Đường trường xa
Chị Hồng Phượng, phu nhân bạn Lê xuân Định cùng khóa Cương Quyết tổ chức họp mặt thân hữu dự trù vào cuối tháng 11 năm 2015. Phần chúng tôi muốn họp mặt khóa Cương Quyết vào tháng 10- 2015, ghi dấu ngày ra trường. Anh em bàn thảo sau cùng tìm được một buổi trưa thân hữu vào ngày chủ nhật 8 tháng 11-2015 tại quận Cam.
<!->
Để tôi tả cho quý vị thiên ký sự suôi Nam ra sao.
Anh em San Jose kỳ này đi khá đông đảo. Anh chị Phạm phú Nam đi xe riêng. Gia đình chúng tôi đi 4 người. Anh Nguyễn đức Chung từ San Francisco luôn luôn độc thân. Anh chị Đỗ đình Vượng từ Indiana về tạm trú ở Bắc Cali cùng đi. Tất cả đi xe đò Hoàng. Đang thời kỳ cạnh tranh giá sale đi từ San Jose chỉ có $20. Lộ trình ẩm thực gồm 1 chai nước, bánh mì Lee hay xôi đậu. Đi hay về cũng coi hết 1 cuốn Thúy Nga. Chuyến đi chuyến về không có điều gì đáng phàn nàn với giá vé quá thấp. Tây đầm Mỹ, tây đầm Mễ và cả tây đầm Ấn Độ cũng tham dự. Khi xe đến bến Bolsa, chủ nhân Hoàng Linh đích thân đón khách, giao hàng. Chuyến xe 50 chỗ chạy suốt 7 giờ với 1 trạm nghỉ xem ra rất OK. Đó là nhận xét của tôi lần đầu đi xe đò Việt ở Mỹ. Trong cuộc sống hết sức đặc biệt của người Việt tại Cali, biết bao nhiêu lãnh vực đã phát triển, kinh doanh xe đò là 1 sáng tạo hết sức đặc biệt mà hãng con chó Greyhound cũng phải khâm phục.
Saigon nhỏ, ngày trở lại
Saigon nhỏ, ngày trở lại
Vẫn như ngày nào, năm nay 2015, sau 40 năm định cư từ vườn cam quận Orange nay đã trở thành đô thị Á Châu. Từ xa lộ lối vào có exit Little Saigon. Chúng tôi thuê xe của 1 hãng Việt Nam và cư ngụ tại hotel do Việt Nam làm chủ. Thực sự cũng không toàn hảo nhưng ta về ta tắm ao ta ngay tại đại dương Hoa Kỳ. Chín bỏ làm mười rồi mọi chuyện cũng qua đi. Chuyến xe đi, chuyến xe về, nơi cư ngụ đồng thời với đại hội 25 năm HO nên cũng gặp nhiều người quen và nghe tiếng Việt nhiều hơn tiếng Mỹ trên phần đất hết sức Việt Nam. Được biết cô Bẩy Sa Đéc Khúc Minh Thơ cũng có mặt nhưng lại không gặp. Bà là ngôi sao của đại hội vừa khóc thương cho vị ân nhân Robert Funseth qua đời, nay cùng các chiến hữu HO trên 700 người họp mặt. Ngày chủ nhật khi chúng tôi về lại San Jose thì phái đoàn còn đi thăm mộ tổng thống Reagan, người ký sắc lệnh đưa tù tập trung cải tại HO qua Mỹ. Nỗ lực tập hợp các chiến binh HO can trường gặp nhau sau 25 năm định cư quả thực là 1 sáng kiến và 1 công trình đáng khen ngợi.
25 năm trước khi người tù đầu tiên đáp phi cơ xuống phi trường San Francisco, Bolsa chưa phải là Little Saigon. Ngày nay, tuy gọi là Little Saigon nhưng Bolsa của quận Cam quả thực phải là 1 Saigon lớn nhất so với hàng trăm Saigon Nhỏ trên khắp thế giới.
Một trong các ưu điểm của Saigon Nhỏ miền Nam Cali là hoạt động thương mại. Thượng vàng hạ cám, thứ gì cũng có và đặc biệt giá cả ẩm thực lại nhẹ nhàng nhất thế giới. Ăn uống tại các nhà hàng ngon lành hơn đã đành mà giá cả nhẹ hơn ở San Jose. Bà con ta lại còn nói rằng nhiều thứ còn rẻ hơn cả ở Việt Nam.
Họp khóa chiều thứ bẩy
Xin nhắc lại đôi lời về khóa Cương Quyết của chúng tôi. Cuối năm 1953 phe quốc gia còn cả 2 miền Nam Bắc. Các khóa động viên trừ bị số 1, số 2 và số 3 đã ra trường. Quân đội quốc gia thành lập các đơn vị vẫn còn thiếu sĩ quan. Khóa 4 trừ bị vào trường Thủ Đức được đặt tên Cương Quyết.
Họp Khóa chẳng còn bao nhiêu
Ba tháng sau gọi thêm sinh viên nhập ngũ, gọi là khóa Tư phụ cũng mang tên Cương Quyết với 5 đại đội. Tư phụ vào trường tháng 3 năm 1954. Ba đại đội học tại Thủ Đức. Hai đại đội học tại Đà Lạt. Khóa chính khóa phụ dù Đà Lạt hay Thủ Đức hiện dịch hay trừ bị thời đó đều huấn luyện theo một chương trình như nhau. Huấn luyện cấp tốc cho nhu cầu chiến trường đang khốc liệt. Điện Biên Phủ còn đang bị vây hãm. Hội nghị Geneve tiếp diễn. Vừa đánh vừa đàm. Tháng 10-1954 khi khoá Cương Quyết phụ ra trường thì Điện Biên Phủ đã thất thủ, đất nước chia đôi.Cuộc di cư vĩ đại bắt đầu.
Khóa 4 Cương Quyết chính là khóa của Nam Kỳ Ngô Quang Trưởng, của Bắc Kỳ Nguyễn Mộng Hùng (Xùi). Thời chiến tranh đem thanh niên Việt đến với nhau. Trung Nam Bắc một nhà. Khóa 4 Cương Quyết phụ Thủ Đức là khóa của chuẩn tướng Nguyễn Duy Tất, và đại tá Lê Khắc Lý. Cả hai đều gốc Thừa Thiên và định mệnh vào những ngày cuối dính liền với trận rút quân đau thương tại Pleiku. Khóa 4 Cương Quyết phụ Đà lạt là khóa của chúng tôi. Xin nhắc lại 1 vài tên tuổi quen thuộc là Vũ thế Quang bị bắt tù binh tại Ban Mê Thuộc, Nguyễn hữu Luyện, biệt kích nhẩy Bắc bị bắt năm 1963. Toàn là chuyện không vui.
Nói chung khi các khóa Cương Quyết nhập ngũ ra trường thời kỳ 1953-1954 quả thực hết sức đặc biệt. Đây là thời kỳ đổi đời và giao thời quốc cộng. Đất nước chia đôi, nhân sự chia đôi. Chính trị chia đôi. Người Pháp ra đi, người Mỹ trở lại. Tuổi thanh niên mới bước vào đời. Gọi là Cương Quyết, nào ai biết Cương quyết sẽ làm gì. Cương quyết sẽ đi về đâu.
Bây giờ 60 năm sau kể từ khi giã từ Hà Nội, anh em Cương Quyết Đà Lạt gặp nhau chiều thứ bẩy 7 tháng 11- 2015 ở nhà anh Lại Thọ. Garage nhà anh trở thành khu nấu bếp. Chị Thọ nhỏ bé như bơi lội giữa các xoong chảo và thức ăn chuẩn bị cho buổi tiệc. Không có diễn văn khai mạc. Không cần MC. Không văn nghệ. Anh chị em gặp lại nhau mà những ngậm ngùi. Đa số đến với nhau thêm một lần vào lúc overtime của cuộc đời. Các quân binh chủng trình diện để nhìn nhau, còn anh nào chơi anh đó. Nhẩy dù Trần quốc Lịch nói là moi bị đau từ đầu xuống chân. Đứng ngồi không yên. Thủy quân lục chiến Phạm văn Chung chống gậy, bước đi chậm chạp. Vẫn còn cố lái xe nhưng đánh tennis thì xin hàng từ lâu. Người hùng chỉ huy lữ đoàn đã giữ thật chắc tuyến sông Mỹ Chánh 1972 nói rằng bây giờ chỉ còn phòng thủ tại gia, lo cho bà xã mỗi ngày. Các anh chị Trần Quốc Bổng và Ngô lê Tĩnh vẫn còn tham dự đủ cặp cũng như anh chị Trấn Ngọc Thái từ DC kéo quân về. Anh Lại Thế Khanh và anh Chung SF. Các bà quả phụ ngày thêm đông quân số. Chị Diệm, chị Nữu, chị Tiến...Tổng số hiện diện là 15 gia đình kèm theo vợ con, anh em thân hữu thành con số 40 người. Sau 40 năm mất miền Nam, chúng tôi còn được cả nhà con cháu là 40 người họp mặt. Rồi đây có một ngày ở đâu đó chúng tôi sẽ họp khóa một mình. Vui lúc nào hay lúc đó. Còn anh nào chơi anh đó. Tuổi trung bình của anh em sinh viên trẻ ngày xưa bây giờ là 82. Tuổi của các phu nhân Cương Quyết trung bình là 76. Khác hẳn 10 năm trước họp khóa rất ồn ào. Lần này hoàng hôn ngoài trời và hoàng hôn trong lòng. Tuổi già như con tầu đắm. Chiến hạm chìm từ từ. Thế sự tạm gác ngoài tai. Đứng lên ngồi xuống hình ảnh cao quý nhưng rơi lệ..
Chuyện vui là anh Trần Quốc Bổng nối đường dây để nói chuyện với thầy Muời là trung đội trưởng 24. Ông Lưu Văn Mười từ Florida vẫn còn nhớ anh em. Chuyện vui thứ hai là ông Bùi thế Xương 21 gọi điện thoại 2 lần từ Paris chúc mừng anh em họp khóa. Biết bao ân tình từ ông Xương người trung đội trưởng đầu đời của các sinh viên. Luôn luôn nhớ anh em. Chuyện vui thứ ba là chị Ngô Quang Thiều vất vả chở thầy Lập đến tham dự. Ông già 98 tuổi quả thực là bậc thầy ngoại hạng. Khi chúng tôi vào trường tháng 3-1954 thầy là trung úy đại đội phó. Khi anh em ra trường thầy Lập là đại úy đại đội trưởng thay viên chỉ huy người pháp. Đây cũng là lúc trung tá Nguyễn văn Chuân lên nhận chức chỉ huy trưởng trường võ bị liên quân Đà Lạt. Bây giờ nói đến các hình ảnh hết sức đặc biệt. Anh Phùng hữu Nữu mất 2 tháng trước. Chị Nữu phải sống trong nursing home 24 trên 7. Trước đây Cương Quyết họp khóa không bao giờ vắng mặt anh chị. Lần này hai cậu con trai vào nhà thương chở mẹ nằm dài trên ghế đặt trên xe lăn khiêng mẹ đến với các bác.Cụ bà họp khoá nằm dài trên chiếc cáng, mắt lim dim được con trai cho ăn từng muỗng cháo. Hình ảnh 2 thanh niên khiêng mẹ đi họp khóa sẽ là hình ảnh mãi mãi ghi lại trong tâm khảm mọi người. Bao giờ đến lượt chúng ta và tìm đâu ra 2 đứa con trai như thế. Anh em đến với nhau đông đảo nhưng vẫn có 1 bạn không đến được. Anh Thiệp đã nằm một chỗ từ 6 năm qua. Chúng tôi lại thăm nhà. Hoàn cảnh như của anh thường ra chắc chắn phải vào nhà già để được săn sóc 24 trên 7. Nhưng cô vợ trẻ quyết định giữ ở nhà tự lo lấy. Chỉ nguyên việc thay tã cũng là môt vấn nạn. Các thùng tã chính phủ phái cho ông già 83 tuổi chất đầy phòng. Người hùng một thời của chúng ta suốt ngày nằm ngủ trên giường. Em gái hậu phương ngày xưa lo ăn, uống, thuốc men, vệ sinh, đánh răng, rửa mặt và thay tã ngày đêm. Tôi nói với cô Thiệp rằng tưởng cô bỏ anh từ khuya rồi. Nàng nói tự nhiên như người Hà Nội. Em cũng có ý tìm anh khác, nhưng mấy năm nay chẳng thấy ai hơn. Ôi cô em Bắc Kỳ tóc demi garcon bạc trắng như vôi ăn nói sao dễ thương mà cay đắng thế. Chúng tôi đến nơi, nàng mở cửa phòng cho coi lúc anh ngủ. Sau đó đuổi khách ra ngoài để chuẩn bị thay tã, mặc quần áo, bế anh lên xe lăn, lăn ra phòng khách và tiếp tục lau mặt, chải đầu. Tuy thân thể tiều tụy nhưng Thiệp vẫn còn tỉnh táo gọi tên từng người.
Đưa mẹ đi họp khóa, Cô Thiệp nuôi chồng,
Bước ra khỏi thế giới của chuyện người vợ hy sinh, tôi thấy anh Vượng đang hút thuốc bèn xin một điếu. Ngày xưa cũng có hút đôi ba điếu. Nhưng 30 năm qua thì hoàn toàn quên sợi khói vàng. Nhưng hôm nay thấy người hùng nằm một chỗ cho vợ săn sóc như 1 em bé chợt thấy lòng dạ nao nao. Hút điếu thuốc lá bỏ quên 30 năm sao thấy nghẹn ngào.
Dạ tiệc ban ngày
Sau cùng chúng tôi đến dự bữa cơm thân mật do chị Hồng Phượng tổ chức. Anh em ta góp phần tham dự. Tôi hết sức vui mừng gặp lại các bạn cao niên. Bên báo chí có các bạn Hồn Việt, Người Việt, Thời Luận và các bạn khóa Cương Quyết Thủ Đức với anh Lý, anh Kinh, anh Minh, anh Đỗ Anh ngồi chung một bàn . Các niên trưởng khóa 1 Nam Định, các anh chị em võ bị và rất nhiều tên tuổi quen thuộc của miền Nam. Về bạn bè của Hồng Phượng gồm bạn học trường Tây, trường Đầm, bạn bè sở Mỹ và rất nhiều bạn quen biết trong suốt 40 năm qua tại địa phương. Tổng cộng chúng tôi có gần 30 bàn thân hữu. Những bản nhạc bao gồm đồng ca, đơn ca do các nghệ sĩ nghiệp dư trình diễn trong tình thân hữu. Bản đồng ca mở màn tình thân hữu cho chính Hồng Phượng sáng tác. Một tiết mục đáng ghi nhận khi chị Hồng Phượng tặng hoa cho Thầy Nguyễn Thọ Lập 98 tuổi. Ông thầy của khóa Cương Quyết đã từng là tham mưu trưởng nhẩy dù, tỉnh trưởng, trung đoàn trưởng, lái taxi, tù cải tạo, mục sư tại Tân Tây Lan và Hoa Kỳ. Nhưng đối với các cựu sinh viên trên 80 tuổi mãi mãi không quên ông Thầy gần 100 tuổi. Niên trưởng Nguyễn Bảo Trị nghe chuyện đã yêu cầu chúng tôi hướng dẫn để thăm hỏi từng người. Từ thầy Lập qua nhẩy dù Ngô Lê Tĩnh, người hùng Hạ Lào đến mũ xanh Đỗ Đình Vượng, người chứng kiến tướng Vỹ tự sát tại Lai Khê.
Sau cùng chúng tôi đến dự bữa cơm thân mật do chị Hồng Phượng tổ chức. Anh em ta góp phần tham dự. Tôi hết sức vui mừng gặp lại các bạn cao niên. Bên báo chí có các bạn Hồn Việt, Người Việt, Thời Luận và các bạn khóa Cương Quyết Thủ Đức với anh Lý, anh Kinh, anh Minh, anh Đỗ Anh ngồi chung một bàn . Các niên trưởng khóa 1 Nam Định, các anh chị em võ bị và rất nhiều tên tuổi quen thuộc của miền Nam. Về bạn bè của Hồng Phượng gồm bạn học trường Tây, trường Đầm, bạn bè sở Mỹ và rất nhiều bạn quen biết trong suốt 40 năm qua tại địa phương. Tổng cộng chúng tôi có gần 30 bàn thân hữu. Những bản nhạc bao gồm đồng ca, đơn ca do các nghệ sĩ nghiệp dư trình diễn trong tình thân hữu. Bản đồng ca mở màn tình thân hữu cho chính Hồng Phượng sáng tác. Một tiết mục đáng ghi nhận khi chị Hồng Phượng tặng hoa cho Thầy Nguyễn Thọ Lập 98 tuổi. Ông thầy của khóa Cương Quyết đã từng là tham mưu trưởng nhẩy dù, tỉnh trưởng, trung đoàn trưởng, lái taxi, tù cải tạo, mục sư tại Tân Tây Lan và Hoa Kỳ. Nhưng đối với các cựu sinh viên trên 80 tuổi mãi mãi không quên ông Thầy gần 100 tuổi. Niên trưởng Nguyễn Bảo Trị nghe chuyện đã yêu cầu chúng tôi hướng dẫn để thăm hỏi từng người. Từ thầy Lập qua nhẩy dù Ngô Lê Tĩnh, người hùng Hạ Lào đến mũ xanh Đỗ Đình Vượng, người chứng kiến tướng Vỹ tự sát tại Lai Khê.
Đây là cơ hội chúng tôi cùng anh Phạm phú Nam của Dân Sinh Media giới thiệu Việt Museum tại San Jose. Đặc biệt có dịp gặp cả 2 vị dân cử rất trẻ tuổi. Anh Andrew Do là giám sát viên quận Cam nơi có đông người Việt nhất tại Hoa Kỳ. Anh Tạ Đức Trí là thị trưởng Westminter, nơi tỷ lệ dân số Việt cũng cao nhất nước. Cả 2 đều thông thạo Việt ngữ. Chứng tỏ khả năng xuất sắc trong nhiệm vụ dân cử Hoa Kỳ cùng với tấm lòng nhiệt thành dành cho cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi cũng có dịp giới thiệu sự hiện diện của anh chị Trúc Hồ, người đang làm công việc của tổng cục CTCT Việt Nam tại hải ngoại. Sau cùng giới thiệu anh Thông, ngày xưa là trung úy hải quân 25 tuổi khi di tản Vũng Tầu đã vớt cả nhà người vợ tương lai16 tuổi.Ngày nay anh là chủ nhà hàng Paracell, được gọi lả người lấy lại Hoàng Sa ngay tại Garden Grove. Nhân dịp này, chúng tôi xin cảm ơn chị Hồng Phượng đã dành cho chúng tôi cơ hội tham dự, gặp các bạn, giới thiệu Việt Museum. Người giúp nhiều cho khoá trong hậu trường luôn luôn là chị Lạc Thiều. Anh Ngô Quang Thiều và anh Lê Xuân Định và nhiều bạn khác của Cương Quyết Đà Lạt ra đi đã để lại cho hội ta những hội viên phụ nữ vô cùng quý giá.
Trong thời gian ở Nam Cali phái đoàn miền Bắc đã có nhiều khiếm khuyết. Hãy nhớ câu danh ngôn này. Bạn bè không đem niềm vui khi đến thì niềm vui sẽ trở lại khi họ ra đi.
Xin gửi lời cám ơn và cáo lỗi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét