Một số chuyên gia nói chúng ta nên tiếp tục mang khẩu trang. Theo họ khẩu trang là “dụng cụ an toàn, rẻ tiến, và rất hiệu quả, chỉ gây một chút phiền toái mà thôi.”. Theo giáo sư Raina McIntyre của trường đại học New South Wales, ở Úc, chuyên nghiên cứu về hiệu quả của khẩu trang: Khẩu trang che mũi miệng giúp giảm thiểu tối đa việc lây lan các bệnh về đường hô hấp. Nghiên cứu của cơ quan CDC Mỹ, thì tại Hoa Kỳ nơi nào bắt buộc mọi người phải đeo khẩu trang tỵ lệ lây nhiễm COVID-19 chậm lại ngay sau 20 ngày.
Khi bệnh dịch đang xảy ra, khẩu trang rất hữu dụng vì nó có tác dụng “kiểm soát nguồn gốc lây bệnh”. Nói rõ hơn là nó ngăn người ta không phun ra những tia nước miếng nhỏ li ti ra ngoài không khí, rất có thể lây bệnh sang người khác. Khẩu trang là dụng cụ lý tưởng để cắt giảm số vi rút bay trong không khí của cộng đồng. Bởi vì bệnh dịch COVID-19 có thể lây lan giữa người không có triệu chứng bị bệnh, nên tất cả mọi người đều cần mang khẩu trang ở những khu vực mà con vi rút bắt đầu xuất hiện.
Nhưng bác sĩ John Conly, giáo sư ở trường đại học Calgary, Canada đặt câu hỏi rằng một khi con vi rút gây bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, khi đó chúng ta có cần đeo khẩu trang nữa hay không? Một cuộc nghiên cứu thực hiện hồi tháng 11 năm 2020 do bác sĩ Conly chủ trì thấy rằng đeo khẩu trang không đem lại sự khác biệt nhiều trong việc bảo vệ người đeo khẩu trang không bị lây các loại bệnh giống như bệnh cúm thông thường. Phát hiện này không làm người ta ngạc nhiên, các chuyên gia từ lâu đã biết rằng miếng vải che mặt, hay tấm plastic che mặt làm công tác y khoa- medical shield- thực ra chỉ ngăn chặn nguồn gốc vi trùng xuất phát, nó không thể làm được việc gạn lọc mầm gây bệnh, làm cho người đeo khẩu trang bị lây bệnh. Bác sĩ Conly xem đây là lý do khiến cho người ta không chịu đeo khẩu trang khi không có đại dịch. Lúc đó, bệnh lây lan trong cộng đồng không nguy hiểm cho lắm, vì thế việc kiểm soát xuất xứ của căn bệnh không còn cần thiết.
Ngoài ra, còn phải kể đến những điểm tiêu cực, không tốt khi đeo khẩu trang. Đeo khẩu trang làm cho người ta ăn nói ngượng nghịu, những người bị điếc không nhìn thấy miệng mấp máy, nên không hiểu, đeo khẩu trang lâu có thể khiến mặt chúng ta bị nổi mụn, và có thể hít hơi nhựa plastic vào người khi đeo khẩu trang trong một thời gian dài. Bác sĩ Richard Malley, y sĩ chuyên khoa về bệnh dịch ở bệnh viện Boston nói rằng không rõ phải đeo khẩu trang trong bao lâu mới thấy hiệu quả của nó trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Nếu nhiều người cùng liên tục mang khẩu trang, con vi rút chỉ có thể lây lan ở mức độ thấp trong cả năm, thay vì chúng ta chỉ mang khẩu trang khi bệnh dịch hoành hành. Đeo khẩu trang thường xuyên tạo hậu quả tốt cho sự miễn dịch cộng đồng, nhờ đó tính miễn dịch của cộng đồng được vun đắp để chống lại mầm gây bệnh.
Bác sĩ Conly nói một khi chúng ta không còn phải sống với sự đe dọa của con vi rút COVID-19, chúng ta có thể bỏ, không cần mang khẩu trang che miệng và mũi bởi vì những ưu điểm của việc mang khẩu trang không còn nhiều. Ở đây có một số vấn đề tranh luận khi dùng biện pháp lưỡng tính (hybrid) có khi mang khẩu trang và có khi không cần mang nó. Bác sĩ McIntyre nói mặc dù không mang khẩu trang suốt 24 giờ và cả 7 ngày, chúng ta nên mang khẩu trang ở những khung cảnh dễ lây bệnh chẳng hạn như trên xe chuyên chở công cộng, các cơ sở chăm sóc người bệnh mãn tính, và ở bệnh viện.
Người dân ở nhiều nước Á châu thường mang khẩu trang từ trước khi có bệnh dịch, và người Tây phương cũng nên bắt chước thói quen này. Nhưng riêng tại Hoa Kỳ vấn đề mang khẩu trang trở thành một biểu tượng chính trị khi bệnh dịch đang xảy ra. Bác sĩ Malley nói với sự ồn ào của phe chống đeo khẩu trang, và những lời tuyên bố mâu thuẫn của các viên chức chính phủ, có lẽ nhiều người ở Hoa Kỳ sẽ không chịu mang khẩu trang sau khi không còn đại dịch COVID-19. Ngay lúc này, đã có nhiều tiểu bang nới lỏng, hay hủy bỏ lệnh bắt buộc mang khẩu trang mà nhiều chuyên gia cho rằng hơi quá sớm.
Giống như bệnh dịch COVID-19, khẩu trang che mặt sẽ không là một thực tế ở mãi với chúng ta. Nhưng có lẽ nó sẽ không bao giờ hoàn toàn biến mất. Và ngay cả khi việc đeo khẩu trang không còn bắt buộc, song chúng ta đã học được một bài học về y tế công cộng, về bệnh truyền nhiễm. Từ trước đến nay, chưa bao giờ người Mỹ hiểu thấm thía về sự lây lan của bệnh dịch, và làm cách nào để ngăn chặn sự lây lan của nó. Bác sĩ Malley nói ông hy vọng rằng sự ý thức (consciousness), nhắc lại phải có sự ý thức, mới giúp chúng ta thắng được bệnh dịch. Những bài học mà các bác sĩ từng dạy cho chúng ta từ nhiều năm trước cuối cùng mới thấm nhập vào tâm khảm chúng ta.
Bài phân tích của Jamie Ducharme trên báo TIME ngày 10/5/2021
Nguyễn Minh Tâm dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét