Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

TRỊNH CÔNG SƠN KỂ VỀ: THỜI KỲ TRỐN LÍNH....

 

Tôi có được hai năm sống thong dong hợp pháp như tất cả mọi người đàng hoàng đứng đắn trên mặt đất. Muốn được thế, tôi đã phải đánh đổi bằng gần sáu mươi ngày nhịn đói tuyệt đối trong hai năm, mỗi năm 30 ngày nhịn đói liên tiếp trước khi trình diện khám sức khỏe để nhập ngũ, để đạt được cái mức độ không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để làm một người lính. Nhưng muốn xuống kí-lô nhanh còn phải không ngủ và uống thêm thuốc Diamox, một thứ thuốc rút nước trong các tế bào ra. Qua năm thứ ba tôi không ra trình diện nữa vì thấy không đủ sức khoẻ để nhịn đói nữa. Trốn lính gần như là một cái “nghề” đầy tính chất phiêu lưu của hàng triệu thanh niên miền Nam lúc bấy giờ. 
<!>
Thái độ phản kháng ấy, dù được nhìn dưới một góc độ nào đó còn mang tính thụ động, vẫn phải được nhắc đến như một nốt nhạc trong trẻo đã ngân lên trong một giai đoạn u ám, nhiễm độc, giữa những đô thị miền Nam.
Tôi đã sống lang thang như một kẻ vô gia cư, vô định trú thứ thiệt. Thời gian không lâu, chỉ kéo dài khoảng ba năm, đó là lúc tôi sống cùng một số sinh viên trốn lính khác trong những căn nhà tiền chế tồi tàn bỏ trống ở khu đất sau Trường Đại học Văn khoa. Ở đây có một lợi thế là rất hiếm bị cảnh sát khám xét. Vào thời điểm ấy, trên khoảng đất trống lại mọc thêm cái trụ sở Hội Hoạ Sĩ trẻ bằng gỗ. Đêm ngủ của tôi cứ thay đổi từ trên cái ghế bố trong túp lều này qua cái mặt nền xi măng của trụ sở hội nọ. Việc ăn uống đã có hàng quán dọc đường. Rửa mặt, đánh răng thì mỗi sáng vào phòng vệ sinh của những quán cà phê quen, chỉ có việc mang theo khăn, kem và bàn chải đánh răng.
Thế đấy, nhưng chính những năm này là những năm sôi động nhất của đời tôi. Sống trong tình trạng bấp bênh như thế tôi vẫn phải làm việc không ngừng để sống. Tôi vẫn viết đều tay và vẫn tiếp tục đi hát. Những ca khúc của tôi được in ra từng tờ rời và từng tuyển tập. Công việc in ấn và phát hành do người em ruột của tôi, cũng trốn lính, chăm lo. Việc in ấn càng lúc càng khó khăn, nhất là sau khi có lệnh tịch thu của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của tôi. Cảnh sát lúc bấy giờ vào tận các nhà in để truy lùng. Thế là phải đổi kế hoạch. Thay vì in trong một nhà in, nay phải rải ra trong ba bốn nhà in khác nhau. Tịch thu nơi này còn nơi khác, và dĩ nhiên, chuyện đi đứng không phải dễ dàng. Đi từ một nhà in ở vùng Sài Gòn đến một nhà in ở vùng Chợ Lớn phải qua biết bao nhiêu là trạm xét hỏi.
Sau lệnh tịch thu, tất cả báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin . Các hãng thông tấn và truyền hình truyền thanh nước ngoài ào ạt đổ xô về những nơi ăn chốn ở rất là ” híp-pi” đó của tôi càng lúc càng đông. Mỗi ngày trung bình ít lắm cũng phải ba lần phỏng vấn, thu hình, thu mặt. Tôi bỗng trở nên người nổi tiếng bất đắc dĩ.
Ban đầu sự kiện này cũng mang đến cho tôi chút niềm vui nhưng càng về sau càng trở thành một tai nạn. Ký giả, chuyên viên TiVi ngoại quốc săn đuổi tôi đến những chỗ tôi lánh mặt xa nhất. Từ Sài Gòn tôi ra Huế, chỉ vài hôm sau đã thấy có mấy mạng người đủ các màu da, xứ sở khác nhau xuất hiện ở cửa nhà tôi ở. Đời sống bỗng chốc mất đi cái tự do được quyền không nói năng, được quyền ngồi yên tĩnh một mình mà suy ngẫm cho đến nơi đến chốn bao nhiêu điều mình chưa biết trong cõi đời rộng lớn này. Tôi phải sống những khoảnh khắc phù phiếm trên báo chí và trước ống kính ấy cho đến mười ngày trước ngày thành phố được hoàn toàn giải phóng. Giờ đây sau hai mươi năm thành phố đã mang tên Bác, thỉnh thoảng vẫn còn những cuộc phỏng vấn của người nước ngoài, nhưng việc đó không còn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng nữa.
Nhẩm tính lại, tôi đã hùn hạp tất cả vốn liếng của mình vào cái đại gia đình trốn lính vừa tròn chẵn mười ba năm.
Đã qua hẳn rồi cái thời của “bèo giạt mây trôi”, của những giấc ngủ bị săn đuổi. ( sđd tr. 179-183 )*
(ST) *Trích y một đọan bài viết của HOÀNG HẢI THUỶ
** Sau khi thì rớt tú tài 2 năm 1960, TCS vào học trường Sư phạm Trung cấp 2 năm ở Gềnh Ráng, Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, năm 1964-66. Khi tốt nghiệp, đã dạy lớp tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Mùa hè năm 1967, do lệnh Tổng động viên gọi trình diện để nhập ngũ, TCS đã trốn về Sg mưu sinh, và bắt đầu tình trạng trốn lính từ dạo ấy!

Không có nhận xét nào: