Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Gái đứng đường và người Trung Quốc tràn lan ở Đà Nẵng

Ảnh minh họa
Hai năm trở lại đây, đặc biệt là thời gian chừng ba tháng trở lại, thành phố Đà Nẵng xuất hiện gái đứng đường và người Trung Quốc nhiều nhan nhản. Nếu như Gái điếm lấy phía Tây thành phố làm bản doanh thì người Trung Quốc làm phía Đông thành phố làm chỗ trú ngụ vững chắc. Có thể nói, trong một chừng mực nào đó, sự xuất hiện của gái đứng đường và người Trung Quốc như một mối dung hòa giữa cung và cầu. Bởi khi người Trung Quốc xuất hiện tràn lan, trong bối cảnh hiện tại cũng đồng nghĩa với tình  trạng lộn xộn, mất an ninh và những đường dây ngầm của kĩ nghệ bán dâm, ma túy và cho vay nặng lãi.<!->
Bản doanh gái bán dâm phía Tây thành phố
Một cư dân Đà Nẵng, không muốn nêu tên, hiện đang sống ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, chia sẻ: “Nhiều chỗ lắm, gần Quân Khu 5 là khu xịn nhứt, ngoài có những đường ở quận Liên Chiểu nhưng bên đó bẩn lắm. Bên đường gần quân khu 5 có nhậu, có em út thơm, thơm nhứt là ở khu Eden hoặc khách sạn Mường Thanh ở đường Ngô Quyền, có mấy em thơm lắm.”.
Theo người này, khu vực Hòa Khánh, quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng là một thủ phủ của gái bán dâm, trong đó có nhiều hình thức, từ đóng vai sinh viên cho đến một số sinh viên nghèo cải thiện cuộc sống và duy trì học tập và không ngoại trừ những cô gái bán dâm chuyên nghiệp cao cấp, mỗi lần đi khách có thể lên đến vài trăm USD. Nhưng, theo người này, vấn đề đáng ngại nhất là những cô đứng đường, các cô này chấp nhận bán dâm với giá rẻ mạt, có khi chỉ là hai mươi ngàn đồng nếu ế khách. Trường hợp bữa nào đông khách thì các cô bán dâm với giá từ năm mươi đến bảy mươi ngàn đồng trên một lần.
Gái bán dâm chia theo khu vực, mỗi khu vực tạm xem như là một tầng lớp, đằng cấp trong giới bán dâm. Ví dụ như gái bao cao cấp thường kín tiếng, chỉ có một số cán bộ cao cấp, cỡ chuyên viên cấp thành phố, thậm chí cao hơn chuyên viên, đứn
Hai năm trở lại đây, đặc biệt là thời gian chừng ba tháng trởi lại, thành phố Đà Nẵng xuất hiện gái đứng đường và người Trung Quốc nhiều nhan nhản. Nếu như Gái điếm lấy phía Tây thành phố làm bản doanh thì người Trung Quốc làm phía Đông thành phố làm chỗ trú ngụ vững chắc. Có thể nói, trong một chừng mực nào đó, sự xuất hiện của gái đứng đường và người Trung Quốc như một mối dung hòa giữa cung và cầu. Bởi khi người Trung Quốc xuất hiện tràn lan, trong bối cảnh hiện tại cũng đồng nghĩa với tình trạng lộn xộn, mất an ninh và những đường dây ngầm của kĩ nghệ bán dâm, ma túy và cho vay nặng lãi.
Bản doanh gái bán dâm phía Tây thành phố
Một cư dân Đà Nẵng, không muốn nêu tên, hiện đang sống ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, chia sẻ: “Nhiều chỗ lắm, gần Quân Khu 5 là khu xịn nhứt, ngoài có những đường ở quận Liên Chiểu nhưng bên đó bẩn lắm. Bên đường gần quân khu 5 có nhậu, có em út thơm, thơm nhứt là ở khu Eden hoặc khách sạn Mường Thanh ở đường Ngô Quyền, có mấy em thơm lắm.”.
Theo người này, khu vực Hòa Khánh, quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng là một thủ phủ của gái bán dâm, trong đó có nhiều hình thức, từ đóng vai sinh viên cho đến một số sinh viên nghèo cải thiện cuộc sống và duy trì học tập và không ngoại trừ những cô gái bán dâm chuyên nghiệp cao cấp, mỗi lần đi khách có thể lên đến vài trăm USD. Nhưng, theo người này, vấn đề đáng ngại nhất là những cô đứng đường, các cô này chấp nhận bán dâm với giá rẻ mạt, có khi chỉ là hai mươi ngàn đồng nếu ế khách. Trường hợp bữa nào đông khách thì các cô bán dâm với giá từ năm mươi đến bảy mươi ngàn đồng trên một lần.
Gái bán dâm chia theo khu vực, mỗi khu vực tạm xem như là một tầng lớp, đằng cấp trong giới bán dâm. Ví dụ như gái bao cao cấp thường kín tiếng, chỉ có một số cán bộ cao cấp, cỡ chuyên viên cấp thành phố, thậm chí cao hơn chuyên viên, đứng đầu các ngành trong thành phố biết đến. Và cái khác của gái chân dài cao cấp này là họ diễn xuất rất tốt, khó mà để lộ hoặc làm ảnh hưởng đến người mua dâm.
Nhiều chỗ lắm, gần Quân Khu 5 là khu xịn nhứt, ngoài có những đường ở quận Liên Chiểu nhưng bên đó bẩn lắm. Bên đường gần quân khu 5 có nhậu, có em út thơm, thơm nhứt là ở khu Eden hoặc khách sạn Mường Thanh ở đường Ngô Quyền, có mấy em thơm lắm
Một cư dân Đà Nẵng
Giải thích thêm về khả năng diễn xuất của các gái gọi cao cấp, người này nói rằng hầu hết các cô đều diễn rất tài tình, có thể nhập vai đồng nghiệp hoặc sếp cao cấp hoặc chuyên viên cấp trung ương đi kinh lý. Điều này khiến cho nhiều bà vợ của một số chuyên viên vẫn nhầm tưởng là chồng đi tiếp khách của bộ vào làm việc, không hề nghi ngờ ông chồng.
Thường thì giới gái gọi cao cấp này thường hẹn hò ở các khách sạn cao cấp và khoản thù lao khá cao. Điều này khác xa với tràn lan đại hải các tiệm gội đầu, uốn tóc và massage trá hình trên các con đường như Lê Duẩn, Trường Chinh, Hoàng Văn Thái, Bắc Sơn… Ở đây, khách chỉ cần vào trong tiệm gội đầu cùng với một ma cô hoặc một khách làng chơi quen mặt, khi đặt vấn đề thỏa thuận giá và sau đó là cuộc mua bán dâm ngay trong phòng gội đầu. Giá thường dao động từ 250 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng.
Riêng các trung tâm massage thì chuyện này diễn ra lộ liễu và có vẻ phổ thông hơn, nghĩa là không cần phải có ma cô hoặc khách quen giới thiệu. Khách vào mua một vé massge, xông hơi với giá từ 70 ngàn đồng đến 150 ngàn đồng tùy vào tiêu chuẩn giường và phòng tắm hơi. Sau đó vào bên trong, gặp các nhân viên massage, họ sẽ tự động đặt vấn đề và thỏa thuận giá.
Ở những trung tâm như vậy, vấn đề an ninh cho khách làng chơi tương đối tốt vì hệ thống bảo kê khá vững. Nhưng nếu lỡ có động tịnh gì, trung tâm massage có thể đóng vai nạn nhân, tố thẳng khách và cô gái để thí tốt, xem như mình bị oan, cô gái và khách đã qua mặt chủ chứ chủ không hề có ý định kinh doanh tình dục.
Người này cho biết là những cô bán dâm theo dạng nhân viên massage thường phục vụ cho khách người Trung Quốc, bởi đây là trung tâm ăn chơi của khách Trung Quốc từ phía Đông thành phố di chuyển sang mỗi đêm. Ngoài ra, còn có một ít khách Việt thuộc dạng trung lưu cũng vào đây.
Riêng những cô gái đứng đường thì nhiều vô kể, gồm cả một số nữ sinh viên cần tiền dể trang trải học tập và gởi về quê, nói dối với cha mẹ là tiền học bổng hằng tháng. Đối tượng mua dâm ở các trục đường về khuya thường là dân lao động, thợ hồ, xe ôm, dân buôn bán rày đây mai đó… Giá thành khu vực này rẻ mạt.
Người Trung Quốc ở phía Đông thành phố
Một người tên Kha, sống ở quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng chia sẻ: “Thì đường Trường Sa, đường biển toàn bộ là người Trung Quốc ở. Hai bên đường nó kinh doanh đủ thứ, ăn nhậu, ăn chơi. Người Việt nam mình không được vào đâu! Con đường từ Hội An ra Đà Nẵng thì đầy rẫy người Trung Quốc...”.
Theo ông Kha, vấn đề người Trung Quốc xuất hiện tràn lan, kéo theo nhiều thứ tệ nạn xã hội, trong đó nạn xì ke ma túy và mại dâm phát triển mạnh, bởi có cung thì có cầu, có cầu thì có cung. Ông Kha cho rằng những biệt khu mà công an khu vực không được phép kiểm tra của người Trung Quốc tại Đà Nẵng có thể chứa bất kì thứ hàng hóa nào, không ngoại trừ vũ khí và ma túy.
Trong đó đáng sợ nhất là ma túy. Bởi vì với vũ khí, cho dù có tiêu thụ ra thì trường thì vẫn không mất đi, vẫn lần ra dấu vết nơi phát tán. Trong khi đó, ma túy chỉ cần một chỗ tập kết an toàn, sau đó phát tán và xóa dấu vết, khi công an có đầy đủ lệnh kiểm tra thì mọi chuyện xem như đã xong. Và hiện tại, đường dây buôn ma túy, cho vay nặng lại cũng như cầm cái số đề mà đầu sỏ là người Trung Quốc, họ quản lý cả một hệ thống ma cô người Việt đã tác oai tác quái trên thành phố Đà Nẵng.
Thì đường Trường Sa, đường biển toàn bộ là người Trung Quốc ở. Hai bên đường nó kinh doanh đủ thứ, ăn nhậu, ăn chơi. Người Việt nam mình không được vào đâu! Con đường từ Hội An ra Đà Nẵng thì đầy rẫy người Trung Quốc
Ông Kha
Theo ông Kha, đây không còn là chuyện bí mật nữa. Nhưng không hiểu sao cho đến nay, hệ thống này vẫn tồn tại, số lượng thanh niên xài ma túy ở Đà Nẵng ngày càng nhiều, nạn trộm cắp cũng bắt đầu xuất hiện, gái bán dâm thì nhiều vô số kể, kẻ cho vay nặng lãi cũng nhiều. Nhưng nhà cầm quyền thành phố Đà Nẵng vẫn chưa có động thái nào nhằm chặn đứng tệ nạn xã hội. Đó là chưa muốn nói rằng sắp tới đây, có thể người Trung Quốc sẽ sang Đà Nẵng theo diện chuyên viên kĩ thuật với 300 người chỉ để quản lý 350 lao động phổ thông người Việt.
Theo ông Kha, đây là chuyện hết sức khôi hài và vô lý. Bởi với 350 công nhân, nếu thật sự cần chuyên viên kĩ thuật thì không tới 10 người là quá đủ để quản lý họ. Trong khi đó, những cán bộ đầu ngành có liên quan đến vấn đề người Trung Quốc vào Đà Nẵng sắp tới lại cho rằng đó là chuyện rất bình thường, không nằm trong tầm quan sát và quan tâm của họ.
Ông Kha cho rằng với đà quản lý lỏng lẻo và vô trách nhiệm, để người Trung Quốc vào Đà Nẵng quá nhiều nhưng không biết được họ làm gì, đi đâu thì một lúc nào đó, Đà Nẵng sẽ trở thành một bản doanh của các trùm ma cô, đầu gấu, mại dâm và xã hội đen. Đây là bài học lớn từ Bình Dương, Hà Tĩnh mà nhà cầm quyền thành phố Đà Nẵng cần phải nhận thấy ngay từ đầu!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam CS.

Mùa mưa ngập 

và đời hàng rong

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-10-12
Hà nội mùa mưa
Hà nội mùa mưa
 AFP
Những người buôn gánh bán bưng trái cây trên thủ đô, những người đạp xe cọc cạch từ con phố này qua con phố khác, từ ngày này qua tháng nọ, bươn bả kiếm cơm, những người bán quán vỉa hè cả nhà trông chờ vào nồi nhưn phở hay tủ bánh mì… Tất cả họ đang gặp khó khăn trong mùa mưa này, khi thành phố Hà Nội thi thoảng tự biến thành những dòng sông uốn lượn, người dân tự biến thau nhựa, thùng nhựa thành thuyền để bơi và nhiều người bán trái cây lang thang bắt cá trên phố để cải thiện bữa cơm. Chuyện như nói đùa nhưng lại rất thật trên thành phố Hà Nội.
Ế ẩm, buồn và lo…
Một người tên Lò gốc Hưng Yên, buôn trái cây tại thành phố Hà Nội, mỗi sáng, bà và những người buôn bán trái cây khác cùng chở trái cây ra đứng ở góc đường Yết Kiêu, gần tòa soạn báo Công an thủ đô để bán, quãng đường đi từ nhà trọ đến điểm bán cho bà nhiều trải nghiệm, bà chia sẻ: “Ngày bình thường thì cũng có khách nhưng mà trời mưa thì hàng bán kém lắm, không có khách, ế lắm! Ngày có khách thì bán được năm chục nghìn, nhiều thì trăm nghìn, ngày hiếm khách thì có khi không được đồng nào, khó lắm!”
Theo bà Lò, mùa mưa tới là mùa ế ẩm của nhiều loại hàng hóa bán dạo, không riêng gì trái cây mà hầu hết các loại hàng bán rong đều gặp khó khăn, từ việc di chuyển cho đến số lượng người mua. Bởi thường thì những ngày trời mưa, các gia đình hay chọn cách cùng nhau đi đến siêu thị vào cuối tuần để mua sắm hàng loạt và để dành dùng cho cả tuần, chỉ hiếm họa lắm mới có giới lao động nghèo mua hàng dạo.
Rất tiếc là giới lao động nghèo hiếm có ai sống ở trung tâm Hà Nội, hoàn toàn không có. Chính vì vậy, những ngày mưa, hầu hết người bán rau hành hay trái cây phải tản về các khu ngoại ô để bán. Và đây là khoảng thời gian đáng sợ nhất đối với họ. Vì đường sá mưa lạnh, có khi nước ngập đến gối, thậm chí có ngày nước ngập đến bụng, rau cải, trái cây bị ngâm trong nước dơ theo người, mỗi khi có xe lớn chạy qua, từng đợt sóng đánh ập vào hàng hóa khiến trái cây hay rau cải trôi lỏm ngỏm, lại phải đi nhặt từng bó rau, từng trái cam, trái táo trong dòng nước đục ngầu.
Và những bó rau, trái cây như vậy phải tìm nguồn nước sạch để rửa trở lại trước khi bán nhưng không mấy tự tin. Nhiều khi bà muốn bỏ đi nhưng nếu bỏ đi thì mất vốn, mà bán thì lại áy náy lương tâm. Nhiều lúc gặp một người lao động nghèo, cầm đồng tiền còn xoắn tròn do thói quen bó dây thun, lựa tới lựa lui rồi lựa trúng ngay những trái cam vừa rớt xuống nước để mua vì nhìn nó bóng bẩy, sạch sẽ, mặc dù rất áy náy nhưng bà cũng không thể nói thật với họ, xem như nhắm mắt làm liều vì chén cơm manh áo.
Cũng theo bà Lò, hầu hết người bán hàng rong đều là dân tỉnh đến từ Hưng Yên, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Ninh Bình, thậm chí Bắc Kạn tìm lên Hà Nội buôn thúng bán mẹt với ước mơ đời bớt khổ. Riêng bà Lò, với người chồng nằm liệt giường do bệnh tai biến não, một người mẹ già và ba đứa con, đứa đầu đi làm thợ hồ, hai đứa nhỏ còn học phổ thông, bà và đứa con trai đầu phải làm lụng cật lực để đắp đổi qua ngày cho cả nhà.
Trung bình, những ngày trời nắng, bà Lò kiếm được từ một trăm đến một trăm rưỡi ngàn tiền lãi từ việc bán trái cây hoặc rau đậu, bữa nào trúng lắm thì kiếm được chừng hai trăm ngàn đồng nhưng hiếm có ngày nào trúng như vậy. Mỗi ngày, sau khi mua thức ăn, trả tiền điện, tiền nước và tiền nhà trọ, bà dư được từ bốn chục ngàn đồng đến bảy chục ngàn đồng để gởi về quê lo cho gia đình.
Một cụ bà ngồi bán rau bên đường
Một cụ bà ngồi bán rau bên đường (RFA)
Bà Lò nói như cười mà như khóc rằng bà cũng là người trong số hiếm hoi những lao động nghèo tỏ ra mừng rỡ khi đường ống sông Đà bị vỡ. Vì ngày đó bà không phải tốn tiền nước cho việc giặt dũ, tắm táp, chỉ cần chờ đêm đến, đạp xe ra bờ hồ Tây, tìm chỗ để giặt và tắm luôn một lượt là xem như thành công, tiết kiệm được ít nhất cũng mười ngàn đồng.
Nhưng bà Lò cũng nói rằng bà không mong chi đường ống sông Đà bị vỡ nữa, bởi vì khi thiếu nước xài thì người ta cũng không có nước để rửa rau hay nấu canh, bán rau hay bán trái cây gì cũng ế ẩm vì đường ống vỡ. Chuyện tưởng như không liên quan nhưng lại rất quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau cả.
Công an rượt, chuyện cơm bữa
Một người bán trái cây khác tên Diễn, cũng thường đứng ở góc đường Yết Kiêu, Hà Nội, chia sẻ: “Mưa gió thì người ta đi lại khó khăn, ít người đi lại, hàng bán được có 50%, một nửa thôi. Mưa gió đi lại khó khăn, kinh tế nữa, phải có tiền thì mới mua được nhiều. Khó khăn là khó khăn chung, mưa gió bao giờ mà không khó khăn chung, người lao động ai cũng khó hết, phải có tiền thì mới tiêu thụ được hàng hóa chứ, chỉ có công nhân viên chức mới có lương bổng, thu nhập đều nó khác!”
Theo ông Diễn, bán trái cây bây giờ khó hơn trước đây rất nhiều, hơn nữa, đang là mùa mưa, mọi thứ cứ nhặng xị cả lên. Khi đường sá bị ngập, việc đi lại khó khăn, những con đường nào ráo nước trở thành nơi tập kết của lực lượng giao thông, góc ngã ba Yết Kiêu cũng không ngoại lệ. Mà khi công an giao thông hay công an khu vực đến đây thì cơ hội đứng bán trái cây, bán rau hay bán hoa hầu như không có. Người bán lo mà chạy trước khi họ ra tay.
Hoặc là bị hất đổ trái cây, tịch thu phương tiện làm ăn, hoặc là bị rượt đuổi chạy bán sống bán chết, hoặc là bị phạt với mức tiền rất nặng, chiếm đến bốn, năm ngày buôn bán. Nói chung, gặp công an là xem như tuần đó quá đen đối với người buôn bán hàng rong. Đối với con người, nhất là người lao động chân chính, buôn thúng bán mẹt để nuôi con ăn học mà đe nẹt, quát tháo, rượt đuổi, giật gánh… Tất cả những hành vi đó không hề cò chút tính người.
Mùa mưa này, có biết bao nhiều gia đình phải bó gối trông chờ vào gánh rau, xe trái cây của những lao động nghèo giữa thủ đô. Và có bao nhiêu người trong số họ đủ sức khỏe để lội qua những con phố ngập nước, lội miệt mài ngày này qua ngày khác để kiếm cơm cho gia đình?!
Đây là một câu hỏi buồn cho những người bán hàng rong giữa lòng Hà Nội.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam CS.

Không có nhận xét nào: