Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

Cô dâu TRẦN LỆ XUÂN lúc 19 tuổi

 

Bà Trần Lệ Xuân sinh ngày 22 tháng 8 năm 1924, tại Hà Nội, cũng có tài liệu nói sinh tại Huế. Ông nội là Tổng đốc Nam Định Trần Văn Thông còn vợ ông Trần Văn Thông là em gái ông Bùi Quang Chiêu.  Cha bà là luật sư Trần Văn Chương 1898 - 1986 từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thời kỳ Đế quốc Việt Nam, rồi bộ trưởng Bộ Kinh tế của Việt Nam Cộng Hòa thời Đệ Nhất trước khi được bổ nhiệm là đại sứ tại Mỹ.  Mẹ của bà Trần Lệ Xuân tên Thân Thị Nam Trân 1910 - 1986 - Con gái Thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huề, cháu ngoại của vua Đồng Khánh.

<!>


Lúc nhỏ, bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943, bà kết hôn với ông Ngô Đình Nhu và theo đạo Công giáo của nhà chồng.


Theo quan niệm xưa: “Trọng lễ nghi, khi tài vật”. Đám cưới không quan trọng tài vật, nhưng mọi lễ nghi diễn ra phải được tuân thủ một cách có trình tự và quy củ...


Đám cưới truyền thống bao gồm các lễ: Sơ vấn, Vấn danh - Hỏi tuổi, Nạp cát - Nói vợ, Nạp tệ - Lễ hỏi, Thỉnh kỳ - Xin ngày, Thân nghinh - Xin cưới. 

Trong lễ cưới có lễ: Xin giờ, Nghinh hôn, Bái tơ hồng, Rước dâu diễn ra ở nhà gái và đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai.


Một đám cưới không quá cầu kỳ, nhưng để lại rất nhiều cái để nhớ. Những công đoạn chuẩn bị cho lễ cưới từ việc chọn ngày đến lễ đón dâu, tất cả đều là những giây phút không thể nào quên...!


(Nguồn: Lịch sử Việt Nam.)

Không có nhận xét nào: