Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 14 tháng 5, 2021

Điệt Cỏ Dại - Nguyễn Ngọc Dương

 

1. “Luân chuyển”
Có lần đi chụp ảnh ở xã vùng cao biên giới gặp một anh giáo viên. Hỏi hoàn cảnh gia đình, anh cho biết: “cháu mới phải luân chuyển từ huyện lên đây”. “Thế còn chị ấy?”, “Nhà cháu cũng là giáo viên, 6 năm trước luân chuyển lên. Được 2 năm, cháu ở thị trấn huyện lị phải “xung phong” lên để được gần vợ gần con. Nói thật, xin lên chỗ khó khăn hơn mà cũng phải “chạy” chú ạ, nhưng nhẹ nhàng thôi.
<!>

“Lên đây chúng cháu làm được cái nhà gỗ, gọi là ổn định. Nhưng năm ngoái, họ lại điều nhà cháu về gần huyện, bảo là theo “quy trình luân chuyển”. Thế là vợ chồng lại “Ngưu Lang - Chức Nữ!”. 

“Từ huyện lên đây có xa không?”. “Ba bốn chục cây thôi, nhưng đường đi khó lắm, vừa dốc, vừa cua, có lúc bị sạt lở tắc đường hàng ngày mới thông. Mỗi tuần cháu về một lần, đôi khi 2 tuần, về rồi không muốn lên nữa”. 

“Thế sao không xin cho chị ấy ở lại vùng cao để đỡ đi lại?”. “Ôi chú, đã gọi là XIN thì CHO hay không là QUYỀN họ. Thời buổi này “xin” cái gì cũng phải “chạy” chứ không thể “ làm ơn, thông cảm...” được chú ạ! 

Hóa ra, một trong những tệ tham nhũng trong ngành Giáo dục có nguồn gốc từ chính sách “luân chuyển giáo viên”? Chính sách thì hay, có vẻ hợp lý, hợp tình, nhưng thực hiện trong “hộp đen”, không đèn không đuốc thì…bó tay.

2. Chủ nghĩa bằng cấp

Nạn mua bán bằng cấp, chứng chỉ trong ngành Giáo dục lâu nay như một cái chợ đen, ai cũng biết mà khó “quản lý thị trường” này. Chẳng qua vì cái bằng nó quan trọng lắm. Nó là việc làm. Nó là chức tước. Nó là miếng cơm, manh áo. 

Chừng nào còn coi bằng cấp là điều kiện bắt buộc, thậm chí quan trọng nhất đối với mọi chức danh công chức, viên chức, thì nó còn “có giá”. Hơn nữa, cứ có bằng cấp học vị cao thì dễ được đưa vào làm lãnh đạo, chứ mấy ai quan tâm yếu tố thực chất là hiệu quả công việc. HIỆU QUẢ rất trừu tượng, nhưng cái BẰNG là cụ thể, nó chứng minh được “đúng tiêu chuẩn, quy trình” ? Vì thế nhu cầu bằng cấp với mọi “giá” cũng là cách “đầu tư” để có chức? Đã phải đầu tư thì phải… “thu hồi vốn”! Và cuộc sống là cái đèn cù... 

Nếu phải THI CỬ CÔNG KHAI MINH BẠCH, có sự giám sát của nhân dân, BẰNG CẤP CHỈ THAM KHẢO thì chắc chả ai mua, mà không có người mua thì kẻ bán cũng ế, dẹp. 

Trong thực tế, quan chức đều bằng cấp đầy mình, bố trí đề bạt “đúng quy trình”, “đúng tiêu chuẩn” mà khối người làm hỏng việc, thậm chí còn vào tù ra tội… Đứng trước vành móng ngựa, người ta gọi là “tội phạm” chứ có ai gọi là… “tiến sĩ”?…

***
Diệt cỏ dại kiểu người phát ngọn, kẻ bón gốc thì khác gì “dã tràng xe cát biển Đông…”?

Nguyễn Ngọc Dương

Không có nhận xét nào: