Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Ai đứng đằng sau “Terror in Little Saigon”? - Ngọc Lan

alt
Trong phỏng vấn của Báo Người Việt, ông A.C. Thompson, người thực hiện phim “Terror in Little Sai Gon” đã cho biết Tony Nguyễn là người đã đề nghị, hợp tác và hướng dẫn ông làm phóng sự điều tra về cái chết của 5 nhà báo Việt Nam từ 1981 đến 1991.<!->
 
Trong phim, webstory dài 72 trang và kể cả trong bài phỏng vấn nói trên, A.C. Thompson đã không đưa ra bất cứ chứng cứ gì mới mà hoàn toàn dựa trên những đồn đãi, phát biểu vô trách nhiệm của một số người để cáo buộc Mặt Trận là sát thủ của các vụ án nói trên.
 
Tại sao ông A.C. Thompson lại tốn bao nhiêu thì giờ, công sức, tiền bạc để làm một đoạn phim dài 1 tiếng đồng hồ mà không đưa ra được những thông tin gì mới?
 
Hơn thế nữa ông A.C. Thompson đã cố tình bác bỏ hoàn toàn kết luận của cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) là không có đủ chứng cứ để truy tố ai, sau 15 năm điều tra và đã đóng hồ sơ vào giữa thập niên 90.
 
Động lực của A.C. Thompson trong việc thực hiện đoạn phim với tựa đề mang tính giật gân “Khủng bố tại Sài Gòn Nhỏ” này là gì?
 
Câu trả lời phần lớn nằm ở người đã hướng dẫn và hợp tác với A.C. Thompson thực hiện cuộn phim này chính là Tony Nguyễn.
 
Tony Nguyễn là ai?
 
Tony Nguyễn là một thanh niên khoảng 40 tuổi, tốt nghiệp đại học Berkley, là ổ thân cộng và phản chiến nổi tiếng ở miền Tây nước Mỹ vào thập niên 70s-80s.
 
Trong một cuộc phỏng vấn của Báo Tuổi Trẻ vào tháng 8/2004, Tony Nguyễn đã cùng một vài bạn trẻ lập ra nhóm Viet Unity để tạo cầu nối giữa Việt Nam với cộng đồng người Việt tại Mỹ, và đến tháng 5/2014 tổ chức buổi hội thảo về chiến thắng Điện Biên Phủ tại Oakland, nhằm công khai hoạt động.
 
Báo Dân Trí của CSVN (ngày 2-5-2005) đã có một bài viết về hoạt động của nhóm Viet Unity và Tony Nguyễn như sau:
 
“Những người ‘kết nối’ đất mẹ
 
Ở California có một nhóm Việt kiều trẻ tên gọi Viet Unity. Những ngày cuối tháng 2 (2005) nhóm này tổ chức một cuộc triển lãm về các pano cũ phản đối chiến tranh ở Việt Nam cách đây 30 năm.
Các thành viên của nhóm đã quyết tâm tổ chức cuộc triển lãm bất chấp những ý kiến phản đối và lời đe doạn của một số ít người Việt khác mà đa phần ở tuổi cha chú của họ.
 
Tony Văn Nguyễn là một thành viên của nhóm Viet Unity. Anh cho rằng ở Mỹ, nhiều người lớn tuổi trong cộng đồng còn có tư tưởng bảo thủ. Họ vẫn còn giữ quan điểm của chế độ Sài Gòn trước năm 1975.
 
Theo Tony, thế hệ trẻ phải vượt lên lối mòn ấy, phải có suy nghĩ ít gây hại hơn mà cụ thể, chính họ phải là nhịp cầu nối giữa những người Việt tại Mỹ với đất mẹ.”
 
Vào tháng 6/2005, nhóm của Tony Nguyễn cũng đã cực lực chống lại Nghị quyết SCR17 “Công Nhận Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” của tiểu bang California, và cũng chống lại việc thành phố Garden Grove, Nam California thông qua nghị quyết cấm các cán bộ CSVN đến vùng Garden Grove.
Sau vụ chống này, các hoạt động của Tony Nguyễn tập trung vào việc cổ võ cho chủ trương hòa hợp hòa giải với CSVN, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam; đồng thời mạnh mẽ phê phán cộng đồng người Việt hải ngoại là cực đoan, chống cộng quá khích.
Để minh chứng cho điều này, từ giữa năm 2008, Tony Nguyễn đã tự nghiên cứu thực hiện một phim tài liệu liên quan đến cái chết của Dương Trọng Lâm, một thanh niên thân Hà Nội bị bắn chết tại San Francisco vào tháng 8/1981.
Phim lấy tên là “Enforcing the Silence”, mô tả về cái chết của một người thanh niên đã bị thành phần chống cộng cực đoan sát hại. Mặc dù lúc đó một tổ chức có tên là Diệt cộng hưng quốc đảng công khai nhận trách nhiệm về vụ này; nhưng Tony Nguyễn vẫn cáo buộc Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã ra tay sát thủ.
Phim nói trên hoàn tất và ra mắt vào giữa Năm 2011, theo như Tony Nguyễn là để đánh dấu 30 năm ngày Dương Trọng Lâm bị giết.
Mặc dù phim được tổ chức Veteran for Peace, một tổ chức thân Hà Nội và ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch đòi Hoa Kỳ bồi thường nạn nhân vụ chất độc da cam, cổ võ nhưng không có hiệu quả.
Năm 2014, Tony Nguyễn gặp A.C. Thompson tại Oakland và theo lời kể của Thompson thì chính Tony Nguyễn là người đã thuyết phục thực hiện thiên phóng sự điều tra vụ 5 ký giả Việt Nam bị giết nhưng chính quyền Hoa Kỳ đã làm ngơ.
Nhóm làm phim có mục đích gì?
Qua cuộc phỏng vấn với tờ Los Angeles Times và Hanalei Somar khi ra mắt cuốn phim “Enforcing the Silence” năm 2011, Tony Nguyễn đã đưa ra những chủ điểm chính mà ta thấy xuất hiện y hệt trong phim “Terror in Little Saigon” như sau:
-         Kết tội Mặt Trận đứng đằng sau 5 cái chết của ký giả người Việt tại Mỹ.
-         Kết tội chính phủ Hoa Kỳ đứng sau lưng đồng lõa với Mặt Trận để che lấp tội ác.
-         Đưa ra hình ảnh cực đoan, giết người bịt miệng, khủng bố của những tổ chức đấu tranh và tập thể cựu chiến sĩ VNCH.
Cả hai cuốn phim, dù với một số chi tiết khác nhau, nhưng đều cùng dựa trên một luận cứ, mục tiêu nhằm vẽ lên hình ảnh khủng bố của cộng đồng mà chính quyền Mỹ đã làm ngơ.
Mục tiêu của Tony Nguyễn là muốn vận động dư luận nhằm triệt hạ uy tín của tổ chức Mặt Trận và quan trọng hơn là bôi nhọ tập thể quân nhân QLVNCH là thành phần cực đoan, đang cản trở chủ trương hòa giải hòa hợp với chính quyền CSVN.
Nhìn như vậy, chúng ta thấy động lực chính của Tony Nguyễn là cho sống lại vụ án 5 ký giả bị giết để qua đó bôi bác hình ảnh cộng đồng người Việt thành cực đoan, quá khích. Có phải là để dọn đường cho sự xuất hiện của một lực lượng thân cộng mà chính Tony Nguyễn đang lãnh đạo qua Viet Unity?
Ai đứng sau Tony Nguyễn?
Phim Terror in Little Sai Gon chiếu trên hệ thống PBS toàn quốc vào lúc 10 giờ đêm (giờ phía Đông) ngày 3/11, tức 10 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4 tháng 11.
Nhưng tại Việt Nam, tờ Thanh Niên Online (tờ báo của Hội Liên Hiệp Thanh Niên CSVN) đã không chỉ đăng tin mà còn kèm theo một số nội dung, hình ảnh trong phim phóng sự này vào lúc 6 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4/11, tức 4 tiếng đồng hồ trước khi PBS chiếu chính thức.
Không những thế, ngay ngày 4/11 Thanh Niên Online còn cho biết là ProPublica, nơi A.C. Thompson làm việc, đã gửi E Mail yêu cầu Thanh Niên giúp loan tải thông điệp kêu gọi nhân chứng cung cấp thông tin các vụ ám sát nhà báo gốc Việt do nhóm K-9 thực hiện.
Thanh Niên Online đã đăng đường dẫn Youtube mà Thompson của ProPublica đã kêu gọi: “’Hãy giúp chúng tôi điều tra những vụ ám sát 5 nhà báo Mỹ gốc Việt’, và tìm câu trả lời cho nghi vấn: ‘Tại sao giới hữu trách Mỹ không giải quyết được việc này’.
Ai đã đưa phim và những kêu gọi giúp điều tra cho Thanh Niên Online?
Chắc chắn A.C. Thompson không thể làm được điều này. Người làm việc này không ai khác hơn là Tony Nguyễn. Nói cách khác, chính Tony Nguyễn là người đã dàn đựng để cho giới truyền thông CSVN nhập cuộc rất sớm, khai thác những tiêu cực quanh “Terror in Little Saigon” hầu tấn công chúng ta.
Chính Tony Nguyễn đã cho báo LA Times biết cuốn phim “Enforcing the Silence” đã nhận nguồn tài trợ từ Việt Nam (Nguyen said the film has received strong financial backing from people all over the U.S., Canada and Vietnam).
Sự kiện CSVN bỏ tiền mua ảnh hưởng ở Hoa Kỳ xuyên qua chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 8/2015 của Nguyễn Phú Trọng [qua bài viết “How Hanoi buys influence in Washington, D.C” của tác giả Greg Rushford – ngày 4-8-2015] cho thấy là càng lúc CSVN càng muốn lũng đoạn truyền thông Mỹ, để qua đó tác động những tiêu cực lên cộng đồng.
Terror in Little Sai Gon không đơn thuần là phim phóng sự điều tra mà là phim dựa vào 5 án mạng chưa tìm ra hung thủ để tiếp tục bôi nhọ Mặt Trận, cộng đồng người Việt, và chính nghĩa đấu tranh của dân tộc.     
Ngọc Lan

Không có nhận xét nào: