(hình minh hoạ)
(Nhân ngày
giỗ thứ 21 và thứ 16)
Kể từ xương đá trổ hoa (*)
Có lẽ đến cuối đời, khó mà trả Tưởng Năng Tiến hai món nợ.
Một buổi chiều tháng Năm 1982, Tưởng Năng Tiến về nhà với nét mặt vui - hiếm có: "Hôm nay, tao gặp một ông bác sĩ bảnh-choẹ". Hỏi: "Ai vậy"". Tiến nói: "Bác sĩ Hoàng Cơ Trường".
Nỗi vui mừng không đơn giản sau hơn 10 năm biền biệt vắng tin
anh Hoàng Cơ Trường, mà còn mang nhiều kỷ niệm xúc động khác. Nói đến anh, bạn bè, chiến hữu của anh đã nói khá nhiều trên những bài viết. Với quan niệm "sống" phải làm những điều có ích lợi cho người, cho xã hi, cho quê hương đất nước, anh đã được nhiều bạn bè biết đến qua các sinh hoạt từ mái trường Y Khoa Sài Gòn. Từ môi trường sinh hoạt đặc biệt của đoàn Nguồn Sống trước năm 1975, như hầu hết các Trưởng đoàn khác, bác sĩ Hoàng Cơ Trường đã mang tâm huyết phụng sự xã hi đến thế hệ thanh niên cùng thời. Với tấm lòng nhân hậu và tận tụy ấy, bác sĩ Hoàng Cơ Trường là một trong vài người trẻ có khả năng được đề cử trách vụ Thứ trưởng Thanh Niên, nhưng anh đã chọn con đường phụ vụ khác. Sau đó, Thuỷ Quân Lục Chiến, một binh chủng nổi tiếng của quân đi Việt Nam Cộng Hòa, đã có thêm một vị bác sĩ quân y nổi tiếng gan dạ, tận tụy, thương anh em binh sĩ và rất nghệ sĩ tính.
Bác sĩ Phạm
Anh Dũng kể về Y Sĩ Trưởng Hoàng Cơ Trường của Tiểu Đoàn 8 Thuỷ Quân Lục Chiến
Ó Biển "đã chiến đấu khắp bốn vùng chiến thuật...; trải qua nhiều trận
đánh dữ di như cuộc hành quân Lam Sơn ở Hạ lào, Mùa Hè Đỏ Lửa ở Quảng Trị...;
nổi tiếng là một bác sĩ quân y can đảm ở ngoài mặt trận. Anh lúc nào cũng sẵn
sàng lên tuyến đầu để săn sóc thương binh". Bác sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến Đỗ
Mỹ Ánh đã kể lại câu chuyện lý thú: ngoài mặt trận, nhiều lúc bắt được tín hiệu
truyền tin của quân Việt cộng, bác sĩ Hoàng Cơ Trường đã "lớn tiếng tranh
luận về chủ nghĩa Quốc Gia và Cộng sản với họ qua máy truyền tin"....
Nhìn hình
anh Trường đi nón rằn vải, đeo kính đen, để râu, khi Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu đến thăm đơn vị đang hành quân, người ta dễ nghĩ đến một chàng "tài
tử xi-nê" hơn là một bác sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến nổi tiếng. Với cách sống
"anh em làm sao, mình vậy" như anh vẫn nói, mà nhiều lần nơi trận
mạc, Tướng Hoàng Cơ Minh đã phải gọi nhắc nhở cậu em: "này ông bác sĩ, nhớ
đi nón sắt đấy!".
Điều xúc
động khi biết tin anh Trường ở Hoa Kỳ còn mang một ý nghĩa lớn lao khác. Tờ báo
Kháng Chiến số 1, xuất bản tháng Tư năm 1982, đã làm rúng động tâm tư của đồng
bào Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Tin chính thức tường thuật ngày Công Bố
Cương Lĩnh Chính Trị - 8/3/1982 - ở rừng núi chiến khu - kêu gọi người Việt
trong và ngoài nước đứng lên cứu nước. Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh, người anh cả
lãnh đạo đoàn quân Kháng Chiến của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt
Nam - chính thức kêu gọi đồng bào quốc nội ngừng vượt biên vượt biển, để dựng
lại ngọn cờ chính nghĩa ngay trên quê hương, đánh đuổi quân ngoại xâm và chấm
dứt chế độ độc tài cộng sản ở Việt Nam. "Anh kháng chiến, em xin
theo". Bác sĩ Hoàng Cơ Trường, từ đó, lại đem tâm huyết trải trên con
đường đấu tranh cứu nước. Là người trách nhiệm công tác kiều vận đầu tiên của
tổ chức ở hải ngoại, anh Hoàng Cơ Trường đã thiết lập ngay nhiều Đoàn Văn Nghệ
Kháng Chiến hùng hậu, quy tụ tập thể thanh niên đầy lòng yêu nước. Chuyện thì
giờ ư" Để xem, từ việc giảm bớt thì giờ ở phòng mạc tư đến đóng cửa hẳn;
rồi đến những giờ hành nghề ở nhà thương bớt dần theo những công tác mà anh,
cùng với các chiến hữu của Mặt Trận, ngược xuôi trăm hướng. Phía sau của những
công tác chung ấy, ít ai biết có người vợ nhỏ bé hết lòng chăm sóc hai con thơ,
trọn việc nhà, để chồng lo toan việc nước. Đó là chị Hoàng Cơ Trường...
Khi nói đến
"nhân vô thập toàn", đúng, anh Hoàng Cơ Trường cũng thế. Một điều duy
nhất mà anh không thể vượt qua được, đó là căn bệnh ung thư thời kỳ cuối chỉ
được khám phá vào đầu năm 1983. Khi nghe tin này, nhiều chiến hữu, bạn bè thân
của anh đã nghĩ đến sự hiện hữu của các đấng thiêng liêng - có lẽ - là điều
không có thật! Ai cũng nghĩ anh không thể "ra đi" trong lúc đất nước,
tổ chức, gia đình, chiến hữu... rất thương qúy, rất cần đến anh. Chính anh,
cũng không nghĩ mình có thể "ăn quỵt" anh em, như các kháng chiến
quân hay nói đùa về sự "ra đi" miên viễn đó, và chính vì thế, người
bác sĩ Thủy Quân Lục Chiến một thời ra vào lửa đạn đó đã đi đến tận cùng của
nghị lực. Sự can trường đó, như tinh thần của một đại văn chống độc tài cộng
sản ở Nga viết, anh đã
"đẩy đến tận cùng cái mà người khác chỉ dám làm có một nửa".
Anh tiếp tục đi sinh hoạt. Anh em ái ngại, khuyên can, nước mắt dàn dụa. Cơn đau lên dần, anh ở nhà, vẫn liên lạc, vẫn họp hành, vẫn cười lạc quan. Lại đau nhiều hơn, anh xin lỗi anh em lấy gối chận lưng đau, nằm mà họp. Ung thư lấn dần, anh không viết và nói được nữa, vậy mà vẫn nhờ anh em viết đôi dòng thăm hỏi, hồi âm chiến hữu, bạn bè.... Mới thấu, chỉ có tâm bồ tát, chị Hoàng Cơ Trường mới có thể chia xẻ tận cùng nỗi đau của chồng trong những ngày tháng kinh hoàng đó.
Tháng 10, mùa Thu năm 1983, anh Hoàng Cơ Trường về với hồn thiêng sông núi. Những gì tâm huyết nhất anh để lại rất đơn giản với những dòng chữ trên m bia nhỏ bé: "Nơi nào có bóng Quốc Kỳ, nơi đó có linh hồn tôi hiện diện để sát cánh cùng các chiến hữu trong công cuộc đấu tranh giải phóng Tổ Quốc và xây dựng quê hương"....
"đẩy đến tận cùng cái mà người khác chỉ dám làm có một nửa".
Anh tiếp tục đi sinh hoạt. Anh em ái ngại, khuyên can, nước mắt dàn dụa. Cơn đau lên dần, anh ở nhà, vẫn liên lạc, vẫn họp hành, vẫn cười lạc quan. Lại đau nhiều hơn, anh xin lỗi anh em lấy gối chận lưng đau, nằm mà họp. Ung thư lấn dần, anh không viết và nói được nữa, vậy mà vẫn nhờ anh em viết đôi dòng thăm hỏi, hồi âm chiến hữu, bạn bè.... Mới thấu, chỉ có tâm bồ tát, chị Hoàng Cơ Trường mới có thể chia xẻ tận cùng nỗi đau của chồng trong những ngày tháng kinh hoàng đó.
Tháng 10, mùa Thu năm 1983, anh Hoàng Cơ Trường về với hồn thiêng sông núi. Những gì tâm huyết nhất anh để lại rất đơn giản với những dòng chữ trên m bia nhỏ bé: "Nơi nào có bóng Quốc Kỳ, nơi đó có linh hồn tôi hiện diện để sát cánh cùng các chiến hữu trong công cuộc đấu tranh giải phóng Tổ Quốc và xây dựng quê hương"....
*
Cũng vào mùa Hè năm 1982, Tưởng Năng Tiến bảo: "Mày đi với tao đi thăm một người". Hỏi: "Ai vậy"". Tiến nói: "Võ Hoàng".
Cũng vào mùa Hè năm 1982, Tưởng Năng Tiến bảo: "Mày đi với tao đi thăm một người". Hỏi: "Ai vậy"". Tiến nói: "Võ Hoàng".
Trên đường
đến nhà Võ Hoàng, Tiến nói: "Lâu rồi mới thấy có người viết truyện ngắn
hay như vậy". Đến nhà, Võ Hoàng đón ở cửa. Thay cho câu chào hỏi đầu tiên
là cái bắt tay chặt, ấm, là nụ cười rộng mở, nhân hậu của nhà văn trẻ. Nụ cười
sống hết lòng với bạn. Nụ cười không bao giờ hại sau lưng bằng hữu, chiến hữu
mình. Ánh mắt của anh cho cảm giác thân quen, chung thủy. Nhìn chung quanh căn
phòng chung cư giản dị là một số bức tranh nhỏ, nét vẽ thoáng rộng, sau này mới
biết Võ Hoàng nhiều nét tài hoa đến như vậy.
Đặc điểm đầu
tiên của Võ Hoàng là... ít nói. Anh không thích tranh luận và hay nhường nhịn
bạn bè. Nhưng, điều anh góp ý thường để lại cho người nghe nhiều suy nghĩ. Sinh
trưởng ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nơi có gương anh hùng Nguyễn Trung
Trực, dáng nét của Võ Hoàng giản dị của người dân miền biển nhưng không thiếu
vẻ ngang tàng. Bởi vậy, Hạ sĩ quan hải quân Võ Hoàng một thời cũng "ba
gai" không kém. Và, "ảnh chẳng nói chẳng rằng, hay mình ên đi đánh
đám ăn hiếp bạn mình", như chị Võ Hoàng sau này kể lại khi nói về cái tính
"không thích sự áp bức" của chồng. Võ Hoàng hay đi "mình
ên" đánh đám côn đồ trên đảo vì anh giỏi võ. Ít ai biết, trong căn nhà anh
ở San Jose, có đêm hai thằng trm cậy cửa vào nhà, chẳng ngờ ông nhà văn trẻ
lặng lẽ xuống lầu. Sau vài giây ngắn ngủi, hai tên trm ôm đầu chạy mất và Võ
Hoàng trở về giường ngủ thản nhiên. Cả nhà cũng chẳng ai hay biết.
Khi gặp Võ
Hoàng, Cơ sở Nhân Văn đã xuất bản hai tác phẩm của anh: Tuyển tập truyện ngắn
"Trong Lòng Cách Mạng", và tập truyện "Góc Bể Bên Trời".
Năm trước, 1982, Nhân Văn cũng đã phát hành tập truyện "Măng Đầu Mùa"
của Võ Hoàng viết chung với Tưởng Năng Tiến. Ngoài việc Tưởng Năng Tiến nói về
cách viết truyện ngắn độc đáo của Võ Hoàng, người đọc sẽ tìm thấy ẩn trong
những mạch chữ là tâm huyết của người muốn "chọn đường gai góc mà
đi", từ những năm tháng dưới chế độ Việt cộng.
Với
"Góc Bể Bên Trời", ở một đoạn đối thoại giữa hai người bạn:
"Không vậy sao thằng Hà thi rớt tú tài mà học đòi viết cương lĩnh, con nhà
Huê lúc nào cũng sợ ma mà soạn được lời "hiệu triệu" kêu gọi
"đồng bào tiếp tay khi lực lượng kháng chiến nổi dậy làm trách nhiệm cứu
nước", rồi Năm Đình nữa, ai hù sau lưng thì máu xâm nổi dậy, sùi bọt mép,
giựt kinh phong, mà hiên ngang "tuôn một đống" truyền đơn trước cổng
uỷ ban nhân dân xã... Người ta sống được nhờ cái hy vọng, dù nhỏ, dù mỏng manh,
nhưng là cái hy vọng trong cái hết hy vọng, Trần à...".
"Ta
không vào địa ngục thì ai vào địa ngục". Hình như Kinh Phật có câu nói đầy
hy sinh trách nhiệm này. Võ Hoàng đã nuôi dưỡng hoài bão đơn giản mà đầy chí cả
đó bằng một quyết định sáng suốt và rốt ráo nhất: "người Việt mình giải
quyết chuyện nước mình" như anh vẫn thường nói. Võ Hoàng đặc biệt rất
thích hai chữ "nghĩa-dũng", mà theo anh, khi nói đến đất nước,
"nghĩa" là đáp đền ơn Tổ Quốc, mà "dũng" là dám thực hiện
sự đền đáp đó bằng sự hy sinh của chính mình. Chính vì vậy, điều mà ít bạn bè
nào của anh biết được, Võ Hoàng đã âm thầm gia nhập Mặt Trận Quốc Gia Thống
Nhất Giải Phóng Việt Nam từ những ngày tháng đầu tiên khi anh biết có những
người nghĩa-dũng trở về nước dựng ước mơ lấp đá vá trời.
Và một điều
gây sửng sốt không kém cho bạn bè của anh, mà sau này họ mới biết, là Võ Hoàng
đã tình nguyện trở về nước chiếu đấu vào cuối năm 1984, một năm đầy sóng của tổ
chức Mặt Trận ở hải ngoại với một cuộc chấn chỉnh sự rối loạn của một số người
không giữ nổi chính tâm.
Sau lưng hài
chiếc, Bước qua luân hồi (*)
Bạn văn chỉ
biết tin Võ Hoàng trở về chiến khu khi đọc bài "Chúng ta mất hết chỉ còn
nhau" trên báo Kháng Chiến số 30, tháng 8-84. Đây là bài viết sau cùng khi
anh còn ở hải ngoại. Những lời tâm tình, suy tư, chia sẻ với bạn hữu, bạn văn,
bạn cùng thế hệ về một thời đất nước nổi trôi, để mà "bạn tôi chịu khó
đọc, mà thương cho người đi, cầm chắc cuộc sống rồi đây sẽ rất gian
khổ".... Ít người bạn biết anh đi, nhưng chắc chắn trong căn nhà nhỏ ở San
Jose, có người vợ với ba đứa con thơ, biết chuyến đị đầy hiểm nguy này, mà nước
mắt chôn trong lòng dõi bước anh đi.... Với đời sống chật vật, con thiếu cha,
vợ thiếu chồng..., mà thương không chỉ cho người đi mà còn cho người ở lại.
Những ngày
tháng biền biệt đó, người thân quen "ngóng" trên những số báo Kháng
Chiến hàng tháng. Người ta đợi những "sáng tác lạ" của Kháng chiến
quân Võ Hoàng. Nhưng vẫn biệt vô âm tín. Có điều ít ai biết là khi vào chiến
khu, "lúc bắt đầu đặt chân vô tới rừng rồi dọc theo con đường Đông Tiến,
tôi có cái cảm tưởng là tôi đã được giải phóng", và sau đó, dĩ nhiên, Võ
Hoàng viết rất nhiều, nhưng xếp lại không chuyển đi. Những cái náo nức ban đầu
trên bước đường kháng chiến, Võ Hoàng nói, nếu không đi đến cái tận cùng của
bốn chữ "đấu tranh giải phóng" thì cũng như "cái háo hức của một
anh học những miếng võ đầu tiên. Thích múa biểu diễn hơn là đi đến cái tinh hoa
của nội lực". Điều lý thú là những điều Võ Hoàng nói lại được đồng bào
trong nước nghe trong cuộc phỏng vấn của Đài phát thanh Việt Nam Kháng Chiến,
ngày 5/12/1984. Cuốn băng thu lại đã được Đài đặc biệt nhờ chuyển ra hải ngoại
tặng chị Võ Hoàng. Buổi chị được nghe tiếng nói của chồng, nước mắt đã thay thế
nỗi nhớ nhung hạnh phúc. Chị chỉ có thể nói một câu: "Xưa, ảnh không nói
nhiều như vậy!".
Nhiều bạn
hữu tự hỏi điều gì đã làm cho Võ Hoàng thay đổi như vậy. Anh nói chuyện đến
cách "đánh" của người văn nghệ sĩ . Anh nói đến "công tâm",
"đánh vào lòng người"... Nhưng có một điều chắc chắn đã làm anh vững
chãi hơn trong ý niệm, tâm vô lượng, chí bền gan thép, đó là trong cảnh núi rừng
trùng điệp của khu chiến, anh đã được gặp mặt một người mà kháng chiến quân gọi
kính là "Thầy". Một người, theo Võ Hoàng, "được biết người nghĩa
dũng, được đi theo và có thể hy sinh để bảo vệ người đó, cũng đủ mãn
nguyện". Một người mà tất cả các kháng chiến quân ở trách nhiệm lãnh đạo,
nếu không vì nhu cầu bắt buc phải công tác ở hải ngoại, đều muốn phục vụ ở quốc
nội, để được sống cùng ông đi trọn đường giải phóng Tổ Quốc. Người đó là Tướng
Hoàng Cơ Minh.
Mãi đến đầu
năm 1985, đồng bào hải ngoại mới được đọc chính thức những chia sẻ của Võ Hoàng
trên báo Kháng Chiến. Thực ra, đây không phải là những "sáng tác lạ",
mà chỉ là những suy tư đã chất chứa trong tâm huyết của Võ Hoàng từ lâu, nay
mới có môi trường trải bày. Nhìn hình anh giữa núi rừng khu chiến mà biết anh
như con nước trở về biển rộng. Anh được chọn làm Tổng thư ký Hi Văn Nghệ Sĩ
Kháng Chiến. Một trách nhiệm đầy gian nan để vận động văn nghệ sĩ theo con
đường "tải đạo" của cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu.
Từ bài giới
thiệu "tập Chuyện Kháng Chiến" được xuất bản trong khu chiến, bạn
phải đọc "Khóa học chân truyền" để hiểu tại sao nhu cầu học hỏi quan
niệm cuộc "đấu tranh mới" lại cấp thiết đến như thế. Đó là những cái
"mới", mà theo Võ Hoàng, thực ra đó toàn là những "điều cũ rích,
mà ít ai thực hiện cho đến nơi đến chốn nên nó vẫn là "mới"
tinh". Một trong những điều cứ tưởng là "mới" đó, vậy mà, Hoàng
nói "phải mất bao nhiêu lâu, Thầy chia sẻ trong các khóa cán b quân chính
về cái "đạo nước" mà người dân Việt ai cũng có thể theo, và có thể tâm
niệm hàng ngày. Thầy gọi đó là Quốc-Đạo".... "Khóa học chân
truyền" nói đến những "chấn động" mà Võ Hoàng chưa hề trải qua.
Hoàng viết: "Hiện thời, tôi chưa thể giải thích rõ ràng về cơn chấn động
tâm tư đó ra sao. Tôi mơ hồ nghĩ đến những người tu ở sách, ở kinh và bất chợt
tìm được sự chứng ng ở ngoài kinh điển, ở ngoài sách vở, bởi những người đã
"tu" ở thực tế, đã thể nhập vào thực tế mà nhìn ra đường
sáng...".
Không chấn
động sao được, khi nhìn thấy các kháng chiến quân "làm việc bằng mồ hôi,
bằng máu và làm cả bằng mạng sống", và nhìn thấy cuộc sống thực của những
người sống tinh thần Quốc-Đạo trong núi rừng chiến khu "rất thực tế và bình
dị. Thực tế như cơn sốt rét bất ngờ dưới hố cá nhân của một kháng chiến quân và
bình dị như ước mơ của anh, một nhúm lửa nhỏ để hâm nóng cái lạnh đang chạy tới
chạy lui trong xương sống mà một vốc ký ninh cũng không làm ngừng lại được;
thực tế như cái nỗi thống khổ vô cùng tận của người dân mình...".
Có lẽ chưa
bao giờ người "mê" văn Võ Hoàng đọc những giòng chữ viết từ khu
chiến: "Đấu tranh giải phóng không có quy ước, những điều kiện của nó luôn
thay đổi, những dữ kiện của nó cần phải cập nhật hóa và những người đang theo
đuổi nó cũng phải nắm vững những thay đổi đó để luôn có một cái nhìn toàn
b...". Võ Hoàng viết: "Hơn thế nữa, nó chứa đựng một kỹ thuật gọi là
kỹ thuật đấu tranh giải phóng, sử dụng toàn bằng ý thức Nhân, Nghĩa, và Sức
Mạnh Dân Tộc...". Hoàng có lần kể khi còn ở hải ngoại: "thực tình,
khi chiến hữu Nguyễn nói có bậc thiền sư nghe tiếng sỏi va vào thanh tre mà ng,
thực tình lúc đó nghe mà khó cảm nhận được", và nhiều năm sau khi sống đời
kháng chiến, có lẽ Võ Hoàng đã tri được cái âm thanh va vào thanh tre kỳ diệu
đó, anh viết trong "Khóa học chân truyền": "Nhưng có điều tôi
nói ra đây mà không sợ lầm, là khi nào các bạn tôi có dịp ngồi trước những dẫy
bàn tre khập khiễng rung rinh như thế này, là khi nào các bạn tôi có dịp đặt
tay lên một quyển tập giấy thô, xám mốc, kết gáy bằng chỉ đen như thế này, các
bạn tôi mới có thể thấy rằng những điều kiện dư thừa đó đã không giúp ích được
gì cho chính mình, đừng nói chi tới việc giúp ích được gì cho công cuộc đấu
tranh thiên nạn vạn nan này. Và chính những cái điều kiện dư thừa đó, nó sẽ
khiến cho những vấn đề vốn đã cũ, trở thành cũ hơn nữa".
Cái âm thanh
kỳ diệu vang vọng khắp chiếu khu đó đã được Võ Hoàng trải tâm trong những bài
viết: "Thư gửi người bạn văn", "Vai trò của người văn nghệ sĩ kháng
chiến", "Ngày Xuân nói chuyện nữ anh hùng", "Đoạn trường
anh đi qua", "Cần phải có một đường hướng sáng tác mới",
"Thực hiện đường hướng sáng tác thực tế và cần thiết, "Sáng tác thực
tế và cần thiết", Lần này mới là có nhau", "Văn nghệ sĩ trước
bạo lực"....
Võ Hoàng đã
không "viết văn", theo nghĩa thông thường, mà anh đã khắc trên đá
những ước mơ của văn nghệ sĩ trước nạn nước nổi trôi: "Chúng ta đang đứng
trên chiến trường, chúng ta phải chiến đấu; không có một hành động nào có thể
thay thế cho hành động này hết. Công cuộc đấu tranh giải phóng Tổ Quốc đã mở ra
một mặt trận đấu tranh vận dụng, mặt trận đấu tranh tư tưởng, cho anh chị em
văn nghệ sĩ chúng ta trong cũng như ngoài nước có được cơ hi đóng góp. Ở mặt
trận này, đường hướng sáng tác thực tế và cần thiết là một cách góp phần vào
việc định đoạt thắng lợi của công cuộc đấu tranh giải phóng Tổ Quốc...".
Vậy Võ Hoàng
có ước mơ của riêng mình không" Có chứ. Qua những bài viết của Võ Hoàng,
từ chiến khu, anh chỉ có một ước mơ bình dị, là có cơ hi "đốt lửa giữa
rừng mà bắt đấu viết" tác phẩm đầu tay: "Làm thế nào để tiêu diệt bạo
quyền Việt cộng".
Đó là thời
gian những sáng tác đấu tranh của Võ Hoàng vô cùng sung mãn. Thơ ư" Có
chứ. Thơ của anh đầy yêu thương nhưng quyết liệt vô cùng. Nơi rừng núi chiến khu:
"Sáng
lên đồi nhìn mặt trời hồng
ngắm núi rừng
mà thẹn với núi sông
suối xa vang vọng bài đông tiến
vạt nắng vương vương
lửa rực lòng"....
ngắm núi rừng
mà thẹn với núi sông
suối xa vang vọng bài đông tiến
vạt nắng vương vương
lửa rực lòng"....
với khí
phách của người đi kháng chiến:
"vạch
núi rừng
tựa cửa chống trời
lưng chừng
vách đá chơi vơi
đường về chông rũ gai dời gót chân"....
tựa cửa chống trời
lưng chừng
vách đá chơi vơi
đường về chông rũ gai dời gót chân"....
Ở một bài
thơ khác viết trên đường công tác với thế hệ trẻ trùng trùng tiếp nối:
"Ngủ đi
em mai sáng lên đường
ta theo quân về bên kia núi
tháng năm
qua hờn căm buồn tủi
sẽ có ngày em biết yêu thương
ta theo quân về bên kia núi
tháng năm
qua hờn căm buồn tủi
sẽ có ngày em biết yêu thương
"Bên
kia là chiến trường
khắp quê hương nổi dậy
bừng con mắt cỏ cây đổi sắc
người người xuống đường giết giặc bằng tay
ào ào một cuộc đổi thay
bài ca dữ di một ngày rền vang"....
khắp quê hương nổi dậy
bừng con mắt cỏ cây đổi sắc
người người xuống đường giết giặc bằng tay
ào ào một cuộc đổi thay
bài ca dữ di một ngày rền vang"....
Chính vì
được sống trong lòng đất mẹ đấu tranh, Võ Hoàng đã:
"gặp
những những con người chân thép tay gang
mắt rực lửa vùng lên làm cách mạng
hiên ngang
giữa trời..."
mắt rực lửa vùng lên làm cách mạng
hiên ngang
giữa trời..."
mà thơ đấu
tranh của anh dễ dàng tuôn tràn trên những trang giấy vàng nặng tình dân tộc,
trên bước "Đường kháng chiến đi qua":
"Dong
ruổi bước đường
Vươn cao tay theo tầm vóc quê hương
Ngày nắng đêm sương
Cây lá theo đường cũng không biết chùn chân...
Vươn cao tay theo tầm vóc quê hương
Ngày nắng đêm sương
Cây lá theo đường cũng không biết chùn chân...
"Đường
kháng chiến có người đi phía trước
Mỗi bước đi là một tương lai
Ta tuổi trẻ đường dài
Phải dài như đất nước
Đất nước hôm nay đất nước mai sau
Đường kháng chiến đi mau
Bỗng giật mình người theo nhau rầm rập
Những con người tình cờ bắt gặp
Hối hả bước đi cho kịp đấu tranh....".
Mỗi bước đi là một tương lai
Ta tuổi trẻ đường dài
Phải dài như đất nước
Đất nước hôm nay đất nước mai sau
Đường kháng chiến đi mau
Bỗng giật mình người theo nhau rầm rập
Những con người tình cờ bắt gặp
Hối hả bước đi cho kịp đấu tranh....".
Nhạc ư"
Người kháng chiến quân tài hoa rất mực đó đã cho những nốt nhạc hòa nhịp đấu
tranh.... Với "Lời cho quê hương", Võ Hoàng viết khúc quân hành:
"Triệu
người đang mau xông lên kháng chiến
ngẩng mặt lên quyết không cam gục đầu.
Từ mọi miền vai bên vai đi mau
tay không gươm dao đập đổ cường quyền.
Mọi mọi nơi đều trở thành khu chiến.
Cờ Việt Nam cất cao bay rợp trời.
Và ngàn lời cho quê hương yêu ơi,
quê hương Việt Nam tươi mãi ngàn đời...."
ngẩng mặt lên quyết không cam gục đầu.
Từ mọi miền vai bên vai đi mau
tay không gươm dao đập đổ cường quyền.
Mọi mọi nơi đều trở thành khu chiến.
Cờ Việt Nam cất cao bay rợp trời.
Và ngàn lời cho quê hương yêu ơi,
quê hương Việt Nam tươi mãi ngàn đời...."
Rồi đến
"Hát vững niềm tin", Võ Hoàng cũng với đoàn quân kháng chiến:
"Bước
tới những bước khí phách
ta đi ca vang bài ca đấu tranh.
Noi gương bao anh hùng ngàn xưa mãi mãi lưu danh.
Qua bao chiến công liệt oanh
xây vinh quang nước Nam hùng anh
sáng chói chiếu rọi ngàn đời..."
ta đi ca vang bài ca đấu tranh.
Noi gương bao anh hùng ngàn xưa mãi mãi lưu danh.
Qua bao chiến công liệt oanh
xây vinh quang nước Nam hùng anh
sáng chói chiếu rọi ngàn đời..."
Và viết
chung với kháng chiến quân Nguyễn Văn Chí, Võ Hoàng nói lên ước mơ "Quê
hương ngày nổi dậy" vang rền...
"Quê
hương ta hôm nay hàng vạn người đứng dậy.
Nắm chắc lấy bàn tay xông thẳng tới quân thù.
Người vượt chiến hào, Người vượt rào gai trên con đường tiến công.
Người ôm bom nổ, Người mang giáo mác, Hàng vạn hàng vạn người anh dũng xung phong.
Xung phong, xung phong, xông lên xé tan đi cờ hồng, cờ vấy máu dân lành.
Quê hương bao đời liệt oanh.
Dân ta noi gương hùng anh.
Thế lấy máu xương xây thành.
Ta đi nhanh nhanh kịp rạng đông.
Ta xông lên muôn người đợi mong.
Đạp cờ hồng giành lấy non sông..."
Nắm chắc lấy bàn tay xông thẳng tới quân thù.
Người vượt chiến hào, Người vượt rào gai trên con đường tiến công.
Người ôm bom nổ, Người mang giáo mác, Hàng vạn hàng vạn người anh dũng xung phong.
Xung phong, xung phong, xông lên xé tan đi cờ hồng, cờ vấy máu dân lành.
Quê hương bao đời liệt oanh.
Dân ta noi gương hùng anh.
Thế lấy máu xương xây thành.
Ta đi nhanh nhanh kịp rạng đông.
Ta xông lên muôn người đợi mong.
Đạp cờ hồng giành lấy non sông..."
Rồi như hòa
nhập liên tiếp nhiều thế hệ, Võ Hoàng khẳng định "Thế kỷ này, thế kỷ của
chúng ta". Một bài hát được truyền đi khắp nơi trong các sinh hoạt của
thanh niên Việt Nam ở hải ngoại:
"Cánh
mạng đường dài
người đi như con nước miệt mài
đổ mồ hôi thành giòng
loang theo bước chân vạch những con đường làm nên chiến thắng.
Ta đi, Ta đi, tay giang tay bên trời hừng say gió nắng
Bừng bừng cao ngọn lửa chói lòa
Thế kỷ này thế kỷ của chúng ta..."
người đi như con nước miệt mài
đổ mồ hôi thành giòng
loang theo bước chân vạch những con đường làm nên chiến thắng.
Ta đi, Ta đi, tay giang tay bên trời hừng say gió nắng
Bừng bừng cao ngọn lửa chói lòa
Thế kỷ này thế kỷ của chúng ta..."
*
Điều bất ngờ
gây nhiều xúc động cho các chiến hữu và bạn bè của anh là vào tháng 1-86, Võ
Hoàng trở ra hải ngoại công tác và xuất hiện trong Đại Hi Trưởng Cơ Sở Tổng Vụ
Hải Ngoại của
Mặt Trận. Trên báo Kháng Chiến sau đó, kể lại những phút tâm tình của Võ Hoàng với các chiến hữu của anh, có câu nói bình dị nhưng cần nghe:
"Ở trong chiến khu, sống cùng anh em, tôi không thấy những ray rứt trong tâm tư người kháng chiến. Tôi chỉ thấy một sự lạc quan tin tưởng. động lực tranh đấu không phải là để giải tỏa một ẩn ức cá nhân mà chỉ vì dân tộc, vì tổ quốc....".
Mặt Trận. Trên báo Kháng Chiến sau đó, kể lại những phút tâm tình của Võ Hoàng với các chiến hữu của anh, có câu nói bình dị nhưng cần nghe:
"Ở trong chiến khu, sống cùng anh em, tôi không thấy những ray rứt trong tâm tư người kháng chiến. Tôi chỉ thấy một sự lạc quan tin tưởng. động lực tranh đấu không phải là để giải tỏa một ẩn ức cá nhân mà chỉ vì dân tộc, vì tổ quốc....".
Rồi ngoài
những công tác chính với trách nhiệm Tổng Thư Ký Hi Văn Nghệ Sĩ Kháng Chiến, Võ
Hoàng đã phụ một tay với báo Kháng Chiến. Chiến hữu của anh kể về thời gian này
với nhiều thán phục một nhà văn yêu nước nồng nàn và tài hoa vô cùng.
Trên trang báo, nếu cần một tấm tranh minh họa là Võ Hoàng chỉ chuyển chiếc cọ, cây bút chì lên xuống là xong một bức tranh như ý muốn. Bây giờ nhìn lại minh hoạ mà Hoàng vẽ cho bài lịch sử nói về người anh hùng đất Kiên Giang Nguyễn Trung Trực, mới thấy người kháng chiến quân đất Kiên Giang Võ Hoàng nối được chí người xưa. Cũng bây giờ, ngồi đọc tập Anh Hùng Nước Tôi của Đông Tiến xuất bản, mới thấy tấm lòng trân trọng của anh với người xưa: Võ Hoàng đã vẽ lại hầu hết chân dung các vị anh hùng anh thư nước Việt, với nét vẽ sống động thần kỳ....
Trên trang báo, nếu cần một tấm tranh minh họa là Võ Hoàng chỉ chuyển chiếc cọ, cây bút chì lên xuống là xong một bức tranh như ý muốn. Bây giờ nhìn lại minh hoạ mà Hoàng vẽ cho bài lịch sử nói về người anh hùng đất Kiên Giang Nguyễn Trung Trực, mới thấy người kháng chiến quân đất Kiên Giang Võ Hoàng nối được chí người xưa. Cũng bây giờ, ngồi đọc tập Anh Hùng Nước Tôi của Đông Tiến xuất bản, mới thấy tấm lòng trân trọng của anh với người xưa: Võ Hoàng đã vẽ lại hầu hết chân dung các vị anh hùng anh thư nước Việt, với nét vẽ sống động thần kỳ....
Chết.
là nhảy giữa tiếng cười hư không (*)
Nạn nước
ngày một đen tối hơn. Giữa năm 1987, Võ Hoàng trở về nước. Ngày cuối ở hải
ngoại, anh nôn nao những ngày "theo quân về bên kia núi". Ở trong
hoàn cảnh thương nhớ vợ con và trách nhiệm nặng nề hiểm nguy bên quê nhà, như
Võ Hoàng và các chiến hữu của anh phải trải qua, thật mà khó tưởng tượng lại có
những ý nghĩ bệnh hoạn, ngồi nhịp giò an nhàn vô sỉ lên giọng
"đúng-sai", "thực-giả"!
Chiều cuối ở
San Jose, thành phố ghi lại hỉnh ảnh cuối cùng của nhà văn đi kháng chiến. Với
cái bắt tay ấm chặt từ biệt - mà thành vĩnh biệt đó - Võ Hoàng chỉ nhìn mà
không nói. Ánh mắt nói nhiều điều. Vẫn ánh mắt cương quyết, hy sinh, đôn hậu.
Ánh mắt dễ dàng tìm thấy ở các chiến hữu của anh. Hoàng về nhà chiều hôm đó,
vẫn an nhiên chăm sóc vợ con. Người chồng sắp đi vào cơn gió bão, và người vợ
không thể tìm biên giới của nỗi nhớ thương.
Từ năm 1985,
Mặt Trận đã tiến hành một kế hoạch nhằm mở rộng các an toàn khu tại quốc nội,
phát triển hệ thống Uỷ Ban Kháng Quản và tìm cách đưa một số nhân vật lãnh đạo
vào sâu trong nội địa Việt Nam để chuẩn bị điều kiện đưa cuộc đấu tranh sang
một giai đoạn mới.
Nhiều chuyến
xâm nhập Việt Nam đã được thực hiện từ năm 1985 và đến giữa tháng 7/1987. Tướng
Hoàng Cơ Minh quyết định dẫn một đoàn kháng chiến quân băng qua lãnh thổ Lào để
trở về quốc ni. Trong thời gian đầu của chuyến đi, đoàn quân đã không gặp nhiều
khó khăn, mặc dù có những trận đụng độ với lực lượng Lào cộng và Việt cộng đóng
trên đất Lào. Tuần lễ đầu tháng 8/1987, khi đoàn quân gần đến biên giới
Lào-Việt nằm về hướng Đông tỉnh Attopư thì bắt đầu đụng độ khá nặng với lực
lượng biên phòng của Việt cộng. Trong trận đụng độ này, một số kháng chiến quân
bị bắt. Do sự cung khai của một vài người, quân Việt cộng biết được trong đoàn
quân có một người rất quan trọng: Tướng Hoàng Cơ Minh. Quân Việt cộng khẩn cấp
tăng cường viện binh lên đến cấp Trung Đoàn để bủa vây và dùng trực thăng hỗ
trợ, nả pháo liên hồi để truy kích với mục tiêu bắt sống Tướng Hoàng Cơ Minh.
Sau hơn hai tuần lễ cầm cự và giao tranh, nhiều kháng chiến quân đã hy sinh và
Tướng Hoàng Cơ Minh cũng đã bị thương.
Đến ngày
27/8/1987, đoàn quân bị vây trên một ngọn đồi. Quân Việt cộng tấn công nhiều
đợt lên đồi quyết bắt sống Tướng Hoàng Cơ Minh. Rừng núi Attopư đẫm mùi khói
súng. Kháng chiến quân đánh trả quyết không hàng, nhưng quân ít, đạn dược thiếu
nên không sao thoát khỏi vòng vây dầy đặc của quân thù. Mờ sáng ngày 27/8,
Tướng Hoàng Cơ Minh tập trung anh em lại dặn dò lần cuối, ra lệnh những ai còn
khỏe mạnh thì cố gắng thoát khỏi vòng vây, ai không đi được ở lại tử thủ. Dù
máu ra nhiều nhưng Tướng Hoàng Cơ Minh vẫn điềm nhiên điều động các kháng chiến
quân còn lại chiến đấu cho đến những giờ phút cuối cùng trong không gian khói
lửa ngụt trời.
Tiếng súng
của vị chỉ huy và nhiều tiếng súng ngắn sau đó liên tiếp vang động rừng già.
Tướng Hoàng Cơ Minh và các kháng chiến quân còn lại đã tự sát quyết không rơi
vào tay giặc.
Ở phía bên
kia quả núi, Võ Hoàng cùng đồng đi chống trả mãnh liệt. Không biết anh có nghe
những tiếng súng bi hùng của "ông Thầy" và anh em không, chỉ thấy anh
vẫn kiên gan xông về phía trước. "Thế lấy máu xương xây thành". Những
lời nhạc từ trong tim đã theo anh vượt lên. Nhưng quả pháo giặc đã chụp xuống
cạnh anh ngay sau đó, buổi sáng ngày 28/8/1987.
*
Đã nhiều năm
trôi qua, không biết những người vợ tần tảo nuôi con như thế nào, đã phải vượt
qua những nỗi đau đớn vô cùng đó ra sao, mà chỉ biết những đứa con nay đã khôn
lớn, thành đạt. Tạ ơn các chị đã để lại những tấm gương sáng, rất Việt Nam.
Như đã có
lần tỏ bầy, người viết chỉ có cơ duyên may mắn là được quen những con người
Việt Nam rất nghĩa-dũng đó, nói theo chữ của Võ Hoàng, và được xem những tài
liệu, tư liệu qúy giá có liên quan đến "những con người chân thép tay
gang" của một tổ chức kháng chiến, để có thể ghi lại những giòng tâm cảm
này nhân ngày giỗ nhà văn Võ Hoàng, tháng 8, và bác sĩ Hoàng Cơ Trường, tháng
10.
Tạ ơn Tưởng
Năng Tiến, đã nối tâm duyên gặp lại anh Hoàng Cơ Trường, và được quen biết Võ
Hoàng.
Lần giở lại
những giòng chữ, những hình ảnh xưa cũ mà thấy - mà chắc chắn có - tâm huyết và
ước mơ những con người nghĩa-dũng đã hy sinh vì nước, hoặc đang trên những bước
đường tiếp nối, sẽ thành đạt một ngày không xa.
Nhìn hình
bác sĩ Hoàng Cơ Trường trong chiếc áo nâu mà thấy như anh vẫn đang lừng lững
sánh bước trong đoàn quân kháng chiến. Nhìn ảnh Võ Hoàng ngồi viết trong chiến
khu mà tưởng đến người anh hùng áo vải Nguyễn Trung Trực ngồi bên sông nước
Kiên Giang đọc sách Bình Ngô....
Tháng 8/2003
Hành Tư
(*) Kể từ xương đá trổ hoa
Sau lưng hài chiếc, Bước qua luân hồi
Sống...
là thơ mng mà chơi
Chết.
là nhảy giữa tiếng cười hư không
(Thơ Tuệ Giải)
Hành Tư
(*) Kể từ xương đá trổ hoa
Sau lưng hài chiếc, Bước qua luân hồi
Sống...
là thơ mng mà chơi
Chết.
là nhảy giữa tiếng cười hư không
(Thơ Tuệ Giải)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét