Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019

PHẬN MẮM HỒNG NHAN - Nguyễn Lương Thịnh

Không có mô tả ảnh.

- Đọc Từ điển “Đông phương phong tục văn hóa” do các nhà nghiên cứu Trung Quốc biên soạn, chữ “nước mắm” trong sách này được viết là Việt Nam ngư lộ (越 南 魚 露). Ngư là “cá”, lộ là “giọt sương móc”. Ngư lộ là “giọt sương tiết ra từ cá”. Trường phái Thơ cổ điển của Người Bạn vàng láng giềng, thường mượn Phong Vân Sơn Thủy để thi vị hóa nỗi niềm. Sự thanh khiết của giọt sương được chọn để thăng hoa cảm xúc về giọt “nước mắm nhĩ của Việt Nam”. Nhưng Dân Việt nhận định rằng “ Nghe hay thì thiệt là hay”, nhưng Hương Nước Mắm của tui, Vị Nước Mắm của tui, mấy cha Tàu này diếm mô rồi…!? Lấy Mỹ từ mà giết Bản sắc chăng !? Thiệt là Cảnh giác Thông minh !<!>
- Có lẽ do không tìm được Sắc, Hương, Vị… biểu trưng trong tên gọi Việt Nam ngư lộ, nên Nhà Bác học Lê Quí Đôn khi viết Phủ biên tạp lục, Học giả Trịnh Hoài Đức biên tập Gia định thành thông chí…, đã Hán hóa cặp từ “nước mắm” là thủy hàm(水 鹹) hay hàm thủy (鹹 水), nghĩa là “nước mặn”. Nhưng Nhân dân vẫn không chịu, vì đặc trưng của “Nước mắm” có cả hương quyện trong vị. Nhấn “Mặn” mà phụ “Hương” sao đặng! Với lại, con cá biển của tụi tui mô không thấy !?
- Người Pháp lớn lên trên nền văn minh phương Tây thì khác. Dù tổ tiên của họ ở vùng Bretagne đã biết cách ướp cá biển với muối, để chiết ra một thứ nước cốt mà họ gọi là garum và dùng nó như một thứ thực phẩm. Nhưng do Sắc, Vị, Hương của Garum Pháp so với Nước mắm Việt kém xa trời vực, nên Từ điển LePetit Larousse của Pháp không dịch ví von “Nước mắm là gia vị tương tự Garum”, mà phải Pháp hóa từ “Nước mắm” thành “le nuoc mam”, tương tự như với “le ao dai”, bởi vẻ đẹp của Áo dài Việt Nam lãng mạn lắm, áo Đầm Tây U nào so nổi! 
- Không phải tới giờ các con buôn mới biết pha chế nước chấm mần “Nước Mắm” giả. Từ thập niên 20 của thế kỷ trước, các Anh Ba Chợ Lớn đã từng làm, hốt bạc chưa đầy năm, Dân Việt đã phản ứng có bài bản, khiến Chính quyền Liên bang Đông dương ban hành Nghị Định ngày 21/12/1916, có định nghĩa rõ ràng, dể hiẻu : “Nước Mắm” phải làm bằng Cá biển tươi và Muối. Và kết luận cuối cùng, nhằm triệt từ gốc các dã tâm tà kế ,“lập lờ tiếm ngôi” Nữ Hoàng Nước Mắm, thể hiện qua Khoản 1, Nghị định ngày 17/11/1943, Chính quyền Liên bang Đông dương: “Cấm chế tạo, trình bày, bán dưới danh nghĩa nước mắm, những sản phẩm nào không phải làm ra theo tục lệ thông thường và chân thật đúng Kỹ thuật Cổ truyền của người Việt Nam.
Ôi...Sắc, Hương, Vị ...trong Nước của Nàng! Tui yêu Nàng da diết ...biết mấy mà đo ! Mắm ơi...

Không có nhận xét nào: