Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Tác phẩm Việt Nam đoạt giải cuộc thi ảnh quốc tế

Tác phẩm "Vượt qua đồi cát" của nhiếp ảnh gia Việt Nam Lê Minh Quốc giành chiến thắng tại hạng mục khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của cuộc thi ảnh CGAP 2015.
<!->
    Nhóm tư vấn hỗ trợ hộ nghèo (CGAP) tổ chức một cuộc thi ảnh hàng năm nhằm vinh danh các nhiếp ảnh gia giúp thúc đẩy quá trình hòa nhập tài chính cho người nghèo trên thế giới. Lê Minh Quốc, một nhiếp ảnh gia đến từ Việt Nam với tác phẩm “Vượt qua đồi cát”, đã chiến thắng tại hạng mục khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Nicole Crowde, nhiếp ảnh gia của The Washington Post và là thành viên ban tổ chức cuộc thi, nhận xét: “Bức ảnh khiến bạn tò mò và muốn biết nhiếp ảnh gia đã chụp nó bằng cách nào”. 
Ảnh: Lê Minh Quốc 
Nhiếp ảnh gia Lộc Mai, Việt Nam, đoạt giải khuyến khích với tác phẩm “Hành trình tiếp theo”. Những phụ nữ trong ảnh sống trong một làng chài ở Nha Trang. Họ đang sửa lưới đánh cá để chồng của họ sử dụng trong chuyến ra khơi tiếp theo. 
Ảnh: Lộc Mai
Tác phẩm “Thu hoạch trứng vịt” của nhiếp ảnh gia Trần Văn Túy ở Việt Nam đoạt giải khuyến khích. Ban tổ chức cuộc thi bình luận: “Bức ảnh khiến bạn thực sự thấy rằng chương trình tài chính có thể giúp cuộc sống của bạn trở nên tốt hơn”. 
Ảnh: Trần Văn Túy 
Tác phẩm “Buổi sáng” của tác giả Đỗ Hiếu Liêm, Việt Nam, đoạt giải khuyến khích. CGAP cho biết, khoảng 10% dân số thế giới sống dựa vào nghề đánh bắt, sản xuất thủy sản và hải sản. Ở Việt Nam, công việc này mang lại một nguồn thu nhập đáng kể. 
Ảnh: Đỗ Hiếu Lâm
Ngô Quang Phúc, một nhiếp ảnh gia Việt Nam, giành giải khuyến khích với bức ảnh những người làm nghề đẩy xiệp tại thị trấn ven biển Bạc Liêu. Dù lao động rất vất vả, thu nhập của họ rất thấp.
 Ảnh: Ngô Quang Phúc
2/. Tác phẩm Thế giới đoạt giải 
Tác phẩm “Trồng lúa” của tác giả Sujan Sarkar, Ấn Độ, đoạt giải thưởng cao nhất của cuộc thi. Nó mô tả cảnh một gia đình làm việc trên ruộng lúa ở Tây Bengal, Ấn Độ. Corinne Dufka, một thành viên của ban tổ chức cuộc thi, nhận định, bức ảnh miêu tả thành công một hoạt động nông nghiệp. 
Ảnh: Sujan Sarkar 
Tác phẩm “Làm việc trên núi” của tác giả Tatiana Sharapova, Nga, khắc họa một bà lão người làm việc tại một cánh đồng trên núi ở Ấn Độ. Bà trồng rau để bán ở chợ. 
Ảnh: Tatiana Sharapova
Giải nhì của cuộc thi thuộc về nhiếp ảnh gia Li Ming Cao của Trung Quốc với bức ảnh ngư dân quăng lưới đánh cá vào sáng sớm. Sau đó, ông lão bán cá ở chợ để kiếm tiền. 
Ảnh: Li Ming Cao 
M.Yousuf Tushar, nhiếp ảnh gia người Bangladesh, giành giải khuyến khích khi chụp một người đàn ông làm hạt trầu để bán tại khu vực Teknaf, Bangladesh. 
Ảnh: M.Yousuf Tushar 
Người đoạt giải cao nhất trong hạng mục khu vực Đông Âu và Trung Á thuộc về tác giả Bulent Suberk, Thổ Nhĩ Kỳ, với tác phẩm “Cà chua”. Ảnh mô tả một gia đình nông dân ở làng Bursa Aksu, Thổ Nhĩ Kỳ đang làm bột cà chua. 
Ảnh: Bulent Suberk
Hailey Tucker, một công dân Mỹ, giành giải nhất trong hạng mục khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara với bức ảnh người nông dân thu hoạch ngô tại Tanzania. 
Ảnh: Hailey Tucker

Người phụ nữ trong ảnh đang phơi khô nguyên liệu làm mũ Panama ở Ecuador. 
Ảnh: Luis Sanchez Davilla 
Bức ảnh một chàng trai trẻ làm việc cùng cha trong một cửa hàng của Subhasis Sen, một người Ấn Độ, đoạt giải khuyến khích. 
Ảnh: Subhasis Sen 
Ảnh “Chăn gia súc vào buổi sáng” của Li Ming Cao tại Trung Quốc đoạt giải khuyến khích. 
Ảnh: Li Ming Cao 

Trong tác phẩm đoạt giải ba của nhiếp ảnh gia Pranab Basak, Ấn Độ, một thiếu nữ đang giúp cha sản xuất đồ gốm. 
Ảnh: Pranab Basak

Kim Ngân

Không có nhận xét nào: