Với Trump, người theo đuổi chủ nghĩa quốc gia, điều này có thể nhận thấy được trong học thuyết " Nước Mỹ trên hết " - ảnh hưởng phần lớn các chính sách đối ngoại của Trump, người luôn đặt trên quyền lợi kinh tế đôi bên lưỡng lợi. Với học thuyết “Nước Mỹ trên hết” Trump chú trọng nhiều đến đầu tư trong nước, tìm cách cắt giảm thâm hụt thương mại, giảm thiểu nhiều quy định kinh doanh, thậm chí là bỏ qua các quy định, quy tắc thương mại quốc tế… môi trường kinh doanh tại Mỹ phần nào có phần thông thoáng hơn các thời tổng thống trước.<!>
Trung cộng là nước đã làm cho Trump nổi điên trong việc làm lệch cán cân thương mại giửa Trung Mỹ một cách khác thường mà qua nhiều đời tổng thống tiền nhiệm đã không biết tháo gỡ, thế nên đưa đến việc làm thiệt hại lớn cho nền kinh tế Mỹ và các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ bị đánh cắp một cách trầm trọng. Thế nên sau khi đắc cử Tổng Thống ông liền tìm đũ mọi cách để tuyên chiến thương mại với Bắc Kinh trong nhiều tháng qua. Cuộc chiến này đã ảnh hưỡng rất lớn đến chính sách đồi ngoại của Mỹ và tình hình kinh tế thế giới.
Cuộc chiến thương mại giửa Mỹ Trung đã làm csVN phải nhìn lại thân phận mình trước cơn cuồng nộ của Trump nên khi Mỹ đề nghi VN là nơi gặp gỡ cho cuộc họp Mỹ Bắc Hàn, tổng Lú không ngại ngùng nhận lời tuy có hơi bất đắc dĩ. Lý do là đám đầu lĩnh Ba Đình ngại bị lạc đạn từ phía Trump trong cuộc chiến thương mại và việc làm tổn thương đến học thuyết " Nước Mỹ trên hết"- nhất là cán cân thương mại thâm thụt Việt Mỹ từ năm 1994 đến nay.
Kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam - Mỹ đã tăng từ 220 triệu USD năm 1994 (năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam) lên 1,4 tỉ USD năm 2001 (năm trước khi BTA có hiệu lực) và chính thức đạt 50,8 tỉ USD vào cuối năm 2017.
Tính riêng trong 2017, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất cảng hàng hóa trị giá 41,6 tỉ USD sang thị trường Mỹ, trong khi lượng hàng hóa nhập cảng Mỹ chỉ đạt 9,2 tỉ USD. Nhờ vậy, Mỹ đã trở thành thị trường lớn nhất mà Việt Nam xuất cảng trong năm 2017, đạt 32,4 tỉ đô la Mỹ, như vậy cho thấy cán cân thương mại Mỹ Việt quá chênh lệch.
Được biết Tổng thống Donald Trump trong thời gian qua đã từng chỉ thị cho Bộ Thương mại và các Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ "duyệt xét" mọi thâm hụt thương mại với các đối tác nước ngoài. Điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt- Mỹ.. 16 quốc gia đang bị điều tra về thâm hụt thương mại. Trong số đó, Trung Quốc là nguồn thâm hụt thương mại lớn nhất của Mỹ. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 347 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản, một đồng minh quân sự của Mỹ, đứng thứ hai trong danh sách này với 69 tỷ USD. Đức chiếm vị trí thứ ba với 65 tỷ USD. Và trong danh sách điều tra này đương nhiên có cả Việt Nam với sự thâm thụt 50 tỷ USD.
Đây chính là vấn đề ưu tư của Trọng Lú có từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đã nổ ra. Trong ngày 27.2.2019 là dịp để Trọng Lú hạ nhiệt Trump bằng 21 tỷ. Tuy nhiên chỉ với hợp đồng mua bán máy bay như Vietjet và Bamboo Airways vừa ký với Boeing, tổng số thâm hụt thương mại này chỉ mới giảm được 20%. Số còn lại 80% sai biệt, chắc chắn Trump sẽ còn tính sổ với Trọng Lú sau khi Trump thanh toán vấn đề nội bộ và với Tập Cận Bình xong thì sẽ tiếp tục sờ gáy csVN. Đương nhiên Trọng Lú và đám đầu lĩnh Ba Đình phải thừa biết số phận mình như thế nào trong tương lai về tương quan với chính sách đối ngoại của Mỹ ?. Trump luôn tìm cách bảo vệ nền kinh tế Mỹ và vấn đề cân bằng thâm hụt thương mại liên tục gia tăng giữa Việt Nam - Mỹ trong nhiều năm qua đã hơn một lần được giới chức Mỹ đề cập trong các cuộc hội đàm chính thức, và Mỹ cho rằng điều này có thể tạo ra một sự "thách thức" trong quan hệ thương mại song phương.
Về phía Việt Nam, các hợp đồng có giá trị hàng tỷ USD như việc ký mua bán máy bay giửa Vietjet và Bamboo Airways với Boeing tạo thông lộ cho các mặt hàng xuất cảng của Việt Nam dể dàng vào thị trường của Mỹ trong tương lai, và đây cũng là những bước tiến khai thông để có thể thương thuyết, đàm phán với chính quyền Mỹ trong việc áp dụng các biện pháp thuế quan với các sản phẩm xuất cảng của Việt Nam vào Mỹ" với nguyên tắc "Bánh ít đi bánh quy lại".
Biên khảo kinh tế chính trị, Hậu duệ VNCH Lý Bích Thủy 1.3.2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét