Dưới đây là những cách đọc nhãn bao bì thực phẩm chính xác, giúp bạn chọn thực phẩm phù hợp với cơ địa, sức khỏe của mình và gia đình, theo trang mạng Livestrong.
1-Serving size –
khẩu phần ănThông thường, khi coi nhãn thực phẩm, chúng ta thường chú trọng coi lượng calories trên bao bì mà quên phần “serving size.” Serving size tức là khẩu phần ăn có chứa một lượng calories nhất định.
2-Percent of Daily Value – giá trị dinh dưỡng hằng ngày
“Percent of Daily Value” hay còn gọi là giá trị dinh dưỡng hằng ngày, còn viết tắt là %DV, là phần trăm dinh dưỡng trong sản phẩm ghi trên bao bì.
Phần trăm giá trị dinh dưỡng hằng ngày dựa trên tổng 2,000 calories một ngày được xem là lý tưởng trong việc ăn kiêng lành mạnh của một người trưởng thành. Và tùy theo cơ địa, độ tuổi, giới tính của mỗi người mà lượng calories nạp vào cơ thể khác nhau. Vì vậy, bạn nên tập trung vào việc lựa chọn thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh và chất xơ hơn là chú ý đến con số phần trăm.
3-Đường, tinh bột và chất xơ
Đường là một thành phần bạn cần phải xem kỹ trên bao bì vì các nhà sản xuất thường hay cố tình để chỗ ít thấy nhất. Và khi hiểu cách đọc chỉ số đường, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, chỉ số đường tưởng là ít nhưng lại là rất nhiều. Chẳng hạn, một chai nước ngọt có ghi 12oz với 40 gram đường, tức là sẽ có đến 10 muỗng canh đường trong chai.
4-Phần calories
Calories đo lượng năng lượng mà cơ thể nạp vào khi hấp thụ thức ăn. Chú ý đến lượng calories là một trong các yếu tố quan trọng giúp bạn theo dõi cân nặng của mình, từ việc muốn giảm cân, tăng cân hay duy trì lượng cân đang có. Tuy nhiên, chỉ chăm chăm chú ý đến số calories trên bao bì mà không quan tâm đến thành phần dinh dưỡng khác thì chưa đủ. Bạn nên chọn thực phẩm có nhiều chất xơ, protein, vitamin và các chất béo có lợi có trong một lượng calories vừa phải. Điều này tốt hơn là chọn thực phẩm ít calories hơn nhưng đồng thời cũng có ít thành phần dinh dưỡng hơn.
5-Carrageenan
Nếu lựa sữa thực vật, bạn nên chú ý chọn loại không có thành phần carrageenan vì nó là nguyên nhân gây viêm ruột thừa và các bệnh về đường tiêu hóa khác.
6-Fat
Fat là chất béo, thường ghi ở trong phần “Nutrition Facts” trên bao bì và cũng là phần mà người tiêu dùng sợ nhất. Tuy nhiên, không phải chất béo nào cũng có hại. Chẳng hạn, nếu lượng %DV của chất béo thấp thì tức là nó sẽ cung cấp dinh dưỡng tốt vừa đủ cho cơ thể.
Bên cạnh đó, các chữ “fat-free” trong một số sản phẩm tưởng là tốt nhưng thật ra bạn nên cẩn thận vì thông thường nó sẽ có rất nhiều đường. Nếu bao bì có “trans fats” thì không tốt cho sức khỏe nên bạn nên chọn loại ít “trans fats” càng tốt. (N.A) [qd]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét