Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo tự do tôn giáo Việt Nam 2020 VOA
Việt Nam vẫn còn vi phạm nhiều về quyền tự do tôn giáo RFA
13/05/2021
https://drive.google.com/file/d/1V2Sl_dcqA9PKp6O20p1JG5A2bFVVvB-H/view?usp=sharing
Hôm 12/5, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo 2020 về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam, trong đó ghi nhận một số nhóm tôn giáo không được nhà nước công nhận tiếp tục bị chính quyền sách nhiễu như dọa nạt, quấy rối, gây mâu thuẫn, phân biệt đối xử giữa các nhóm tôn giáo, can thiệp vào công việc nội bộ hay hạn chế đi lại.
Việt Nam hôm 13/5 lên tiếng rằng báo cáo này “đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác”.
Trong báo cáo này, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Mỹ nêu sự khác biệt giữa Đạo Cao Đài được thành lập năm 1926 với Chi Phái Cao Đài 1997 được nhà nước hậu thuẫn.
<!>
Trịnh Quang Chung – Sai lầm của Vinfast
12/05/2021
https://drive.google.com/file/d/1HqEIYfGWAQZtJPDvUQwweJ1eWTlgd-dH/view?usp=sharing
Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu Vinfast có những giá trị cốt lõi (core values) nào, mang đến lợi ích (benefits) gì cho người tiêu dùng, thông điệp truyền thông của thương hiệu này là gì. Chỉ thấy ngôn ngữ truyền thông trịch thượng như ban phát cho người tiêu dùng chứ không phải hướng về họ.
Ngoài ra, còn một loạt thông tin và bằng chứng rằng tập đoàn này bắt nhân viên phải mua xe máy, xe hơi, điện thoại… Người ta mua một sản phẩm của thương hiệu nào là vì thấy nó mang tới những giá trị mà họ mong muốn, và quan trọng hơn là vì người ta có cảm xúc, có tình yêu và niềm tin với thương hiệu đó. Việc “ép mua” cũng giống như “ép yêu, ép cưới” bao giờ cũng mang đến kết cục tan nát. Có ở với nhau cũng là khiên cưỡng, mệt mỏi, người ngoài chắc chắn sẽ nhận thấy và sẽ càng thấy muốn…tránh xa.
https://drive.google.com/file/d/1XXZPprocQMAKWmBhe3Jx5uI45nG8Vtz9/view?usp=sharing
Huỳnh Tấn Mẫm và các đồng chí của ông còn nợ chúng tôi một mạng người! Và con người tài hoa, lịch lãm, tận hiến cho xã hội đó chính là LÊ KHẮC SINH NHẬT.
Thắng hay bại ? ngày 30 tháng 4 năm 1975 nhìn từ hiện tại và tương lai Việt Nam
Phạm Trọng Luật
Tháng 4 năm 2005
«Nếu chúng ta cũng ngậm miệng, thì ai sẽ nói thay?»
(Arthur Schopenhauer)
https://drive.google.com/file/d/1TVhRTCYNZSOBodTpgTFFtDNV3lB0qMP7/view?usp=sharing
Đối tượng phê phán duy nhất của tôi ở đây là tập đoàn bảo thủ và đầy tớ của Trung Cộng đang lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa hiện nay. Và tôi chỉ cố gắng viết bài này, với tất cả sự thành khẩn còn giữ được, dù đôi lúc thật sự cũng mất điềm tĩnh trước nỗi đau nhục quá lớn, để nói với mọi người, trong cũng như ngoài nước, trong cũng như ngoài Đảng, đôi ba điều tôi tin là sự thật. Không phải là những sự thật nhìn «từ quá khứ» hay «của miền Nam», mà từ hiện tại và từ tương lai của cả nước và của các thế hệ sau.
Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 13 tháng 5 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1VzNlylJuaAPO1qVwQlBQumoWK5bT0sUW/view?usp=sharing
James Steinberg - Chính sách Trung Quốc Hoa Kỳ: cần phù hợp với thực tế
Brace Yourself for the Outcome of Biden’s China Policy Review
There are powerful reasons to sustain the One China policy, but equally powerful reasons to adapt it to meet the realities of today.
James B. Steinberg là giáo sư khoa học xã hội, quan hệ quốc tế và luật tại Đại học Syracuse; từ năm 2009-2011, ông từng là Thứ trưởng Ngoại giao dưới thời Tổng thống Barack Obama và Bộ trưởng Hillary Clinton.
Khánh An dịch
13/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1ULDPVrgeeokiy7c2ltlH7U-VMvjZBS6f/view?usp=sharing
Có những lý do mạnh mẽ để duy trì chính sách Một Trung Quốc, nhưng cũng có những lý do mạnh mẽ không kém để điều chỉnh chính sách đó cho phù hợp với thực tế ngày nay.
Bài viết của Peter Beinart gần đây trên Thời báo New York nêu quan điểm về chính sách của chính quyền Biden đối với Đài Loan đã hiểu sai cách tiếp cận của chính quyền mới đối với quan hệ xuyên eo biển, nhưng quan trọng hơn, về cơ bản hiểu sai điều gì sẽ cần thiết để duy trì ổn định và thịnh vượng ở Đông Á trong thời điểm mà cách tiếp cận ngày càng hung hăng của Trung Quốc đối với Đài Loan đe dọa đảo lộn hơn bốn thập kỷ hòa bình ở Tây Thái Bình Dương.
Cuộc đảo chính Myanmar và tranh chấp Biển Đông đang làm sâu sắc thêm sự bất đồng của ASEAN
Vũ Dương
13/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1J3t38jf4LRlmUMhNFE3Iw39sqaDL9F_m/view?usp=sharing
Cuộc nội chiến ở Myanmar và những tranh chấp gay gắt ở Biển Đông đang làm kiệt quệ những ảo tưởng về “vị trí trung tâm” của ASEAN trong việc định hình trật tự hậu Chiến tranh Lạnh ở châu Á, SCMP cho hay.
Trước bối cảnh này, giáo sư địa chính trị Richard Heydarian tại Đại học Bách Khoa Philippines cho rằng: Trừ phi ASEAN sửa đổi lại các cấu trúc ra quyết định đang bị rối loạn chức năng và phát triển các nhà lãnh đạo quyết đoán trong hàng ngũ của mình, ASEAN sẽ không còn liên quan gì tới nhau. Nếu không có một ASEAN mạnh mẽ và gắn kết, toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể đi vào một cuộc chiến tranh lạnh mới, với những hậu quả nghiêm trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á.
Hai điểm nhấn mạnh cuộc khủng hoảng hiện hữu của ASEAN. Thứ nhất, sau một thập kỷ “cam kết mang tính xây dựng” với chính quyền của Myanmar, ASEAN hiện đang đối mặt với viễn cảnh về một cuộc nội chiến toàn diện ở một quốc gia thành viên. Và nó phải chịu một phần trách nhiệm về việc đó.
Vai trò của Australia trong Chiến tranh Việt Nam
Nguồn: Peter Edwards, “What Was Australia Doing in Vietnam?”, The New York Times, 04/08/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
13/5/2021
https://drive.google.com/file/d/19u8v_0pEZ_HZLXeQrPU0R9eBca8lQjVx/view?usp=sharing
Cuộc đảo chính ở Indonesia vào cuối năm 1965 đã thay thế chế độ Sukarno bất ổn bằng một chế độ quân sự thân phương Tây, thẳng tay loại bỏ mọi cá nhân theo Cộng sản hoặc bị tình nghi là Cộng sản. Trong khi đó, căng thẳng tại Malaysia chính thức kết thúc vào tháng 08/1966. Tựa như một cặp vợ chồng đã ly hôn thành công, Malaysia và Singapore khi riêng rẽ lại tốt hơn khi cùng nhau. Thái Lan và Philippines cũng dần trở nên an toàn hơn. Cả năm nước này sau đó thành lập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, một dấu hiệu đáng hoan nghênh cho hợp tác khu vực.
100 ngày sau cuộc đảo chính: Chuyện gì đã xảy ra ở Myanmar?
Ngọc Mai DKN
13/5/2021
https://drive.google.com/file/d/1oLkruTbuMyqlg1wYKtokGdi2i8O8YUiJ/view?usp=sharing
Trong một báo cáo mới đây, chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tiết lộ rằng, sau cuộc đảo chính, nền kinh tế của Myanmar đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ cao và mức độ nghèo đói chưa từng thấy ở quốc gia này, tờ Irrawaddy cho hay.
Từng là nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, đầu tư vào Myanmar đang cạn kiệt, các dự án quốc tế tạm dừng và các hoạt động hiện tại bị đình trệ. Kết quả là, hàng triệu người phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và rơi vào cảnh nghèo đói.
100 ngày sau cuộc đảo chính, tờ The Irrawaddy đã phân tích cách mà các tướng lĩnh quân đội đẩy nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực của Myanmar trở lại với nghèo đói, khiến nó đứng trên bờ vực sụp đổ và ảnh hưởng đến người dân trên khắp đất nước.
Nguồn Bản tin ngày Thứ năm 13 tháng 5 năm 2021
https://diemnhan.blogspot.com/2021/05/ban-tin-nagyf-thu-nam-13-thang-5-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét