Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

Vài Tin Là Lạ và Kính Chuyển Tin Thế Giới Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải


Vài Tin Là Lạ! -   Đứa Bé Mới Đi Chập Chững ‘Đột Nhập’ Tòa Bạch Ốc! Trở Thành Kẻ Đột Nhập Vào “Nhà Trắng” Nhỏ Tuổi Nhất…Trong Lịch Sử! Đứa bé đi chập chững trở thành kẻ đột nhập Tòa Bạch Ốc nhỏ tuổi nhất, sau khi chui qua được hàng rào phía Bắc dinh tổng thống Mỹ hôm qua, Thứ Ba, 18 Tháng Tư, theo AP.Nhân viên Sở Mật Vụ (USSS) bảo vệ an ninh Tòa Bạch Ốc băng qua bãi cỏ “bắt” kẻ đột nhập! rồi bế giao lại cho cha mẹ đứa bé trên đường Pennsylvania.(Hình: Du khách tụ tập dọc hàng rào phía Bắc Tòa Bạch Ốc ở Washington, DC, hôm 5 Tháng Bảy, 2021.)
<!>
USSS tạm thời cấm ra vào Tòa Bạch Ốc trong lúc toàn bộ sự việc diễn ra. Đặc vụ hỏi cha mẹ đứa bé vài câu rồi cho phép họ đi tiếp.

Ông Anthony Guglielmi, phát ngôn viên USSS, cho hay đặc vụ “bắt gặp vị khách nhỏ tuổi hiếu kỳ dọc hàng rào phía Bắc Tòa Bạch Ốc lọt vô được khuôn viên Tòa Bạch Ốc một lúc ngắn.”

“Hệ thống an ninh Tòa Bạch Ốc lập tức báo động! đặc vụ USSS và đứa bé được nhanh chóng giao lại cho cha mẹ,” ông Guglielmi ra thông báo cho biết.

Đây có lẽ là vụ đột nhập Tòa Bạch Ốc ly kỳ, thành công lần đầu tiên kể từ khi hàng rào dinh thự này được tăng cao gấp đôi, lên gần 13 foot, mấy năm gần đây sau hàng loạt vụ đột nhập. Mặc dù cao hơn, hàng rào này lại có khe hở giữa hai song sắt rộng thêm 1 inch, rộng tổng cộng 5.5 inch. Nên kẻ đột nhập đặc biệt này, mới…chui vào được!


Bà Cụ 78 Tuổi! Trở Thành Kẻ Cướp Ngân Hàng Lớn Tuổi Nhất! Cướp Xong, Còn Lịch Sự Xin Lỗi Vì Làm Nhân Viên Sợ!

– Bà cụ 78 tuổi cướp ngân hàng ở Missouri và lịch sự xin lỗi nhân viên vì làm họ sợ, công tố viên cho hay, theo báo The Kansas City Star hôm Thứ Bảy, 8 Tháng Tư.
Bà Bonnie Gooch bị cáo buộc cướp Goppert Financial Bank (GFB) ở Pleasant Hill hôm 5 Tháng Tư, theo hồ sơ tòa án mà báo này đọc được.


(Hình: Cụ Bà Bonnie Gooch chụp hình sau khi bị bắt.)
Hôm đó, bà Gooch mặc đồ toàn màu xám, đeo bao tay nhựa, khẩu trang N95 màu đen và kính đen, tới quầy GFB và đưa mẩu giấy cho nhân viên, trong đó viết: “Tôi cần 13,000 tờ tiền nhỏ,” theo hồ sơ tòa án.

“Cảm ơn. Xin lỗi, tôi không có ý làm mấy anh chị sợ,” bà Gooch viết trong mẩu giấy, công tố viên cho hay.

Bà Gooch đập tay lên quầy để hối thúc nhân viên, yêu cầu họ đừng đếm tiền và “cứ đưa cho bà ta,” công tố viên cho biết.

Sau đó, bà Gooch tẩu thoát bằng xe SUV Buick mang bảng số dành cho người khuyết tật, theo công tố viên. Khi chặn xe bà Gooch, cảnh sát tìm thấy tiền mặt vương vãi dưới sàn xe và chiếc xe nồng mùi rượu, công tố viên cho hay.

Ông Tommy Wright, cảnh sát trưởng Pleasant Hill, nói với báo The Kansas City Star rằng vụ này “bất thường” và “đáng buồn.”

“Lúc mới tới gần bà ta, cảnh sát hơi bối rối,” ông Wright cho biết. “Một bà cụ nhỏ bé bước xuống xe. Ban đầu, chúng tôi không chắc chúng tôi chặn đúng người không.”

Ông Wright cho hay Sở Cảnh Sát Pleasant Hill (PHPD) “đang làm việc với một số cơ quan để quyết định phải làm gì kế tiếp.”

Bà Gooch bị truy tố một tội cướp ngân hàng, PHPD loan báo trên Facebook hôm 7 Tháng Tư. Bà ta bị giam ở nhà tù Cass County, tiền thế chân tại ngoại $25,000. Theo lịch, bà ta sẽ ra tòa ngày 25 Tháng Tư.

Bà Gooch, có thành tích bất hảo, từng hai lần bị kết tội cướp ngân hàng, một lần ở California năm 1977 và một lần ở ngoại ô Lee’s Summit của Kansas City năm 2020, theo hãng tin AP.


Mỹ Nhân Việt Bán Nước Mía Tại Hàn Quốc, Không Biết Mía Ngon, Hay Vì Sắc Đẹp, Mà Kiếm Hơn $3000 (Trên 3 Ngàn Đô La) Mỗi Ngày!


-Chị Huỳnh Chơn Phương (sinh năm 1991, quê ở Cà Mau) là bà chủ của quầy nước mía đắt khách tại Hàn Quốc, viral MXH mấy hôm nay. Chị Phương theo chồng sang Hàn định cư từ lâu, hiện đang sở hữu công ty sản xuất khẩu trang, một cửa hàng phở...

Cách đây vài ngày, khi Hàn Quốc mở lễ hội hoa anh đào, chị Phương nổi hứng đem 2 chiếc máy ép mía ra bán ở khu vực lễ hội. Quầy hàng giản dị với vài chiếc bàn, chiếc ghế nhỏ, bỗng thu hút sự hiếu kỳ của rất là nhiều người! Một người vào uống thử, thấy ngon lại kéo theo bạn bè vào uống cùng. nhất là những đám thanh niên! Cứ thế, lượng khách đông lên bất ngờ khiến chị Phương xoay xở không kịp!

Chị P cho hay: "Ban đầu khi mới mở bán, mình không nghĩ người Hàn sẽ thích nước mía như vậy. Họ khen ngon, có người uống 3 ly liền! nhất là cánh đàn ông!

Trong 3 ngày, mình ép hết 1,5 tấn mía. Ở bên Hàn không có mía, nên với người dân Hàn Quốc đây là thức uống mới lạ. Mình nhập máy ép và mía từ Việt Nam sang."


"Ngày thường mình bán được khoảng 300-400 cốc, còn cuối tuần khoảng hơn 1.000 cốc. Mặc dù có nhiều nhân lực, 7 người cạo mía, 3 người ép nước và bán nhưng vào lúc khách đông, thì vẫn không kịp. nên khách phải xếp hàng theo nhóm từ 15 - 20 người để chờ mua. Lạ là khách hầu hết là thanh niên, đàn ông! Một ly nước mía có giá 5.000 won (khoảng $5)"

Số lượng khách đông, nhân viên không làm xuể nên 3 ngày liên tiếp chị Phương phải thuê thêm người làm và trả công mỗi người hơn $100.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Biện Pháp Trừng Phạt Kinh Tế của Hoa Kỳ Có Thể Gây Nguy Cơ Cho Đồng Mỹ Kim!

-Hôm Chủ Nhật (16/4/2023), Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ Janet Yellen thừa nhận các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Hoa Kỳ áp đặt, đặc biệt là nhắm vào Nga, gây ra một “nguy cơ” đối với thế bá chủ của đồng Mỹ kim. Tuy nhiên, bà nhận định cho dù các quốc gia bị nhắm đến đang cố gắng tìm kiếm một giải pháp thay thế, nhưng điều này không đơn giản.

Trả lời phỏng vấn đài CNN về việc sử dụng đồng Mỹ kim như một loại vũ khí, Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ Janet Yellen nhấn mạnh: “Có một nguy cơ khi chúng ta sử dụng các biện pháp trừng phạt tài chánh liên quan đến vai trò của đồng Mỹ kim (...), đó là về lâu dài, điều này có thể làm suy yếu thế bá chủ của đồng Mỹ kim”. Theo Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ, các biện pháp trừng phạt tài chánh dĩ nhiên cũng khiến Trung Quốc, Nga, Iran, những nước trong danh sách trừng phạt của Mỹ, tìm kiếm các giải pháp thay thế, tuy nhiên, những lý do giúp Mỹ kim trở thành đồng tiền của thế giới khiến các quốc gia đó khó tìm được giải pháp thay thế tương đương.

Bộ trưởng Janet Yellen giải thích thêm: “Chúng ta có những thị trường vốn và một Nhà nước pháp quyền rất mạnh, điều thiết yếu để một đồng tiền được dùng như loại tiền tệ của thế giới để giao dịch. Và chúng ta chưa thấy bất kỳ một quốc gia nào khác có (…) cơ sở hạ tầng về thể chế cho phép đồng tiền của họ có thể phục vụ thế giới” như đồng Mỹ kim của Hoa Kỳ, nhất là vì các biện pháp trừng phạt kinh tế là “một công cụ vô cùng quan trọng”, cũng được các nước đồng minh của Hoa Thịnh Ðốn sử dụng trong khuôn khổ “liên minh các đối tác cùng hành động” để chống lại Nga.

Thông tấn xã AFP cho biết thêm là khi được hỏi về khả năng sử dụng các quỹ bị phong tỏa của Ngân hàng Trung ương Nga để phục vụ công cuộc tái thiết đất nước Ukraine vốn bị quân đội Nga xâm lược và tàn phá, Bộ trưởng Janet Yellen cho rằng dù “nước Nga phải trả giá cho những thiệt hại mà họ đã gây ra cho Ukraine”, nhưng cũng có những ràng buộc pháp lý về những điều mà Hoa Thịnh Ðốn có thể làm đối với tài sản bị phong tỏa của Nga và chính quyền Hoa Kỳ đang “thảo luận với các đối tác về những điều có thể thực hiện trong tương lai”.


Nhật Bản Cam Kết Bảo Vệ Các Giới Chức Tới Dự Hội Nghị G7


(Ảnh: Các nhà ngoại giao G7 trong một cuộc họp.)

-Hôm Chủ Nhật (16/4/2023), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cam kết rằng Nhật sẽ làm mọi điều có thể để bảo đảm an toàn cho cuộc họp của các nhà lãnh đạo và Bộ trưởng của nhóm G7 tại Nhật Bản trong tháng này.

“Chúng tôi phải nỗ lực hết sức để bảo đảm an ninh và an toàn… [khi] các viên chức từ khắp nơi trên thế giới nhóm họp”, ông Kishida nói với các phóng viên hôm Chủ Nhật.

Cam kết của ông được đưa ra một ngày sau khi một kẻ tình nghi ném một quả bom khói ở miền Tây Nhật Bản trong khi ông Kishida đang đọc diễn văn ủng hộ một chính trị gia địa phương.

Thủ tướng Kishida không bị thương trong vụ này. Một nghi can đã bị bắt.

Các Ngoại trưởng G7, trong đó có Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, đã bắt đầu 3 ngày hội đàm hôm Chủ Nhật tại thị trấn Karuizawa, miền Trung Nhật Bản.


Các Bộ Trưởng G-7 Đồng Thuận Kêu Gọi Nga Rút Quân Khỏi Ukraine!


(Hình: Các Ngoại trưởng nhóm G-7 hôm 17/4/2023 gặp nhau ở Nhật Bản.)

-Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin cho hay cho hay hôm 17/4/2023, các Bộ trưởng Ngoại giao của nhóm G-7 củng cố cam kết ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, đồng thời “tăng cường, phối hợp đầy đủ và thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại Nga”.

Tại một cuộc họp ở Nhật Bản, các Bộ trưởng G-7 “nhấn mạnh rằng Nga phải rút toàn bộ lực lượng và thiết bị khỏi Ukraine ngay lập tức và vô điều kiện”, theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa phát biểu tại một cuộc họp tập trung vào cuộc chiến của Nga ở Ukraine rằng điều quan trọng là phải duy trì sự thống nhất trong việc thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Sau tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước rằng Nga sẽ khai triển vũ khí nguyên tử chiến thuật tới Belarus, các Bộ trưởng G-7 hôm 17/4 lên án động thái này, tái khẳng định rằng “tuyên bố nguyên tử vô trách nhiệm của Nga là không thể chấp nhận được”, tuyên bố cho biết.

Nga từng là một phần của nhóm G-8 khi đó nhưng đã bị trục xuất sau khi nước này sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014.

Bộ Quốc phòng Anh hôm 17/4 nhấn mạnh số lượng dân thường thiệt mạng liên quan đến bom mìn ở Ukraine ngày càng tăng.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết vấn đề tồi tệ nhất ở các khu vực mà quân đội Nga đã chiếm đóng trước đây, bao gồm Kherson và Kharkiv, và nguy cơ gia tăng khi việc sản xuất nông nghiệp vào mùa Xuân đến.

“Hơn 750 thương vong liên quan đến bom mìn của thường dân đã được báo cáo kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược - cứ 8 người thì có 1 người liên quan đến trẻ em. Có thể sẽ mất ít nhất một thập kỷ để Ukraine rà phá bom mìn”, Bộ này cho biết trong bản đánh giá hàng ngày mới nhất.


Các Ngoại Trưởng G7 Cố Phô Trương Lập Trường Thống Nhất Về Chống Trung Quốc!
(Trọng Nghĩa)

-Hội nghị các Ngoại trưởng trong nhóm G7 chính thức mở ra hôm 17/4/2023 tại Nhật Bản, với cuộc họp đầu tiên bàn về Trung Quốc và các thách thức khu vực, nối tiếp bằng một phiên thảo luận về việc đẩy mạnh chi viện cho Ukraine và trừng phạt nước Nga.

Ngay từ tối 16/4, vấn đề Trung Quốc cùng với Bắc Hàn đã được thảo luận trong khuôn khổ một bữa ăn tối làm việc, với nước chủ nhà nhấn mạnh rằng “sự thống nhất của G7 là vô cùng quan trọng”.

Theo hãng tin Pháp AFP, khai mạc phiên họp về Trung Quốc vào hôm nay, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đã lên tiếng cảnh báo rằng cộng đồng quốc tế đang ở một “bước ngoặt lịch sử”, và nhóm G7 cần phải “chứng minh cho thế giới thấy quyết tâm mạnh mẽ” trong việc bảo vệ “trật tự quốc tế dựa trên pháp quyền”.

Nhật Bản từng mong muốn đưa các thách thức khu vực lên hàng đầu của chương trình nghị sự hội nghị và các sự kiện gần đây bao gồm các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan và các vụ thử phi đạn của Bắc Hàn đã thu hút mối quan tâm đến các vấn đề đó.

Ngoài ra, khối G7 cũng cần có một lập trường thống nhất trong đối sách với Trung Quốc, trong bối cảnh khác biệt đã lộ rõ giữa thái độ cứng rắn của Hoa Kỳ và chủ trương hòa dịu hơn của Pháp và một số nước Âu Châu khác.

Trở về sau chuyến thăm Trung Quốc, trong một cuộc phỏng vấn, ông Macron đã bảo vệ sự cần thiết của “quyền tự chủ chiến lược” của Âu Châu trước nguy cơ EU bị lôi kéo vào cuộc xung đột giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh, đặc biệt là về vấn đề Đài Loan.

Ngay từ hôm 16/4, một viên chức cấp cao của Hoa Kỳ cho biết là chuyến thăm Bắc Kinh mới đây của Tổng thống Pháp Macron và các viên chức G7 khác sẽ là một chủ đề thảo luận.

Về mặt công khai, các viên chức Mỹ, bao gồm cả Ngoại trưởng Antony Blinken, đã tự kiềm chế, không lên án những nhận xét này, trái ngược với phản ứng bực tức nhất định của các nước Âu Châu như Ba Lan.Về phần mình, Paris đã cố gắng xoa dịu, tái khẳng định rằng lập trường của Pháp không thay đổi.Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna nhắc lại rằng Pháp vẫn “gắn bó sâu sắc với việc tôn trọng nguyên trạng, cũng như việc duy trì hòa bình và ổn định giữa hai bờ eo biển” Đài Loan.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ và đồng nhiệm Pháp cũng gặp nhau bên lề G7 vào thứ Hai, và theo ông Blinken, đã cho thấy sự “đồng nhất” về quan điểm giữa hai nước.

Hoa Thịnh Ðốn và Tokyo đều đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về các hành vị “cưỡng ép về kinh tế” của Bắc Kinh và tuyên bố kết thúc hội nghị vào ngày mai có khả năng kêu gọi hành động nhiều hơn nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng cho các mặt hàng nhạy cảm như chất bán dẫn.

Trong phiên họp thứ hai ngày 17/4, các Ngoại trưởng G7 cũng đã tập trung bàn về Ukraine và Nga.

Theo hãng tin Mỹ AP, một viên chức cấp cao của Hoa Kỳ tháp tùng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã tiết lộ với các phóng viên rằng mục tiêu của chính quyền Biden trong các cuộc đàm phán là tăng cường hỗ trợ cho Ukraine, bao gồm cả việc tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự cho Kyiv, lẫn sáng kiến lớn về cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine được đưa ra tại các cuộc họp G7 năm 2022 ở Đức.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng chủ trương gia tăng trừng phạt Nga vì cuộc xâm lược Ukraine, đặc biệt là thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chánh mà G7 đã đe dọa lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2021, trước cuộc xâm lược.


Chiến Hạm Mỹ Khiêu Khích, Đi Qua Eo Biển Đài Loan Sau Cuộc Tập Trận của Trung Quốc!


(Hình US: Chiến hạm USS Milius của Hoa Kỳ vừa đi qua eo biển Đài Loan hôm 16/4/2023.)

-Thông tấn xã Reuters đưa tin cho hay hôm Chủ Nhật (16/4/2023), Chiến hạm USS Milius của Hoa Kỳ vừa đi qua eo biển Đài Loan, điều mà Hải quân Hoa Kỳ mô tả hôm thứ Hai (17/4) là quá cảnh “thường lệ”, chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc kết thúc các cuộc tập trận gần đây quanh hòn đảo này.

Ðệ thất Hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ cho biết khu trục hạm có trang bị phi đạn điều hướng lớp Arleigh Burke USS Milius đã tiến hành “quá cảnh thường lệ eo biển Đài Loan” qua vùng biển “nơi quyền tự do hàng hải và hàng không trên biển được áp dụng theo luật pháp quốc tế”.

Ðệ thất Hạm đội cho biết thêm rằng việc quá cảnh của chiếc tàu này thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Trong một bài đăng trên mạng xã hội hôm thứ 17/4, Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông của quân đội Trung Quốc cho biết rằng họ đã khai triển binh sĩ để theo dõi và giám sát khu trục hạm Hoa Kỳ trong suốt hoạt động của nó.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết chiến hạm Mỹ đi theo hướng Bắc qua eo biển và trong quá trình di chuyển, tình hình ở eo biển là “bình thường”.

Hải quân Hoa Kỳ đưa chiến hạm đi qua eo biển này khoảng mỗi tháng một lần và cũng thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ tự do hàng hải tương tự ở Biển Đông đang tranh chấp.

Tuần trước, tàu USS Milius đã đi gần Đá Vành Khăn, một trong những hòn đảo nhân tạo quan trọng nhất và do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông. Bắc Kinh tố cáo hành động này là bất hợp pháp.

Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan kể từ khi cuộc tập trận kết thúc, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn.

Vào sáng 17/4, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ đã phát giác 18 máy bay quân sự và 4 tàu Hải quân của Trung Quốc hoạt động xung quanh Đài Loan trong khoảng thời gian 24 tiếng đồng hồ trước đó.

Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để kiểm soát Đài Loan.

Chính phủ Đài Loan bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc và nói rằng chỉ người dân của hòn đảo mới có thể quyết định tương lai của họ.


Mối Đe Dọa Trung Quốc: 3 Lý Do Phương Tây Cần Bảo Vệ Đài Loan!
(Thanh Hà)

-Bắc Kinh vừa kết thúc chiến dịch tập trận 3 ngày “bao vây” Đài Loan. Mối “Đe dọa” Trung Quốc tại eo biển cùng tên càng lúc càng lớn. Kết thúc chuyến công du Trung Quốc, Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron bị chỉ trích mạnh mẽ về phát biểu cho rằng Liên Hiệp Âu Châu cần “độc lập” với quan điểm của Mỹ trên vấn đề Đài Loan.

Trả lời Ban tiếng Việt của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI), Giáo sư Stéphane Corcuff, trường Khoa học Chính trị Sciences Po Lyon, nhắc lại Trung Quốc muốn thôn tính hòn đảo này, kể cả bằng sức mạnh quân sự, vì các lý do chính trị, địa chính trị và chiến lược. Vì vậy theo quan điểm của ông, phương Tây có ít nhất 3 lý do cần bảo vệ hòn đảo này trước tham vọng của chính quyền đảng Cộng sản ở Hoa Lục.

Giáo sư Stéphane Corcuff là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về Đài Loan. Ông phụ trách điều phối số báo đặc biệt của tạp chí Historia (tháng 11/2022- La Guerre des deux Chines, 1661-2022) và từng cộng tác với nhiều báo mạng chuyên về Á Châu như Asialyst hay về ngoại giao như Diplomatie.

Stéphane Corcuff: “Đài Loan là một quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc là một phần của thế giới Trung Hoa, nhưng Đài Loan dưới nhiều khía cạnh khác nhau, lại là một quốc gia rất ‘Tây phương’ hiểu theo nghĩa đảo quốc này tôn trọng luật chơi quốc tế, cho dù là về mặt chính thức Đài Loan không được cộng đồng quốc tế công nhận. Đài Loan cũng là một số quốc gia hiếm hoi trên thế giới không gây hấn với các nước láng giềng hay với phần còn lại trên thế giới. Đài Loan không đưa quân đi xâm chiếm một quốc gia nào khác, Không quân sự hóa các đảo nhỏ ở Biển Đông hay Hoa Đông. Chính quyền Đài Bắc không chủ trương phá vỡ trật tự thế giới, một trật từ đã được xây dựng trên pháp luật. Hơn nữa, Đài Loan là một nền dân chủ và theo tôi đây là một điều hết sức quan trọng để cộng đồng quốc tế yểm trợ Đài Loan.

Kế tới, vì những lý do địa chiến lược, cộng đồng quốc tế cần phải bảo vệ Đài Loan. Trước hết, về mặt kinh tế Đài Loan chiếm một vị trí then chốt trong chuỗi trị giá gia tăng, Đài Loan rất mạnh về mặt kỹ thuật và là nguồn sản xuất linh kiện bán dẫn của thế giới chủ yếu là trong lĩnh vực chip điện tử hiện đại nhất.

Ai cũng biết - mà chính Bắc Kinh đã khẳng định là Trung Quốc đang trở thành một siêu cường của thế giới. Sức mạnh Hải quân Trung Quốc hiện nay là số một toàn cầu, Trung Quốc sắp trở thành quốc gia có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất và về quân số thì đã đứng đầu thế giới. Như đã biết Bắc Kinh không che giấu mục tiêu thôn tính Đài Loan kể cả bằng sức mạnh. Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều lý lẽ chứng minh về tính chính đáng thâu tóm Đài Loan”.

Bắc Kinh đã đưa ra những bằng chứng lịch sử để khẳng định Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc nhưng lập trường này đã bị một số chuyên gia của phương Tây bác bỏ, thậm chí gọi đấy là một sự ngụy tạo về lịch sử.

Stéphane Corcuff: “Trung Hoa Dân Quốc năm 1912 rồi Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa năm 1949 đã thừa hưởng lại các đường biên giới được phân định từ thời triều đình Mãn Châu và xin nhấn mạnh đó là thời kỳ Mãn Châu, chứ không phải là đế chế Trung Hoa như chính quyền hiện nay ở Hoa Lục thường nhận vơ. Xin đơn cử bằng chứng là thế kỷ 17, Trung Quốc bị người Mãn Châu đô hộ. Tiếp theo đó các vùng Nội Mông, miền Đông Tukestan và sau cùng là Đài Loan (1684) đã bị người Mãn Châu chinh phục. Vì vậy, Đài Loan chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc mà chỉ là thuộc về một đế chế cũng đã từng đô hộ Trung Quốc. Nhưng chính quyền ở Hoa Lục không bao giờ công nhận điều ấy và như vậy có lợi cho họ để khẳng định rằng Đài Loan là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc. Sau chiến tranh Nhật-Trung lần thứ nhất, năm 1884, triều đình Mãn Thanh đã trao lại Đài Loan cho Nhật Bản cai trị. (…)”.
Trước khi Ðệ nhị Thế chiến kết thúc, Tuyên bố Cairo năm 1943, nêu rõ “Formosa (Đài Loan) và quần đảo Bành Hồ (Penghu Islands) sẽ được khôi phục cho Trung Hoa Dân Quốc…”. Năm 1949 khi đảng Cộng sản giành được chính quyền, lập thủ đô ở Bắc Kinh, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đã phải chạy sang Đài Loan. Ông lãnh đạo hòn đảo này cho đến năm 1975 dưới sự yểm trợ của Hoa Kỳ nhằm kềm tỏa đà tiến của phe Cộng sản tại Á Châu. Năm 1971 Liên Hiệp Quốc công nhận nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa là đại diện duy nhất của Trung Quốc. Mỹ và phương Tây cũng tuân thủ nguyên tắc “một nước Trung Quốc duy nhất”. Song do vị trí chiến lược về mặt địa lý và địa chính trị, Đài Loan vẫn được Hoa Kỳ quan tâm. Năm 1979 Hoa Thịnh Ðốn thông qua đạo luật Taiwan Relations Act cho phép Hoa Kỳ bán vũ khí cho hòn đảo này để tự vệ nhưng văn bản nói trên không nói rõ khả năng “can thiệp quân sự” trong trường hợp Đài Loan bị tấn công. Stéphane Corcuff lưu ý: Trung Quốc càng lúc càng nhìn thấy tầm mức quan trọng của Đài Loan trong cuộc đối đầu với Mỹ.

Stéphane Corcuff: “Mãi đến sau này, Trung Quốc mới khai thác lập luận đó trong việc khẳng định chủ quyền với Đài Loan, một khi Bắc Kinh hiểu rằng làm chủ eo biển Đài Loan cho phép Hải quân Trung Quốc phát triển mạnh mẽ về mặt chiến lược, và đây là cánh cửa mở ra Thái Bình Dương. Từ đó Đài Loan lại càng có tầm mức quan trọng hơn theo quan điểm của Bắc Kinh. Nhưng tôi xin nhắc lại ban đầu kế hoạch chiếm lại Đài Loan chỉ mang màu sắc chính trị, với những ý đồ nặng tính dân tộc chủ nghĩa. Bởi vào đầu thập niên 1950 khi (đảng Cộng sản) mới giành được chính quyền, Trung Quốc chưa có một lực lượng Hải quân đủ sức đẻ hoạt động tại các vùng biển sâu. Bây giờ thì khác và chính vì thế mà vị trí của Đài Loan ở chuỗi đảo đầu tiên mở ra Thái Bình Dương lại càng quan trọng hơn nữa. Đài Loan cũng rất gần với Phi Luật Tân, Nhật Bản, Nam Hàn: đó là những đồng minh của Mỹ ở Á Châu, và là nơi Hoa Kỳ đã đặt căn cứ căn cứ quân sự. Nói cách khác, Đài Loan là cánh cổng mở cho phép Hải quân Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương. Nhất là một khi làm chủ được Đài Loan, Trung Quốc chắc chắn sẽ đặt căn cứ dọc suốt theo bờ đông của Đài Loan hướng ra Thái Bình Dương để quan sát mọi qua lại trong vùng biển này. Viễn cảnh này không lạc quan chút nào, nhất là đối với Pháp, một cường quốc trong vùng. Kinh nghiệm cho thấy Trung Quốc đã bồi đắp các đảo nhân tạo ở Biển Đông, đã đánh bắt trái phép tại những vùng biển của Phi Luật Tân và Việt Nam, …. Trung Quốc cũng sẽ hành xử tương tự ở Thái Bình Dương và sẽ gây trở ngại cho tự do giao thương hàng hải như thế nào một khi chiếm được Đài Loan”.

Giáo sư Corcuff e rằng, chiếm được Đài Loan, Bắc Kinh coi như kiểm soát phần lớn Thái Bình Dương, Trung Quốc thêm sức mạnh để uy hiếp các nước láng giềng chung quanh.

Stéphane Corcuff: “Nếu như nền dân chủ Đài Loan bị sụp đổ thì có nhiều lo ngại là Trung Quốc sẽ càng trong thế mạnh để khuynh đảo các nước láng giềng. Bắc Kinh không chủ trương lật đổ các chính phủ tại chức để dựng nên những chính quyền mới thân Trung Quốc. Bắc Kinh cũng không có ý đồ đưa quân xâm chiếm các quốc gia lân cận nhưng Trung Quốc có những công cụ khác, cũng lợi hại không kém để mở rộng ảnh hưởng và nhất là can thiệp vào đời sống chính trị, xã hội tác các quốc gia này. Chiếm được Đài Loan lại càng tăng thêm sức mạnh cho Trung Quốc và đó là một điều rất nguy hiểm, bởi khi đó Trung Quốc trở thành một siêu cường không gì ngăn cản nổi. Nhưng đó là một quốc gia không có tự do, không tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác”.

Không có nhận xét nào: