim mạch bệnh viện An Sinh (TP.HCM).

Câu chuyện kỳ diệu và cảm động của BS. Thái đã được báo Khoa học & Đời sống đưa tin trong số ra ngày 15/7 năm 2016, tạo cảm hứng cho nhiều người hơn nữa tìm hiểu về khí công và bước vào tập luyện để nâng cao sức khỏe.

Chuyện không thể tin: Một “thần thoại Hy lạp” đã trở về

Mối “duyên” đến với khí công của BS. Nguyễn Công Hoan (BV Hữu Nghị) và người anh em họ – TS. BS. Nguyễn Sỹ Hóa (nguyên Phó giám đốc BV Da Liễu Trung Ương), cũng rất kỳ diệu.

Cả hai đều là bác sỹ được đào tạo rất công phu nhờ những vị thầy nổi danh nhất thời đó, đã hợp tác giao lưu với các chuyên gia y học hàng đầu của trên dưới 20 nước trên thế giới, có kinh nghiệm khám chữa cho hàng nghìn bệnh nhân… Nghề bác sỹ, chứng kiến nhiều cảnh éo le sinh tử… nhưng không ai nghĩ rằng một ngày kia căn bệnh hiểm nghèo lại đến với chính mình, và cơ hội chữa lành gần với số 0.

BS. Nguyễn Công Hoan vượt qua căn bệnh ung thư phổi như một kỳ tích (Ảnh: ĐKN)

BS. Nguyễn Công Hoan bị chẩn đoán mắc trọng bệnh vào cuối năm 2016. Kết quả khám tại các bệnh viện trong và ngoài nước là như nhau: Ung thư phổi. Chữa bệnh được cho người thì là bác sỹ, có vấn đề cần đi chữa thì là bệnh nhân. BS. Hoan vốn là vai bác sỹ, giờ đây là bệnh nhân, khăn gói vào BV Hữu Nghị để điều trị ung thư phổi.

“Liệu trình điều trị thật khủng khiếp. Sau 6 lần truyền hoá chất, người tôi giống như mất hồn vậy” – BS Hoan nói. “Mỗi đợt từ 7 đến 10 ngày mà bệnh vẫn rề rề, người rất yếu nhược, cứ đến hẹn lại vào viện như cái vòng luẩn quẩn. Hy vọng lành bệnh ít hơn cả mong manh”.

Khi đang vật vã điều trị ở bệnh viện, BS. Hoan nhận được cuộc gọi từ Quân khu 4 của người cháu là Thiếu tá Quân đội, cũng mắc bệnh thuộc diện “Đông Tây y chữa không khỏi” nhưng nhờ tập luyện khí công mà nay đã 10 phần thuyên giảm 9, có bệnh thì biến mất không dấu vết. Người cháu nói: “Cậu chữa không khỏi được đâu”, và khuyên cậu hãy tập khí công xem.

Y học hiện đại phát triển như vũ bão nhưng danh sách bệnh nan y không thể chữa vẫn còn dài (Ảnh minh họa: academic)

BS. Hoan tự nhủ: “Quả thật, bệnh ung thư phổi thế này các chuyên gia trên thế giới còn chịu bó tay nữa chứ không chỉ ở Việt Nam. Cái đó mọi người đều biết”.

Vậy là ông bước vào tu luyện khí công. Môn tập nhanh chóng thay đổi ông từ trong ra ngoài, sức khỏe nhanh chóng trở lại, tinh thần thoải mái.

Trước đó ông đã truyền 6 đợt hoá chất, sau mỗi đợt truyền đều kiểm tra lại kỹ lưỡng. Kết quả không những không tiến triển mà các chỉ số còn bất ổn hơn. Từ khi quyết tâm tu luyện khí công, ông đã dừng lại tất cả các điều trị y tế khác. Sau vài tháng BS. Hoan đi kiểm tra lại, chụp cắt lớp CT, làm các xét nghiệm thì thật kinh ngạc: Bệnh tình đã hoàn toàn biến mất.

Sau chuyến đó ông trở về thăm quê. Ai cũng tưởng ông sẽ “tạch” vì bệnh, mà nay da thịt hồng hào đầy đủ cả, hiện diện trước mọi người. Người anh rể cũng là một bác sỹ, vô cùng kinh ngạc, đích thân “khám” người em rồi thốt lên: “Ô, một Thần thoại của Hy Lạp đã về đây, một Thần thoại của Hy Lạp đã về đây…”.

Mặc dù đã làm trong ngành Y nhiều năm, nhưng BS. Hoan chưa chứng kiến sự thần kỳ nào như vậy – đúng là một thần tích trong Y học.

Duyên kép trong nhà

Người anh em họ TS. BS. Nguyễn Sỹ Hoá – Nguyên Phó viện trưởng Viện da liễu Quốc gia, Giám đốc khu điều trị Phong, Quỳnh Lập cũng nhờ khí công mà vượt qua được bệnh ung thư gan.

BS Hóa (trái) vẫn ngày ngày khám chữa cho bệnh nhân.

TS. BS. Hóa cũng là một bác sỹ có thâm niên trong ngành, là chuyên gia nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh về da liễu. Rồi đến lúc chính ông cũng mắc trọng bệnh: Viêm gan B, xơ gan có nước. BS. Hóa từng thổ lộ: “Mình là bác sĩ chữa cho bao người mà chết vì ung thư gan thì… “nhục quᔓ.

Giống như người anh của mình lúc đầu, BS. Hóa đã tích cực theo điều trị theo Tây y truyền thống, bỏ rượu, không bia, rồi uống thuốc diệt virus… nhưng khi xét nghiệm thấy bệnh vẫn còn nguyên. Mà uống thuốc diệt virus thì mỗi lọ là bảy đến tám trăm nghìn rất tốn kém. Dù dùng thuốc đắt tiền nhưng bệnh không hề thuyên giảm.

Và cũng may mắn giống như người anh, từ khi tu luyện khí công, thân thể ông đã hoàn toàn thay đổi. Xét nghiệm khám lại cho thấy kết quả âm tính, virus cũng âm tính, gan hoàn toàn bình thường. Giờ đây BS. Hóa lại tiếp tục công việc cứu người, tuổi đã khá cao nhưng đôi tay không hề run khi mổ, vẫn tiếp tục sáng tác thơ ca đề tặng người hữu duyên.

Người thật việc thật không hiếm

Nhiều người tỏ ra nghi ngờ hiệu quả trị bệnh khỏe người của khí công, nhất là những người làm nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong ngành y nhưng câu chuyện của các bác sỹ Thái, bác sỹ Hoan, bác sỹ Hóa… là những bằng chứng sống thiết thực nhất. Đây cũng chỉ là ví dụ trong hàng ngàn, thậm chí nhiều hơn nữa những trường hợp thu được lợi ích sức khỏe to lớn nhờ khí công mà chúng tôi có thể gặp trong quá trình tìm hiểu thông tin cho bài viết này.

Một nghiên cứu công bố năm 2016 trên Tạp chí U bướu Lâm sàng của Hiệp hội U bướu Lâm sàng Mỹ, cho thấy: Bệnh nhân mắc phải các loại ung thư ở giai đoạn cuối đã khỏi hoàn toàn chỉ sau 3,6 tháng tập luyện khí công. Trong số các trường hợp nghiên cứu đề cập đến, có ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư máu, ung thư thực quản, tụy/mật, trực tràng… Trước khi tập luyện khí công, nhiều bệnh nhân đã được điều trị với các phương pháp thông thường như hóa trị, xạ trị… nhưng không thu được kết quả đáng kể, đa phần đã buông tay chờ chết. Tuy nhiên, nhờ tập khí công, thay vì chỉ sống được hơn 5 tháng theo tiên lượng của các bác sỹ, họ đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại và sau 5 năm vẫn sống bình thường.

Môn khí công tu luyện mà 3 bác sĩ Thái, bác sĩ Hoan và bác sĩ Hóa theo tập và đang nói trên chính là Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Đây là Pháp môn tu luyện để nâng cao sức khỏe và đạo đức được Đại Sư Lý Hồng Chí truyền ra từ năm 1992. Pháp Luân Đại Pháp là bộ công pháp tu tâm tính và rèn luyện thân thể. Cốt lõi là tu tâm tính bằng cách học theo quyển sách Chuyển Pháp Luân và thực hành theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. Kết hợp cùng 05 bài công Pháp nhẹ nhàng, trong đó có 01 bài tĩnh công thiền định. Pháp Luân Công cũng giúp mỗi người liễu giải được bí ẩn vũ trụ và tìm về nguồn gốc chân thực của sinh mệnh.

Pháp Luân Đại Pháp là Pháp môn tu luyện thuộc hệ thống Phật gia, không phải là Phật giáo và cũng không liên quan đến tôn giáo.

Pháp Luân Đại Pháp không phải để chữa bệnh, việc khỏi bệnh thần kỳ chỉ là hiệu quả có được khi chân chính tu luyện, không thể lấy đó làm mục đích.

Pháp Luân Đại Pháp phù hợp với mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội, phù hợp với cuộc sống xã hội hiện đại. Việc tu học là hoàn toàn tình nguyện, không ghi danh, không thu lệ phí.

Hiện Pháp Luân Đại Pháp có mặt trên 140 quốc gia, vùng lãnh thổ. Qua 27 năm hồng truyền, Pháp Luân Công đã cải biến vận mệnh và đem lại lợi ích to lớn cả về thể chất và tinh thần cho hàng trăm triệu người. Môn Pháp đã nhận được trên 3000 giải thưởng và Thư Công nhận từ các Chính phủ và tổ chức trên khắp thế giới.

Nhà sáng lập Pháp Luân Công - Đại Sư Lý Hồng Chí đã 05 lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình, được nghị viện Châu Âu đề cử giải thưởng tự do tư tưởng. Ông được trao giải tự do tôn giáo quốc tế của Freedom House và giải "Lãnh Tụ Tinh Thần". Là một trong 12 người có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống tinh thần và tự do tư tưởng của thế giới. (Xem danh sách các giải thưởng của Pháp Luân Công tại đây). 

Đã có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh được hiệu quả thần kỳ mà Pháp Luân Công mang lại cho sức khỏe và cải biến tích cực tinh thần của con người. Trước khi bị đàn áp vô lý tại Trung Quốc, Sở Thể thao nước này từng kết luận và công nhận trong báo cáo của họ:  "Hiện tượng đặc biệt này xảy ra trong số các học viên Pháp Luân Công chứng tỏ rằng Pháp Luân Đại Pháp có sức mạnh mầu nhiệm siêu phàm. Tóm lại, những hiện tượng đặc biệt đã xảy ra trong số những học viên Pháp Luân Công nằm trong tầm quá cao để y học hiện đại có thể hiểu được. Khoa học huyền năng này đáng được nghiên cứu và phân tích trong cộng đồng y học và khoa học. Nó có tác động rất tốt về nâng cao tiêu chuẩn sức khỏe và văn hóa của tất cả mọi người, và cống hiến một phương hướng hoàn toàn mới mẻ về sự phát triển cao hơn nữa của khoa học".

Video hay: Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại lợi ích cho không biết bao người

Thế nhưng ngày 20 tháng 7 năm 1999, phủ nhận lại tất cả những lợi ích và cống hiến mà Pháp Luân Công được công nhận, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước bấy giờ là Giang Trạch Dân vì sự ích kỷ, ganh ghét cá nhân, đồng thời lo sợ khi số người theo tập Công Pháp này cao hơn số đảng viên hiện tại sẽ ảnh hưởng đến chế độ vô thần mà ĐCSTQ tôn sùng, do đó đã khởi động cuộc đàn áp, bức hại cô cớ những người tập môn khí công ôn hòa này. Suốt 20 năm qua, ĐCSTQ đã tạo ra các chứng cứ giả, dàn dựng vụ tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn,... và sử dụng bộ máy truyền thông to lớn để vu khống, đặt điều, đàn áp Pháp Luân Công. Theo đó, hàng triệu học viên tu luyện Chân - Thiện - Nhẫn đã bị bắt cóc, bức hại, kết án phi pháp và ghê tởm hơn, là bị chính quyền mổ sống cướp nội tạng bán kiếm lời,...

 

Qua 20 năm, sự đàn áp vô lý và vi phạm nhân quyền vẫn tồn tại, ngược lại Pháp Luân Công ngày càng được công nhận và duy hộ trên khắp thế giới. Điều đó minh chứng cho một chân lý, chính nghĩa sẽ thắng tà ác. Nhiều người vì tiếp nhận sự vu khống đặt điều kia mà hiểu sai đã từ từ minh tỏ. Trong số họ có người còn bước vào tập luyện, ngộ ra rằng pháp rất tốt, những điều kia chỉ là giả, đồng thời họ thu được những lợi ích tuyệt vời với niềm cảm ân sâu sắc, vô hạn.

 

Tổng hợp (ĐKN, Tân Sinh, Minh Huệ Net,...)

 

TÌM HIỂU NHANH PHÁP LUÂN CÔNG QUA 10 CÂU HỎI

1. Pháp Luân Công là gì?

Pháp Luân Công là một môn khí công tu luyện. Tu là tu sửa tâm tính theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, luyện là luyện tập 5 bài công pháp

2. Khí công là gì, tu luyện là gì?

Cách gọi “khí công” mới có ở bên Trung Quốc từ khoảng những năm 1970, trước đây đều gọi là tu luyện. Ở Việt Nam cũng hay gọi là dưỡng sinh. Các môn khí công phổ biến trên thế giới như Thái Cực Quyền, Yoga.

3. Vậy Pháp Luân Công khác Yoga và Thái cực quyền như thế nào?

Các bài luyện động tác của Pháp Luân Công tương đối dễ tập hơn, Pháp Luân Công ngoài các bài luyện thì chú trọng hơn đến nguyên lý tu tâm. Trong khi Yoga và Thái cực quyền đã bị thất truyền mất nguyên lý tu tâm nên chỉ còn các bài tập.

4. Tu luyện Pháp Luân Công có tác dụng gì?

Tác dụng hay nói đến là nâng cao sức khỏe và chữa bệnh. Đồng thời việc tu sửa tâm tính cũng giúp người ta có cuộc sống tinh thần nhẹ nhàng hơn. Bởi vì khi hiểu được các quy luật vận động của cuộc sống, vũ trụ và thân thể người thì người ta đối diện với cuộc sống một cách chủ động. Những ai có căn cơ, duyên phận và nỗ lực tu luyện, thì hiểu rằng mục đích cuối cùng của Pháp Luân Công cũng như các môn tu luyện chân chính, đều nhằm đạt tới giác ngộ.

5. Tu luyện Pháp Luân Công tại sao lại khỏi được bệnh?

Đông y nói về nguyên nhân bị bệnh là do khí trong đường kinh lạc bị ức tắc, các bài tập của Pháp Luân Công nói riêng và của khí công nói chung giúp đả khai kinh lạc, nên có tác dụng khỏi bệnh. Đông y còn nói về bệnh liên quan đến thất tình lục dục, tức là các cảm xúc thái quá. VD Giận quá hại gan, vui quá hại tim, buồn quá hại phổi, lo lắng quá hại dạ dày, sợ quá hại thận. Khi tu tâm theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, người ta có xu hướng bình hòa hơn nên cũng giảm các nguy cơ bệnh tật.

Nói chung chữa bệnh có nhiều phương pháp, với các nguyên lý, cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ châm cứu đã có từ hàng ngàn năm qua, nhưng tây y hiện nay dù rất hiện đại nhưng cũng chưa có hiểu biết về đường kinh lạc. Bởi vì khoa học hiện đại mới hiểu biết đến các hạt như proton, quark, neutrino, nhưng “khí” trong kinh lạc là vật chất vi tế hơn nữa, do vậy không thể dùng hiểu biết của khoa học hiện đại để lý giải nguyên lý, phương pháp châm cứu. Thực ra, cấu tạo của thân thể người vô cùng phức tạp, và sự liên quan giữa thân thể và tinh thần là rất chặt chẽ. Các phương pháp chữa bệnh đều có lý lẽ, nguyên lý và đều không mâu thuẫn với nhau. Những gì mà con người hiểu biết được hôm nay đều là điều mà hôm qua chưa thể lý giải. Hàng trăm triệu người đã trải nghiệm nâng cao sức khoẻ, khỏi bệnh, thậm chí nhiều trường hợp khỏi bệnh nan y đã là minh chứng cho tính khoa học của tu luyện Pháp Luân Công.

Ở mức độ sâu xa hơn của tu luyện, khi một người bắt đầu luyện công, đặc biệt là tu sửa tâm tính theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, thì thường diễn ra một cơ chế rất đặc thù. Ngôn ngữ tu luyện gọi là “Tịnh hóa”, nó giúp loại bỏ dần các bệnh tật và giúp tinh thần cũng nhẹ nhõm hơn. Nếu chỉ dựa vào cơ chế khí công, như khai thông kinh lạc để đạt đến mức độ khỏi bệnh, thì cho dù rất công phu cũng chỉ có thể khỏi các bệnh đơn giản. Thực chất chính là như vậy, đây cũng là một trong những bí mật của tu luyện, ngôn ngữ hiện đại thường gọi là “khoa học tâm linh”.

Nếu chúng ta để ý thì trong các câu chuyện xưa, những hòa thượng và đạo sĩ tu luyện trong quá khứ không bao giờ thấy họ bị bệnh, bởi vì tu luyện nghiêm túc thì thân thể sẽ đạt đến trạng thái không còn bệnh.

6. Nguyên lý của Pháp Luân Công là gì?

Pháp Luân Công cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp, nguyên lý được trình bày trong cuốn Chuyển Pháp Luân và được diễn giảng cụ thể hơn trong các bài giảng khác, tựu chung lại là 3 chữ Chân Thiện Nhẫn.

Nguyên lý là để giúp người ta tu tâm, nhưng để có thể tu tâm đề cao được thì phải hiểu về các quy luật vận động của vũ trụ, đặc điểm của các không gian, thời gian và thân thể người… Ví dụ khi người ta biết rõ diễn biến sau mỗi việc mình làm một việc nào đó, thì sẽ không muốn làm việc xấu nữa. Các quy luật, cơ chế diễn biến ấy được trình bày rất rõ ràng và khoa học, nên con người hiện đại ngày nay tương đối dễ để tiếp thu.

7. Chân Thiện Nhẫn là gì và có liên quan gì đến tu luyện?

Hiểu đơn giản nhất là Chân thật, Thiện lương và sự bao dung Nhẫn nhường. Người xưa nói “nhân chi sơ tính bản thiện”, tức là bản tính của con người là “thiện”, nói đầy đủ là gồm cả Chân Thiện Nhẫn. Tu luyện giúp người ta trở lại với bản tính Chân Thiện Nhẫn của mình. Tất cả các môn tu luyện đều cơ bản như vậy, chỉ là mỗi môn có thể chú trọng vào một phần nào đó, ví dụ các môn thuộc Đạo gia thường chú trọng tu Chân, tu thành Chân Nhân.

8. Vậy Thái cực quyền, Yoga đâu cần nguyên lý đâu mà vẫn tốt, hay tu bên nhiều tôn giáo đâu có cần động tác đâu?

Thái cực và Yoga do thất truyền nguyên lý tu tâm, nên hiện chỉ còn là các môn khí công thể dục nhằm mục đích nâng cao sức khỏe, nhưng ngay cả để đạt hiệu quả chữ bệnh nâng cao sức khỏe cũng cần luyện tập rất công phu

Nhiều môn tôn giáo thường chỉ chú trọng tu tâm chứ không có phần luyện thân, đó là do đặc điểm của mỗi pháp môn quy định. Pháp Luân Đại Pháp vừa tu tâm, vừa luyện thân, gọi là tính mệnh song tu.

Ở một góc độ khác, người ta thường nói về “tu tại gia, tu tại chợ”, tu luyện Pháp Luân Công chính là tu trong cuộc sống và công việc, chứ không cần địa điểm đặc định như tôn giáo. “Tu” là chỉnh sửa các tâm xấu, Pháp Luân Công lựa chọn môi trường thực tế, khi người ta va chạm sẽ dễ nhận ra các tâm xấu của mình để tu sửa. Khi các tâm xấu ít đi, dần dần người ta cũng có thể tĩnh lại, cũng gọi là “định” lại. Trong khi chuyên tu trong tôn giáo thường chọn con đường thoát tục, tức là tránh va chạm với cuộc sống, từ đó đạt tới tĩnh tâm, và cũng đạt tới “định”.

9. Tập Pháp Luân Công có thủ tục tham gia như thế nào, có tổ chức không? Nếu muốn tập Pháp Luân Công thì bắt đầu như thế nào? Học phí và các loại phí như thế nào?

Pháp Luân Công không có tổ chức mà là môn tu luyện tự do, tự giác. Ở một số quốc gia, Pháp Luân Công có thành lập tổ chức theo yêu cầu của pháp luật sở tại, nhưng cá nhân đại diện cho tổ chức đó cũng không có bất cứ quyền lực gì với bất kì ai. Ngay cả Sư Phụ của Pháp Luân Công cũng chỉ giảng ra nguyên lý, không bao giờ nói mình có quyền gì với học viên. Nói chung việc tu luyện Pháp Luân Công không cần tổ chức, không có nghi lễ, cũng không ghi danh, ai muốn tập thì tập, không muốn tập cũng không cần báo cáo với ai.

Một người hoàn toàn có thế tự đọc sách và học các bài công pháp qua trang web sau, hoặc có thể liên hệ với những người tập có kinh nghiệm và các thông tin về điểm luyện công gần nhất trên internet. Trang web chính thức của Pháp Luân Công là http://vi.falundafa.org/index.html

Tu luyện Pháp Luân Công không có phí, bởi vì đó là để tu luyện. Một trong những điều cấm kị nhất của Pháp Luân Công là thu phí, ai hướng dẫn người khác mà thu phí thì tu luyện sẽ vô ích. Riêng về sách và các Bài giảng của Pháp Luân Công, mọi người có thể tự in hoặc nhờ người khác in ra để đọc, chỉ lưu ý là nên giữ gìn cẩn thận bởi vì đó là sách để tu luyện.

10. Tại sao Pháp Luân Công  bị đàn áp tại Trung Quốc?

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7 năm 1999 với 3 lý do chủ yếu:

– Một là chính quyền ĐCSTQ từ khi ra đời đến nay chưa bao giờ ngừng các cuộc đàn áp dân chúng Trung Quốc. Đó là một phần trong phương thức duy trì quyền lực của họ, thông qua việc tạo ra bầu không khí khủng bố và sợ hãi của công chúng đối với ĐCSTQ. Do vậy Pháp Luân Công cũng chỉ là một nhóm người trong rất nhiều các nhóm người tại Trung Quốc bị ĐCSTQ bức hại. Thực ra tất cả các nhóm người tại Trung Quốc đều bị bức hại, ngay cả hiện nay việc bức hại vẫn đang diễn ra khốc liệt với phật tử Phật giáo Tây Tạng, người Hồi Duy Ngô Nhĩ, người theo Công giáo tự gia, các nhà báo, luật sư độc lập và người bất đồng chính kiến. Mọi người quan tâm có thể tìm hiểu xem những nhóm người nào đã bị bức hại bởi ĐCSTQ qua bài viết: https://tansinh.net/nhan-qua/nhung-ai-da-bi-buc-hai-boi-dang-cong-san-trung-quoc/

– Hai là tất cả các nhóm người tại Trung Quốc đều phải bị ĐCSTQ kiểm soát thông qua các tổ chức. ĐCSTQ muốn kiểm soát Pháp Luân Công bằng cách kiểm soát tổ chức và bổ nhiệm người đứng đầu, nhưng Pháp Luân Công cũng không có tổ chức theo kiểu có quyền lực với bất kì ai, nên cũng không thể thông qua đó để kiểm soát điều gì. Khi không có gì để kiểm soát thì cảm giác lo sợ về sự mất quyền lực đã khiến ĐCSTQ lựa chọn bức hại.

– Ba là yếu tố cá nhân lãnh đạo Giang Trạch Dân, quyền lực tập trung tuyệt đối làm ông ta có tâm lý tật đố nặng nề. Người sáng lập Pháp Luân Công với tư cách là một người dân bình thường, nhưng lại có hàng trăm triệu học viên kính trọng, trong đó có nhiều đảng viên, lãnh đạo… Chính quyền ĐCSTQ chuyên chế, luôn rất lo ngại khi quá đông người chú tâm và kính trọng một người không phải là lãnh tụ của họ. Mặc dù Lý Sự Phụ đã chủ động ra nước ngoài sinh sống từ năm 1996 và rất ít về nước, khi về cũng chỉ gặp gỡ học viên trong một phạm vi hẹp vào dịp chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Mặc dù vậy, thói quen lo sợ nhóm người nào đó ảnh hưởng tới quyền lực đã tích tụ tâm lý nghi ngại của ĐCSTQ và cá nhân Giang Trạch Dân. Sau nhiều cuộc điều tra bí mật cũng như chính thức của nhiều cơ quan, cá nhân lãnh đạo ĐCSTQ nhưng đều không nhận thấy Pháp Luân Công có điều gì sai trái hay chống đối chính quyền. Như kết luận của nguyên chủ tịch quốc hội Kiều Thạch là “Pháp Luân Công đối với nhân dân, đối với đất nước chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”. Thực ra lúc đó không có vị lãnh đạo nào trong thường trực bộ chính trị ĐCSTQ ủng hộ đàn áp Pháp Luân Công, nhưng tâm lý tật đố và hoang tưởng về quyền lực tuyệt đối, Giang Trạch Dân cuối cùng đã cưỡng chế ra lệnh đàn áp. Có thể nói rằng yếu tố cá nhân ông Giang đã kết hợp với đặc điểm bản chất ĐCSTQ đã dẫn đến cuộc đàn áp tàn khốc này.

Chỉ cần nhìn vào thực tế là, trong hơn 100 quốc gia có người tập Pháp Luân Công thì có chính quyền ĐCSTQ ngăn cấm và bức hại. Như vậy đã thấy sự bức hại ấy là bất thường, hơn nữa sự bức hại ấy cũng đã đi đến tột cùng về mức độ tà ác là mổ cướp nội tạng của con người. Do vậy ở góc độ khác, đây cũng là tình thế để mỗi người có sự lựa chọn phân biệt chính – tà, thiện – ác.

Phim ngắn: Giang Trạch Dân và cuộc diệt chủng đẫm máu 

(Nguồn Tân Sinh)

Không có nhận xét nào: