Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Lời kêu gọi ủng hộ cuộc Tổng Biểu Tình toàn quốc ngày Chủ Nhật 05.03.2017 tại CHLB Đức

Ngày 28.02. 2017
                                                                                    Lời kêu gọi
V/v : ủng hộ cuộc Tổng Biểu Tình ngày Chủ Nhật 05.03.2017 trên toàn quốc Việt Nam Huế-Saigon-Hà Nội. <!>
Kính thưa quý vị lãnh đạo Tôn Giáo,
Kính thưa quý Hội Đoàn, Đoàn Thể và  Tổ Chức chống Cộng tại Đức và Âu Châu,
Kính thưa quý thân hào nhân sĩ chống Cộng,
Để đáp  lời hiệu triệu  của Linh Mục Tađêo Nguyễn Văn Lý với „ Lời kêu gọi 14 điểm của Toàn Dân Việt Nam Cứu Quốc „ và để ủng hộ  cuộc Tổng Biểu Tình trên toàn quốc Việt Nam, Ban Chấp Hành Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức  sẽ tổ chức một buổi biểu tình  :
                                                     trước  Tòa-Thị-Sảnh Frankfurt, 
                                          Roemerberg 27 · 60311 Frankfurt am Main
                               từ 10.00 giờ đến 13.00 giờ ngày Chủ-Nhật  05.03.2017
Chúng tôi kính mời quý vị tham gia đông đảo cuộc biểu tình này,  hầu ủng hộ tinh thần đồng bào trong nước không quản ngại bạo lực đàn áp của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam để đứng lên biểu tình ôn hòa , đòi hỏi chủ quyền cho dân tộc Việt Nam , chống Hán Hóa và nô lệ Tàu Cộng , bảo vệ môi trường sống cho toàn dân Việt Nam.
Kính thư
TM Liên Hội NVTN tại CHLB Đức e.V.
BS Hoàng Thị Mỹ Lâm
Thông Tin Đức Quốc Bild einbinden
 
Houston tuyệt thực đồng hành cùng đồng bào Quốc nội đòi công lý

Thanh Lãng

Chính nghĩa đấu tranh của Người Việt tại Houston dập tắt sự lèm bèm của Lãnh Sự Quán CSVN
Sau việc nhà cầm quyền CSVN bắt giữ tuỳ tiện một loạt những nhà đấu tranh Cấn Thị Thêu, Trần thị Nga, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hóa; đặc biệt là cuộc đàn áp đẫm máu đoàn người do Linh Mục Nguyễn Đình Thục dẫn đầu đi tìm công lý; đã có nhiều sinh hoạt của cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi để đồng hành đấu tranh cùng trong nước. Một sinh hoạt như vậy của cộng đồng người Việt tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, đã khiến Lãnh Sự Quán CSVN tại đây lộ diện họ là những người căm thù cuộc đấu tranh vì công lý của người Việt và đặc biệt hơn là không hiểu biết gì luật pháp của quốc gia sở tại.
Cuối tuần qua, vào ngày thứ Bảy, 25 Tháng Hai, Cộng đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston đã tổ chức một cuộc tuyệt thực để đồng hành cùng cuộc đấu tranh của đồng bào trong nước trước Lãnh Sự Quán CSVN tại Houston. Cuộc tuyệt thực do Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh Chính Trị Cộng Đồng Houston tổ chức, với sự tham dự của nhiều hội đoàn người Việt tại địa phương.
Tuy 8 giờ sáng mới khai mạc, nhưng đồng bào đã tề tựu đông đủ từ trước. Sau nghi thức khai mạc và tuyên bố lý do của ông Đặng Quốc Việt, trưởng Ban Tổ Chức, cuộc tuyệt thực bắt đầu trong thời tiết giá lạnh 4 độ bách phân hiếm có tại nơi này, và sẽ chấm dứt sau 12 tiếng đồng hồ tuyệt thực.
Theo giới thiệu của ông Đặng Quốc Việt, những vị sau đây đã tham dự vào cuộc tuyệt thực và tọa kháng:
Cô Xuân Phương, Cơ sở trưởng Đảng Việt Tân Houston
Ông Nguyễn Thực Khu, Hội trưởng Khu Hội Tù Nhân Chính Trị Houston
Ông Lê Hải, Đại diện Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt tân Houston
Cô Võ Tuyết Hồng, thành viên Câu Lạc Bộ Thân Hữu Việt Tân Houston
Ông Trần Hùng, Ủy Viên Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston
Bà Nguyễn Thị Yêu, một người dân tại Houston
Ông Võ Nghiệp, một người dân tại Houston
Quý vị tọa kháng bên cạnh cuộc tuyệt thực:
Ông Trần Hiến, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Ông Huỳnh Công Tử, đại diện Đại Việt Quốc Dân Đảng 
Ông Lý Tống, nhân sĩ, nhà đấu tranh 
Bà Trần Hoài Bắc, nhân sĩ
Bà Lê Tuyết Anh, nhân sĩ
Chính quyền địa phương đã cắt cử 4 cảnh sát viên có mặt tại chỗ để bảo vệ cho buổi tổ chức. Hai giờ chiều cùng ngày, có hai viên cảnh sát liên bang (FBI) tới tiếp xúc với đại diện Ban Tổ Chức và cho biết, Lãnh Sự Quán Việt Công đã phàn nàn với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về buổi sinh hoạt này. Sau khi được Ban Tổ Chức giải thích mục tiêu, cũng như tận mắt trông thấy hình ảnh đẫm máu trong cuộc đàn áp đoàn người đòi công lý do Linh Mục Nguyễn Đình Thục hướng dẫn, những nhân viên công lực đã bày tỏ sự đồng tình, đồng thời dặn dò những điều cần thiết và cách thức liên lạc nều có nhu cầu.
Buổi Thắp Nến cầu nguyện do Hội Đồng Liên Tôn tại Houston chủ trì diễn ra lúc 6 giờ 30 tối với sự tham dự của gần 100 đồng bào được tiếp nối với một chương trình văn nghệ đấu tranh do Ca Nhạc sĩ Hoàng Tường trình diễn.
Trời lạnh, nhiều người tham dự tuyệt thực vốn quen với nắng nóng của Houston đã bắt đầu ho hen, nhảy mũi, chứng tỏ đã ngấm lạnh vào người. Thế nhưng không ai bỏ cuộc.
Đến 7 giờ tối, Lãnh Sự Quán CSVN lại một lần nữa làm phiền các nhân viên công lực Mỹ, nhưng kết quả cũng giống buổi trưa.
Trong suốt 12 giờ tuyệt thực đồng bào liên tục tuần hành, vang lên những bài ca đấu tranh và những khẩu hiệu rập ràng đòi công lý, nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam như “Freedom for Viet Nam”, “Democracy for Viet Nam”, “Human Rights for Viet Nam”, “Down with Viet Nam Communist”, “Đả đảo Cộng Sản Việt Nam bán nước.”
Sau những phát biểu của Hội Đồng Liên Tôn, của các thân hào nhân sĩ và của đại diện tuyệt thực viên, đúng 8 giờ tối, Trưởng Ban Tổ Chức đã tuyên bố cuộc tuyệt thực và tọa kháng chấm dứt.
Được theo dõi cuộc tuyệt thực hôm nay từ lúc ban đầu cho tới chấm dứt, chúng tôi nhận thấy các tuyệt thực viên đã rất kiên trì dù thời tiết rất lạnh. Ban Tổ Chức đã tạo một khung cảnh trước Lãnh Sứ Quán CSVN rất dễ thu hút sự quan tâm của người qua đường; hơn nữa, địa điểm lại ngay trên đường Westheimer, là con đường lúc nào cũng đông xe qua lại và gần đèn đỏ nên đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân lái xe ngang qua.
   
Thanh Lãng tường trình từ Houston
 
Người sinh viên ơi, hãy đứng lên

Bằng Tâm

Mới đây, ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cho biết: "Chúng ta đang có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp. Do đó, xuất khẩu lao động có trình độ kỹ thuật là hướng đi mới giải quyết việc làm cho số sinh viên tốt nghiệp đang thất nghiệp hoặc có việc làm không ổn định."
Đã từ lâu, thị trường việc làm ở Việt Nam luôn ở trong tình trạng vừa thiếu, vừa thừa. Phần lớn sinh viên đại học mới ra trường đều không được trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm, để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường việc làm. 200.000 cử nhân thất nghiệp là con số quá lớn cho nguồn nhân lực. Nhưng, theo ông quan chức cấp cao Bộ Lao động, thì số lực lượng lao động "dôi dư" này hướng sẽ cho đi xuất khẩu lao động.
Nếu ở các quốc gia khác thì quả thật đây là sự lãng phí công sức đào tạo đại học cho số sinh viên này. Nhưng ở tại Việt Nam, chả quan chức nào lại quan tâm đến sự lãng phí, hầu như đều chỉ chăm chăm đến lợi ích của riêng họ qua "tiền cò xuất khẩu". Miễn làm sao cho "trôi" câu chuyện, rồi họ phủi tay hết trách nhiệm.
JPEG - 75.6 kb
Ảnh minh họa (internet)
Đầu tiên, việc có tới 200.000 cử nhân thất nghiệp là do tệ nạn học và đào tạo chỉ là để có bằng cấp. Cả xã hội Việt Nam hiện nay là một thị trường dịch vụ và giáo dục không nằm ngoài tình trạng đó. Giáo dục từ lâu đã trở thành một dịch vụ: giảng viên là người bán, sinh viên là người mua. Ở rất nhiều trường đại học, giảng viên gian dối trong việc dạy, còn sinh viên gian dối trong việc học. Do vậy, rất đông trong số 200.000 cử nhân thất nghiệp, họ mang danh và có cái bằng cử nhân, chứ thực chất kiến thức của họ học được rất ít.
Bộ Giáo dục và đào tạo có biết tình trạng này không? Tại sao họ lại để tình trạng này kéo dài thành bệnh dịch? Phải chăng trong xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng mạnh ai người ấy chạy, các Bộ, Ngành cũng phải tự lo lấy mình. Nhà nước không đủ lo cho giáo viên, bác sĩ thì họ phải nhắm mắt làm ngơ cho những tệ nạn mua bán, vòi vĩnh của nhân viên ngành mình. Tệ nạn này kéo theo tệ nạn khác: giáo viên, bác sĩ sẽ phải hối lộ lãnh đạo để bỏ qua cho những tệ hại mà họ gây ra.
Trong khi đó lãnh đạo cấp cao của đảng cộng sản cũng bỏ qua những tệ nạn ở các Bộ, các ngành để duy trì sự trung thành cần thiết để bảo vệ chế độ. Thí dụ: tình trạng cảnh sát giao thông - CSGT (con sâu gặm tiền), lãnh đạo Bộ Công an có biết không? Họ biết thừa, nhưng vẫn để cửa để số này kiếm thêm "bánh mỳ" lo cho cuộc sống của họ và hơn nữa để có thứ để mà hối lộ cấp trên.
Tiếp theo, việc để cho nhiều sinh viên mới ra trường thất nghiệp sẽ dễ dẫn đến tình trạng, họ phải làm trái ngành, trái nghề. Lại phải trải qua một thời gian đào tạo lại thì họ mới đáp ứng được công việc mới. Gây lãng phí lớn trong xã hội. Thậm chí, tình trạng này sẽ kéo theo tệ nạn họ phải mua chỗ làm việc. Có thông tin tiết lộ rằng, mua một chỗ để lái xe taxi cũng có giá khoảng 5 ngàn đô la Mỹ.
Tóm lại, mọi thua thiệt cuối cùng lại rơi xuống người dân nghèo. Họ đã phải gồng lên để cố theo học được cái bằng cấp. Nhưng sau đó, họ lại phải đối mặt với bài toán kiếm việc làm. Cái gì cũng cần phải có tiền. Câu chuyện đầu tiên - tiền đâu, đã gây thêm những tiêu cực đau lòng trong xã hội. Nhiều sinh viên đã trở thành gái bao, trai bao để lo chi phí học hành và cuộc mưu sinh đầy khó khăn của họ.
Trong khi đó, những con ông cháu cha thì vô cũng thuận lợi. Họ đã được sắp đặt vị trí ngay cả khi họ còn ngồi trong ghế nhà trường. Một giai cấp thống trị thực tế đã hình thành ở Việt Nam. Một giới tư bản đỏ đang bòn rút mọi tài nguyên và nguồn lợi của đất nước, của dân tộc.
Cuối cùng, là câu chuyện sinh viên không tìm được việc làm thì cho đi xuất khẩu lao động. Một nền kinh tế mà chỉ chăm chăm xuất khẩu nguồn nhân lực ra nước ngoài thì đúng là nó đang ở trong tình trạng què quặt. Cách đây độ chục năm, không ai có thể nghĩ rằng Việt Nam hiện nay đã "phát triển" đến mức phải xuất khẩu lao động cả sang Lào và Campuchia. Rõ ràng, nếu cứ để đảng cộng sản lãnh đạo thì đất nước Việt Nam chúng ta sẽ ngày càng lụi bại. Người dân Việt Nam sẽ phải tha hương cầu thực khắp nơi trên thế giới này.
Do vậy, câu chuyện 200.000 cử nhân mới ra trường thất nghiệp không chỉ đơn thuần là câu chuyện kiếm công ăn việc làm, xuất khẩu lao động, mà nó là câu chuyện quản lý và điều hành đất nước.
Đảng cộng sản Việt Nam đã cướp chính quyền và họ đã thống trị đất nước này gần một thế kỷ qua. Họ chỉ biết bòn rút cho lòng tham không đáy của họ. Họ không hề có một kiến thức cần thiết để lãnh đạo và điều hành đất nước. Cách mà họ làm chỉ là hình thức cai trị của một lực lượng nội xâm. Họ đã để đất nước tụt hậu rất xa so với thế giới văn minh bên ngoài.
Rồi đây, từng người trong số 200.000 sinh viên thất nghiệp sẽ phải tự lo lấy tương lai của mình, kể cả khi muốn xuất khẩu lao động thì họ cũng phải lo tiền đút lót thì may ra mới thoát được. Đừng tiếp tục im lặng nữa, đừng chịu kiếp làm chuột bạch cho một lũ lãnh đạo cộng sản bất tài nữa. Hãy đứng lên để làm chủ vận mệnh và tương lai của mình.
Người sinh viên ơi, hãy đứng lên đòi đảng cộng sản: "trả lại đây cho nhân dân tôi. Quyền tự do, quyền con người. Quyền được nhìn, được nghe, được nói. Quyền được chọn chân lý tự do, quyền xóa bỏ độc tài, độc tôn. Trả lại đây quyền chính đáng của người dân. Dân biết chọn gì cho mình, cho thái bình non nước Việt Nam.”
27/2/2017
Bằng Tâm
 
Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu tri ân Cộng đồng và chính giới Thụy Sĩ

BBT Web Việt Tân

Nhân dịp đến Thụy Sĩ tham dự Hội Nghị Genèva về Nhân Quyền và Dân Chủ, tổ chức lần thứ 9 tại Genève hôm 21 tháng Hai vừa qua, cựu TNLT Đặng Xuân Diệu đã được sự hướng dẫn của ông Nguyễn Tăng Lũy, Tổng thư ký Ủy ban Thụy Sĩ - Việt Nam (Cosunam) thăm viếng và tiếp xúc với đại diện Cộng đồng và một số chính giới Thụy Sĩ đã từng đấu tranh cho anh và các TNLT khác trong thời gian qua.
Cuộc hành trình đến Thụy Sĩ của cựu TNLT Đặng Xuân Diệu bắt đầu vào ngày 19 tháng Hai, 2017. Anh Diệu đã tham dự buổi Hội ngộ đầu Xuân năm 2017 do Hội Cựu Quân Nhân QL VNCH Thụy Sĩ tổ chức. Tại đây, ông Trần Hữu Kinh đã giới thiệu anh Diệu trước các vị thân hào nhân sĩ trong Cộng đồng và dành cho anh một vài phút ngỏ lời tri ân Cộng đồng Việt Nam tại Thụy Sĩ. Nhân dịp này, anh Diệu đã gởi lời cảm ơn Ban Tổ Chức và tất cả những người đã vận động cho anh khi còn trong lao tù. Kế tiếp anh đã thuật lại một số sự kiện trong tù và những hành động vô nhân đạo của nhà cầm quyền CSVN đối với anh và các tù nhân lương tâm khác. Anh Diệu xác định rằng anh sẽ tiếp tục đấu tranh cho các tù nhân lương tâm còn ở lại trong lao tù Việt Nam. Trong phần chia sẻ, ông Nguyễn Tăng Lũy cho biết Uỷ Ban Thụy Sĩ-Việt Nam (Cosunam) đã vận động rất nhiều cho anh Đặng Xuân Diệu.
JPEG - 27.6 kb
Anh Đặng Xuân Diệu và ông Trần Hữu Kinh, Chủ tịch Hội CQN/QLVNCH/TS
JPEG - 29.5 kb
Ông Nguyễn Tăng Lũy thuộc Ủy ban Thụy Sĩ - Việt Nam (Cosunam)
Vào ngày 21 tháng Hai, 2017, anh Đặng Xuân Diệu tham dự Hội Nghị Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ. Đây là Hội nghị quốc tế thường niên lần thứ 9, được tổ chức trước phiên họp khoáng đại của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra trong những ngày sau đó. Hội nghị diễn ra tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Geneva (Centre International de Conférence de Genève), cách Liên Hiệp Quốc vài trăm thước.
Ngoài anh Diệu, có 14 diễn giả đến từ các quốc gia như Iran, Iraq, Cuba, Venezuala, Turkey, Nga, Tây Tạng, Bắc Hàn. Anh Diệu đã thuyết trình trong phần “Lên tiếng cho những người bị bịt miệng”, cùng với ký giả người Anh James Jones và ông Kwan Jin Kim từ Bắc Hàn.
Trong bài phát biểu, anh Diệu đã kể lại một cách chi tiết những đối xử tàn nhẫn mà anh đả phải trải qua trong các năm tù đày. Anh cũng nêu lên sự kiện các nạn nhân Formosa bị đánh đập khi đi nộp đơn khởi kiện công ty này và kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho các TNLT còn lại trong tù như anh Hồ Đức Hòa, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Nguyễn Văn Đài, chị Trần Thị Nga, anh Nguyễn Văn Oai, anh Nguyễn Văn Hóa, chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn...
JPEG - 24.4 kb
Vào trưa ngày 22 tháng Hai, 2017 anh Đặng Xuân Diệu đến thăm Tòa thị chính Grand Saconnex, thuộc thành phố Genève. Thành phố này quy tụ hầu hết tất cả các Tòa đại sứ ngoại quốc tại Genève.
Tại đây, Uỷ Ban Thụy Sĩ Việt Nam (Cosunam) tổ chức một buổi gặp gỡ với những chính giới Thụy Sĩ đã lên tiếng cho anh Diệu lúc anh còn bị giam cầm. Đặc biệt, anh Đặng Xuân Diệu đã gặp lại ông Rolin Wavre, nguyên Tổng thư ký của Cosunam. Ông Rolin Wavre đã gặp anh Diệu vào tháng 9 năm 2010 tại khu tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, khi các thành viên Đảng Việt Tân đọc Bản lên tiếng "Vì Ngàn Năm Thăng Long, Chống Hiểm Họa Bắc Triều". Ông Wavre và anh Diệu gặp lại nhau trong niềm vui và xúc động.
Cùng hiện diện trong buổi gặp gỡ này có Dân biểu Anne-Marie Von Arx. Bà đã từng đến Việt Nam vào năm 2012 để gặp thân nhân của các TNLT; ông Michel Rossetti, cựu Thị trưởng thành phố Genèva; các ông Jean-Marc Comte và Laurent Jimaja, cựu và nguyên Thị trưởng thành phố Grand Saconnex; các ông Simon Brandt và Jean-Luc Von Arx, thành viên Hội đồng thành phố Grand Saconnex; và ông Michel Gonczy, Tổng thư ký Tòa thị trưởng Grand Saconnex.
Với tư cách là chủ nhà, ông Laurent Jimaja nói với anh Diệu, “Anh hãy xem Tòa thị trưởng Grand Saconnex là nhà của mình”. Ông Rossetti tiếp lời và nhấn mạnh phải làm sao Việt Nam sớm có được dân chủ để những người như Diệu không bị bỏ tù.
Ông Rolin Wavre nhắc lại cuộc gặp gỡ với anh Diệu vào cuối năm 2010, và thêm rằng từ năm 2010 đến nay, anh Diệu đã trải qua gần hết khoản thời gian đó trong tù trong khi ông được sống tự do. Ông Wavre chia sẻ thêm: “Sau khi đọc bài thuyết trình của anh ở hội nghị Geneva Summit, với tư cách là thành viên của Hội Hồng Thập Tự, tôi đã thăm viếng nhiều nhà tù trên thế giới trong vòng gần 20 năm, tôi rất cảm được những gì Diệu đã kể lại trong lúc ở tù. Những người thật sự can đảm là những người như anh chứ không phải chúng tôi. Và chúng tôi càng ủng hộ nỗ lực tranh đấu của anh vì sự tranh đấu này hoàn toàn bất bạo động.”
Trong phần phát biểu tri ân những chính giới Thụy Sĩ đã tranh đấu cho mình, anh Diệu đã nói rằng nếu coi Tòa thị sảnh là nhà, thì anh đang cảm thấy như trong một gia đình, với nhiều người chăm sóc mình như một thân nhân. Anh Diệu đã không cầm được nước mắt khi kể lại những câu chuyện trong lao tù và nhớ đến các TNLT đang phải hứng chịu nhiều sự tàn ác trong nhà tù Cộng sản.
Anh nói: “Khi bước chân vào tù, chúng tôi là những nam thanh nữ tú. Sau một thời gian tù đầy, chúng tôi trở thành những người tàn phế. Rồi họ [CSVN] đẩy sang các chính phủ khác để gánh hậu quả. Chúng tôi không muốn đi tỵ nạn, chúng tôi muốn sống một cách tự do trên đất nước Việt Nam.”
Anh Diệu kêu gọi các chính giới Thụy Sĩ cố gắng đi Việt Nam để thăm viến các TNLT và gia đình của họ. Sự thăm viếng này là động viên rất lớn cho những người trong nước. Ngoài ra, anh Diệu cũng kêu gọi các chính giới đi thăm các giáo xứ ở vùng Vinh, Nghệ An, nơi mà thảm họa Formosa đang diễn ra.
JPEG - 18.6 kb
Hình lưu niệm với các chính giới Thụy Sĩ
JPEG - 21.6 kb
Từ trái sang phải: Ông Jean-Luc Von Arx, ông Jean-Marc Comte, bà Anne-Marie Von Arx, ông Rolin Wavre, ông Michel Rossetti và ông Simon Brandt. Bà Von Arx cầm kiến nghị gửi cho Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc.
Ngay trong buổi tiếp tân, các chính giới Thụy Sĩ đã cùng ký tên trong một kiến nghị gửi đến Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trả tự do cho các tù nhân lương tâm đang bị CSVN giam giữ. Kiến nghị này đã được bà Von Arx và ông Rossetti mang đến Lãnh sự quán CSVN tại Genève để trao tận tay cho đại diện bà Tổng Lãnh Sự. Cùng với hai vị chính giới, anh Diệu cùng một số đồng hương đã đứng trước Lãnh sự quán với các tấm bảng phản đối sự kiện nạn nhân Formosa bị đánh đập, và hình ảnh của ba nhà hoạt động vừa bị bắt trong tháng Giêng là Nguyễn Văn Oai, Trần Thị Nga và Nguyễn Văn Hóa.
JPEG - 12.5 kb
Nhân viên Lãnh sự quán ra nhận Kiến nghị
JPEG - 27.3 kb
Anh Đặng Xuân Diệu và một số người đứng trước Lãnh sự quán CSVN chờ ông Rossetti và bà Von Arx trở ra sau khi trao Kiến nghị
JPEG - 22.9 kb
Geneva hiệp thông với các nạn nhân của Formosa
Sau đó, phái đoàn đã được hướng dẫn viếng thăm Bia Tỵ Nạn. Sự kiện hai tấm Bia Tỵ Nạn tại đảo Pulau Bidong và Galang đã bị nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu đục bỏ để xoá đi sự kiện lịch sử hàng triệu người Việt Nam đã bỏ mình trên biển cả vì không sống nổi dưới chế độ hà khắc của đảng Cộng sản và đã đi tìm tự do. Chính vì vậy mà tấm Bia Tỵ Nạn này đã được xây dựng và khánh thành vào năm 2005 trong khuôn viên của thành phố Grand Saconnex, tọa lạc ngay trung tâm các cơ sở hành chánh quan trọng của Liên Hiệp Quốc và Toà Đại Sứ các nước trong đó có Việt Nam.
JPEG - 41.9 kb
Vào năm 2005, Geneva là nơi đầu tiên ở Tây Phương xây bia tỵ nạn.
http://www.viettan.org/Cuu-TNLT-%C4%90ang-Xuan-Dieu-tri-an.html 

Chính phủ từ chối ‘nợ riêng’: Doanh nghiệp nhà nước sẽ đua nhau phá sản

01/03/2017 
 
Theo phân tích mới nhất của Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nợ của 3.200 doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 là 4,9 triệu tỉ đồng. (Ảnh minh hoạ)
Theo phân tích mới nhất của Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nợ của 3.200 doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 là 4,9 triệu tỉ đồng. (Ảnh minh hoạ)
 
Tương lai phá sản của nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước là rất cận kề, sau vài động thái mới nhất của Chính phủ và Bộ Tài chính liên quan đến quốc nạn nợ công.
Nợ công 210% GDP !
Trước tết Nguyên đán năm 2017, Bộ Tài chính đã đưa dự thảo của Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) ra công luận để lấy ý kiến rộng rãi. Có lẽ nội dung đáng chú ý nhất của bản dự thảo này là Bộ Tài chính - cơ quan chuyên sáng tạo ra các sắc thuế bổ đầu dân để vun vén cho ngân sách - đã không chấp nhận đưa các khoản vay nợ nước ngoài của tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vào khái niệm nợ công quốc gia. Trong khi đó, loại nợ này lại là một trong 5 định nghĩa về nợ công của cơ quan thống kê của Liên hiệp quốc.
Nhưng tại sao Luật về nợ công của Việt Nam lại như cố tình không gộp cả phần nợ vay nước ngoài của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước?
Theo phân tích mới nhất của Tiến sĩ Vũ Quang Việt vào đầu năm 2017 ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nợ của 3.200 doanh nghiệp nhà nước theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 là 4,9 triệu tỉ đồng (231 tỉ đô la Mỹ), gấp nhiều lần con số 1,5 triệu tỉ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của doanh nghiệp nhà nước là 324 tỉ đô la Mỹ, bằng 158% GDP.
Như vậy, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỉ đô la Mỹ, bằng 210% GDP.
Trước đây vào năm 2011, ngay một chuyên gia nhà nước là ông Vũ Đình Ánh đã phải thừa nhận nợ công đã lên đến 98% GDP.
Nhưng cũng vào năm 2011, nợ công quốc gia đã được chính phủ Nguyễn Tấn Dũng “ấn định” chỉ vào khoảng 55% GDP. Lý do hết sức dễ hiểu là nếu tống nợ vay nước ngoài của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước vào khái niệm nợ công quốc gia, nợ công sẽ vọt lên ít nhất 200% GDP ngay tại thời điểm năm 2011 - lúc tỷ lệ lạm phát trên báo cáo đã xấp xỉ 20%, còn Chính phủ bắt buộc phải ban hành nghị quyết về “thắt lưng buộc bụng” sau một thời gian dài “đầu tư liên tục, đầu tư ồ ạt cho đến lúc sụp đổ” như một triết lý cảnh báo của chuyên gia phương Tây đối với trường hợp Trung Quốc và Việt Nam.
Còn từ năm 2011 đến năm 2015 và với đà vay mượn nước ngoài tăng tiến không ngừng nghỉ, nợ công chắc chắn đã tăng và nợ vay của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cũng tăng chóng mặt (cho tới nay vẫn chưa có con số thống kê chính thức nào về số nợ vay nước ngoài phát sinh của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước trong khoảng thời gian 4-5 năm qua).
Vào thời điểm sát Đại hội XII cuối năm 2015, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn cố “khuôn” nợ công quốc gia chỉ khoảng 59% GDP, để từ đó vẫn đưa ra những lời hô hào “còn dư địa để vay nước ngoài”, vẫn tiếp diễn những ca khúc về các dự án khổng lồ “đường sắt cao tốc Bắc Nam” với vốn đầu tư lên đến hơn 50 tỷ USD, “đường bộ cao tốc Bắc Nam” với giá trị ban đầu lên đến 10 tỷ USD, và cả nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận với giá trị đầu tư phát sinh tuy chưa làm gì cả đã lên đến 20 tỷ USD…
Chỉ đến sau Đại hội XII, khi ông Nguyễn Tấn Dũng bất ngờ “ngã ngựa”, không những bị loại khỏi Bộ Chính trị mà còn chẳng trụ nổi trong Ban Chấp hành trung ương đảng, làn sóng “mở miệng” của giới quan chức “còn đảng còn mình” mới thấp thoáng. Theo đó, tỷ lệ nợ công quốc gia dần được “điều chỉnh” nhích lên và gần đây nhất là đã “sát ngưỡng nguy hiểm 65% GDP”.
‘Nếu tính đủ, nợ công đã vượt trần’
Trong thực tế, nợ công quốc gia lớn hơn nhiều so với các báo cáo vừa tô hồng vừa đậm vẻ dối trá.
Vào năm 2016, ông Lê Đăng Doanh, một trong những tiếng nói phản biện hiếm hoi của giới chuyên gia nhà nước, đã phải đưa ra vài phép tính tiểu học để tính toán rằng nợ công quốc gia trong thực tế đã đạt đến hàng trăm phần trăm GDP chứ không thể ít hơn. Cùng lúc, nhiều ý kiến khác đã yêu cầu Chính phủ phải điều chỉnh Luật về Nợ công và phải đưa những khoản vay nợ khổng lồ của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vào luật này.
Không phải ngẫu nhiên mà vào đầu năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải thốt ra một đánh giá chưa từng có tiền lệ: “Nếu tính đủ, nợ công đã vượt trần”.
Tuy thế, làm sao để Bộ Tài chính và chính phủ Việt Nam có đủ can đảm để “tính đủ”? Và cũng bởi làm thế nào để một chính phủ đang bị coi là “đổ vỏ” cho chính phủ trước phải “nai lưng” ra trả nợ cho những khoản nợ vay mà chính phủ trước đã bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước?
Trước đây và đặc biệt dưới thời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc Chính phủ bảo lãnh cho tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay vốn của nước ngoài diễn ra tràn lan và vô tội vạ. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, có ít nhất 30% số doanh nghiệp nhà nước luôn phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Còn sang thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vấn đề bảo lãnh vay nợ nước ngoài cho doanh nghiệp nhà nước gần như đã bị Chính phủ đóng lại bởi số nợ công tăng vượt mặt. Theo tinh thần mới nhất mà Thủ tướng Phúc họp với ngành tài chính và các ngành khác, nếu doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ vay nước ngoài thì sẽ phải tự phá sản chứ không thể trông đợi vào sự cứu giúp của Chính phủ.
“Phán quyết” mới nhất của Chính phủ là cơ quan này sẽ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vay nợ nước ngoài chỉ đúng 1 tỷ USD trong năm 2017, giảm mạnh so với mức bảo lãnh 2,5 tỷ USD trong năm 2015 và 1,5 tỷ USD trong năm 2016.
Hẳn nhiên đây là tình thế tất yếu bởi ngân sách quốc gia hiện thời là cực kỳ eo hẹp, thu không đủ chi và hàng năm còn phải trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ USD.
Nếu phải lo cả “nợ riêng” của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ sẽ rất dễ chết chìm trong biển nợ công.
Đi đôi với thái độ kiên định không đưa nợ vay nước ngoài của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vào Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Bộ Tài chính còn “tố” rằng nợ công đã tăng đến 14,8 lần trong 15 năm qua. Thậm chí vào đầu năm 2017, Thủ tướng Phúc đã lần đầu tiên phải dùng đến một cụm từ đặc biệt nhạy cảm chính trị mà trước đó không một cấp lãnh đạo nào dám sử dụng: “sụp đổ tài khóa quốc gia”.
Hẳn là thế, bội chi ngân sách phi mã đến 6,6% vào năm 2013 dưới thời Thủ tướng Dũng đã tạo nên dấu mốc kỷ lục cho toàn bộ một triều đại tàn phá đất nước đến suy kiệt. Ngay cả năm điều hành đầu tiên của Thủ tướng Phúc vẫn phải “chấp nhận” bội chi ngân sách ở con số ít nhất là 254 ngàn tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ bội chi 5,5% GDP, trong khi dư luận cho rằng thực tế bội chi còn cao hơn hẳn.
Sẽ phá sản và ‘bắt doanh nghiệp nhà nước’
Bối cảnh ngân sách cạn kiệt, cụ thể là chẳng còn khoản kết dư đáng kể nào, cũng là lúc đang có nhiều dấu hiệu cho thấy nợ công sắp “vỡ” và Chính phủ không còn khả năng trả nợ thay cho các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước.
Từ vài năm qua, đã xuất hiện một ít doanh nghiệp nhà nước bị phá sản, tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với doanh nghiệp tư nhân.
Nhưng năm 2017 và những năm tiếp theo sẽ khác hẳn. Doanh nghiệp nhà nước sẽ “đồng hành” với tình trạng khốn khó của doanh nghiệp tư nhân.
Không khó để dự đoán rằng một khi Chính phủ gần như phủi tay trước nhiều món nợ vay nước ngoài của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước, ngay trong năm 2017 sẽ xuất hiện những cái tên doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải phá sản, thậm chí còn phải đối mặt với vòng lao lý.
Và sẽ ập đến cả một phong trào “bắt doanh nghiệp nhà nước”, đi đôi với chiến dịch “bắt ngân hàng” đã, đang và sẽ gây náo loạn…
 
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Không có nhận xét nào: