Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

Lý Do Hội Nghị Hoa Kỳ- Bắc Hàn Tại Hà Nội Thất Bại - Trần Củng Sơn (Vietbao)


Chưa bao giờ thủ đô Hà Nội tổ chức đón tiếp khách quốc tế một cách tưng bừng như vậy. Phải đóng quốc lộ 1, con đường chính của Việt Nam, từ ga xe lửa Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn về Hà Nội, dài 170 cây số để dành riêng cho đoàn xe đưa đón Kim Yong Un- Chủ tịch Bắc Hàn.Tổng thống Mỹ Donald Trump thì đến sau vào buổi tối tại phi trường Nội Bài nên nghi lễ đón tiếp đơn giản. Điều hãnh diện cho Việt Nam là trong mấy ngày trước và trong hai ngày hội nghị Hoa Kỳ- Bắc Hàn diễn ra thì nơi đây trở thành tin nóng hổi được cả thế giới chú ý với mấy ngàn phóng viên quốc tế đến làm tin.
<!>
Hà Nội đã vui, tự tin sẽ trở thành địa điểm lịch sử cho buổi lễ ký kết hiệp ước giải trừ hạt nhân của Bắc Hàn với Hoa Kỳ. Nhưng niềm vui đang dâng cao bỗng hụt hẫng vì buổi trưa Thứ Năm 28-2-2019, cuộc họp giữa Trump và Un cắt ngắn giữa chừng, cả hai bỏ ăn trưa và chia tay ai nấy về khách sạn. 
Buổi lễ ký kết hủy bỏ, thay vào đó, Tổng thống Donald Trump mở cuộc họp báo cho biết là hai bên không đạt được thỏa thuận nào. Lý do chính là Bắc Hàn đòi Hoa Kỳ gỡ bỏ cấm vận hoàn toàn trước khi bàn chuyện tháo dỡ các võ khí nguyên tử. Và Donald Trump không đồng ý, cuộc họp tan vỡ.
Nếu so sánh hội nghị Trump- Un lần đầu tại Singapore tháng 6-2018 và hội nghị lần hai tại Hà Nội thì lần 1 được coi là thành công vì mở ra một bước mới hợp tác, hứa hẹn tương lai cho lần gặp gỡ kế tiếp.
Hội nghị lần 2 coi như thất bại vì hai bên đã có thời gian chuẩn bị, thương thảo những chi tiết để hai vị nguyên thủ quốc gia gặp nhau tại Hà Nội mà ký kết hiệp ước mà thôi.
Thời xưa phương tiện truyền thông hạn chế, hai vị vua phải mặt đối mặt để bàn luận, bây giờ có điện thoại tha hồ thảo luận các điều kiện trước khi tham dự hội nghị. Tại sao lại xảy ra chuyện bất ngờ như vậy?
Phải chờ thêm thời gian để người ta biết thêm các chi tiết ẩn dấu đàng sau đưa đến sự thất bại của Hanoi Summit 2019.
Trước hội nghị nhiều tháng, Hoa Kỳ đã tuyên bố đòi Bắc Hàn phải tháo gỡ các phương tiện liên quan đến vũ khí nguyên tử và phi đạn thì sau đó mới bỏ cấm vận kinh tế. Đây là điều kiện bắt buộc. Vì nếu Hoa Kỳ bỏ cấm vận trước mà Bắc Hàn vẫn lén lút duy trì và tiếp tục phát triển vũ khí thì coi như Hoa Kỳ thiệt thòi.
Nhưng nếu Bắc Hàn hủy bỏ các vũ khí nguyên tử và phi đạn thì sau đó họ được gì? Câu trả lời là mấu chốt của vấn đề, đây là chính sách Bắc Hàn.
Cả thế giới nể nang Bắc Hàn là vì họ có phi đạn và vũ khí nguyên tử- báo chí còn gọi là vũ khí hạt nhân. Nếu dẹp bỏ bảo bối này thì Bắc Hàn chẳng còn gì để nhắc tới.
Donald Trum tuyên bố rằng Bắc Hàn có tiềm năng kinh tế lớn lao, nếu họ quyết tâm bỏ phi đạn và vũ khí nguyên tử thì Hoa Kỳ sẽ giúp tài chánh để phát triển kinh tế.
Câu nói này cần xem xét.
 Thứ nhất là Bắc Hàn thành công trong việc cai trị độc tài và phát triển vũ khí phi đạn nguyên tử có thể bắn tới Mỹ, nhưng chưa chắc đã thành công trong việc xây dựng kinh tế. Vì hai công việc khác nhau, mỗi công việc đòi hỏi những điều kiện khác nhau.
Thứ nhì là thời gian trị vì của tổng thống Mỹ chỉ tối đa là 8 năm, bây giờ ông Trump hứa giúp, nhưng khi tổng thống khác lên thay thế thì chính sách cũng thay đổi. Và tổng thống Mỹ cũng chưa nắm quyền hành tuyệt đối vì còn có Quốc hội. Một thí dụ rõ ràng nhất là trong lúc Donald Trump đang ở Hà Nội để bàn việc giải trừ vũ khí hạt nhân với Bắc Hàn thì tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, luật sư riêng của Trump ra trước Quốc Hội để tố cáo ông. Đây là một thách đố, một nghiệt ngã của chính trị và nói lên sự chia rẽ của chính trường Mỹ quốc hiện tại.
Người ta còn nhớ tới lời hứa của Tổng thống Nixon sẽ giúp bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa khi thúc đẩy ký kết hiệp định Paris 1973, nhưng một năm sau thì ông từ chức và Quốc hội Mỹ đã cắt viện trợ hoàn toàn. Bài học lịch sử đó nhiều người Việt Nam vẫn không quên.
Tại sao hội nghị Hoa Kỳ- Bắc Hàn 2019, báo trong nước gọi là  Mỹ- Triều, thất bại?
Trong họp báo tại Hà Nội, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng phía Bắc Hàn đã không chuẩn bị đầy đủ để tiến tới việc ký kết. 
Có thêm một số suy luận như sau :
-         Bắc Hàn đã ỡm ờ, hứa hẹn chuyện giải trừ vũ khí nguyên tử trong những lần đối thoại với Hoa Kỳ trước đó và trong hội nghị Hà Nội đã yêu cầu gỡ bỏ hoàn toàn cấm vận. Đây là một nước cờ, một chiêu thức bất ngờ để đẩy đối phương vào thế bị động. Tổng thống Trump coi hội nghị này là một điểm son để ông đạt uy tín cao, đi vào lịch sử hòa bình thế giới. Trước đó ông đã tuyên bố rằng không gấp gáp đòi Bắc Hàn giải trừ vũ khí nguyên tử…
Và Donald đã từ chối, hội nghị bế tắc, tan vỡ. Phía Bắc Hàn đã đẩy Hoa Kỳ vào thế bị động rằng chính Hoa Kỳ đã từ chối đề nghị của họ. Đây là một thủ đoạn ngoại giao, một mánh khóe trong lúc thương thảo. Bắc Hàn đã có cố vấn Trung Quốc mách nước, chỉ đạo. Nhưng Donald Trump cũng là người kinh nghiệm trong thương trường- Người xưa nói thương trường là chiến trường quả không sai.
Từ lúc họp báo cho đến lúc đứng trên máy bay giã từ Việt Nam, tổng thống Hoa Kỳ không nở nụ cười. Có thể mệt mỏi, ông đã trên bảy mươi tuổi, và có thể ông đã không đạt được điều mong muốn là ký kết được văn kiện giải trừ vũ khí nguyên tử Bắc Hàn để ông đi vào lịch sử.
Để biện hộ cho sự thất bại, Tổng thống Trump đã nhiều lần nói rằng chính ông đã mở con đường đối thoại với Bắc Hàn; điều mà các đời tổng thống trước không làm. Dù sao thì sự căng thẳng thù nghịch giữa hai nước đã giảm bớt; đó là điểm cộng của ông.
 
Tóm lại, câu chuyện giải trừ vũ khí nguyên tử và phi đạn của Bắc Hàn là điều hầu như không thể và nếu đạt được thì cần rất nhiều năm. Yếu tố Trung Quốc rất quan trọng vì Bắc Hàn được coi là chư hầu. Phải nhớ rằng Tàu và Nga lúc đầu đã giúp Bắc Hàn chế võ khí và với sự quyết tâm Bắc Hàn đã đạt được nhiều vũ khí như vậy.
Hội nghị thất bại nhưng Kim Yong Un thêm nổi tiếng khắp thế giới, một lãnh tụ trên 30 tuổi của một quốc gia không lớn lắm, đứng ngang hàng, bắt tay, bàn bạc tay đôi với Donald Trump, tổng thống Hoa Kỳ. Và chiêu thức giải trừ vũ khí nguyên tử Bắc Hàn của Trump từ đây đã không còn ăn khách nữa.
Người dân Hà Nội nao nức với hội nghị Hoa Kỳ- Bắc Hàn cuối tháng 2 năm 2019. Niềm vui chưa trọn thì Donald Trump vội vã giã từ buồn hiu. Kim Yong Un ở lại thêm 2 ngày trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam. Nhưng nhân vật chính đã ra về, Hà Nội có còn tưng bừng tiếp khách. Vui và buồn lẫn lộn cho Ha Noi Summit- Mỹ- Triều 2019.

Không có nhận xét nào: