Ông Donald Trump gặp ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội hôm 27 Tháng Hai, 2019. Ông Trọng sắp đến Hoa Kỳ trong thời gian tới đây. (Hình: Getty Images)
Cả hai đều “vận động”? Ông Nguyễn Phú Trọng đang có cơ hội lặp lại lịch sử được đón tiếp tại Phòng Bầu Dục ở Tòa Bạch Ốc năm 2015 trong năm 2019 này. Trước, trong và sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn tại Hà Nội vào cuối Tháng Hai, năm 2019, một số nguồn tin từ truyền thông quốc tế và giới quan sát chính trị ở Việt Nam cho biết Bộ Công An Việt Nam đã “vận động” giới chức an ninh Mỹ để Bộ Trưởng Công An Tô Lâm có một chuyến công du Hoa Kỳ vào Tháng Tư, năm 2019, cùng lúc có thông tin về một chuyến thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Phú Trọng vào giữa năm 2019.
<!>John Bolton, cố vấn an ninh Mỹ, người đã có mặt cùng với Tổng Thống Trump trong cuộc gặp với Kim Jong Un, đã nhận được “gợi ý” từ phía Bộ Công An Việt Nam.
Vào cuối năm 2018, một nguồn tin ngoại giao cho biết Tô Lâm đã “vận động đi Mỹ,” tuy nhiên khi đó phía Mỹ chưa thể sắp xếp được cho chuyến đi này, cũng như chưa rõ mục đích chuyến đi của Tô Lâm nhằm vào điều gì.
Vào ba tháng cuối năm 2018 cũng đã lao xao đôi chút đồn đoán về việc Bộ Ngoại Giao Việt Nam đôn đáo vận động cho một chuyến “thăm và làm việc” của Nguyễn Phú Trọng – người mà khi đó đã chính thức trở thành nguyên thủ quốc gia sau khi trám vào cái ghế chủ tịch nước của nhân vật vừa chết là Trần Đại Quang. Tuy nhiên những nguồn tin ngoại giao khi đó cho biết “Mỹ chưa thể tiếp Trọng” do Trump còn bận nhiều việc và còn phải căng mình đối phó với những đợt tấn công dữ dội của đảng Dân Chủ.
Chỉ đến cuối Tháng Hai, năm 2019, khi tổ chức “thành công” sự kiện cuộc gặp Trump-Kim tại Hà Nội, dường như Nguyễn Phú Trọng và một số cấp dưới của ông ta như Bộ Trưởng Công An Tô Lâm, Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh và cả Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc mới có thể tự tin và mạnh miệng hơn để “gợi ý” Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về những chuyến “thăm và làm việc” của lãnh đạo Việt Nam tại Mỹ trong năm 2019.
Theo đó, quốc gia mạnh nhất thế giới là Hoa Kỳ cần có một cuộc đón tiếp chính thức và cực kỳ tôn trọng dành cho Nguyễn Phú Trọng – người mà giờ đây khác xưa rất nhiều khi không chỉ là tổng bí thư mà dễ bị giới chính khách phương Tây xét nét về vị thế “không chính danh” khi xem xét các nghi thức ngoại giao để đón tiếp, mà đã trở thành chủ tịch nước và suy ra là nguyên thủ quốc gia… Điều này theo đúng não trạng “mình phải như thế nào người ta mới tiếp như thế chứ” của ông Trọng sau khi ông ta được Tổng Thống Mỹ Barak Obama trải thảm đỏ tại Phòng Bầu Dục vào Tháng Bảy, năm 2015.
Điệu cười mơn trớn và hể hả như thể “địa chủ được mùa” chưa có tiền lệ của Nguyễn Phú Trọng dành cho một tổng thống Mỹ khi hai nhân vật này gặp nhau ở Hà Nội bên lề thượng đỉnh Trump-Kim là logic với một luồng dư luận cho rằng phía Hoa Kỳ đã phát ra tín hiệu ưng thuận cho Trọng đến Washington vào mùa Hè năm 2019.
$60 tỷ!
Đến gần giữa Tháng Ba, 2019, viên đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ là Hà Kim Ngọc đã chính thức thông báo cho báo chí nhà nước về chuyến công du Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, tuy chưa rõ và thời điểm nào năm.
Tình hình trên đang có vẻ “hợp lý” với bầu không khí từ “cầu viện” biến thành nồng ấm hơn trong quan hệ Việt-Mỹ kể từ Tháng Bảy, năm 2017, khi Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch vội vã sang Hoa Kỳ, ngay sau vụ Trung Quốc đe dọa tấn công mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ – liên doanh giữa Việt Nam với hãng dầu khí Tây Ban Nha là Repsol và khiến Repsol phải “bỏ của chạy lấy người.” Sau đó Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã lần đầu tiên điều động hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến hiện diện tại cảng Đà Nẵng vào Tháng Ba, năm 2018. Việc làm này phục vụ cho một nhu cầu cần thiết với Mỹ và tối cần thiết với Bộ Chính Trị Việt Nam: dự án khai thác mỏ dầu khí Cá Voi Xanh ở vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, có trữ lượng đến 150 tỷ mét khối, được liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ với Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, sẽ không còn phải mắt trước mắt sau trước thói đe nẹt của “đồng chí bốn tốt.”
Bằng chứng là ngay sau chuyến thăm Việt Nam một cách bất thường của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis vào Tháng Mười Một, năm 2018, cùng tuyên bố đầy thách thức “Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không” của Cố Vấn An Ninh Mỹ John Bolton, ExxonMobil đã một lần nữa quay lại nhà máy lọc dầu Bình Sơn để tiến hành hợp đồng FEED (tư vấn lập thiết kế tổng thể) trong dự án Cá Voi Xanh. Trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang nhanh chóng cạn kiệt và đặc biệt đang quá thiếu ngoại tệ để trang trải nợ quốc tế – lên tới $10-$12 tỷ/năm – và để phục vụ cho nhu cầu nhập cảng hàng hóa từ các nước, đồng thời phải bảo đảm dự trữ ngoại hối, $60 tỷ dự kiến khai thác được từ dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam là Cá Voi Xanh (con số dự đoán mới nhất được nêu ra bởi chính quyền Việt Nam, gấp đến 3 lần con số dự đoán trước đây là $20 tỷ) – được xem là giá trị rất đáng để giới lãnh đạo Việt Nam tỏ một chút can đảm trước “đồng chí tốt” Trung Quốc.
Còn với Trump, là một nhà kinh doanh thực dụng trước khi bước chân vào chính trường, $60 tỷ quả là con số hấp dẫn.
Không hoài nghi rằng chuyến đi Mỹ sắp tới của Nguyễn Phú Trọng, nếu diễn ra, sẽ bàn sâu về một trong những nội dung trọng tâm là “làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng” và làm thế nào để Mỹ-Việt cùng khai thác triệt để mỏ Cá Voi Xanh mà không để “kẻ cướp” dây phần.
Còn Tô Lâm đóng vai trò gì cho chuyến đi trên?
Nhìn lại Trần Đại Quang
Bốn tháng sau khi chính thức trở thành “tổng chủ,” Nguyễn Phú Trọng đã chính thức thăng hàm đại tướng cho Bộ Trưởng Công An Tô Lâm, hàm mà trước đó chỉ đặc cách cho phái quân đội và nghe nói Tô Lâm đã phải chờ đợi đủ lâu mới có được cầu vai mới này.
Vụ phong hàm đại tướng trên xảy đến trong bối cảnh vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Tnanh” vẫn còn nguyên một núi hậu quả mà chưa giải quyết được một vấn đề nào, còn Thủ Tướng Đức Angela Merkel hối thúc các cơ quan điều tra và công tố Đức lẫn phía Slovakia tăng tốc điều tra vụ “vận chuyển” Trịnh Xuân Thanh từ Berlin sang Bratislava và từ đó về Việt Nam – bằng cách nào và nhờ vào bàn tay đạo diễn của những người Việt nào.
Cũng một cách chính thức, có thể hiểu rằng Tô Lâm đã trở thành “người của Trọng” – một hình ảnh mà dễ khiến người ta ngay lập tức liên tưởng với một hình ảnh khác: Trần Đại Quang, vào năm 2015 còn là bộ trưởng Công An, cũng đã được xem là “người của bác Cả” và đã có một chuyến đi tiền trạm Hoa Kỳ cho Trọng vào Tháng Ba, năm 2015, trong đó có những cuộc gặp không chỉ giới giới chức an ninh mà cả với Bộ Quốc Phòng Mỹ. Bốn tháng sau, Nguyễn Phú Trọng được TT Obama tiếp tại Washington và được báo đảng Việt Nam ca ngợi như “một thắng lợi ngoại giao chưa từng có.”
Một dấu hỏi đang hiện ra là liệu chuyến đi Mỹ của Tô Lâm vào Tháng Tư, năm 2019, nếu xảy ra, có liên quan và có phải chuyến đi tiền trạm cho chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng vào giữa năm 2019 hay không? Hoặc những chuyến đi Mỹ của hai nhân vật này chỉ là “đánh lẻ”?
Dù gì đi nữa, 2019 có thể là năm sẽ chứng kiến một phong trào “đi Mỹ” khá ồ ạt của giới quan chức cao cấp Việt Nam như đã từng diễn ra vào năm 2015, bao gồm cả giới quan chức bên khối chính phủ, Quốc Hội và thậm chí… dân vận.
Nếu Tô Lâm đi Mỹ tiền trạm cho Nguyễn Phú Trọng, đó sẽ là hiện tượng một bộ trưởng Công An “làm phông” cho tổng bí thư hai lần liên tiếp cách nhau 4 năm.
Cần nhắc lại, sau chuyến tiền trạm Mỹ cho Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang đã được ông Trọng xếp vào danh sách ứng cử viên hàng đầu cho ghế chủ tịch nước. Tuy nhiên từ sau khi trở thành chủ tịch nước, mối quan hệ giữa Quang và Trọng đã không còn “cơm lành canh ngọt” nữa – theo rất nhiều dư luận và cả bình luận của truyền thông quốc tế.
Đến Tháng Chín, năm 2018, khi mới ngồi ghế nguyên thủ quốc gia chưa đầy nửa nhiệm kỳ, Trần Đại Quang chết. (Phạm Chí Dũng)
VNTB- ‘Việt Nam cải cách’ : Trọng có dụ được Trump?
Thường Sơn
(VNTB) - Sau hai thông tin của viên đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ là Hà Kim Ngọc và Bộ Ngoại giao Việt Nam, chuyến công du Mỹ của Nguyễn Phú Trọng đã chính thức được khẳng định, tuy chưa rõ vào thời điểm nào trong năm.
Quan hệ Việt - Mỹ luôn dựa trên những lợi ích chung - như triết lý của một nhà ngoại giao Washington. Để thuyết phục được Obama chấp nhận đón tiếp Nguyễn Phú Trọng như một nguyên thủ quốc gia, phe đảng ở Việt Nam đã tung ra chiêu pháp ‘đồng ý về chủ trương’ đối với công đoàn độc lập - một dạng thức dân chủ mà chính thể độc đảng ở Việt Nam luôn coi là ‘một thủ đoạn của Diễn biến hòa bình’, nhưng lại là một điều kiện quan trọng mà người Mỹ đòi hỏi cho Hiệp định TPP và một khi Việt Nam muốn tham gia vào hiệp định này.
Chỉ là sau đó, TPP đã gần như tan vỡ và do vậy những cam kết của chính thể Việt Nam về công đoàn độc lập cũng chẳng còn thấy tăm hơi đâu.
Còn sắp tới là gì?
Có vẻ để chuẩn bị cho chuyến đi Mỹ trong năm 2019 này, Trọng đang thu xếp một hành trang - như một món quà - để phòng hờ trong cuộc gặp với Trump nếu bị gây áp lực về chính trị, kinh tế và ngoại thương.
Hãy nhìn lại 9 tháng trước.
Vào cuối tháng Sáu năm 2018, một cấp dưới được xem là ‘gà’ của Nguyễn Phú Trọng là Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã có một chuyến đi tiền trạm tới Mỹ.
Khi tường thuật nội dung làm việc của ở Washington của Huệ, báo chí Việt Nam cho biết “Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mira Ricardel khẳng định coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam, nước đóng vai trò quan trọng trong triển khai chính sách của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình dương; ủng hộ chia sẻ của Phó Thủ tướng về việc một Việt Nam mạnh, độc lập, cải cách sẽ mang lại lợi ích chung cho khu vực, trong đó có Hoa Kỳ”.
Đã khá rõ là khi đó, Vương Đình Huệ muốn chuyển thông điệp của Nguyễn Phú Trọng có thể mang đến cho Donald Trump món quà là ‘cải cách’.
Cùng lúc và như một sự cố ý, báo đảng Việt Nam đã đánh tiếng ‘Việt Nam cải cách sẽ có lợi cho Mỹ’…
Vào năm 2015, Nguyễn Phú Trọng phải lần đầu tiên ‘xuất tướng’ sang Mỹ nhằm tìm kiếm cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam, mà kẻ hưởng lợi phía sau đương nhiên là ngân sách đảng cầm quyền của ông ta trong bối cảnh sắp hết tiền, được tham gia và Hiệp định TPP. Còn vào năm 2019 này, ngân sách nuôi đảng của Nguyễn Phú Trọng đã bộc lộ nhiều dấu hiệu cạn kiệt và có thể lao xuống vực xoáy nguy hiểm của nạn vỡ nợ. Cần phải gấp rút tìm ra lối thoát cứu đảng và cứu vãn chế độ mà hơi thở của nó có lẽ chỉ còn kéo dài từng năm này.
Chỉ có điều, rất đồng điệu với vô số hứa hẹn và cả cam kết về ‘sẽ cải thiện nhân quyền’ của chính thể Việt Nam luôn lặn không sủi tăm sau đó, vẫn chưa có bất kỳ động tác nào được xem là “cải cách thể chế” cho tới nay, và cũng chẳng có bất kỳ cơ sở đáng tin cậy nào, dù chỉ một chút, cho thấy ông Trọng và thể chế đảng trị kèm công an trị của ông ta sẽ chịu cải cách.
Làm thế nào để cứu vãn tình hình kinh tế và chân đứng chính trị rệu rã chỉ trong một vài năm, khi vài ba chục năm trước đó đảng Cộng sản đã không hề cải cách, hoặc có tuyên bố cải cách cũng chỉ là thói đầu môi chót lưỡi như một cách để kéo dài thời gian và ‘thu gom’ viện trợ quốc tế phục vụ cho giới quan chức túi tham không đáy?
Liệu với gợi ý ‘sẽ cải cách’ và hứa hẹn ‘Việt Nam cải cách sẽ có lợi cho Mỹ’ mà chẳng có bất kỳ bản thuyết minh chi tiết nào kèm theo, Nguyễn Phú Trọng có dễ dẫn dụ Donald Trump mở hầu bao viện trợ và đối ứng thương mại?
VNTB - Việt Nam - toàn cầu hoá nhà nước độc đảng
Khánh Anh dịch
VNTB - Việt Nam đã đi theo hướng chủ nghĩa tư bản và hệ thống thị trường nhiều hơn bất chấp sự cai trị của cộng sản. Việt Nam vẫn là một quốc gia độc đảng, với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được ghi trong Hiến pháp, và Hiến pháp cũng quy định rằng nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang Việt Nam là để bảo vệ không chỉ đất nước mà cả đảng. Hai hình ảnh dường như không tương thích xuất hiện, hình ảnh một quốc gia ngày càng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và hình ảnh của đảng quyết tâm duy trì độc quyền trong thời đại khi truyền thông xã hội đã trở nên một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
"Chủ nghĩa xã hội toàn cầu hoá"
|
Toàn cầu hoá
Đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, hội nghị thượng đỉnh thứ hai Kim Jong-un là sự kiểm tra thực tế chứ không phải là thành công. Tuy nhiên, đối với chủ nhà Việt Nam, hội nghị thượng đỉnh chắc chắn là một chiến thắng lớn. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng và ngoại giao khéo léo của Việt Nam đã có được sự chú ý chưa từng thấy trong khi không mấy ai chú đến luật an ninh mạng và việc những người chỉ trích chế độ bị bắt giam gần đây.
Việt Nam đã có được rất nhiều thứ với Trump. Gặp gỡ với Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Trump nói rằng ông “cảm thấy rất tốt về hội nghị thượng đỉnh tại Việt Nam bởi vì Việt Nam thực sự là một ví dụ về những gì có thể xảy ra với suy nghĩ tích cực.” Ông Trump còn nói thêm rằng “không như nơi nào trên trái đất phát triển”như Việt Nam và Việt Nam sẽ trở thành một hình mẫu cho Bắc Triều Tiên. Hai vị lãnh đạo đã giám sát việc ký kết các giao dịch thương mại trị giá 20 tỷ đô la.
Quan hệ tốt với Mỹ cũng tăng cường tình hình an ninh Việt Nam. Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc đang khiến Hà Nội ngày càng trở nên quan trọng và Hoa Kỳ là đối trọng tự nhiên - bất chấp Chiến tranh Việt Nam tàn khốc kết thúc năm 1975, trong đó có hơn 2,5 riệu lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan rộng ra khỏi Bắc Việt.
Việt Nam đã đi theo hướng chủ nghĩa tư bản và hệ thống thị trường nhiều hơn bất chấp sự cai trị của cộng sản. Việt Nam vẫn là một quốc gia độc đảng, với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được ghi trong Hiến pháp, và Hiến pháp cũng quy định rằng nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang Việt Nam là để bảo vệ không chỉ đất nước mà cả đảng. Hai hình ảnh dường như không tương thích xuất hiện, hình ảnh một quốc gia ngày càng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và hình ảnh của đảng quyết tâm duy trì độc quyền trong thời đại khi truyền thông xã hội đã trở nên một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
Bài học lịch sử
Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 31, vì vậy thế hệ trẻ chỉ được nghe nói về những cuộc đấu tranh trong và sau chiến tranh. Thập kỷ ngay sau chiến tranh với Việt Nam khó khăn hơn nhiều so với dự đoán. Đất nước thống nhất được xây dựng dựa trên mô hình Bắc Việt, hơn 2 triệu người bỏ nước ra đi, thuyền nhân tỵ nạn và người Việt gốc Hoa. Hà Nội tham gia một hiệp ước hữu nghị với Liên Xô, gây căng thẳng cho mối quan hệ Trung-Việt và sau một thời gian đối đầu ở biên giới, quân đội Việt Nam tháng 12 năm 1978 đã tiến vào Campuchia và xóa bỏ chế độ Pol Pot. Đặng Tiểu Bình vì muốn dạy cho Hà Nội một bài học, đã phát động một cuộc tấn công tốn kém vào khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979. Trung Quốc đã huy động hơn 600.000 quân, với 200.000 quân được đưa sang Việt Nam. Quan hệ hai bên vẫn đóng băng trong hơn một thập kỷ. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã thành lập một liên minh không khoan nhượng để ủng hộ Hoàng tử Sihanouk và Khmer Đỏ của Campuchia - và Việt Nam nhận thấy họ bị cô lập và hầu như không thể tự nuôi sống.
Năm 1986 là một bước ngoặt với quá trình đổi mới của Việt Nam. Chính phủ phi tập thể hóa nông nghiệp, tạo không gian cho tư nhân và mở cửa nền kinh tế cho thương mại cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một quốc gia có thâm hụt gạo khổng lồ nhanh chóng thành thặng dư gạo, và Việt Nam nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới. Trong một lá thư năm 1995 gửi Bộ Chính trị, Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói rằng đừng sợ tương lai. Ông Nguyễn Cơ Thạch, bộ trưởng ngoại giao huyền thoại, mô tả năm 1995 là một năm bội thu. Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ; ký một thỏa thuận với EU; và trở thành thành viên của ASEAN, một tổ chức ban đầu được thành lập vào năm 1967 nhằm kìm chế Việt Nam và chủ nghĩa cộng sản.
Kinh tế phát triển nhưng chưa đủ
25 năm qua là một giai đoạn của động lực kinh tế và xã hội. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đã thành công, tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi, với nền kinh tế tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm. Các chỉ số xã hội cũng rất ấn tượng. Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ đã giảm từ trên 50% vào năm 1992 xuống còn 3% hiện nay, với sự bất bình đẳng thu nhập ngày càng tăng mà không đến mức cực đoan.
Vai trò của ngoại thương đã tăng lên đáng kể, tổng giá trị ngoại thương hiện lớn gấp đôi GDP, với đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ yếu. Năm 2018, khối lượng cam kết FDI mới tương đương 8% GDP. Hải sản, dầu thô, cà phê và gạo là những mặt hàng xuất khẩu lớn, nhưng không đủ năng lực tăng trưởng kinh tế. Đầu tư Samsung của Hàn Quốc vượt lên trên hết. Hàng triệu điện thoại thông minh được lắp ráp tại nhà máy Samsung ở Thái Nguyên, phía bắc Hà Nội và sử dụng hơn 150.000 công nhân. Xuất khẩu của Samsung góp phần gần 25% tổng thu nhập xuất khẩu của Việt Nam với hơn 50 tỷ USD trong năm 2018.
Vấn đề nan giải là giá trị gia tăng từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ yếu là lao động, vẫn còn thấp và mối liên kết với nền kinh tế trong nước vẫn còn khá yếu. Việt Nam đang ở phổ thấp hơn trong chuỗi giá trị. FDI dành ưu tiên trong khi cải cách các doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn không nhận được sự thừa nhận hợp lý. Các tập đoàn lớn như Vingroup với tỷ phú Phạm Nhật Vượng được chào đón nhiều hơn và với sự tham gia của các công ty khởi nghiệp thú vị, nhưng mô hình hiện tại không cung cấp đủ không gian cho sự phát triển nội địa năng động thực sự.
Cải cách Giáo dục và Chính trị!?
Hai yếu tố rất quan trọng là chất lượng giáo dục đại học và thái độ của Đảng Cộng sản. Thu hút vốn FDI được coi là dễ quản lý hơn là tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ với ý nghĩa chính trị tiềm năng.
Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Là thành viên ASEAN, Việt Nam là thành viên của các hiệp định thương mại với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc và, trong những năm gần đây, đã đàm phán một số hiệp định thương mại tự do lớn, bao gồm hiệp định song phương với Hàn Quốc năm 2015 và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Obama đặc biệt ưu ái Việt Nam khi mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào Nhà Trắng năm 2015. Trump đã từ bỏ thỏa thuận này, nhưng 11 quốc gia khác vẫn kiên trì theo đuổi, và Hiệp định toàn diện và tiến bộ về Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, CPTPP, hiện đã có hiệu lực. Việt Nam và Liên minh châu Âu cũng đã hoàn tất một thỏa thuận vào năm 2015, nhưng vẫn chưa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn vì một số thành viên bày tỏ lo ngại về nhân quyền. Cả hai thỏa thuận bao gồm các điều khoản quan trọng tiềm năng về quyền lao động và, trong EVFTA là vai trò giám sát của xã hội dân sự cho thấy không gian mới sẽ mở ra cho lao động.
Sự phát triển kinh tế quốc tế như vậy trái ngược hoàn toàn với mặt trận chính trị, khi Đảng không sẵn sàng từ bỏ độc quyền về quyền lực. Ông Trọng kiêm luôn chủ tịch quân uỷ trung ương và năm ngoái lại trở thành Chủ tịch nước, là người xây dựng đảng chứ không phải là nhà cải cách, ông ta tập trung vào việc tăng cường tính hợp pháp của đảng bằng cách chống tham nhũng. Một cựu thành viên Bộ Chính trị đã nhận án tù chung thân. Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng Minh bạch quốc tế, thứ hạng của Việt Nam đã thụt lùi xuống hạng 117 trên 180 quốc gia vào năm 2018, cho thấy những hạn chế của chiến dịch chống tham nhũng do đảng điều khiển thay cho cải cách hệ thống.
Vào giữa năm 2018, chính phủ đã phơi bày tham vọng kiểm soát phương tiện truyền thông xã hội bằng việc đưa ra dự luật an ninh mạng dẫn đến các cuộc biểu tình rộng rãi. Vào tháng 1, một phiên bản luật sửa đổi một chút đã có hiệu lực. Việt Nam, trái ngược hoàn toàn với Trung Quốc, cho phép sử dụng Facebook và Google. Luật mới yêu cầu Facebook kiểm duyệt nội dung chống chính phủ trong số 38 triệu người dùng Facebook chiếm 40% dân số và cho phép chính quyền truy cập dữ liệu trực tuyến của người dùng. Tuy nhiên, việc cũng đã rồi. Đảng có nguy cơ đào sâu hình ảnh quá khứ hơn là tương lai.
Cho đến nay, đảng đã đi được trên con đường không chính thống về hướng nền kinh tế thị trường, nhưng có thể sớm phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Thách thức lớn của Việt Nam là mạo hiểm chọn một con đường rộng mở hơn về phía trước so với Trung Quốc, để cuối cùng dám vượt qua nhà nước độc đảng và nhận ra tiềm năng to lớn của đất nước.
Börje Ljunggren là cựu Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam và Trung Quốc, tác giả của sách Den kinesiska drömmenTHERXi, makten och utmaningarna / Giấc mơ Trung Hoa - Tập Cận Bình, Quyền lực và Thách thức (2017) và đồng biên tập của một quyển sách sắp tới về Việt Nam đương đại.
VNTB - Từ câu chuyện cô giáo cho đến chai nước mắm: gieo gì gặt đó
Trúc Mai
VNTB - Phải chăng đó là hệ lụy của một nền quản trị quốc gia thiếu sự cạnh tranh?; của một đất nước cả trăm triệu dân, nhưng vẫn quen thuộc câu cửa miệng: “Đảng và Nhà nước lo”?
Đã có đảng và nhà nước lo!
|
Lướt một vòng các trang báo điện tử, các newfeed trên Facebook những tuần lễ đầu tháng ba, có lẽ thấy nhiều nhất vẫn là câu chuyện của cô giáo ở La Gi và câu chuyện về nước mắm.
Bên bàn cà phê, giới trẻ cũng ít nhiều bàn luận về nước mắm kèm vẻ hoài nghi trình độ của các quan chức Hà Nội. Bởi, “nước mắm”, một từ mà tự điển Larouse vẫn giữa nguyên là “nuoc mam”, với giải thích là cá được ủ muối cho ra một dung dịch gọi là “nước mắm”. Nay thì các quan chức Hà Nội lại đưa ra một định nghĩa khác, “nước mắm” là sự pha trộn giữa các loại hóa chất tạo mùi, màu, chống mốc, hương nhân tạo, chất điều vị và thành phần được gọi là “tinh nước mắm”. Còn hiểu thế nào là “tinh nước mắm” thì không có giải thích.
Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong bữa cơm gia đình. Thế nhưng vì sao người lao động dường như ít quan tâm hơn so chuyện xì căng đan tình dục của cô giáo ở La Gi, Bình Thuận? Phải chăng đó thuộc nhóm vấn đề liên quan “Đảng và Nhà nước” lo?
Nhiều ý kiến cho rằng với thuyết âm mưu, “Đảng và Nhà nước” muốn cậy truyền thông đẩy mạnh những tình tiết kịch tính trong vụ “vòng tay học trò” ở một trường phổ thông trung học xứ biển Bình Thuận. Thời điểm này, về đối ngoại, “Đảng và Nhà nước” đang phải đối mặt với các phiên giải trình về nhân quyền tại Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc. Thế nhưng xem ra lại có hiệu ứng ngược, khi mang so sánh câu khẩu hiệu huấn thị trước đây thường được treo ở nhiều lớp học về “sánh vai được với các cường quốc năm châu được hay không…”. Bởi cách nào để sánh vai, khi giáo dục lại sản sinh ra những ‘cổ máy cái’ là cô giáo trong ‘vòng tay học trò’, còn thầy giáo thì ấu dâm như chuyện ở trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận Thủ Đức, TP.HCM…
Với một nền giáo dục dường chừng cứ mãi tuột dốc như vậy, có phần nguyên do từ một số quan chức đã không làm đúng bổn phận của mình. Bởi nếu làm đúng, thì nước mắm phải là cá, chứ không phải là hóa chất pha chế, đóng chai rồi quảng cáo, tăng chiết khấu để bán đầy ở chợ. Bởi nếu làm đúng, thì với các vụ án có dấu hiệu hình sự như ‘vòng tay học trò’, như thầy giáo ấu dâm, cưỡng dâm học trò…, cơ quan thực thi pháp luật phải vào cuộc ngay từ đầu, chứ không phải vì mục đích đẩy lên để ‘pha loãng dư luận’ cho một sự kiện chính trị nào đó, rồi thả nổi cho dư luận mặc tình dèm pha.
Nhiều khi lại chẳng có thuyết âm mưu nào ở đây. Trong chuyện nước mắm, ý kiến cho rằng liệu có thể gọi thứ nước chấm như Masan đang sản xuất từ pha chế các loại hóa chất, là nước mắm hay không?; hay đó là hành vi của nước chấm mang tên nước mắm để đánh lừa người tiêu dùng? Đó là thứ nước mắm giả cầy?
“Có lẽ vậy, nếu không thì các quan chức Hà Nội đâu có làm đủ mọi cách để cho ra đời bộ tiêu chuẩn nước mắm đánh đồng sản xuất thủ công nước mắm nhà thùng gồm cá, muối với thứ nước pha hóa chất cùng ‘tinh nước mắm’ nhưng vẫn đường hoàng gọi là nước mắm!”. Một chuyên gia hóa thực phẩm của trường Đại học Khoa học, nhận xét. Thứ nước mắm hóa chất này lại đang được bảo kê bằng bộ tiêu chuẩn chất lượng mà “Đảng và Nhà nước” nhăm nhe ban hành.
Phê phán vậy thôi chứ thật tế thì Việt Nam là xứ ngoại lệ, cái gì cũng có thể giả. Giả trở thành thật. Giả trở thành “chính qui”, thành “lãnh đạo”. Còn những cái thật, học thật làm sao bằng “học giả” kiểu đó… Kiểu như mai này nước mắm thật, truy ra từ bộ tiêu chuẩn mà các quan chức sắp đưa ra, các nhà thùng có thể ‘phạm’ đủ thứ qui cách. Người làm nước mắm cha truyền con nối hơn hai trăm năm qua, có thể bị ‘hầu tòa’ như chơi…
“Người ta sống ở quê, người ta ăn từ nhỏ với mùi nước mắm đó. Cho nên khi lớn lên người ta vẫn nhớ cái mùi nước mắm thơ ấu. Đi đâu xa, người ta ngửi cái mùi nước mắm, là người ta nhớ ngay. Bây giờ những người Việt xa xứ, cũng cả 3 triệu người chứ đâu có ít, họ cũng từng ăn nước mắm, và đang ăn nước mắm… Chẳng lẽ bây giờ họ ngửi cái mùi nước mắm công nghiệp để mà nhớ quê... Nước mắm đủ mọi miền, đều có thể xuất ra nước ngoài, và đều có thể đáp ứng được cái nhu cầu ẩm thực, và cả cái nhu cầu tình cảm của những người Việt xa xứ!”. Chuyên gia hóa thực phẩm, thạc sĩ Vũ Thế Thành, chia sẻ kèm tuyên bố chắc nịch như vậy.
Nếu có một nền tảng giáo dục tử tế, chắc chắn các quan chức Hà Nội không vì ‘lợi ích nhóm’ để mà đưa ra những chính sách mặc kệ dân tình ta thán. Phải chăng đó là hệ lụy của một nền quản trị quốc gia thiếu sự cạnh tranh; của một đất nước cả trăm triệu dân, nhưng vẫn quen thuộc câu cửa miệng: “Đảng và Nhà nước lo”?
VNTB - Từ cựu thuyết Truyền Thông Độc Tài Xô viết đến tình trạng Việt Nam ngày nay
Phùng Hoài Ngọc
VNTB - Chuyện Quốc Hội cố thông qua luật An ninh Mạng và sự giằng co mặc cả với hai đại công ty Google và Facebook chứng tỏ VIệt Nam cố gắng mà bất lực với trào lưu quốc tế
Bìa sách xuất bản năm 1978
|
Tác phẩm “Bốn học thuyết truyền thông” (Four Theories of The Press) của các nhà khoa học người Mỹ : Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm, do nhà báo Lê Ngọc Sơn chuyển ngữ, nhà xuất bản Tri Thức phát hành lần đầu năm 2013, tái bản lần 4 tháng 9 năm 2018. Gs.Chu Hảo chịu trách nhiệm xuất bản.
Ba nhà khoa học truyền thông Mỹ nghiên cứu truyền thông, chủ yếu căn cứ trên hệ thống báo in (báo giấy), đài phát thanh và phim ảnh. Suy rộng ra các loại hình báo chí khác về bản chất cũng như vậy.
Chúng ta cùng điểm qua lịch sử báo chí thế giới, xem ta đang ở đâu ?
1/ Sơ lược 4 học thuyết theo quá trình lịch sử
Bìa Xuất bản năm 1963 :
Bìa sách xuất bản ở Việt Nam
Nhà báo Lê Ngọc Sơn: “Lá cải hoá” báo chí và sứ mệnh của truyền thông Việt Nam ngày nay.
PV: Vì sao ông dịch cuốn sách “Bốn học thuyết truyền thông”?
Nhà báo Lê Ngọc Sơn: Báo chí nước ta đang phát triển mạnh và đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn bộc lộ một số khuynh hướng không lành mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội. Giới học thuật truyền thông chỉ ra rằng: Trên thế giới hiện có 4 hệ thống truyền thông chủ yếu: Độc tài, Tự do, Xô viết toàn trị và Trách nhiệm xã hội. Chúng ta cần biết những điều này để ứng dụng vào thực tiễn để phát triển. Và đó là lý do khiến tôi dịch cuốn sách này.
Tình trạng các báo lá cải và những báo mạng đang đi theo hướng “cải hoá” hiện nay, để tăng lượng người truy cập, họ đang tìm mọi kẽ hở để lôi được bạn đọc về phía mình, bất chấp thông tin đó có hợp với thẩm mỹ, văn hoá, và chuẩn mực hay không… Không ít đơn vị truyền thông đang tìm kiếm lợi ích mà không cần quan tâm đến công chúng. Chức năng khai sáng của truyền thông dường như mờ nhạt.
“Bốn học thuyết truyền thông” là cuốn sách lý giải những câu hỏi phức tạp ấy. Xuất bản năm 1956 tại Mỹ, do ba nhà khoa học là 2 Chủ nhiệm khoa truyền thông và Hiệu trưỡng trường báo chí Mỹ nghiên cứu và công bố.
“Bốn học thuyết truyền thông” đã trở thành sách gối đầu giường của học giả và sinh viên ngành báo chí – truyền thông và khoa học chính trị ở các nước phát triển.
Qua hướng phân tích-nghiên cứu đó, nhìn lại lịch sử từ điểm mốc 1956 trở về trước, các tác giả đã lần lượt nghiên cứu 4 học thuyết truyền thông: thuyết Độc đoán, thuyết Tự do, thuyết Trách nhiệm xã hội và thuyết Toàn trị Xô Viết. Trong đó thuyết Trách nhiệm xã hội kế thừa từ thuyết Tự do, còn thuyết Toàn trị Xô Viết phát triển từ thuyết Độc đoán.
1. Thuyết Truyền Thông Độc Đoán hay độc tài được bắt đầu áp dụng vào thế kỉ 16 và 17 tại Anh. Thuyết này được xuất phát từ mô hình xã hội độc tài, xuất hiện trong tác phẩm của Plato, Machiavelli, Hobbes, Hegel.
Nguyên lý cơ bản của thuyết này bắt nguồn từ quan niệm con người độc lập không nhà nước là hoang dã mông muội, còn con người khi có tổ chức nhà nước thì văn minh, tiến bộ, có khả năng vô hạn đạt được mục tiêu cá nhân. Vậy nên nhà nước quan trọng hơn mọi cá nhân và mọi cá nhân đều phải phụ thuộc vào nhà nước. Thuyết này cũng quan niệm rằng có khác biệt về khả năng tư duy giữa con người trong xã hội. (Một số ít tinh hoa sẽ toàn quyền ra quyết định, phần còn lại thiếu hiểu biết thì cứ nghiêm chỉnh chấp hành, không được ý kiến lôi thôi).
Từ các quan niệm về con người và nhà nước như trên, những người theo thuyết Độc đoán quan niệm về mục đích của truyền thông là hỗ trợ và ủng hộ cho chính phủ để chính phủ hoàn thành mục tiêu của mình. Điều này sẽ được Nhà nước kiểm soát và giám sát nghiêm ngặt. Ngoài chức năng đó, các phương tiện truyền thông có thể giáo dục dân chúng qua việc đưa các kiến thức dưới dạng cơ bản, dễ tiếp thu tới đại chúng.
Những nội dung bị cấm trong Thuyết truyền thông độc đoán :
– Cấm chỉ trích trực tiếp các lãnh đạo chính trị đương nhiệm cũng như quyết định và dự án của họ
– Cấm các nỗ lực lật đổ chính quyền
– Được phép nói về bộ máy chính trị nhưng không được nói về người điều hành bộ máy này.
– Cấm đưa thông tin về các vấn đề chính phủ, trừ những quyết định cuối cùng. Phạm vi vấn đề thảo luận phụ thuộc vào nhóm xã hội (công chúng được xem là không có khả năng hiểu về chính trị nên thảo luận của nhóm này bị giới hạn, nhưng nhóm có kiến thức thì được thảo luận rộng hơn).
Ở đây cũng xuất hiện một khác biệt quan trọng giữa thuyết Độc đoán và thuyết Toàn trị Xô Viết: trong mô hình Độc đoán, Nhà nước không đòi hỏi một sự đồng tình trọn vẹn, chỉ cần không chỉ trích lãnh đạo đương nhiệm, không chống lại các dự án đang tiến hành, không làm ảnh hưởng đến mục tiêu của Nhà nước.
Để thiết lập hệ thống truyền thông độc đoán, Nhà nước phải kiểm soát được các phương tiện truyền thông đại chúng. Trong điều kiện của thế kỷ 16, 17, một số phương án kiểm soát sau đây được thực thi:
– Sử dụng hệ thống cấp giấy phép, Cấp phép cho tổ chức truyền thông để các tổ chức truyền thông này được độc quyền phát hành ấn phẩm. Đổi lại họ phải phục vụ chính phủ, thực chất là nhà nước đồng nhất lợi ích của người tham gia ngành truyền thông với lợi ích của Nhà nước;
– Sử dụng hệ thống kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản, đặc biệt là các tác phẩm liên quan đến tôn giáo, chính trị.
– Khởi tố người truyền thông điệp chống đối chính phủ. Hai tội lớn nhất: mưu phản và nổi loạn.
Thuyết Độc đoán có mặt sớm nhất, từ khi các phương tiện truyền thông đại chúng mới nhen nhóm và máy móc in ấn vẫn còn sơ khai hạn chế, nên việc kiểm soát không gặp nhiều khó khăn. Đó là thời kỳ Phục Hưng (thế kỷ 14- 16)… Nhưng đến TK 16 đến cuối 17, máy in được cải tiến và xuất hiện ngày một nhiều, ngành in mở rộng quy mô tràn lan, các sản phẩm truyền thông đại chúng ngày càng nhiều hơn, khó kiểm soát hơn. Các phương án kiểm soát cũ chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn rồi lại nhanh chóng lỗi thời. Càng về sau, các phương án kiểm soát càng mang tính chất phòng thủ trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Thuyết tự do.
Ngày nay, để xây dựng và duy trì hệ thống độc đoán trong một xã hội phát triển phức tạp cần những thủ thuật tinh vi kín đáo hơn, bên ngoài có thể “giả tự do” để bên trong thi hành các thủ thuật thao túng kiểm soát như độc quyền hóa hoặc bội thực thông tin…
2. Thuyết Truyền thông Tự Do
được bắt đầu áp dụng tại Anh sau 1688 và ở Mỹ. Thuyết này xuất phát từ chủ nghĩa tự do. Các nhà triết học và chính trị học ủng hộ thuyết này có John Locke, John Milton, John Erskine, Thomas Jefferson, John Stuart Mill.
Nguyên lý cơ bản của thuyết Tự do hoàn toàn trái ngược với Thuyết độc đoán. Những người theo thuyết Tự do quan niệm cá nhân có tầm quan trọng lớn lao hơn mọi tập thể. Hạnh phúc của cá nhân là mục tiêu của xã hội. Nhà nước là công cụ hữu ích và cần thiết, nơi nhân dân giao phó, ủy thác quyền lực và cũng có thể thu hồi quyền lực. Xã hội tạo điều kiện cho con người nhận ra các tiềm năng của bản thân, vì thế các tổ chức xã hội không được trở thành vật cản đối với sự phát triển của con người. Mỗi con người tuy bẩm sinh khác nhau nhưng bằng nỗ lực tư duy đều có khả năng đạt tới chân lý.
Xuất phát từ những điểm trên, những người theo thuyết tự do cho rằng truyền thông phải vì những mục đích sau:
– Thứ nhất, hỗ trợ con người nhận ra các tiềm năng của bản thân, giúp cung cấp cho con người sự thật. Từ đó, con người trong xã hội tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội.
– Thứ hai, truyền thông cần giữ cho chính phủ không vượt quá giới hạn của mình (không được hạn chế con người tiếp cận sự thật, không được cản trở sự phát triển của con người).
– Thứ ba, truyền thông tham gia kết nối người mua và người bán bằng quảng cáo, cung cấp dịch vụ giải trí, duy trì khả năng độc lập tài chính.
Tuy là thuyết tự do, nhưng tự do nào thì cũng phải nằm trong khuôn khổ, vậy nên những người theo Thuyết tự do cấm những nội dung sau đây xuất hiện trên truyền thông:
– Phỉ báng cá nhân, gây hiềm khích giữa sắc tộc, tôn giáo.
– Nội dung khiếm nhã, khiêu dâm.
– Đặc biệt, trong thời kì rối ren, người theo thuyết tự do có thể từ bỏ tự do để chính phủ được phép kiểm soát truyền thông nhằm tránh các hoạt động xúi giục nổi loạn, phạm pháp…vv.
Một số phương án triển khai tự do truyền thông:
– Tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân đều được tự do tham gia hoạt động truyền thông
– Triển khai tranh luận tự do trong thị trường mở để tiếp cận sự thật. Mặc dù trong những thông tin đến với công chúng có cả những thông tin sai và thông tin đúng, nhưng thuyết tự do tin rằng khi công chúng tiếp cận với nhiều thông tin, công chúng sẽ tự tìm ra được thông tin phù hợp cho nhu cầu của bản thân và xã hội.
– Truyền thông cung cấp thông tin và giải trí cho công chúng, đồng thời kinh doanh và quảng cáo nhằm trở nên độc lập với chính phủ.
– Quyền lực của nhà nước đối với truyền thông cần phải được giới hạn. Chức năng của Nhà nước là tạo môi trường để các cá nhân tự do tham gia truyền thông.
Thuyết tự do với cốt lõi là tự do ngôn luận, tự do báo chí nên sẽ không có sự dự phòng trong trường hợp xảy ra biến động lớn như chiến tranh, phản loạn, vv…
3. Thuyết Trách nhiệm xã hội bắt đầu được áp dụng vào thế kỉ XX tại Mỹ. Thuyết này có thể coi là một phiên bản được sửa đổi từ Thuyết truyền thông tự do: nếu thuyết tự do nhấn mạnh việc tách truyền thông ra khỏi vòng tay kiểm soát chặt chẽ của chính phủ thì thuyết TNXH bổ sung thêm rằng: truyền thông phải có trách nhiệm với xã hội. Ủy ban Tự do Báo chí Mỹ là cơ quan ủng hộ phát triển học thuyết này.
Nguyên lý cơ bản: thuyết tự do cho rằng con người có đạo đức, tư duy, khả năng và động lực đi tìm sự thật. Trong dài hạn, con người sẽ suy xét được điều đúng sai. Thuyết trách nhiệm xã hội cũng cho rằng con người có đạo đức và tư duy, nhưng nghi ngờ việc con người có động lực đi tìm sự thật hay không. Con người có thể trở thành nạn nhân của sự lừa dối và cám dỗ trong thời gian dài, trừ khi được định hướng trở lại. Điều này cho thấy thuyết trách nhiệm xã hội ra đời sau và đã áp dụng nghiên cứu về tâm lý học, xã hội học, rút kinh nghiệm từ sai sót của mô hình truyền thông tự do).
Thuyết truyền thông Trách nhiệm xã hội vẫn liệt kê các mục đích của truyền thông tương tự như Thuyết tự do: Cung cấp thông tin, tổ chức tranh luận liên quan tới vấn đề chính trị, mở rộng kiến thức của công chúng để họ có khả năng tự trị, bảo vệ quyền của cá nhân, giám sát chính phủ, quảng cáo, giải trí, duy trì độc lập tài chính. Tuy nhiên học thuyết này yêu cầu tổ chức truyền thông cân bằng giữa các mục đích: ưu tiên sự thật, kiến thức, bảo vệ quyền cá nhân; quảng cáo, giải trí, kinh doanh có trách nhiệm.
Một số phương án triển khai thuyết truyền thông Trách nhiệm xã hội
Cho ra đời các bộ quy tắc ngành, trong đó quy định về trách nhiệm của cá nhân trong ngành phải đảm bảo đối với nghề nghiệp của mình cũng như với toàn xã hội. Cụ thể, do công chúng chỉ trích các tổ chức truyền thông quá nhiều, cộng với việc tòa án Mỹ xử phạt các hành vi lũng đoạn thị trường của các tổ chức truyền thông, các tổ chức này đã tự kiểm điểm bản thân, đề ra các nguyên tắc cho ngành, (bộ quy tắc ngành báo chí Mỹ – 1923, BQT ngành điện ảnh – 1930, BQT ngành phát thanh – 1937, BQT ngành truyền hình – 1952).
Để hiểu rõ hơn báo chí phải có trách nhiệm gì đối với xã hội, xin trích dẫn 5 yêu cầu của Ủy ban Tự do báo chí đối với hoạt động báo chí:
1. Báo chí cần miêu tả một cách trung thực, súc tích và thông minh những sự việc trong ngày trong một bối cảnh khiến cho chúng có ý nghĩa.
2. Báo chí cần phục vụ như một diễn đàn để trao đổi, bình luận và phê bình.
3. Báo chí cần miêu tả một bức tranh đại diện cho những nhóm cấu thành trong xã hội.
4. Báo chí cần truyền tải và làm rõ những mục tiêu và giá trị của xã hội.
5. Báo chí phải cung cấp đầy đủ thông tin trong ngày (phải cập nhật nhanh).
Chính phủ cũng can thiệp vào thị trường truyền thông, loại bỏ các nội dung phản cảm, điều tiết hành vi của các công ty để tránh thị phần bị thâu tóm bởi một số công ty lớn (chống độc quyền).
Dòng chảy phát triển của học thuyết truyền thông cũng song hành cùng học thuyết kinh tế. Thuyết truyền thông tự do tương ứng với thuyết nền kinh tế tự do, tối thiểu hóa can thiệp của chính phủ vào thị trường.
4. Thuyết truyền thông toàn trị Xô Viết được áp dụng đầu tiên tại Liên Xô. Người xây dựng là các nhà quản lý nước Liên Xô, dựa trên học thuyết của Karl Marx. Tuy nhiên tác giả nhận định rằng mô hình truyền thông này khác biệt so với những gì Karl Marx mường tượng, và trong trường hợp Marx sống mãi trong sự nghiệp chúng ta thì chưa chắc Marx đã đồng ý với mô hình này. Nền tảng của học thuyết là quan niệm về Đảng và nhà nước Liên Xô như cố vấn toàn diện cho các tầng lớp người dân, dẫn dắt họ vượt qua thời kì quá độ, loại bỏ tàn dư của chế độ Tư bản. Người dân chấp nhận định hướng và vì vậy cũng chấp nhận sự kiểm soát. Truyền thông là công cụ đắc lực để Đảng tập trung quyền lực, thực hiện sứ mạng.
Truyền thông toàn trị Xô Viết
– Là công cụ của nhà nước và Đảng Cộng sản, có mối quan hệ chặt chẽ với các công cụ khác. Đây là điểm khác biệt với thuyết Độc đoán.
– Thống nhất về nội dung. Các nội dung từ nước ngoài không thể thâm nhập
– Hỗ trợ giác ngộ nhân dân
– Tuyên truyền và vận động. Thêm một điểm khác biệt nữa: đòi hỏi sự đồng tình trọn vẹn, phản đối ngầm trong đầu cũng không được.
– Tuyên ngôn rằng, truyền thông có trách nhiệm to lớn: đảm bảo quyền tự do cho người dân.
Giải thích cho điều này cần xem xét: Tự do kiểu Liên Xô khác với tự do ở các nước tư bản mà chúng ta thường dùng quen thuộc ngày nay:
Một số phương án tổ chức:
Đảng kiểm soát đánh giá và phê bình tổ chức truyền thông, kiểm duyệt nội dung truyền thông.
Nội dung đưa lên báo chí không định hướng cập nhật sự kiện hay kinh doanh mà chủ yếu để giáo dục người dân.
Trong thực tiễn hoạt động, truyền thông phải có khả năng thay đổi quan điểm liên tục theo chỉ thị cấp trên đảm bảo các mục tiêu của Đảng. Do mục tiêu của Đảng Xô Viết luôn là tối cao, nên sự nhất quán trong thông điệp truyền thông có thể không được đảm bảo. Truyền thông sẵn sàng tôn vinh một người hết mức nhưng ngày hôm sau phải hạ bệ người đó nếu được yêu cầu.
Tóm lại, sau phần trình bày về 4 học thuyết truyền thông, tác giả đã cung cấp góc nhìn: các mô hình truyền thông khác nhau xuất phát từ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố cơ bản và quan trọng hơn cả là cấu trúc xã hội và thể chế của đất nước đó. Cách nhà quản lý dựa vào quan niệm về bản chất của con người, bản chất của xã hội và nhà nước, mối liên hệ giữa con người với nhà nước, bản chất của tri thức và của chân lý để xây dựng mô hình truyền thông. Thông qua phân tích mô hình truyền thông, chúng ta có thể hiểu được hệ thống kiểm soát xã hội.
2/ BẢN CHẤT TRUYỀN THÔNG ĐỘC TÀI XÔ VIẾT VÀ SỰ BẤT CẬP CỦA NÓ
Bản thân Marx đã từng hơn một lần thể hiện sự thất vọng đối với cách những người kế cận áp dụng lý tưởng của ông. Ông đã nói đầy mỉa mai “vậy thì tôi không phải người theo chủ nghĩa Marx”. Và tới ngày hôm nay có lẽ ông sẽ khước từ thêm lần nữa nếu có thể chứng kiến điều gì xảy ra đối với học thuyết của mình ở nước Nga và các nước trong khối xã hội chủ nghĩa (ngày càng teo dần). Bởi tư tưởng của Marx đã trải qua những sự biến đổi sâu sắc từ những lớp học trò kế cận truyền dạy lời ông, dưới áp lực hoàn cảnh mà Marx không thể dự đoàn được.
Ngay từ đầu, chủ nghĩa Marx truyền thống đã thể hiện chủ nghĩa độc đoán, sự bất biến, một xu hướng phân biệt rõ ràng giữa đúng và sai, một sự tự tin đáng ngạc nhiên trong việc giải thích một phạm vi lớn các hành vi của con người chỉ dựa trên một số ít các sự kiện kinh tế (!).
Những kết quả áp dụng Marx chưa phải là cách mạng thật sự. Chúng chỉ mang tính chất chính trị hơn là những cuộc cách mạng xã hội thực sự. Kết quả chỉ đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực đạt mà chưa đạt được sự biến đổi xã hội sâu sắc. Marx cho rằng các cuộc cách mạng đó sẽ bắt nguồn từ sự đối lập của giai cấp công nhân (lập đề) với giai cấp tư sản (phản đề) và kết thúc bằng chiến thắng của những người công nhân và sự hình thành một xã hội mới không có giai cấp (hợp đề). Nếu theo quá trình thay đổi biện chứng thì có dừng lại ở tình trạng xã hội không giai cấp hay không thì ông không chỉ rõ được (!?).
Ông Marx cho rằng nghệ thuật, tôn giáo, triết học và tất cả các thành phần văn hóa khác cũng phải thay đổi, đều phải theo lý tưởng và cơ sở của tầng lớp thống trị kinh tế. (!)
Mục tiêu của CNCS là một xã hội không phân chia giai cấp và không tồn tại nhà nước.
Theo Engels, khi giai cấp vô sản giành lấy phương tiện sản xuất, nó đánh dấu chấm hết cho chính nó và mọi sự khác biệt và đối kháng giai cấp, cũng đặt dấu chấm hết cho toàn bộ nhà nước. Hành động cuối cùng mang tính nhà nước là chiếm lấy toàn bộ phương tiện sản xuất dưới danh nghĩa toàn xã hội. Sau đó nhà nước tự động suy tàn.
Quả thực đây là một cách nhìn lạc quan phi thường (hoang đường) về con người. Con người thực ra chưa đủ hoàn hảo để sống không có chính phủ. Vậy lúc ấy, con người được đào tạo thế nào để đảm nhận vị trí “chỉ dưới các thiên thần” ? Và khái niệm “nhà nước dần dần dần suy tàn là gì nữa? Marx và Engels không đề cập tới cụ thể mặc dù họ quả quyêt rằng “thời ký hoàng kim” ấy sẽ tới khi giai cấp công nhân nắm lấy chính quyền. Bộ máy tuyên truyền của Liên Xô cũng đã lúng túng, gặp khó khăn khi nói về “thời kỳ hoàng kim”.
Ngay từ Lê Nin và đồng chí chỉ lo tập trung giành chính quyền. Họ không có nhiều thời gian suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội sẽ có hình thái như thế nào sau cách mạng. Ý tưởng của Lenin cho tương lai sau cách mạng hầu hết đề mờ ảo, xa vời và không thực tế. Không hề có chương trình thống nhất nào đi sau việc quốc hữu hóa công nghiệp và tịch thu các quĩ tư bản tư nhân. Ngay cả đối với nông dân, (theo tư tưởng Marx, nông dân không thuộc về giai cấp vô sản), chính sách của Lenin cũng rất mập mờ trong nhiều năm (chỗ thì tư nhân chỗ thì nông trang tập thể). Do đó, sau cách mạng tháng 10 Nga 1917, kinh tế xã hội Liên Xô tiến hành rất chậm chạp và không vững chắc, có khi thay đổi đường lối rất đột ngột.
Người lãnh đạo Đảng được giao quyền năng vô hạn khi tại vị.
Họ chỉ dựa vào hệ thống truyền thông của Đảng. Tờ báo Pravda phát biểu tuyên ngôn ngày 7/7/1956 “Đảng cộng sản đã và sẽ luôn là người chủ duy nhất của những khối óc và suy nghĩ, là người phát ngôn, người lãnh đạo và là người tổ chức cho nhân dân trong suốt quá trình đấu tranh của họ vì chủ nghĩa cộng sản”.
Bộ máy truyền thông chỉ việc thực hiện tư tưởng chủ đạo đó. Không chấp nhận tự do ngôn luận.
Tin tức là gì ? Với mọi xã hội khác, tin tức là các sự kiện vừa xảy ra.
Với Liên xô, tin tức là cách diễn dịch cái quá trình xã hội và nỗ lực xây dựng Nhà nước Xô viết xã hội chủ nghĩa.
Sự tương đồng của truyền thông Liên Xô và truyền thông ĐỨC quốc xã
- Truyền thông đại chúng nghĩa là công cụ để rèn giũa công dân trở thành công cụ đắc lực của quốc gia.
- Cả hai đều muốn định hướng của lãnh đạo, không cho phép bất cứ chệch hướng hay nghi ngờ nào ngoài đường lối của đảng- người dẫn đầu.
- Họ diễn dịch lại lịch sử theo hướng phù hợp với sự diều hành của họ.
- Người lãnh tụ không ngần ngại hi sinh một lượng lớn sinh mạng con người cho niềm tin mà họ tôn thờ.
Tóm lại, với các nước tự do dân chủ, truyền thông là một dịch vụ mang tiếng nói xã hội, phản ánh như cầu, thị hiếu, ý tưởng đa hướng, cởi mở của công chúng, không có kết quả định trước. Với Liên Xô, truyền thông là công cụ quan trọng, được sử dụng bởi một số lượng nhỏ các cá nhân lãnh đạo, để cho ra kết quả định trước.
3/ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM NGÀY NAY
Xuất phát từ nền Truyền thông độc tài kiểu Xô viết, truyền thông Việt Nam dùng các thủ thuật được tung ra để thao túng truyền thông.
- Ban tuyên giáo họp báo đầu tuần hoặc khi có việc cần.
- Giao trách nhiệm và kiểm soát tổng biên tập.
- Báo Thanh Niên “thay máu đảng viên” với máu dân thường cho các chức vụ quản lý.
- Luật An ninh Mạng loay hoay ra đời để kiểm soát ngôn luận.
Bất lực trước Mạng Xã Hội, chiều 28/12, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. (báo Dân trí). Phát biểu kết luận hội nghị, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, mạng xã hội đang ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội. Vấn đề được ông Thưởng nghiêm túc đặt ra đối với báo chí là thông tin đi sau mạng xã hội, dù nhiều trường hợp báo chí biết trước thông tin. Thực tế, kênh thông tin của báo chí rất đa dạng, đội ngũ thông tin báo chí rất đông, hoàn toàn có thể chủ động thông tin, nhưng sự chậm trễ của báo chí đã trao lợi thế cho mạng xã hội trong việc thông tin.
“Đúng là thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người làm báo. Ngoài ra, còn có việc hành động chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, thiếu hiệu quả của các cơ chế phối hợp, cũng như cơ chế quản lý nhà nước”, ông Thưởng đánh giá.
Chuyện Quốc Hội cố thông qua luật An ninh Mạng và sự giằng co mặc cả với hai đại công ty Google và Facebook chứng tỏ VIệt Nam cố gắng mà bất lực với trào lưu quốc tế
Liệu Việt Nam có bắt chước Trung cộng tận dụng Internet riêng để kiểm soát đảng viên cộng sản hay không ?
Tin mới: Bắc Kinh yêu cầu bắt buộc mỗi đảng viên, khuyến khích công chức, hàng ngày phải vào mạng của Đảng từ 30 phút đến 1 giờ, đọc và hiểu công tác đảng. Đảng dùng biện pháp công nghệ 4.0 để theo dõi «chấm công đảng viên» tức là kiểm soát bộ não của họ (!).
Cuốn sách được xuất bản năm 1956 và chắc chắn đã có giá trị to lớn đối với các nhà nghiên cứu triết học và truyền thông thế giới. Đến ngày nay vẫn có giá trị tham khảo và đối chứng.
Tham khảo:
VNTB - Đấu tranh nhân quyền: khi ngọn nến bị bạo lực làm vụt tắt
An Viên
VNTB - Hãy tự hào về điều đó, tự hào vì thực thi quyền xã hội dân sự, và những ngọn nến trong đêm sẽ tiếp tục đối diện với bạo lực, nhưng nó sẽ không bao giờ tắt đi, như cách mà nhân phẩm và luân lý con người vẫn sẽ trường tồn qua các bão giông của những thể chế phi con người.
Cao Shunli, nhà hoạt động nhân quyền Trung quốc qua đời ở bênh viện năm 2014.
|
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhận lời mời thăm Hoa Kỳ của Tổng thống Donald Trump, thời gian chuyến thăm sẽ được thu xếp vào thời điểm thích hợp.
Tin tức này nhanh chóng trở thành luận điểm vững chắc của những người ghét “dân chủ, nhân quyền” vịn vào để tấn công.
“Vậy đấy, bọn phá rối kia với giọng nói yếu ớt, bọn chúng tiếp tục phải trả giá cho hành động chống phá nhà nước của chúng, bêu rếu đảng. Mỹ, quốc gia dựa dẫm của chúng tiếp tục có mối quan hệ ấm nóng với Việt Nam chúng ta”, Facebooker Ngọc Khánh phản hồi về sự kiện này.
“Bọn chúng” mà Ngọc Khánh đề cập chính là những nhà hoạt động nhân quyền và vận động dân chủ cho Việt Nam. Mới đây, trong một bài viết trên trang web HRW cho biết, trong phiên tòa sắp tới đây (18.03.2019), 6 nhà hoạt động và blogger người Việt đang phải đối mặt với án tù dài vì sự chống đối ôn hòa của họ (từu 8 - 15 năm tù).
Hai năm trở lại đây, số người hoạt động nhân quyền, dân chủ hoặc đơn thuần bày tỏ quan điểm của mình đối với các sự kiện chính trị - kinh tế quốc gia (như dự luật đặc khu vào mùa hè 2018) đã lần lượt đối diện với sự sách nhiễu và án tù dài hạn.
Cộng đồng những người đấu tranh mặc dù có sự tăng lên, và nhận được sự ủng hộ dần từ phía người dân, tuy nhiên đến nay tiếng nói vẫn còn nhỏ lẻ. Một sự kiện được cho là làm nổi bật giá trị của cộng đồng đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam là thư hồi đáp của EU về EVFTA cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập người Việt trong và ngoài nước. Nhưng sự kiện này, nhìn chung cũng chỉ là một tia sáng nhỏ trong một không gian mù mịt và đặc sánh vì áp bức và mật vụ.
Câu hỏi về việc, đến bao giờ, giới đấu tranh cho quyền dân sự, chính trị Việt Nam sẽ có một tác động lớn. Câu trả lời này tùy thuộc vào cách thức trưởng thành về mặt tổ chức và con người cũng từng nhóm hội dân sự trong nước, cũng như tùy thuộc vào ý thức trưởng thành của các cá nhân tham gia đấu tranh về nhân quyền, dân sự. Tuy nhiên, niềm tin luôn là điều quan trọng.
“Rất khó để nói trước một điều gì đó về tương lai, liệu có sự lớn mạnh hay không. Nhưng cuộc đấu tranh chống lại sự kiểm soát quyền lực nhằm tước đoạt lợi ích của người dân thì cần sự bền bĩ”, B. Vân – một người từng tham gia phong trào cây xanh Hà Nội (2015) cho biết.
Sự bền bĩ đó là điều có thể tiếp tục gia cố khi thành quả của sự đấu tranh được nhìn thấy. Thực tế, câu chuyện đấu tranh dân chủ, nhân quyền có thể nhìn thấy qua khía cạnh chống BOT bẩn.
Một nhóm nhà báo dấn thân, mà đứng đầu là nhà báo Trương Châu Hữu Danh đã tạo nên phong trào rộng lớn từ bắc đến nam, đó là phong trào giám sát những BOT đặt sai trái địa điểm hoặc có báo cáo lưu lượng xe không chính xác (dẫn đến thất thu thuế của nhà nước cũng như bóc lột tiền thuế của người dân). Phong trào này đã gặp sự ủng hộ từ người dân, nhưng đồng thời những người trong cuộc đang bị “sách nhiễu” từ các cơ quan công quyền, từ việc bắt Hà Văn Nam (một người phản đối BOT bẩn ở miền Bắc) với tội danh “gây rối trật tự công cộng” đến nhũng nhiễu kinh tế nhóm Trương Châu Hữu Danh.
Sự “nhũng nhiễu, sách nhiễu” bằng những phương pháp, thủ thuật đầy chất… nghiệp vụ từ các nhân viên nhà nước đã cho thấy, tính lợi ích về vật chất và quyền lực đang chống đỡ một cách quyết liệt, ngoan cố trước sự trỗi dậy của phong trào đòi quyền lực lại về tay nhân dân, và nó cũng gây ra sự mệt mỏi của không ít người (hoạt động dân chủ, nhân quyền).
Không ít nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền của Việt Nam đã rời bỏ cuộc đấu tranh… Một trong số đó là trở về làm kinh tế. Câu nói về tiếng nói đơn lẻ, sự mỏi mệt, quyền lực tập trung với công cụ và phương pháp, lực lượng đánh phá, bao vây… trở thành một mệnh đề ám ảnh.
Nhưng, những người hoạt động Việt Nam có thể nhìn qua Trung Quốc, nơi những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền đối diện với mức độ khó khăn hàng trăm lần.
Cao Shunli, một người mới đây được trang The Guardian vinh danh, nhưng cô đã chết cách đây 5 năm.
Trong tiêu đề bài viết, The Guardian đã phản ảnh đúng tính chất của những nhà đấu tranh nhân quyền, đó là “Cô ấy đã đứng lên vì nhân quyền, và chúng ta cũng phải như vậy”.
Vào tháng 9. 2013, khi Cao Shunli cố bay đến Geneva để tham dự phiên họp của hội đồng nhân quyền LHQ (UNHRC). Cô hy vọng sẽ gửi thông tin về việc giam giữ và tra tấn ở Trung Quốc tới Liên Hợp Quốc. Nhưng cô chẳng thể nào thực hiện được điều đó, bởi cô đã bị giữ lại tại sân bay, cô bị bắt giam trong 6 tháng và giới cầm quyền Bắc Kinh đã từ chối điều trị y tế cho cô, mặc dù các luật sư của cô nhiều lần lên tiếng rằng sức khỏe của Cao Shunli đang xấu đi.
Cao Shunli đã chết trong khi giam. Nhiều người hiện cũng bị đối xử như Cao Shunli, trong đó có Liu Xiaobo, Muhammad Salih Hajim, Tenzin Delek Rinpoche, Huang Qi,…
Nhà nước Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình là nhà nước mà theo The Guardian mô tả, các đặc vụ nhà nước được hưởng hoàn toàn sự miễn trừ khi các thành viên gia đình, luật sư, bạn bè và những người ủng hộ những nhà hoạt động nhân quyền bị đe dọa, biến mất, bị giam giữ hoặc bị tra tấn.
Những gì đã và đang diễn ra ở Trung Quốc có vẻ đã và đang diễn ra tại Việt Nam thời ông Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng đúng như Cao Shunli nói trước khi chết, cô thừa nhận rằng, ảnh hướng của cô và những người như cô có thể lớn, có thể nhỏ, và có thể không là gì. Nhưng tất cả phải cố gắng, bởi đó không chỉ là nghĩa vụ của họ, mà đó là quyền của xã hội dân sự.
Hãy tự hào về điều đó, tự hào vì thực thi quyền xã hội dân sự, và những ngọn nến trong đêm sẽ tiếp tục đối diện với bạo lực, nhưng nó sẽ không bao giờ tắt đi, như cách mà nhân phẩm và luân lý con người vẫn sẽ trường tồn qua các bão giông của những thể chế phi con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét