Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

Phải bước qua mọi thứ, mới thanh thản để ghi lại… Tuấn Khanh ghi


Cô Phạm Thị Mai Hương
Tác giả Phạm Thị Mai Hương là một cô giáo, nguyên quán ở Đà Lạt. Cô có giọng nhỏ nhẹ và thân thiện. Cuộc trò chuyện với cô, người đoạt giải nhất trong đợt văn tuyển về Ký ức 30-4 “Như chỉ mới hôm qua”, làm chợt nhớ và thấy lại hình mẫu của người phụ nữ miền Nam cũ…Nhà báo Mạnh Kim đã viết về tác phẩm đoạt giải của cô Mai Hương:“Bài viết không chỉ có giá trị như một phóng sự báo chí mà còn thể hiện đậm chất văn học của một tác giả trưởng thành và được giáo dục trong một nền văn hóa miền Nam một thời rực rỡ. 
<!>
Tác giả nói lên tâm sự và cảm xúc cá nhân nhưng cùng lúc tác giả cũng lột tả được tâm trạng của hàng triệu người miền Nam vào những ngày mà không chỉ chính thể VNCH sụp đổ mà theo đó còn là sự tan nát và ly tán của vô số gia đình miền Nam…” . Đúng là lúc này, người Việt thế hệ mới cần những bài viết súc tích, hấp dẫn và tràn ngập sự kiện như vậy, để là một bài học giáo khoa về lịch sử hôm qua, để mọi thứ còn lại, giữ lại cho thế hệ mai sau.

Cuộc nói chuyện ngắn với cô tại Sài Gòn đã để lại một ấn tượng thật thú vị. Dưới đây là vài trao đổi của chúng tôi với cô.
Tác giả Phạm Thị Mai Hương, trước năm 1975

Tuấn Khanh: Nhiều người đọc đã nói chị viết như một nhà văn chuyên nghiệp, chứ không phải là người viết tham gia một cuộc thi mang tính ngẫu hứng…

Tôi viết nhiều, nhưng chưa bao giờ xem mình làm việc như một nhà văn (cười). Thật ra tôi ghi chép lại mọi thứ chung quanh mà mình thấy, rồi chia sẻ với bạn bè thân, người nhà… Nói chung là khép kín. Tôi nghĩ là mình viết như một loại nhật ký, nhưng không riêng mình đọc, mà để cho những người gần mình có thể đọc, hiểu được suy nghĩ của mình.

Tuấn Khanh: Chị cảm giác như thế nào, khi nghe tin bài viết của mình được xướng danh ở giải nhất?

Tôi vốn dĩ là một người đã về hưu. Tôi dùng chữ nghĩa để kể lại chuyện quanh mình, chuyện của bạn bè, con cái… Tôi chỉ nghĩ rằng mọi thứ cho người thân đọc làm vui. Ngay cả bài viết mà tôi được báo cho biết mình đoạt giải cũng chỉ là những trang nhật ký viết lại của đời mình. Bạn tôi đọc được và “xúi” tôi gửi thi thử nên tôi cũng làm theo. Cảm giác đến với tôi là vui và bất ngờ, vì tôi cũng không nghĩ là mình có giải. Điều này lại kéo theo những ký ức trở về, nhớ về những điều thật nặng lòng. Người chạy loạn trong bài viết, chính là cụ thân sinh của tôi, người làm ở Ty Thông tin Chiêu hồi ở Đà Lạt. Khi chạy đi, hai cha con để lại phía sau nhiều mất mát: nhà cửa, người thân… Tôi viết xong bài viết này và cất kín, chỉ mình đọc vì sợ ba tôi đọc được thì ông lại buồn. Mãi khi ông cụ mất, tôi mới lấy bài viết ra, đọc lại. Mọi thứ trong đó là có thật, cảm xúc thật. Bài viết được đánh giá vậy khiến tôi vui lắm, vì tin rằng là mình có thể chuyển tải được phần nào những điều đã xảy ra.Tôi xin cảm ơn tất cả mọi người.

Gia đình của tác giả Mai Hương trước thời chạy loạn

Tuấn Khanh: Như chị nói, chị thường ít đưa ra những bài viết của mình, nhưng lần này vì sao chị lại chọn đúng câu chuyện “Bạc tóc tuổi hai mươi” để giới thiệu với mọi người?

Thật ra đây là bài mà bạn tôi đọc và khen hay, nên tôi tựa vào đó mà lấy chút tự tin gửi đi. Còn trước đó, khi đưa ra trong gia đình thì mọi người đọc thấy có vẻ bình thường. Có thể là trong nhà với nhau nên không có gì để khen, hoặc là những ký ức dữ dội như vậy, ai nấy đã trải qua nên cũng thấy… thường. Hơn nữa đó cũng là bài rất dài.

Tuấn Khanh: Chị ít đưa ra các bài viết – nhật ký của mình là do có áp lực nào không? Chẳng hạn như thời thế, nhạy cảm chính trị…?

Sau năm 1975, gia đình tôi chọn cách sống lặng lẽ. Thậm chí sống khép kín để không ai dòm ngó. Chồng tôi là sĩ quan VNCH đi học tập về, ông cũng tránh tiếp xúc hoặc mở rộng giao tiếp với xã hội bên ngoài. Tôi rất tôn trọng cách chọn lựa sống như thế nào của chồng mình, nên yên lặng tương tự vậy. Có lẽ, không ai biết gì về mình là dễ sống hơn chăng (cười). Ngay cả khi có tin là nhận giải với “Bạc tóc tuổi hai mươi”, tôi cũng chưa nói gì cho chồng mình biết (cười).

Tuấn Khanh: Chị viết nhưng vậy đã bao nhiêu năm rồi?

Tôi viết từ nhỏ, ngay từ khi tiểu học, tôi đã có thói quen viết. Còn nhớ là ngày xưa khi có tạp chí Thằng Bờm, tôi từng gửi bài và được đăng trên đó. Lúc đó tôi đang học đệ ngũ, tức lớp 8 bây giờ.

Tuấn Khanh: Trong câu chuyện kể của chị, mọi thứ thật sống động. Liệu đến giờ này những ký ức đó còn đủ các cảm giác tuyệt vọng, tức giận, đau đớn… hay không?

Trải qua rất nhiều năm tháng, tôi phải tập cho mình sự buông bỏ. Sống như thiền và bước qua mọi cảm giác, và có như vậy tôi mới thanh thản viết xuống được. Chữ nghĩa mới có thể nhẹ nhàng ghi lại, còn nếu không thì sẽ bị lôi kéo theo nhiều cảm giác lắm.

Tuấn Khanh:Bạc tóc tuổi hai mươi” chỉ là một trong các bài viết của chị, liệu tương lai chị có dự định đưa ra thêm tác phẩm nào khác?

Tôi cũng còn viết, và hy vọng có lẽ có duyên đưa thêm những tác phẩm với chủ đề khác đến cùng mọi người.

Tôi lớn lên, sống, học hành, làm việc ở Đà Lạt, dạy một trường suốt gần 40 năm, không thay đổi chỗ ở nhiều. Chồng là người lính VNCH, không đi H.O, lại là người Bắc 1954, nên cuộc sống gia đình giữ sự yên lặng kín đáo, ít mở rộng giao tiếp.
Sau khi về hưu, tôi từ Đà Lạt về Sài Gòn ở với con trông nom cháu, ít ra khỏi nhà cũng như ít giao tiếp với người ngoài. Tôi là kiểu người ngại ra chốn đông người. Khi rãnh rỗi, tôi thường viết về gia đình, bạn bè, con cái, người xung quanh và bài viết chỉ lưu hành trong gia đình và bạn bè thân thiết. Cơ duyên là có một người bạn báo cho biết về cuộc thi và khuyến khích tôi gửi bài. Quả là một điều thật đáng nhớ.

Saigon Nhỏ tổng kết 'Như chỉ mới hôm qua – Ký ức 30 Tháng Tư'

Sau một tháng, Saigon Nhỏ nhận được sự hưởng ứng đầy khích lệ từ khắp nơi. Số lượng bài gửi về thậm chí ngoài sự...


PHẠM THỊ MAI HƯƠNG (Kính tưởng nhớ ba tôi, nhà thơ Việt Trang Phạm Gia Triếp; thầy Đạt, hiệu trưởng trường tiểu ...


Không có nhận xét nào: