Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2021

Lời cho Huy Phương - Bác Sĩ Henny Hiền Nguyễn


Nhà văn Huy Phương trong ngày ra mắt hai tạp ghi mới năm 2017. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Tôi đang lái xe trên xa lộ rộng thênh thang nhưng lòng đầy những cảm xúc ngổn ngang khi nghĩ đến vài phút nữa sẽ ra sao, tôi sẽ nói gì. Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã hơn 20 năm làm việc ở Little Saigon. Mỗi sáng tôi có thói quen cầm tờ báo Người Việt để lướt qua những tin đáng để ý, phần cáo phó và nhất là đọc bài “Tạp Ghi Huy Phương,” nhà văn tôi vẫn thường thích thú và thỉnh thoảng phải ngẫm nghĩ những “message” ông muốn nói gì với độc giả qua bài viết của ông.
<!>
Sáng nay tôi không có giờ đọc nhật báo Người Việt. Qua sự xếp đặt của ông Võ Ý, cũng là một bệnh nhân của tôi, chúng tôi vội vã đến thăm ông Huy Phương.

Trong bộ đồ nâu sòng, ông ngồi sẵn chờ chúng tôi. Trông ông thật gầy gò so với lần cuối tôi gặp, nhưng đôi mắt ông vẫn tinh anh trầm ấm. Tôi bước vào căn nhà gọn ghẽ với không khí thoáng mát nhưng lòng đầy ngổn ngang với những niềm xúc động. Có phải đây là những giây phút hiếm hoi cuối cùng được gặp ông chăng?

Huy Phương và tôi biết nhau như một cơ duyên. Tôi thỉnh thoảng được dịp chăm sóc chữa trị bàn chân của những nhân vật “đặc biệt” của cộng đồng Little Saigon. Một trong những cuộc gặp gỡ tôi trân quý nhất là được gặp ông Huy Phương. Tuy bao nhiêu năm là “fan của Huy Phuong,” tôi chưa được biết nhiều về ông cho đến khi tôi được dịp gặp gỡ tác giả “bằng người thật!” Chúng tôi thường say sưa chia sẻ về văn chương và quan niệm đời sống. Nhưng chắc có điều thích thú hơn nữa là có vài lúc, như một độc giả, tôi can đảm phát biểu một vài điều không đồng ý với ông. Ông luôn gật gù với đôi mắt trầm ngâm lắng nghe với một tinh thần rộng mở.

Như một thói quen, tôi thường dậy thật sớm trước khi mặt trời lên. Trong không khí lắng đọng tinh sương của buổi sáng sớm tôi dâng lời cầu nguyện ơn trên, nhưng không quên cầu xin cho các bác bước vào cửa phòng mạch tôi hôm nay, được an lành về thể xác lẫn tinh thần.

Hầu như mỗi vài tuần, tôi thường phải đối diện trước sự chia tay với một vài bệnh nhân thân yêu tôi từng chữa trị chăm sóc, nhất là các bác đứng tuổi đến thời kỳ cuối đời với những bàn chân đau đớn cả bao nhiêu nan đề. Thỉnh thoảng tôi cũng chia sẻ giọt nước mắt của những bác sắp đến ngày “gần đất…,” và chẳng biết gì hơn là ôm bộ vai gầy gò “con cầu xin ơn trên ban cho bác sức khoẻ và bình an tinh thần…”

Với các bác cùng niềm tin, chúng tôi sửa soạn chia tay nhau với niềm hy vọng “hẹn gặp lại nhau trên thiên đàng, và bác nhớ đứng cửa đón con nhé.” Khi được biết ông Huy Phương đang đương đầu với căn bệnh hiểm nghèo qua bài viết trên báo Người Việt của tác giả Võ Ý, tôi thật ngỡ ngàng, chẳng lẽ đến lúc sắp phải chia tay với nhà văn tôi thường trân quý bao nhiêu năm nay rồi sao?

Tôi tự hỏi có phải tôi sẽ không còn được đọc “Tạp Ghi Huy Phương” hay sao? Tôi không còn được dịp gửi email với vài dòng khen ngợi “Chú ơi bài viết hôm nay hay quá” hay sao?

Ông Võ Ý nhắc với tôi lời của nhạc sĩ Trần Duy Đức, trong ca khúc “Nếu Có Yêu Tôi,” “…Nếu tốt với tôi thì tốt với tôi bây giờ, đừng đợi ngày mai…” Thật vậy, không gì khó khăn bằng khi phải đối diện với sự chia tay, tuy nhiên tôi cảm thấy thật may mắn, hạnh phúc khi có dịp được nói lên điều lòng mình muốn chia sẻ với ông Huy Phương. Tôi muốn ông biết rằng tôi yêu mến những dòng văn Huy Phương trong sáng, ngắn gọn, và trung thực. Tôi cảm kích tấm lòng yêu quê hương của ông qua cuộc sống từng trải của một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trên chiến trường năm xưa ấy và thương cảm cùng ông nỗi đau ngục tù trong trại học tập.

Tôi cảm ơn ông cho tôi những áng văn tôi từng ưa thích. Tôi chúc ông bình an.

Đôi mắt ông rực sáng lên một niềm vui khi tôi nói với ông, mai này có lẽ tôi sẽ không phải là độc giả duy nhất tiếc nuối ông.

Những áng văn “Tạp Ghi Huy Phương” thâm thúy độc đáo sẽ vẫn còn đây. Trong tôi, Huy Phương sẽ mãi vẫn còn đây.

(Đ.D.)

Không có nhận xét nào: