Giới Thiệu Sinh Hoạt Trong Tuần Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận 2923
SAN JOSE HÔM NAY: THÔNG BÁO KHẨN VỀ BẢN TUYÊN NGÔN CÔNG NHẬN NGÀY 30 THÁNG 4, LÀ THÁNG TƯ ĐEN (BLACK APRIL MONTH)
Kính Gửi: Quý Đồng Hương Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Bắc California.
Kính thưa quý vị Trong tinh thần Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư, Ủy Ban Điều Hợp Sinh Hoạt Cộng Đồng đã vận động với văn phòng Nghị Viên Khu Vực 5, Ông PETER ORTIZ yêu cầu, Thành phố San José công nhận tháng 4 là THÁNG TƯ ĐEN (BLACK APRIL MONTH) của Cộng Đồng người Việt tỵ nạn CSVN.Tin vui: Hội Đồng Thành Phố SAN JOSE gồm 11 vị đã đồng thuận và̀ sẽ trao tặng đến chúng ta bản tuyên ngôn vào lúc 1 giờ chiều hôm nay!
<!>
Buổi lễ tuyên đọc bản tuyên ngôn chấp thuận yêu cầu của Ủy Ban Điều Hợp Sinh Hoạt Cộng Đồng, vừa được Bà Nguyễn Lê Hạnh Giao, Director of Public Affairs của văn phòng nghị viên Peter Ortiz thông báo như sau:
Trân trọng kính mời quý ̣đồng hương tỵ nạn CSVN đến SAN JOSE CITY HALL - Council Chamber 200 E. Santa Clara St.- SJ – CA 95113 Nghị Quyết sẽ được trao Hôm nay, Thứ Ba 25 tháng 4 năm 2023 lúc 1:00 PM
*Đặc biệt: Tất cả chúng ta sẽ chụp hình lưu niệm để đánh dấu tinh thần Đoàn Kết của Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn CSVN với Thành phố và sẽ lưu lai trong hồ sơ chánh quyền.
TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI.
T.M. Ủy Ban Điều Hợp Sinh Hoạt Cộng Đồng .
BS Phạm Đức Vượng
Các sinh Hoạt Khác:
Thêm Một Bài Học Cho Những Kẻ Bưng Bô CSVN, Đánh Phá Cộng Đồng! Cuối Cùng Chẳng Được Gì, Còn Bị Đồng Bào Khinh! Tỷ Phú Hoàng Kiều Thừa Nhận "Rớt Đài!", Trắng Tay! Lui Về Sống Với Thú Điền Viên!
-Một thời, ông sở hữu nhiều khối bất động sản ở Mỹ. Tuy nhiên, 2 năm trước, vị tỷ phú từng yêu đương người đẹp Ngọc Trinh đã công bố: "Bây giờ, tôi nợ nần như Chúa Chổm! bị lọt khỏi danh sách 400 tỷ phú ở Mỹ. Tôi rớt đài rồi! Từ một tỷ phú đứng thứ 148 với tài sản 3,8 tỷ USD, bây giờ lại còn nợ 3 tỷ USD! Xin tha cho tôi, và không còn là tỷ phú nữa!"
Giờ nam doanh nhân, một thời nổi đình, nổi đám, không xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông nữa, nhưng ông vẫn thường xuyên chia sẻ trên mạng xã hội.
Giờ ông đã chuyển qua thú ngắm hoa, trong khuôn viên nhà mình. Ông rất hay đăng tải không gian sống đầy hoa lá.
Mới đây, tỷ phú Hoàng Kiều chia sẻ: "Hoa đào sau nhà nở hoa lần thứ hai. Đời sống như một cánh hoa bắt đầu đơm bông, nở nhụy, rồi nở hoa, rồi cánh hoa bắt đầu rơi tả tơi trên mặt đất".
Đây quả thực là một loại hoa đào rất đẹp.
Vài ngày trước, ông cũng chụp hình hoa nhưng chưa nở rộ, nhưng chỉ sau vài ngày đã bung kín cành. Nhìn hoa nở hoa tàn, vị tỷ phú còn chiêm nghiệm về tuổi già: "Đó là luật tạo hóa, tuy nhiên tôi nhắc nhở các bạn già rằng, đừng bao giờ than phiền về những bệnh tật và sức khỏe của tuổi già. Điều tệ hại hơn của tuổi già là không bị già, vì vậy các bạn cần hưởng thụ cuộc sống khi có thể"
Là một người yêu hoa, cây cảnh, tỷ phú Hoàng Kiều từng được biết đến như một nhà tài phiệt về bất động sản.
Ông từng gây xôn xao khi bỏ ra 33 triệu USD, mua lại villa Hummingbird Nest Ranch, vùng ngoại ô Los Angeles. Biệt thự của ông vô cùng sang trọng và mang phong cách yêu thích của chủ nhân.
Tổng diện tích của cả khu biệt thự lên tới hơn 50.000 m2, bao gồm một trang trại cưỡi ngựa và dinh thự rộng hơn 17.000m2.
Bên trong căn biệt thự có nhiều chi tiết kiến trúc nguyên bản kể từ thời chủ trước. Phòng khách ấn tượng với bộ sofa cổ điển, đèn trang trí cầu kỳ. Cách bài trí theo phong cách quý tộc kiểu lâu đài cổ ở châu Âu. Mỗi gian phòng thường có nến bên cạnh đèn.Khu vực hành lang ở tầng trên tương tự hình ảnh trong phim Hollywood.
Phòng thư giãn trong biệt thự của tỷ phú Hoàng Kiều có bàn bi-a, cạnh đó là bộ ghế da sang trọng. Không gian phòng ngủ đậm chất cổ kính. Một góc nghỉ ngơi ngoài ban công Không gian mênh mông trải dài phía ngoài biệt thự. Một số hình ảnh được cho là Ngọc Trinh check in trong và bên ngoài khuôn viên biệt thự của vị tỷ phú.
VÀI NÉT VỀ TỶ PHÚ THÂN CỘNG HOÀNG KIỀU:
Ông là cánh tay nối dài của Trung Cộng và CSVN: Tạp chí Forbes, năm 2018, tường trình tài sản của Hoàng Kiều là 2 tỷ 8 trăm triệu đô la. Sau cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Cộng, “stock” của Hoàng Kiều bị giảm. Tháng 7 năm 2019, tạp chí Forbes báo cáo là tài sản của Hoàng Kiều còn có… 850 triệu! Hoàng Kiều đã mất trắng 1 tỷ 950 triệu đô la, nhưng vẫn tồn tại được nhà cầm quyền Trung Cộng bơm tiền vào cứu nguy.
Hoàng Kiều được hỗ trợ của nhà cầm quyền Trung Cộng, cho mở xưởng bán máu, bán huyết thanh, từ năm 1987 tại Thượng Hải. Trở thành tỷ phú năm 2014 với tài sản 1 tỷ 700 triệu.
Năm 2018, tài sản tăng lên 2 tỷ 800 triệu. Được hỗ trợ của Nhà Cầm Quyền Trung Cộng, Hoàng Kiều dựa vào khối máu khổng lồ của tù nhân lương tâm và hơn 1 triệu tù nhân Pháp Luân Công, không lấy máu của tù hình sự vì máu tù hình sự chứa 99% xì ke, ma túy! Chỉ có tù nhân lương tâm là có máu tốt, máu lành, không bệnh.
Hoàng Kiều là cánh tay nối dài đắc lực của Việt Cộng, đánh phá Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hải Ngoại: Hoàng Kiều công khai xác nhận lý lịch của mình trong buổi Tạ Tình 6: Hoàng Kiều chỉ tay về phía ca sĩ Võ Hà Trâm vừa mới trình diễn xong, mà nói: Đó! Vi Xi đó! Chính những Vi Xi đó mang văn hóa Việt Nam đi thế giới! Ai dám chống Vi xi đó không? Hoàng Kiều gào to: “Đồng bào hãy đoàn kết cùng với tôi để chống bọn Chống Cộng!” Hoàng Kiều nhục mạ Việt Nam Cộng Hòa: “Trước năm 1975, 1.000.000 quân nhân VNCH, 600.000 quân đội Hoa Kỳ + 100.000 quân đồng minh mà không làm gì được HỌ (CSVN) thì bọn chống Cộng này làm được gì?” Trên Youtube Pho Bolsa TV, Hoàng Kiều nói: “Tại sao đã 44 năm rồi, còn tổ chức Quốc hận 30 tháng Tư làm gì nữa? Tại sao cứ phải hận thù mãi? Nếu không có 30 Tháng Tư thi làm sao có Tỷ Phú Hoàng Kiều và những ngủ đại thương gia ở hải ngoại??” Hoàng Kiều huyênh hoang tuyên bố: Trước đây có dư luận cho thành phố Westminster là Thành Phố Hồ Chí Minh, nay phải gọi là THÀNH PHỐ HOÀNG KIỀU!
Trời có mắt! gieo gì gặt nấy thôi!
Tin Việt Nam Hôm Nay
Đặc Điểm Xe Điện VinFast, Không Một Hãng Xe Hơi Nào Có Thể So Sánh! Không Cần Người Đụng, Vẫn Tự Bốc Cháy! Vụ Vừa Cháy ở Việt Nam và Đức, Trong 1 Tháng, Khiến Người Tiêu Thụ Sợ Hãi!
(Hình: Đại Biểu Nhân Dân đưa tin vụ xe VF 8 cháy ở Nghệ An, 21/4/2023.)
-Một chiếc VinFast VF 8 cháy rụi ở Nghệ An, Việt Nam, vào sáng ngày 21/4/2023 và một chiếc khác phát cháy trong một phòng trưng bày ở Cologne, Đức, cách đây 1 tháng, đang gây ra nhiều bàn luận và lo ngại trong công chúng.
Một bản tin của báo điện tử Đại Biểu Nhân Dân thuộc Quốc hội Việt Nam mà Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) xem được lúc 4 giờ 55 phút chiều ngày 21/4 viết rằng “Trong lúc di chuyển trên cầu vượt Nghi Kim, thành phố Vinh, Nghệ An, một chiếc xe hơi VF 8 của hãng VinFast của người dân bất ngờ bốc khói rồi bùng cháy”.
Đăng kèm bài báo là hai ảnh chụp chiếc xe màu trắng có logo của VinFast, mang biển xe 37K-104…, bị lửa bao trùm.
Sự việc xảy ra lúc 6 giờ 45 phút sáng cùng ngày, theo bài báo, với một đoạn mô tả rằng “ngọn lửa bùng phát và thiêu cháy phần đầu xe”. Trong phần cuối bài báo, trang Đại Biểu Nhân Dân cho hay một số người dân cố dùng bình cứu hỏa để dập lửa nhưng “ngọn lửa bốc cháy quá nhanh khiến mọi người bất lực”.
Trong khi Đại Biểu Nhân Dân nêu cụ thể đó là xe VinFast VF 8, nhiều báo, đài khác như Truyền Hình Nghệ An, Dân Việt, Công An Nhân Dân, Pháp Luật Việt Nam, Tuổi Trẻ Thủ Đô… đưa tin rằng một xe hơi bốc cháy ở cùng địa điểm và ngày giờ, nhưng không nêu chi tiết đó là xe hãng nào.
Các bản tin nói rằng dường như có ít nhất một người trên xe khi sự việc xảy ra và rất may không có ai bị thương trong sự việc này.
Trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ các ảnh chụp và các đoạn video ghi lại vụ cháy xe, có nội dung tương tự như những gì Đại Biểu Nhân Dân đăng tải. Những hình ảnh đó thu hút sự chú ý của nhiều người, với nhiều ý kiến phỏng đoán về nguyên nhân cũng như bày tỏ lo ngại về nguy cơ cháy nổ xe.
Trước vụ cháy kể trên gần tròn 1 tháng, hồi ngày 20/3, hai báo ở Đức là Kolnische Rundschau và Thoibao.de cho hay cảnh sát địa phương xác nhận rằng một chiếc xe phát cháy “ở đầu xe” trong phòng trưng bày của hãng xe Việt Nam VinFast ở thành phố Cologne.
Một phát ngôn viên cảnh sát nói với Thoibao.de rằng vụ cháy xe trong phòng trưng bày của VinFast ở Rudolfplatz, Cologne, là do lỗi kỹ thuật: “Chúng tôi có thể loại trừ khả năng bị tác động từ bên ngoài và đốt phá”.
Các bản tin ở Đức nói rằng không có ai bị thương, đồng thời không nêu chi tiết xe bị cháy có phải là loại VF 8 hay không.
VOA cố gắng liên lạc với VinFast để tìm hiểu thông tin, quan điểm của họ về hai vụ cháy nhưng không nhận được hồi đáp.
(Hình: Kolnisch Rundschau đưa tin về vụ cháy showroom VinFast ở Cologne, 20/3/2023.)
Theo quan sát của VOA, trong khi nhiều người sử dụng mạng xã hội tỏ ý lo lắng về các yếu tố thiết kế, chế tạo, lại có một số người phỏng đoán rằng biết đâu chiếc VF 8 cháy ở Nghệ An có thể là do đèn xe đã bị “độ, chế”, ý nói đến việc thay thế hàng chính hãng bằng thiết bị khác, đôi khi không tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.
VOA cố gắng liên lạc với chủ xe để làm rõ nhưng không kết nối được.
Tiến sĩ Trương Quý Hoàng Phương, chuyên gia kiến trúc dòng xe thế hệ mới của hãng BMW, nói với VOA từ Đức rằng chừng nào chưa có một cuộc điều tra chính thức và kỹ lưỡng, khó có thể biết được nguyên nhân cụ thể của xe VinFast bị cháy là gì:
“Có khả năng vì người ta độ đèn xe gì đó. Tôi không loại trừ khả năng như nhiều người nói là có yếu tố bên ngoài, ví dụ như bánh xe có bị dính dầu dính mỡ trước đó hay không, hay khả năng trong xe chập điện nóng quá phát cháy, cũng có thể”.
Mặc dù vậy, Tiến sĩ Phương nêu lên điều mà ông cho là “cần phải suy nghĩ”, đó là các vật liệu được hãng sử dụng “tại sao lại dễ cháy như vậy”.
Liên hệ đến vụ cháy xe VinFast ở Cologne, ông Phương nói hai vụ xảy ra trong vòng chưa đầy 1 tháng có điểm chung là ngọn lửa đều phát ra từ đầu xe và pin xe không nổ.
“Nó cũng an toàn, may mắn là xe cháy nhưng pin không bị sự việc gì. Tức là cũng có độ an toàn nhất định cho người hành khách không bị thiệt hại về sinh mạng”, chuyên gia của BMW nói.
Về điểm khác biệt, Tiến sĩ Phương chỉ ra rằng sự việc ở Đức xảy ra trong đêm khi chiếc xe không di chuyển và ông cho rằng có thể do việc sạc acquy 12 volt của xe bị trục trặc làm xe cháy.
Cần phải xét đến khía cạnh “lỗi thiết kế”, ông Phương phân tích: “Có thể là acquy 12v và họ đã sạc đến 15-16v hoặc nóng hơn nữa và nóng hơn mức cho phép thì cái đó cũng là có vấn đề về thiết kế”.
Một lần nữa, Tiến sĩ Phương lưu ý rằng hai vụ cháy ở Đức và Việt Nam cho thấy “cần xem xét lại các vật liệu VinFast sử dụng trong khoang xe”.
Hai vụ cháy xảy ra trong bối cảnh VinFast đang đẩy mạnh hoạt động bán hàng ở trong nước cũng như ra ngoại quốc. Hãng cho hay hôm 17/4 họ vừa vận chuyển 1.879 xe VF 8 đến Mỹ và Gia Nã Ðại, còn ở trong Việt Nam, hãng đã giao 865 chiếc loại này cho khách hàng trong quý 1.
Hãng xe có năng lực sản xuất tới 250.000 chiếc/năm nói rằng họ nhận được 55.000 lệnh đặt mua xe trên toàn cầu tính đến tháng 12/2022, trong đó 12.000 lệnh đặt mua ở thị trường Mỹ. Năm 2022, VinFast lỗ 2,1 tỉ Mỹ kim.
Project 88: CSVN Dùng Luật Làm Vũ Khí Bỏ Tù Các Nhà Hoạt Động Môi Trường
(Hình: Bà Nguỵ Thị Khanh.)
-Tổ chức Dự án 88 chuyên cổ xúy cho nhân quyền, tự do ngôn luận tại Việt Nam vào ngày 21/4 công bố phúc trình về biện pháp của Chính phủ Hà Nội sử dụng luật làm vũ khí kết án những nhà hoạt động môi trường.
Phúc trình dài 88 trang có tên “Weaponizing the law to prosecute the Vietnam Four” (tạm dịch “Vũ khí hóa luật để truy tố bốn người”). Đó là 4 nhà hoạt động về tình trạng biến đổi khí hậu được xem như “hàng đầu” tại Việt Nam: luật gia Đặng Đình Bách, nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh, nhà báo Mai Phan Lợi và ông Bạch Hùng Dương.
Bốn người này hoạt động nhằm thúc giục Chính phủ Việt Nam thực thi cam kết đối với chính sách phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính xuống mức zero vào năm 2050. Đây là điều kiện tiên quyết cho thỏa thuận chuyển đổi năng lượng trị giá 15 tỉ Mỹ kim giữa nhóm các nước G7 với Việt Nam.
Tuy nhiên, cả bốn bị Chính phủ Hà Nội dùng luật hình sự để truy tố và bỏ tù họ với cáo buộc trốn thuế.
Dự án 88 trong thông cáo báo chí nhân công bố phúc trình vừa nêu lặp lại kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay cho bốn nhà hoạt động bị giam cầm một cách tùy tiện; đồng thời nhóm các nước G7 cần đặt điều kiện chỉ tài trợ cho công tác chuyển đổi năng lượng của Hà Nội khi không còn bắt giữ thêm nhà hoạt động nào nữa.
Đại diện của Dự án 88, ông Ben Swanton, nêu rõ trong thông cáo rằng: “Thật là một sự sỉ nhục khi nhóm các nước G7 ký thỏa thuận 15 tỉ Mỹ kim cho Việt Nam chuyển đổi năng lượng mà không có những yêu cầu về nhân quyền cụ thể”.
Dự án 88 xem xét gần 90 án tù tuyên cho những cá nhân khác với tội danh tương tự “trốn thuế” trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2022. Và tổ chức này kết luận biện pháp kết tội đối với bốn nhà hoạt động như vừa nêu cho thấy tình trạng đàn áp các tiếng nói đối lập tại Việt Nam không hề thuyên giảm mà tăng lên.
Phúc trình của Dự án 88 kết thúc với kiến nghị cộng đồng quốc tế bảo vệ bốn nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách, Ngụy Thị Khanh, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương; và những nhóm hoạt động xã hội dân sự khác tại Việt Nam. Ngoài ra cần có điều tra độc lập đối với biện pháp truy tố đối với bốn người, điều tra vai trò của Bộ trưởng Công an Tô Lâm trong hoạt động này.
48 Năm Qua Rồi, Người Việt Bất Chấp Rủi Ro Trên Biển Vượt Biên Vào Đài Loan Tìm Việc
(Trường Sơn)
(Hình: Một chiếc thuyền gỗ không người đến bờ Tây của Đài Loan từ lục địa Trung Quốc hồi đầu tháng Ba vừa qua và bị tuần duyên Đài Loan bắt giữ.)
-Mười bốn người Việt, 9 nam và 5 phụ nữ, vượt biển vào Đài Loan để tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn tại quê nhà nhưng con thuyền mà họ mua đã bị lật chìm giữa biển khiến tất cả thiệt mạng.
Vào khoảng giữa tháng Ba vừa qua, giới chức Đài Loan cho biết họ mới tìm được 10 thi thể trôi dạt vào các vị trí khác nhau ở bờ biển phía Tây của hòn đảo này.
Qua điều tra, cơ quan cảnh sát phụ trách tội phạm quốc tế Đài Loan thông báo nguyên nhân dẫn đến thảm kịch này là do nỗ lực vượt biên bất thành.
Những người Việt Nam từ nhiều năm qua đã tìm đường đến Đài Loan để tìm công việc với thu nhập cao gấp nhiều lần trong nước. Có những người đến lao động hợp pháp nhưng cũng có những người lao động bất hợp pháp, trong số này có cả những người vượt biển.
“Hàng ngàn người Việt Nam đã vượt biên bằng đường biển vào Đài Loan trong những năm qua” - ông Lee Yang-chi, Giám đốc Phòng Hình sự Quốc tế, Cục Cảnh sát Quốc gia, Đài Loan, nói với Ðài Á Châu Tự Do (RFA).
Con Đường Vượt Biển
Theo chính quyền sở tại, 14 thi thể người Việt được tìm thấy gồm 9 đàn ông và 5 phụ nữ, có độ tuổi từ 30 đến 42, xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam.
Giới chức Đài Loan cho RFA biết, những người này vượt biên giới đường bộ sang Trung Quốc một cách bất hợp pháp, sau đó di chuyển đến khu vực duyên hải của tỉnh Phúc Kiến, nơi đối diện đảo Đài Loan.
Ở đây, họ mua một chiếc thuyền đánh cá nhỏ từ ngư dân địa phương rồi tự thực hiện chuyến hải trình dự kiến dài 160 cây số vượt eo biển Đài Loan.
Sở dĩ nhóm người này chọn cách tự mình vượt biển, theo thông tin cung cấp từ cơ quan cảnh sát, là vì một người trong số họ có kinh nghiệm làm việc trên tàu đánh cá.
Trên thực tế thì con thuyền đã không thể cập bến. Sau hơn 1 tháng điều tra, cơ quan cảnh sát Đài Loan đi đến kết luận nguyên nhân chết của nhóm người Việt là do bị lật thuyền.
(Hình: Đội tuần tra bờ biển số 24 của Đài Loan phát giác một tàu đánh cá gỗ đưa người vượt biên vào Đài Loan ở hạt Hsinchu, bắt giữ 4 người Việt Nam.)
Cũng Chỉ Vì Kế Sinh Nhai
Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do (RFA), ông Lee Yang-chi, người đứng đầu cơ quan cảnh sát phụ trách tội phạm xuyên quốc gia của Đài Loan, cho biết tất cả 14 người này đều đã từng tới Đài Loan làm việc trước đó, và đều bị trục xuất về Việt Nam do vi phạm luật lao động.
Luật pháp Đài Loan quy định những người từng tới đây lao động nhưng sau đó vi phạm luật pháp và bị trục xuất, sẽ không được phép quay trở lại Đài Loan dưới bất cứ hình thức nào.
“Chín người trong nhóm này trước đây đã từng vượt biên vào Đài Loan để làm việc bất hợp pháp, năm người còn lại thì đã từng tới Đài Loan làm việc một cách hợp pháp nhưng sau đó bỏ trốn ra ngoài để làm việc chui. Do đó họ đều bị trục xuất”. - ông Lee Yang-chi cho biết.
Theo số liệu công bố bởi Cơ quan Di trú Quốc gia, ở thời điểm năm 2019, người Việt Nam chiếm đến 45% tổng số lao động bất hợp pháp ở hòn đảo này.
Lý do khiến người Việt Nam đi xuất cảng lao động ở Đài Loan trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp tựu chung lại cũng chỉ vì kế sinh nhai.
“Nói thật với anh, tất cả đều vì cuộc sống mưu sinh”, P.N.T một người Việt lao động bất hợp pháp cho Đài RFA biết lý do chọn đi xuất cảng lao động.
Người đàn ông 33 tuổi đến từ Hà Tĩnh này đã làm việc ở Đài Loan được tám năm, trong đó có hơn bảy năm làm chui.
Anh này cho biết đã phải trả 6.400 Mỹ kim cho công ty môi giới ở Việt Nam để được tới làm việc tại một xưởng sản xuất lốp xe hơi, tuy nhiên đã bỏ ra ngoài làm sau khi nhận thấy thu nhập không giống với kỳ vọng.
Để được đi xuất cảng lao động ở Đài Loan, hầu hết người Việt đều phải trả một số tiền lớn cho các công ty môi giới ở Việt Nam, với mức giá từ 3.000 cho đến 7.000 Mỹ kim.
(Hình: Người Việt lao động bất hợp pháp tại Đài Loan.)
Trong bối cảnh phần lớn người có nhu cầu đi lao động ở ngoại quốc đều đến từ khu vực nông thôn nơi có thu nhập thấp, trung bình chỉ khoảng 150 Mỹ kim một tháng (theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), thì để có được số tiền trên là một thách thức không nhỏ. Hệ quả là nhiều người phải vay nợ để đi, và mang trong mình gánh nặng trả nợ từ ngày đầu tiên đặt chân đến đất khách.
“Bên môi giới nói sang Đài Loan và chịu khó làm thêm giờ thì có thể kiếm được hơn 20 triệu (đồng) một tháng, nhưng trên thực tế thì không có đủ việc để làm”, người đàn ông quê Hà Tĩnh cho biết hoàn cảnh dẫn đến quyết định trốn ra ngoài làm việc.
Theo ông V. D. Tùng, nhân viên của một công ty môi giới lao động của Đài Loan, khối lượng công việc không đủ để làm tăng ca là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc người lao động nhập cử bỏ ra ngoài, bởi nếu không làm tăng ca thì người lao động chỉ được hưởng lương cơ bản.
Mức lương tháng tối thiểu được quy định ở Đài Loan là 26.400 đồng Đài Loan, tương đương với khoảng 20 triệu đồng Việt Nam. Tuy nhiên, mức lương này mới chỉ được áp dụng từ tháng 1 năm 2023.
Chưa kể thu nhập của người lao động nhập cư sẽ bị trừ đi các khoản phí khác nhau như bảo hiểm, dịch vụ môi giới, và các chi phí có thể phát sinh khác.
Theo ông Tùng, so với các công việc hợp pháp mà lao động nhập cư thường làm khi tới Đài Loan, thì việc bỏ ra ngoài làm mang lại thu nhập cao hơn rất nhiều.
“Nếu so sánh về thu nhập giữa công việc hợp pháp với bất hợp pháp thì thu nhập hợp pháp không bao giờ đuổi kịp thu nhập bất hợp pháp”. - Ông Tùng nói.
Sau 8 năm làm việc ở Đài Loan, P.N.T khoe là đã xây được nhà cho cho bố mẹ ở quê, không những thế còn chu cấp chi phí học hành cho 5 người em ở nhà.
Không Đồng Tiền Nào Là Dễ Kiếm
Tuy thu nhập cao hơn, nhưng việc bỏ ra ngoài làm chui mang lại những rủi ro và thách thức không hề nhỏ.
Thường sau khi mất liên lạc hơn 3 ngày thì người lao động nhập cư sẽ bị tuyên bố là đã bỏ trốn, danh tính của người đó sẽ được cung cấp cho các cơ quan chức năng, bao gồm Cơ quan Di trú và cảnh sát.
Người lao động bất hợp pháp nếu bị bắt thì kết cục tất yếu là bị trục xuất về Việt Nam, và cấm quay trở lại Đài Loan từ 6 đến 8 năm. Điều này khiến người lao động bất hợp pháp luôn phải sống trong cảnh lo sợ.
Nhưng mối lo ngại bị trục xuất không phải là điều duy nhất mà các lao động bất hợp pháp phải đối diện. Việc mất đi bảo hiểm y tế còn là một vấn đề nghiêm trọng khác, nhất là trong trường hợp đau ốm hoặc tai nạn lao động.
Ngoài ra, vì không có giấy tờ hợp lệ và mất đi sự bảo vệ của các công ty môi giới, người lao động còn phải đối mặt với nguy cơ bị bóc lột và ngược đãi bởi chủ lao động.
Vì không có giấy tờ hợp lệ, nên người lao động bất hợp pháp không thể ký hợp đồng lao động thông thường, vì vậy họ chỉ có thể làm các công việc trả lương theo ngày hoặc theo sản phẩm, thay vì nhận lương hàng tháng. Và thường là các công việc nặng nhọc.
Tuy không tiết lộ nơi làm việc cụ thể, nhưng P.N.T cho biết anh hiện đang làm việc ở trên vùng núi cao ở Đài Loan, công việc chính là thu hoạch rau củ cho các nông trại. Anh cho biết khi đến vụ thu hoạch thì trung bình phải làm việc 12 tiếng đồng hồ một ngày.
“Một là chấp nhận gia đình khổ để con được sướng, còn không chỉ con khổ để gia đình được sướng”, anh T chia sẻ sau khi được hỏi vì sao lại chấp nhận làm việc trong điều kiện vất vả trong một thời gian dài như vậy.
Sau gần một thập niên làm việc ở nơi đất khách quê người để chu cấp cho gia đình, người đàn ông có vẻ ngoài trông già hơn rất nhiều so với tuổi 33 cho biết ước muốn là có thể tiếp tục làm việc ở Đài Loan thêm hai năm nữa, cũng là lúc cuốn sổ thông hành của anh hết hạn. Sau đó anh sẽ trở về quê nhà để xây dựng tương lai cho riêng mình.
Giải Pháp Gì Cho Vấn Nạn Lao Động Bỏ Trốn?
Nguồn cung lao động nhập cư ở Đài Loan khá đa dạng, trong đó đông đảo nhất là các nước Đông Nam Á như Nam Dương, Việt Nam, Phi Luật Tân và Thái Lan.
Ông V.D. Tùng cho biết tỷ lệ người Việt Nam bỏ trốn ra ngoài lao động chui cao hơn so với các quốc gia khác.
“Tỷ lệ bỏ trốn của lao động Việt Nam là cao nhất, vượt trội so với các nước khác, vì chi phí để người lao dộng Việt Nam sang Đài Loan là cao nhất”.
Theo ông Tùng, lao động tới từ các quốc gia Đông Nam Á khác chỉ phải trả từ 1.000 cho đến 2.000 Mỹ kim để đến Đài Loan làm việc, trong khi đó thì người Việt phải trả từ 4.000 tới 5.000 Mỹ kim, thậm chí còn cao hơn.
Toàn bộ số tiền mà người lao động Việt Nam phải trả đều chảy vào túi các công ty môi giới ở Việt Nam, thế nhưng một khi người lao động đặt chân lên máy bay để đến Đài Loan, thì các công ty môi giới Việt Nam lập tức hết trách nhiệm. Một số lao động Việt tại Đài Loan trả lời RFA trước đây cho biết khi có tranh chấp với chủ lao động, họ không thể tìm đến công ty môi giới để được giúp đỡ.
Ngoài ra, luật pháp của Đài Loan trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động nhập cư vẫn bị đánh giá là chưa hoàn chỉnh.
Cụ thể, những lao động nhập cư làm việc trong các lĩnh vực như giúp việc nhà và chăm sóc người già không thuộc diện được bảo vệ bởi Luật Tiêu chuẩn Lao động, dẫn đến tình trạng điều kiện làm việc không được bảo đảm, thậm chí xảy ra tình trạng ngược đãi, dẫn đến tình trạng bỏ trốn.
Chính phủ Đài Loan cũng chưa cho phép các chủ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp được thuê lao động ngoại quốc. Điều này dẫn đến tính trạng nhu cầu lao động thì cao nhưng nguồn cung từ lao động địa phương lại ít ỏi, đẩy các chủ lao động vào cảnh buộc phải thuê người lao động nhập cư bất hợp pháp.
Nỗi Khổ Đói Nghèo Của Người Lao Động Tại Thành Phố Có Mức Sống Cao Nhất Việt Nam
(Hình: Người bán hàng trên đường phố Hà Nội.)
-Hôm cuối tháng 3/2023, Tổng cục thống kê Việt Nam công bố Hà Nội đứng đầu danh sách địa phương có mức sống cao nhất Việt Nam với số điểm tuyệt đối 100/100.
Thực tế mức sống tại thủ đô này ra sao, một số người dân không muốn nêu tên vì lý do an toàn chia sẻ với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) trong một ngày giữa tháng 4.
“Bon chen hơn các tỉnh hay thành phố khác, Hà Nội khó sống thì phải tiết kiệm chứ tiêu hoang một tí là không còn gì”.
“Người dân thường thì bây giờ áp lực nhất là giá đắt, giá cao mà đi làm khó khăn, dân lao động đi làm quá khó khăn luôn”.
“Đắt! Giờ cứ thử tính xem, lương một công nhân như vợ chồng con dâu nhà này chi phí ăn học cho con nhiều lúc không dám đi ăn sáng, tiết kiệm không đủ tiền học cho con”.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, Quảng Trị là địa phương có mức giá thấp nhất cả nước, bằng 86,83% so với Hà Nội.
Nguyên nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức sống đắt đỏ hơn các tỉnh miền núi được Tổng cục đánh giá là do dựa theo sự chênh lệch giá cả các mặt hàng trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón và giày dép; nhà ở thuê; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính, viễn thông; dịch vụ giáo dục; dịch vụ vui chơi, giải trí.
Giá thuê nhà trọ đúng là gây áp lực nhất với gia đình người đàn ông này:
“Áp lực nhất là nhà trọ, đa số nhà trọ giá cao, rẻ nhất là hai triệu mấy một phòng chỉ hai người ở, trong khi đó điện, nước chưa có. Đối với tôi nhà nghèo nên không thuê nhà trọ đắt tiền, chỉ thuê nhà trọ 1,6 triệu, cái nhà phải mở cửa suốt ngày cho không hôi vì cũ, nát”.
Hoặc như tâm sự của hai tài xế Grab, giá cả hàng hóa đắt đỏ trong khi thu nhập không cao cũng khiến họ “liêu xiêu”:
“Bọn tôi bây giờ thu nhập chẳng ăn thua gì, phí của Grab giờ cũng cao, làm một tháng 8-9 triệu, thật tiết kiệm. Chi phí như bọn tôi cũng áp lực vì một ngày làm từ 8 giờ sáng đến 12 giờ đêm mất 4 bữa (ăn) là 120 (ngàn), chưa tính nước, thuốc (lá), xăng là tầm 200 ngàn mỗi ngày. Mà nếu làm 200 ngàn chỉ đủ ăn thôi”.
“Đắt hơn các ngoại tỉnh nhiều, ăn uống cũng thế. Nói chung mình phải chi tiêu hợp lý, không tiêu hoang, tiêu theo mức độ bình dân của người lao động thôi, không tiêu quá.
Ai cũng thế, người lao động công nhân nếu có 2, 3 đứa con đi học thì lúc ăn cũng chẳng dám ăn, để dành cho con”.
Đây là năm thứ hai liên tiếp cơ quan thống kê ghi nhận Hà Nội có giá cả sinh hoạt đắt đỏ nhất đất nước hình chữ S.
Tuy vậy, nhiều người lao động cho hay dù cuộc sống ở thủ đô đắt đỏ bậc nhất chật vật ra sao, họ vẫn gồng mình sống tiếp vì không còn lựa chọn khác:
“Bắt buộc áp lực thì vẫn phải sống, tôi năm nay 70 (tuổi) nhưng vẫn phải đi làm hỗ trợ cho nó (con cháu)”.
“Tôi sống ở đây cũng lâu, mười mấy năm rồi. Tôi sống trên này gần như thành thói quen, Về quê thì biết làm gì? Chạy xe ôm (kỹ thuật) thế này cũng quen rồi, về quê khó sống
Nhà Cầm Quyền Côn Đồ, Đàn Áp Xuyên Quốc Gia! Thấy Gì Khi Tìm Thái Văn Đường Trên Youtube?
(Nguyễn Hùng)
-Việc ông Thái bị bắt cũng phản ánh thứ hạng về tự do trên cõi mạng của Hà Nội. Đất nước Cộng sản hiếm hoi còn lại trên thế giới này đứng thứ năm từ dưới lên, kém cả Nga đứng ở vị trí thứ sáu ở cuối bảng xếp hạng của Freedom House, theo Đài Á Châu Tự Do.
Một trong những lý do mà nhà hoạt động Đường Văn Thái đột nhiên mất tích từ Vọng Các và bị bắt ở Việt Nam có lẽ là kênh YouTube dưới tên Thái Văn Đường với trên 100.000 người đăng ký nhận tin và trên 30 triệu lượt xem cho tới nay.
Khi tôi bắt đầu gõ không dấu ‘thai van…’ vào hộp tìm kiếm của YouTube, hai gợi ý đầu tiên là ‘thai van duong’ và ‘thai van duong youtube’. Tôi chọn ‘thai van duong youtube’ và đây là kết quả.
(Khi tôi bắt đầu gõ không dấu ‘thai van…’ vào hộp tìm kiếm của YouTube, hai gợi ý đầu tiên là ‘thai van duong’ và ‘thai van duong youtube’. Tôi chọn ‘thai van duong youtube’ và đây là kết quả.)
Có vài điều đáng nói về kết quả tìm kiếm này.
Video của Báo Thanh Niên đăng trước 2 bản tin của VOA Tiếng Việt 2 ngày, tức là tính thời sự không bằng video của VOA nhưng vẫn đứng đầu bảng kết quả tìm kiếm. Lý do duy nhất có thể phần nào lý giải sự xếp hạng của YouTube là Thanh Niên có năm triệu người đăng ký nhận tin so với gần 1,4 triệu của VOA Tiếng Việt.
Thực tế video của VOA có số lượt xem cao hơn vài lần và số bình luận nhiều gấp hàng trăm lần video của Thanh Niên, vốn chỉ đưa tin một chiều và hoàn toàn thiếu các chi tiết để người xem hiểu bối cảnh của câu chuyện.
Một điều khó hiểu nữa là video đứng ở vị trí thứ ba trong kết quả tìm kiếm không có liên quan gì tới Thái Văn Đường, tên trên mạng xã hội của nhà báo Đường Văn Thái. Đó là sản phẩm tuyên truyền của VTV4 để người xem hiểu theo định hướng về đạo Dương Văn Mình. Tôi thử tìm kiếm trên Google về đạo Dương Văn Mình cũng chỉ thấy các thông tin từ báo chí tuyên truyền. Chỉ tới khi thêm từ khóa “RFA”, tức Đài Á Châu Tự Do, vào cuối mới tìm được bài báo có bối cảnh của Luật Khoa mà trong đó bài báo của RFA được trích dẫn:
Đàn áp đạo Dương Văn Mình: 3 vấn đề chính quyền phải làm rõ.
Tôi sẽ trở lại chuyện YouTube và Google vô tình hay cố ý tô đậm các nội dung tuyên truyền trong blog tới đây.
Kênh YouTube Thái Văn Đường
Theo những thông tin chính thức từ YouTube, kênh Thái Văn Đường xuất hiện hồi tháng 7/2020 và không phải là kênh quá hút khách với chưa tới 40 triệu lượt xem sau gần ba năm. Nhưng số lượt người đăng ký đã vượt 100.000, một mức đáng kể mà YouTube thường gửi tặng Giải thưởng Nhà sáng tạo Bạc cho người sở hữu kênh.
(Gần 800 video trên kênh Thái Văn Đường đề cập tới nhiều chủ đề khác nhau.)
Gần 800 video trên kênh Thái Văn Đường đề cập tới nhiều chủ đề khác nhau, từ sức khoẻ của tướng công an tới “sách” của Tổng Bí thư. Các thông tin này đều được cung cấp mà thường là không có nguồn tin nào được trích dẫn để người xem có thể kiểm chứng.
Chưa có video nào của Thái Văn Đường được trên một triệu lượt xem và chỉ có duy nhất một video có trên 100.000 lượt xem – đó là thông tin không dẫn nguồn về “bồ nhí” trước đây của một cựu nguyên thủ quốc gia. Đa số các video có dưới 20.000 lượt xem và không có tầm ảnh hưởng như một số kênh khác trong đó có kênh của nhà báo Lê Trung Khoa, người làm YouTube từ Đức. Kênh thoibao.de của nhà báo này có tới gần 650.000 người đăng ký nhận tin và tổng lượt xem của kênh lên tới trên 375 triệu.
(Kênh của nhà báo Lê Trung Khoa, người làm YouTube từ Đức, thoibao.de.)
Công an CSVN từng cưỡng bách ông Trịnh Xuân Thanh từ thủ đô Bá Linh của Đức về Việt Nam, nên khả năng chính họ đưa ông Đường Văn Thái từ Vọng Các (thủ đô của Thái Lan) về Hà Tĩnh là hoàn toàn có thể. Ông Thái đã được Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) cấp quy chế tị nạn và đang trong quá trình phỏng vấn để đi định cư ở nước khác nên không có lý do gì để ông “xâm nhập trái phép” trở lại Việt Nam.
Việc ông Thái bị bắt cũng phản ánh thứ hạng về tự do trên cõi mạng của Hà Nội. Đất nước Cộng sản hiếm hoi còn lại trên thế giới này đứng thứ năm từ dưới lên, kém cả Nga đứng ở vị trí thứ sáu ở cuối bảng xếp hạng của Freedom House, theo Đài Á Châu Tự do. Nói về sự tôn trọng quyền của người sử dụng internet, Việt Nam chỉ được điểm 4/100 trong năm 2022. Hồi cuối năm 2022 RFA cũng đăng tải video trong đó nhà hoạt động Nguyễn Thái Hưng ở Đồng Nai đã bị công an đập cửa xông vào bắt khi đang phát trực tiếp trên YouTube.
Việt Nam Trục Xuất 23 Người Tị Nạn Sri Lanka Về Nước
(Hình: Nhóm người tị nạn Sri Lanka bị Hà Nội trả về nước.)
-Hôm 21/4/2023, Hải quân Sri Lanka ra thông báo cho hay Việt Nam vừa trục xuất thêm 23 người Sri Lanka trong số 303 người Sri Lanka từng được cứu ngoài khơi biển Vũng Tàu (Việt Nam) vào tháng 11/2022. Nhóm này được đưa đến phi trường Katunayake vào ngày 19/4 vừa qua.
Trước đó, 151 người Sri Lanka trên cùng tàu đã bị Việt Nam trục xuất và về đến Sri Lanka hôm 28/12/2022.
Nhóm người này vào tháng 11/2022 đã gửi thư đến Liên Hiệp Quốc xin được định cư ở nước thứ ba thay vì bị trả về nước. Những người tị nạn Sri Lanka viết rằng họ cầu cứu Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) giúp đỡ họ trong tình cảnh khó khăn và yêu cầu được cấp quy chế tị nạn.
Vào ngày 7/11/2022, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm, Cứu nạn Hàng Hải Việt Nam nhận được thông báo từ Trung tâm Tìm kiếm, Cứu nạn Sri Lanka (MRCC Sri Lanka) về một tàu cần cứu.
Cụ thể, chiếc tàu cần cứu là tàu đánh cá có tên Lady R3 treo cờ Miến Ðiện. Tàu này chở 303 công dân quốc tịch Sri Lanka nghi di cư từ Miến Ðiện đi Gia Nã Ðại. Tuy nhiên, trên đường đi khi cách mũi Vũng Tàu của Việt Nam khoảng 258 hải lý về phía Đông-Nam hôm 5/11 thì bị nước tràn vào buồng máy và không thể khắc phục được. Thuyền trưởng kêu gọi hỗ trợ.
Phía Việt Nam sau khi nhận được tin báo đã phối hợp với MRCC Sri Lanka, Cơ quan Chính quyền Cảng & Hàng Hải Tân Gia Ba, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm, Cứu nạn Mã Lai Á cùng xác minh thông tin và kêu gọi tàu thuyền quốc tế trợ giúp.
Đến chiều ngày 7/11, phía Việt Nam phát giác tàu Helios Leader - quốc tịch Nhật Bản, đang trên hành trình tại khu vực lân cận nên có yêu cầu chuyển hướng để khẩn cấp cứu tàu Lady R3. Tàu Helios Leader sau đó đã tiếp cận được chiếc tàu bị nạn và cùng phối hợp với Trung tâm Tìm kiếm, Cứu nạn Hàng hải Việt Nam đưa người sang tàu để sơ cứu.
Vào chiều tối ngày 7/11, toàn bộ hơn 300 người trên tàu đánh cá Lady R3, trong đó có 19 nữ và 20 trẻ em, được đưa hết sang tàu Helios Leader.
Đến sáng ngày 8/11, tàu Helios Leader về đến phao số “0” Vũng Tàu và bàn giao số nạn nhân cho cơ quan chức năng Việt Nam.
Kontum Lại Xảy Ra Động Đất
-Thêm một trận động đất mạnh 3.2 độ Richter đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kontum trong ngày 22/4/2023.
Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu - cho truyền thông hay tin trên trong cùng ngày, đồng thời khẳng định vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Trước đó hôm 19/4, khu vực này cũng đã ghi nhận hai trận động đất 2.5 và 2.8 độ Richter.
Theo Viện Vật lý Địa cầu, động đất có dấu hiệu gia tăng trở lại ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Đây là điểm nóng động đất suốt 2 năm qua ở Việt Nam với hàng trăm trận động đất đã được ghi nhận, trong đó trận mạnh nhất có độ lớn 4.7 độ Richter, gây rung chấn cho một khu vực rộng lớn, gồm Đà Nẵng, và một số tỉnh Nam Trung Bộ.
Động đất ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum được các chuyên gia Viện Vật lý địa cầu nhận định là động đất kích thích, xảy ra do hồ chứa thủy điện tích nước, tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên.
Tại Việt Nam, động đất kích thích từng xảy ra tại thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện Đắc Đrink. Trong đó, động đất kích thích xảy ra tại sông Tranh 2 kéo dài hơn 10 năm qua với hàng trăm trận, từng gây xáo trộn đời sống người dân hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) trong thời gian dài.
Động đất tại Kon Plông được nhận định có thể kéo dài trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, động đất cực đại ở khu vực này ít khả năng vượt quá năm độ.
Việt Nam Ghi Nhận Ca Chết Vì COVID-19 Sau Gần 4 Tháng
(Hình: Chích vắc-xin ngừa COVID-19 mang tên Nano Covax do Việt Nam sản xuất ở Viện Quân Y ở Hà Nội hôm 17/12/2020.)
-Một ca chết do COVID-19 vừa ghi nhận tại Hà Nội, đây là ca chết đầu tiên sau gần 4 tháng Việt Nam không ghi nhận ca tử vong nào.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế Việt Nam cho biết, tính đến thời điểm này (22/4/2023), tổng số ca chết do COVID-19 tại Việt Nam là 43.187 ca. Tuy nhiên bản tin không nêu cụ thể về ca tử vong mới vì COVID-19 tại Việt Nam, chỉ xác nhận rằng đó là một bệnh nhân tại Hà Nội.
Cũng theo Bộ Y tế, số ca mắc COVID-19 mới trong ngày 22/4 giảm 137 ca so với những ngày trước đó.
Trong cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Ông Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế đánh giá miễn dịch cộng đồng với vi rút SARS-CoV-2, tăng cường chích vắc-xin COVID-19, kiểm soát ổ dịch và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Đồng thời, chủ động khai triển ngay kế hoạch, kịch bản, giải pháp sẵn sàng ứng phó với tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trong trường học; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Tính đến ngày 21/4, trên website của Bộ Y tế, tổng số vắc-xin ngừa COVID-19 được chích tại Việt Nam là 266.142.934 liều.
Kiên Giang Khởi Tố Vụ Án Liên Quan Các Gói Thầu Sai Phạm Với Việt - Á
(Hình: Nhân viên Công ty Việt Á làm việc trong phòng thí nghiệm tại Bình Dương năm 2019.)
-Vào chiều ngày 21/4/2023, Công an tỉnh Kiên Giang cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án liên quan đến các sai phạm tại những gói thầu do Công ty Cổ phần Việt Á thực hiện tại tỉnh này trong đợt dịch COVID-19 trong 2 năm 2020 và 2021.
Quyết định khởi tố của Công an tỉnh Kiên Giang được dựa trên kết luận thanh tra về việc mua sắm sinh phẩm, hóa chất, bộ xét nghiệm phòng/chống dịch COVID-19 tại tỉnh Kiên Giang. Cụ thể, kết quả trúng thầu cho gần 1.280 mặt hàng với tổng số tiền hơn 444 tỉ đồng; nhưng giá trị thực mua chỉ hơn 290 tỉ đồng.
Công ty Việt Á bị cáo buộc đã thổi giá kít xét nghiệm COVID-19 lên khoảng 45% và đưa hối lộ cho các đối tác số tiền khoảng 800 tỉ đồng.
Hồi tháng 5/2022, Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã chỉ ra các sai phạm của Sở Y tế và CDC tỉnh liên quan vụ mua bộ xét nghiệm của Việt Á. Theo đó, thanh tra xác nhận dù có ba công ty báo giá, nhưng các bảng báo giá đều do Công ty Việt Á cung cấp cho CDC. Ngoài ra, một trong ba công ty báo giá có một đơn vị là công ty con của Công ty Việt Á, còn đơn vị còn lại không sản xuất hoặc kinh doanh thiết bị, dụng cụ y tế.
Đến tháng 8/2022, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang Hà Văn Phúc bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về mặt đảng do đã phê duyệt dự toán mua sắm vật tư y tế, sinh phẩm, bộ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á vi phạm quy định pháp luật đấu thầu.
Ủy ban Kiểm tra Kiên Giang cho rằng Đảng ủy Sở Y tế đã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác phòng, chống dịch thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát, khiến nhiều cán bộ, đảng viên tại Sở, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) vi phạm quy định của pháp luật về phê duyệt dự toán, đấu thầu, mua sắm sinh phẩm, kit test SARS-CoV-2.
Trong đó, ông Hà Văn Phúc, Giám đốc Sở là người chịu trách nhiệm ký ban hành một số văn bản không đúng thẩm quyền, quy định của luật đấu thầu, gây lãng phí ngân sách nhà nước, do đó Uỷ ban Kiểm tra đề nghị ban thường vụ kỷ luật ông Phúc bằng hình thức cảnh cáo. Ngoài ra, Uỷ ban Kiểm tra đề nghị Đảng ủy Sở Y tế, Đảng bộ bộ phận CDC tỉnh tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm những vi phạm nêu trên và có kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo với ông Kha Vĩnh Xuyên, trưởng phòng kế hoạch tài chánh; ông Cao Thành Nam, Giám đốc CDC bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách do có sai sót trong công tác mua sắm, quản lý.
Liên quan đến những sai phạm thầu trong thời gian chống dịch COVID-19, Thanh tra Chính phủ mới đây cho biết, qua thanh tra tại 54/61 tỉnh thành phố, Thanh tra Chính phủ phát giác có 4.992 trong số 15.909 gói thầu liên quan đến mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sai phạm và một số gói thầu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước.
Bộ Công an cho biết, tính đến đầu tháng 2/2023, trong vụ án liên quan đến Công ty Việt Á, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 104 bị can, phong tỏa, kê biên số tài sản, tiền lên tới khoảng 1.700 tỉ đồng.
Cựu Giám Đốc Bệnh Viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn Bị Án 3 Năm Tù
(Hình: Ông Nguyễn Quang Tuấn tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội.)
-Vào ngày 21/4/2023, cựu Giám đốc Bệnh viện Tin Hà Nội - Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn - bị Tòa tuyên án 3 năm tù về tội “Vi phạm đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng”. Án 3 năm thấp hơn mức mà Viện Kiểm sát đề nghị là từ 4 đến 5 năm tù.
Truyền thông nhà nước loan tin dẫn các mức án Sơ thẩm do Hội đồng Xét xử tuyên bố sau năm ngày xét xử và nghị án đối với vụ án xử ông Nguyễn Quang Tuấn cùng 11 đồng phạm.
Ngoài mức án 3 năm tù cho ông Nguyễn Quang Tuấn, các thuộc cấp của ông này bị án từ 6 tháng đến 2 năm 6 tháng. Cụ thể, bà Hoàng Thị Ngọc Hưởng - Phó Giám đốc, 2 năm 6 tháng; bà Nguyễn Thị Dung Hạnh - Kế toán trưởng, 2 năm; ông Đoàn Trọng Bình và Nghiêm Tuấn Linh- cùng là Phó Trưởng phòng Vật tư y tế, 2 năm 6 tháng.
Những bị cáo trong cùng vụ án tại Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Hoàng Nga gồm ông Nguyễn Đức Đảng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, 3 năm 6 tháng; ông Phạm Huy Lập - Giám đốc, 2 năm 6 tháng cho hưởng án treo; bà Phạm Thị Kim Oanh - Kế toán trưởng, 2 năm.
Tại Công ty cổ phần Đầu tư và Định giá AIC gồm: ông Trần Phú Hưng, 2 năm 6 tháng và Nguyễn Hồng Dũng (đều là Phó tổng Giám đốc), 2 năm; ông Nguyễn Trung Dũng - nhân viên thẩm định giá, 23 tháng 8 ngày
Tại Công ty Kỹ thuật sinh học Kim Hòa Phát có ông Phan Tuấn Đạt- Chủ tịch Hội đồng Quản trị, 2 năm cho hưởng án treo.
Theo cáo trạng, trong giai đoạn 2016 - 2017, Bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức đấu thầu năm gói thầu mua sắm vật tư tiêu hao can thiệp tim mạch, tổng trị giá hơn 595 tỉ đồng. Quá trình khai triển, ông Tuấn cùng các cựu lãnh đạo, cán bộ bệnh viện đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
Kết quả, công ty Hoàng Nga và Công ty Kim Hòa Phát đã trúng hàng loạt gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Tim Hà Nội.
Sau khi trúng thầu, giá các gói thầu được xác định bị nâng lên cao hơn nhiều so với thực tế. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao xác định tổng thiệt hại trong vụ án là hơn 53 tỉ đồng.
Quảng Ninh: Khởi Tố Nguyên Phó Chủ Tịch Tỉnh Vì Dính Líu Vụ Việt Á
(Hình: Ông Phạm Văn Thành.)
-Ông Phạm Văn Thành, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, nguyên Bí thư thị uỷ, Chủ tịch thị xã Đông Triều vừa bị khởi tố do liên quan đến sai phạm của Công ty Cổ phần kỹ thuật Việt Á xảy ra tại Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều.
Ông Thành bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Cùng bị khởi tố về tội danh trên còn có ông Nguyễn Văn Bình, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Đông Triều. Công an tỉnh Quảng Ninh cho truyền thông hay tin trên trong ngày 22/4/2023.
Việc khởi tố hai ông Thành và Bình được nói là diễn biến mới nhất trong quá trình điều tra mở rộng vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến sai phạm của Công ty Cổ phần kỹ thuật Việt Á xảy ra tại Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều.
Cơ quan chức năng xác định, trong quá trình chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19, hai ông Phạm Văn Thành và Nguyễn Văn Bình mặc dù không tư lợi cá nhân, nhưng đã có những chỉ đạo sai quy định, thiếu trách nhiệm, dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng.
Vào giữa tháng 6/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bốn cán bộ thuộc các cơ quan chức năng của thị xã Đông Triều.
Liên quan đến những sai phạm thầu trong thời gian chống dịch COVID-19, Thanh tra Chính phủ mới đây cho biết, qua thanh tra tại 54/61 tỉnh thành phố, Thanh tra Chính phủ phát giác có 4.992 trong số 15.909 gói thầu liên quan đến mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sai phạm và một số gói thầu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước.
Bộ Công an cho biết, tính đến đầu tháng 2/2023, trong vụ án liên quan đến Công ty Việt Á, cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 104 bị can, phong tỏa, kê biên số tài sản, tiền lên tới khoảng 1.700 tỉ đồng.
Hà Tĩnh: Hai Phụ Nữ Tố Cáo Lãnh Đạo Xã Chiếm Đất Công Bị Khởi Tố Theo Điều 331
(Hình: Lực lượng chức năng đọc lệnh bắt tạm giam Thái Thị Bé và Hoàng Thị Sơn.)
-Theo tin được đăng trên cổng thông tin Công an Hà Tĩnh trong ngày 22/4/2023, hai phụ nữ tại tỉnh này vừa bị Công an khởi tố, bắt giữ với cáo buộc phát tán tài liệu, treo băng-rôn, khẩu hiệu nói xấu cơ quan đoàn thể không đúng sự thật lên mạng xã hội.
Hai người bị bắt tạm giam là Thái Thị Bé (67 tuổi, ngụ xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê) và Hoàng Thị Sơn (65 tuổi, ngụ huyện Hương Khê). Cả hai đều bị khởi tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Theo Công an Hà Tĩnh, cả hai bà Bé và bà Sơn thường viết đơn thư khiếu nại, kiện cáo và gây rối làm mất an ninh trật tự tại cơ quan, công sở và nhà các lãnh đạo ở huyện Hương Khê. Ngoài ra, hai phụ nữ này còn phát tán tài liệu, treo băng rôn, khẩu hiệu nói xấu các cơ quan, đoàn thể không đúng sự thực lên mạng xã hội, lôi kéo hàng ngàn lượt người xem và bình luận tiêu cực.
Cả hai, trước khi bị bắt, đều đã bị phạt hành chính về hành vi trên. Nhưng, vẫn theo Công an Hà Tĩnh, hai phụ nữ Bé và Sơn sau đó vẫn tiếp tục hành vi khiếu kiện, khiếu nại vượt cấp, gây ảnh hưởng đến trật tự tại địa phương.
Trên các video được lan truyền trên mạng xã hội và YouTube, bà Thái Thị Bé tố cáo lãnh đạo chính quyền xã và Đảng uỷ xã Phúc Trạch lợi dụng chức quyền, lấn chiếm đất công, giả mạo chữ ký, hồ sơ, làm sai luật đất đai chiếm lĩnh đất nhà nước trị giá trên 3 tỉ đồng.
Phú Yên và Bình Thuận Kỷ Luật, Miễn Nhiệm 2 Lãnh Đạo Liên Quan Đến Những Sai Phạm Về Đất Đai
(Hình: Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên đã tiến hành thủ tục miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên đối với ông Nguyễn Tấn Chân hôm 21/4/2023.)
-Hai tỉnh Phú Yên và Bình Thuận vừa có quyết định kỷ luật và miễn nhiễm hai lãnh đạo cấp cao vì những sai phạm liên quan đến đai trước kia.
Truyền thông nhà nước hôm 21/4/2023 loan tin cho biết Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận vừa quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Hiến, nguyên Huyện ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Hàm Thuận Nam do đã ký cấp 6 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng đối tượng sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai năm 2013. Tổng diện tích đất là 30 ha.
Ông Hiến bị xác định là đã ký giấy chứng nhận đất và quyền sử dụng đất cho sáu gia đình dân từ ngày 15/8/2017 đến ngày 30/10/2017.
Các lô đất này sau được đem thế chấp vay ngân hàng và bán lại rồi chia nhau. Theo định giá của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng, diện tích đất trên có giá trị vào năm 2017 là 11 tỉ đồng và tổng giá trị tại thời điểm 2021 là hơn 37 tỉ đồng.
Hội đồng Nhân dân tỉnh Phủ Yên mới đây cũng bỏ phiếu thống nhất miễn nhiệm chức Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên đối với ông Nguyễn Tấn Chân.
Trước đó, vào cuối năm 2022, ông Nguyễn Tấn Chân đã bị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên quyết định thi hành kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo.
Theo kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên, trong thời gian giữ chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tây Hòa (2016-2021), ông Nguyễn Tấn Chân đã ký quyết định cho phép một số ca nhân chuyển mục đích sử dụng đất, ký quyết định phê duyệt phương án tái định cư, giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các gia đình, cá nhân tại Khu tái định cư thị trấn Phú Thứ, huyện Tây Hòa không đúng quy định của pháp luật về đất đai.
Vào ngày 28/2/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Tấn Chân - Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên - nhiệm kỳ 2021-2026.
Hà Tĩnh, Bắc Giang: Khởi Tố 6 Người Tại 2 Trung Tâm Đăng Kiểm 38-02D và 98-01S
(Hình: Trung tâm đăng kiểm xe cơ giớ 38-02D.)
-Theo thông tin được Công an Hà Tĩnh và Bắc Giang cho truyền thông hay trong ngày 22/4/2023, sáu người là đốc giám, nguyên Giám đốc và đăng kiểm viên tại hai Trung tâm đăng kiểm ở Hà Tĩnh và Bắc Giang vừa bị cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an tỉnh bắt tạm giam và khởi tố bị can.
Tại Hà Tĩnh, Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Tiến Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 38-02D, có địa chỉ tại thị xã Hồng Lĩnh và Phan Thanh Huy - đăng kiểm viên để điều tra về hành vi “Nhận hối lộ”.
Trong cùng ngày, Công an tỉnh Bắc Giang cũng ra quyết định khởi tố bị can đối với bốn người tại Trung tâm Đăng kiểm 98-01S để điều tra mở rộng vụ án “Đưa, nhận hối lộ” xảy ra tại Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Bắc Giang.
Bốn người bị khởi tố gồm Hoàng Thế Hanh (sinh năm 1976), nguyên Trưởng phòng Quản lý Vận tải, Phương tiện và Người lái thuộc Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Bắc Giang; Chu Văn Khang (sinh năm 1961), nguyên Giám đốc và Nguyễn Quyết Thắng (sinh năm 1986), Hà Anh Đức (sinh năm 1979), đều là nguyên đăng kiểm viên Trung tâm Đăng kiểm 98-01S.
Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can trên đã có hành vi nhận tiền trong quá trình thực hiện nghiệm thu xe cải tạo không đúng quy định.
Từ giữa tháng 12/2022, công an cả nước liên tiếp điều tra sai phạm trong hoạt động đăng kiểm, khởi tố gần 500 người của hơn 70 trung tâm về các tội: Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Giả mạo trong công tác và Sản xuất, mua bán công cụ, nhu liệu điện toán để sử dụng vào mục đích trái pháp luật.
Hà Nội: Người Dân Xếp Hàng Từ Khuya Để Nộp Hồ Sơ Mua Nhà ở Xã Hội
-Sau 3 năm, dự án nhà ở xã hội mới lại được mở bán tại Hà Nội.
Tờ Tiền phong loan trong ngày 22/4/2023 rằng từ 2 giờ sáng, hàng trăm người dân đã xếp hàng, vật vả chờ trước Khu đô thị Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, để nộp hồ sơ mua dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn ở quận Nam Từ Liêm.
Tình trạng người dân chầu chực từ giữa khuya để nộp hồ sơ đã diễn ra từ gần 1 tháng qua khi dự án trên bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký.
Một người dân tên Quỳnh Thư được tờ Tiền Phong dẫn lời rằng chị thấy quá lo lắng vì dòng người xếp hàng quá đông, nghe nói có hàng ngàn hồ sơ đã nộp, trong khi dự án có hơn 200 căn. Một người dân khác cho biết mong mua được một căn nhà để ở thay vì phải trả tiền nhà trọ quá đắt đỏ mỗi tháng.
Từ cuối tháng 3, Sở Xây dựng Hà Nội đã ra thông báo bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê, mua dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn (đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm). Giá công bố của chủ đầu tư là 19,5 triệu đồng mỗi mét vuông. Như vậy, để sở hữu căn nhỏ nhất với diện tích 69,9 mét vuông tại dự án này, người mua cần bỏ ra hơn 1,39 tỉ đồng; căn diện tích to nhất 76,8 mét vuông khoảng 1,5 tỉ đồng. Người trúng (theo hình thứ bắt thăm) sẽ phải trả trước 50 triệu đồng, sau đó thanh toán thêm 6 đợt nữa.
Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng NHS - đơn vị thực hiện dự án, cho biết, mỗi ngày tiếp nhận 30 đến 40 bộ hồ sơ xin mua nhà. Đến nay, đơn vị đã tiếp nhận hơn 400 bộ hồ sơ hợp lệ.
Ông Hà Quang Hưng, Cục phó Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng), nói với truyền thông rằng nhiều doanh nghiệp hiện không mặn mà với nhà ở xã hội do thủ tục đầu tư dự án có khó khăn, thậm chí còn nhiều thủ tục hơn dự án nhà thương mại. Trong khi đó, hành lang pháp lý quy định bảo đảm nguồn vốn để người dân, doanh nghiệp được tiếp cận, song quá trình thực hiện lại không cân đối đủ. Lãi suất cho vay xây dựng nhà ở xã hội là 14%, gần đây giảm còn 12%, vẫn được cho là “quá cao, không phù hợp”.
Giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đã hoàn thành 25 dự án với hơn 1,2 triệu mét vuông sàn. Tuy nhiên, kết quả phát triển nhà ở xã hội vẫn chưa đáp ứng mục tiêu khi chỉ đạt 20,2% so với kế hoạch. Báo cáo hồi tháng 1 của Bộ Xây dựng cho thấy trong năm 2022, các dự án bất động sản mới được cấp phép tiếp tục giảm so với các năm 2021 khiến nguồn cung bất động sản, nhà ở đặc biệt là nhà ở dành cho người thu nhập thấp vẫn hạn chế.
Hà Nội và Sài Gòn Chậm Quy Hoạch Vì Khó Khăn Trong Nguồn Vốn và Quy Định Đấu Thầu Phức Tạp
(Hình: Trung tâm thành phố Sài Gòn.)
-Lãnh đạo Hà Nội và Sài Gòn mới đây thừa nhận việc chậm lập quy hoạch cho hai thành phố lớn nhất cả nước đang chậm vì khó khăn nguồn vốn và quy định đấu thầu phức tạp.
Truyền thông nhà nước cho biết, tại Hội nghị toàn quốc về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thời kỳ 2021-2030 diễn ra sáng 20/4, Chủ tịch thành phố Hà Nội Trần Sĩ Thanh và Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tp. HCM Võ Văn Hoan đã nhận lỗi với Thủ tướng về sự chậm trễ này.
Giải thích nguyên nhân, ông Trần Sĩ Thanh cho biết: “Anh em ở dưới địa phương còn rất lúng túng trong câu chuyện nguồn. Nguồn đầu tư công quy trình quá lâu. Việc làm quy hoạch đầu tư công quá lâu nhưng nếu làm nguồn vốn sự nghiệp thì không được phép. Ngay như Hà Nội cũng lúng túng mất 6-7 tháng về vấn đề nguồn”.
Ông Thanh cho biết, tháng 3/2022, Thủ tướng đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cho Hà Nội. Tuy nhiên, “Đến thời điểm này, Hà Nội mới xong bước chấm thầu để lập quy hoạch”.
Người đứng đầu thành phố Hà Nội cũng nói về quy trình, thủ tục quá dài ảnh hưởng đến việc lập quy hoạch.
Đại diện Tp. HCM cũng nói thành phố đông dân nhất Việt Nam chưa thể hoàn thành quy hoạch trình Thủ tướng và Hội đồng Thẩm định Phê duyệt vì nguyên nhân giống như của Hà Nội và quy trình đấu thầu quá dài, tư vấn ít nhưng nhu cầu nhiều.
Ông Võ Văn Hoan nói, yêu cầu và nguyện vọng rất cao nhưng nguồn lực của ngân sách có hạn và muốn được có quy hoạch tốt thì thành phố cần có nguồn lực của bên ngoài, tức là xã hội hóa.
Lãnh đạo hai thành phố hứa sẽ nỗ lực hoàn thành quy hoạch để nộp vào năm 2024.
SCB Bị Tố Cáo Đánh Tráo Tiết Kiệm Thành Bảo Hiểm
(Hình: Một chi nhánh ngân hàng SCB ở Hà Nội bị các nạn nhân trái phiếu đến biểu tình đòi lại tiền.)
-Báo chí trong nước đưa tin cho hay hôm 20/4/2023, hơn một trăm người đã đến trụ sở Công an Tp. HCM để cùng nộp đơn tố cáo ngân hàng SCB đã biến tài khoản tiền gửi tiết kiệm của họ thành gói bảo hiểm nhân thọ mà họ không hề hay biết.
SCB cũng là ngân hàng ở tâm bão trong cuộc khủng hoảng trái phiếu ở Việt Nam. Các ngân hàng này bị cáo buộc đã dụ dỗ khách hàng đến gửi tiết kiệm chuyển sang mua trái phiếu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gây thiệt hại đến 22.000 tỉ đồng cho gần 40.000 khách hàng trên khắp cả nước.
Theo nội dung tố cáo được các báo Tuổi Trẻ và VnExpress dẫn lại, SCB đã có hành vi tư vấn mập mờ, lẫn lộn giữa ‘tiết kiệm’ và ‘bảo hiểm’, và thậm chí, ngân hàng này còn kê khống thu nhập và giả chữ ký của các khách hàng để hoàn tất hợp đồng mua bảo hiểm của họ.
Cụ thể, khi có khách hàng đến SCB để đáo hạn sổ tiết kiệm, nhân viên ngân hàng sẽ giới thiệu họ một sản phẩm có tên là ‘Tâm an đầu tư’ được cho là ‘sản phẩm liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm’ với lãi suất cao hơn (từ 8,7 đến 15%), có tặng kèm bảo hiểm nhân thọ và ‘có thể rút toàn bộ vốn và lãi sau 5-6 năm’.
Nhưng sau khi khách hàng đã tin tưởng mua gói ‘Tâm an đầu tư’ thì một thời gian sau họ mới phát giác ra đó là là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - tức là phải đóng phí bảo hiểm hàng năm và phải sau một khoảng thời gian nhất định, thường là hàng chục năm, thì mới được rút toàn bộ số tiền ra, còn nếu rút sớm thì sẽ bị thiệt hại rất nhiều.
Để bảo đảm điều kiện cho các khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm, ngân hàng SCB còn kê khống thu nhập của khách hàng lên, trang mạng VnExpress dẫn lời các khách hàng cho biết.
Ngoài ra, để che giấu đây là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, các nhân viên ngân hàng không hề giải thích cho họ về mức lệ phí, điều khoản bảo hiểm… để các khách hàng lầm tưởng đây là gói tiết kiệm và bảo hiểm nhân thọ chỉ là sản phẩm tặng kèm.
Các khách hàng được dẫn lời cho biết họ đã khiếu nại lên cả SCB và Công ty bảo hiểm Manulife nhưng không được giải quyết nên mới đi trình báo công an và đề nghị điều tra khởi tố vụ án để buộc hai đơn vị này bồi hoàn hàng chục tỉ đồng cho họ.
Hiện tại, Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an Tp. HCM đã tiếp nhận hơn 130 bộ hồ sơ tố cáo SCB, tờ Tuổi Trẻ cho biết.
APG –Tuyến Cáp Quang Biển Có Băng Thông Lớn Nhất Lại Gặp Trục Trặc
(Hình: Người dùng internet tại một quán cà-phê ở Hà Nội hôm 25/8/2017.)
-Tuyến cáp quang biển có băng thông lớn nhất đang kết nối với Việt Nam - Asia Pacific Gateway (APG) lại phát sinh lỗi mới trên nhánh S7 gần trạm cập bờ Đà Nẵng.
Đại diện nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cho truyền thông hay tin trên trong ngày 22/4/2023 vào khi 5 tuyến cáp quang biển gặp trục trặc kỹ thuật trước đó vẫn chưa sửa xong.
Theo ISP, lỗi phát sinh trên phân đoạn APG rẽ nhánh vào Việt Nam, cách điểm cập bờ tại Đà Nẵng 206 cây số. Hiện chưa có thông tin về thời gian khắc phục sự việc.
Việt Nam có 5 tuyến cáp quang biển đang hoạt động và cả 5 tuyến cùng gặp trục trặc kéo dài từ năm 2022 đến nay vẫn chưa khắc phục xong.
APG là tuyến cáp biển có băng thông lớn nhất, với chiều dài 10.400 cây số, khả năng cung cấp băng thông tối đa 54 Tb/giây và được đưa vào khai thác từ cuối 2016. Cuối tháng 12/2022 và giữa tháng 1/2023, APG gặp lỗi trên nhánh S6 hướng đi Hồng Kông và nhánh S9 với vị trí lỗi cách trạm cập bờ SEA 151 cây số. Hai trục trặc khi đó gây mất toàn bộ dung lượng trên tuyến APG. Hiện lỗi trên nhánh S6 bị lùi thời gian khắc phục đến cuối tháng 4, trong khi lỗi trên nhánh S9 được nói đã sửa xong hồi cuối tháng 3.
Riêng tuyến AAE-1 (Asia-Africa-Euro1) lỗi từ ngày 24/11/2022, mất toàn bộ dung lượng kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kông và dự kiến được sửa từ 2/5 đến 17/5.
Các tuyến còn lại AAG (Asia America Gateway), IA (còn gọi là Liên Á) và SMW-3 (Đông Nam Á-Trung Đông-Tây Âu) vẫn chưa có thời gian khắc phục trục trặc kể từ khi đoạn cáp nối gần Tân Gia Ba bị lỗi vào cuối tháng 2/2023.
Đại diện ISP tại Việt Nam cho biết trên tờ VnExpress rằng quá trình sửa cáp quốc tế gặp nhiều thách thức, trong đó có việc xin phép các nước để tiếp cận vị trí cáp. Các tuyến đều thuộc sở hữu và quản lý của các liên minh, gồm nhiều doanh nghiệp viễn thông ở nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, các nhà mạng Việt Nam không thể chủ động trong việc khắc phục.
Tại Việt Nam, lưu lượng truy cập internet từ các địa chỉ ngoại quốc hiện lớn hơn nhiều so với trong nước. Vì thế, mỗi lần các tuyến cáp biển quốc tế gặp trục trặc, chất lượng dịch vụ internet của hầu hết các nhà mạng tại Việt Nam đều bị ảnh hưởng, đặc biệt trong việc truy cập các nền tảng xã hội như Facebook, Twitter hay YouTube….
Hôm cuối tháng 12/2021, theo báo cáo của Internet Việt Nam, cáp quang biển tại Việt Nam bình quân gặp trục trặc khoảng 10 lần mỗi năm, mỗi lần sửa có thể kéo dài cả tháng. Điều này khiến nhà mạng viễn thông trong nước chỉ khai thác, sử dụng được 3/4 công suất của tuyến cáp đó.
Thăm Cuba, Ông Vương Đình Huệ Tặng Gạo và Máy Điện Toán Bảng
(Hình: Ông Vương Đình Huệ phát biểu trước phiên họp toàn thể Quốc hội Cuba.)
-Ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, loan báo ở Havana rằng Việt Nam sẽ trao tặng Cuba 5.000 tấn gạo cùng 300 máy điện toán bảng và ông cũng đã được phía Cuba trao vinh dự là nhà lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên phát biểu trước Quốc hội khóa mới của nước này.
Ông Huệ đang có chuyến thăm Cuba từ ngày 18 đến ngày 23/4/2023, một phần trong chuyến công du Mỹ Latin vốn cũng bao gồm các điểm dừng chân ở Á Căn Ðình và Uruguay, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.
Quyết định tặng gạo được ông Huệ thông báo tại cuộc gặp với người tương nhiệm phía Cuba, ông Esteban Lazo Hernández, tại thủ đô Havana ngày 20/4, Văn phòng Quốc hội Việt Nam cho biết.
Đồng thời, ông Huệ cũng trao tượng trưng 300 máy điện toán bảng cho Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của Cuba, cũng theo Văn phòng Quốc hội.
Tại cuộc hội đàm, hai vị Chủ tịch Quốc hội đã cam kết khai triển hiệu quả các dự án phát triển sản xuất lúa gạo, ngô, thủy sản tại Cuba và có chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước đầu tư vào các lĩnh vực của nhau.
Sau đó, ông Huệ đã trở thành nhà lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên phát biểu trước phiên họp toàn thể của Quốc hội Cuba khóa mới sau khi họ vừa bầu ra các chức danh lãnh đạo của đất nước, theo trang mạng VnExpress. Sự kiện này được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia của Cuba.
Trước các vị đại biểu Quốc hội cùng các lãnh đạo tối cao của của đảo quốc này, trong đó có Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội, ông Huệ đã ca ngợi quan hệ giữa hai nước đồng chí là ‘tình tình hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có trong quan hệ quốc tế’, theo Văn phòng Quốc hội Việt Nam.
Ông bày tỏ lòng biết ơn trước những sự giúp đỡ của Cuba dành cho Việt Nam trong thời chiến, trong đó có cử hàng ngàn Kỹ sư, công nhân, Bác sĩ và chuyên gia sang giúp Việt Nam, đào tạo hàng ngàn sinh viên Việt Nam; viện trợ cho Việt Nam nhiều trang thiết bị, vật tư máy móc, lương thực thực phẩm giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình kinh tế-xã hội quan trọng, Thông tấn xã Việt Nam cho biết, và chia sẻ với Cuba về con đường đi lên ‘chủ nghĩa xã hội’ của Việt Nam.
Việt Nam hiện đầu tư vào Cuba 28,4 triệu Mỹ kim và kim ngạch thương mại hai nước năm 2022 giảm gần 30% so với năm 2021, đạt mức gần 182 triệu Mỹ kim, trang mạng VnExpress cho hay.
Người Nga ở Việt Nam Im Tiếng Về Cuộc Chiến Ukraine, Sợ ‘Vòi Bạch Tuộc’ của Mạc Tư Khoa
(Ảnh: Một góc bãi biển ở Nha Trang, nơi mà kiều dân Nga tập trung đông đúc ở Việt Nam, ngày 1 tháng 4 năm 2023.)
-Một ngày dài của Dmitriy thường kết thúc bằng cuộc gọi video lúc nửa đêm qua tới sáng. Việc này đã trở thành thông lệ hàng ngày của anh từ mấy tháng nay và có lẽ là nguồn an ủi duy nhất cho anh trong lúc này. Bên kia đường truyền là vợ anh. Họ cách nhau gần 8.000 cây số và 4 múi giờ.
Họ hạnh phúc được nhìn thấy nhau và trò chuyện với nhau, nhưng chẳng ai biết đến bao giờ có thể gặp lại nhau lần nữa. Bao nhiêu ngày xa cách là bấy nhiêu thương nhớ, và bao nhiêu câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời. Khi họ đối diện nhau cũng là lúc họ đối diện những hiện thực mà họ buộc phải chấp nhận. Chấp nhận để sinh tồn.
Anh ở Việt Nam, vợ anh ở Nga, và ở giữa họ là một cuộc chiến tàn khốc.
Dmitriy, đến từ một thành phố lớn của Nga, rời bỏ đất nước để tránh lệnh huy động quân sự một phần được ban bố vào tháng 9 năm 2022 nhằm bổ sung lính cho cuộc xâm lược toàn diện mà Tổng thống Vladimir Putin đang tiến hành nhắm vào nước láng giềng Ukraine. Anh nói anh không muốn “thí mạng” cho điều được gọi “chiến dịch quân sự đặc biệt” mà anh cực lực phản đối.
Dmitriy, cũng như những công dân Nga khác ở Việt Nam mà Ban tiếng Việt của Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tiếp xúc, kể về trải nghiệm sống ở một nước Nga ngày càng áp chế và bất khoan dung đối với những tiếng nói phản chiến, cũng như về nỗi sợ hãi khi nương náu ở một quốc gia sẵn sàng trấn áp và trục xuất theo yêu cầu của Mạc Tư Khoa những người có hành vi bị xem là không mong muốn.
Những người này hiện đang cư trú ở các thành phố thuộc vùng Nam Trung bộ và Đông Nam bộ của Việt Nam. Gần như tất cả đều yêu cầu được ẩn danh để có thể phát biểu thẳng thắn quan điểm của mình. VOA đồng ý không nêu cụ thể chi tiết nơi ở và công việc của một số người tại Nga và Việt Nam do họ lo sợ bị nhà chức trách hai nước này nhắm mục tiêu trả đũa.
Lời kể của họ vẽ nên một bức tranh nước Nga ảm đạm và ngột ngạt cho những người bất đồng chính kiến và một tương lai phủ mờ bởi sự vô định và thậm chí bế tắc cho một số người. Dù không hoàn toàn an toàn, Việt Nam cho họ một nơi dung thân tạm thời và một cơ hội để mưu sinh trong khi họ trù tính những bước đi kế tiếp trên hành trình tị nạn của mình.
Sợ Hãi và Im Tiếng
Khi chiến tranh bùng nổ vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Dmitriy nói anh bị “sốc nặng” và không thể ăn hay ngủ được trong tháng đầu tiên. Khi anh bày tỏ sự phản đối của mình đối với hành động của Nga và sự cảm thông dành cho người dân Ukraine trên mạng xã hội, anh nhận được những tin nhắn gọi anh là “kẻ phản bội”, anh nói.
Đối mặt với sự kháng cự kiên cường của người Ukraine, cuộc chiến mà ông Putin tưởng sẽ giành chiến thắng chớp nhoáng vấp phải hàng loạt những chướng ngại trên chiến trường trong những tháng sau đó. Ông ban hành Sắc lệnh huy động một phần để tiếp thêm nhân lực cho quân đội đối mặt với sĩ khí suy giảm. Kết quả là hàng trăm ngàn công dân nam được gọi nhập ngũ.
Cuộc huy động chính thức hoàn tất vào cuối tháng 10/2022, nhưng nhà chức trách vẫn tiếp tục trưng binh, Dmitriy nói. Đó là lúc anh quyết định rời khỏi Nga để bảo toàn tính mạng. Vợ anh ở lại tiếp tục làm việc để duy trì nguồn thu nhập và hỗ trợ anh trong những lúc anh chật vật mưu sinh ở ngoại quốc.
(Hình: Một quân nhân dự bị người Nga chia tay người thân trước khi lên đường tới căn cứ trong đợt huy động binh lính một phần nhằm hỗ trợ chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine, tại thị trấn Gatchina thuộc Vùng Leningrad, Nga, ngày 1/10/2022.)
(Hình: Một nhóm người Nga đi bộ sau khi băng qua biên giới tại Verkhny Lars giữa Gruzia và Nga ở Gruzia, ngày 27/9/2022. Một ngày sau khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh huy động một phần để tiếp thêm binh lính cho cuộc chiến ở Ukraine, nhiều người Nga bỏ nhà ra đi.)
Giờ anh làm việc 12 tiếng mỗi ngày, không nghỉ ngày nào, cốt sao kiếm được càng nhiều tiền càng tốt trong khoảng thời gian ngắn nhất để có thể mau chóng rời Việt Nam, nơi mà anh biết đã hợp tác với yêu cầu của Nga trục xuất hoặc ép một số công dân Nga phản đối cuộc chiến phải xuất cảnh.
“Nga truy lùng những người chống đối Putin ở khắp mọi nơi”, anh nói “Việt Nam có rất nhiều đặc vụ FSB (Tổng cục An ninh Liên bang Nga) và cảnh sát Nga đến du lịch. Họ luôn theo dõi kiều dân qua các mạng xã hội ở Việt Nam”.
“Dân Nga ở địa phương sợ lên tiếng về chính trị vì rắc rối có thể xảy ra. Nhà chức trách sẽ hủy visa hoặc tìm một cái cớ để bắt họ không được ở đây nữa”, anh nói thêm.
Một cuộc điều tra của VOA phát giác ít nhất 3 trường hợp công dân Nga trong năm 2022 và đầu năm 2023 đã bị Nga yêu cầu Việt Nam trục xuất vì quan điểm phản đối chiến tranh hoặc vì họ chỉ trích chính phủ Nga. Nhà chức trách Việt Nam chấp hành yêu cầu trục xuất đối với một người và gây áp lực khiến một người khác rời đi trong tư cách người tị nạn. Người còn lại, dù không bị phía Việt Nam tác động, đã chủ động xuất cảnh sau khi Tòa Lãnh sự Nga gửi yêu cầu trục xuất bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất-nhập cảnh của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Nga và Tòa Ðại sứ Nga ở Việt Nam không hồi đáp những câu hỏi chi tiết của VOA về các trường hợp này. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng không phản hồi yêu cầu bình luận nhưng sau khi bài báo được đăng tải thì lên tiếng bác bỏ việc họ tiếp tay cho Nga đàn áp những kiều dân phản đối chiến tranh.
Tại Nha Trang, nơi mà kiều dân Nga tập trung đông đúc, những sự việc này như một lời cảnh báo nghiêm trọng về những hậu quả khả dĩ của việc công khai lên tiếng chống đối cuộc chiến ở Ukraine. Kết quả là nhiều người cảm thấy lo sợ và không lên tiếng nữa, những người Nga sống lâu năm ở đây cho VOA biết.
“Tôi không nghĩ biểu tình ở Việt Nam có ích gì mà còn khiến chúng tôi bị trả về Nga”, Alex, một kiều dân Nga sống ở Nha Trang từ năm 2013, nói. Anh yêu cầu được ẩn danh để có thể thẳng thắn chia sẻ những suy nghĩ và lý lịch của mình khi còn ở Nga.
“Tôi không thấy an toàn ở đây. Chuyện của Sergey [Kuropov, một công dân Nga bị yêu cầu trục xuất,] là lý do vì sao tôi im lặng. Việt Nam là bạn của chính phủ chúng tôi. Chúng tôi không thể nói về chiến tranh được”, anh giải thích.
“Tôi không muốn trở về Nga. Những người sống ở Nga giờ rất bệnh hoạn và điên rồ. Tất cả là tại tuyên truyền”, cựu Thiếu úy từng phục vụ trong quân đội Nga từ năm 2001 đến năm 2007 nhận định.
“Nếu tôi còn ở Nga, chắc chắn 100% tôi sẽ bị điều tới Ukraine vì họ cần sĩ quan quân đội chuyên nghiệp. Các đồng nghiệp cũ của tôi giờ vẫn còn trong quân đội, không nhiều, có lẽ 30-50 đồng nghiệp. Thật ra họ không ủng hộ chính phủ trong cuộc chiến này nhưng họ không thể phá hợp đồng. Và họ cũng nói quân đội đang trong tình trạng hỗn loạn”, anh cho biết.
“Giờ các bạn của tôi là con tin của quân đội này, họ không thể từ nhiệm, nhưng cũng không muốn chiến đấu chống lại Ukraine”.
Vladislav Kurchanov, công dân Kazakhstan gốc Nga sống ở Nha Trang trong tám năm qua, là một trong số những người tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa phản đối chiến tranh tại quảng trường của thành phố vào tháng 2 năm 2022. Họ tụ tập và giơ biểu ngữ được khoảng 10 phút thì bị “những người mặc thường phục” tới yêu cầu giải tán, theo lời anh thuật lại.
Sau đó, thông qua những người nói tiếng Nga, công an nói rằng những cuộc tụ tập như vậy là bất hợp pháp ở Việt Nam vì Việt Nam không có chiến tranh với ai cả, và rằng Nha Trang là thành phố du lịch và một số người có thể không thích những cuộc tập hợp như vậy, anh cho biết. Vì vậy không có cuộc tập hợp nào được tổ chức ở Nha Trang nhân dịp kỷ niệm tròn một năm cuộc chiến vừa qua.
“Hầu hết những người quen của tôi sống ở Việt Nam và không định trở lại Nga, vì vậy họ không sợ bị chính quyền Nga trả đũa”, anh nói. “Nhưng bây giờ có rất nhiều người Nga ở Nha Trang chạy trốn lệnh huy động quân sự. Những người này sợ viết gì đó tiêu cực vì họ muốn trở về quê hương trong tương lai và không muốn gặp rắc rối”.
Một cuộc biểu tình chỉ với 3 người tham dự được tổ chức ở Vũng Tàu vào ngày 24 tháng 2 năm nay bị công an nhanh chóng trấn áp. Constantine Zaitsev, người đứng ra kêu gọi cuộc tập hợp này trên Facebook, nói với VOA anh bị công an ráo riết truy đuổi sau đó. Họ cũng tìm cách khai thác từ anh thông tin về một người tham gia biểu tình, anh cho biết.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ là tụ tập biểu tình ở đây lại nguy hiểm như vậy”, anh nói.
(Ảnh: Một nhà hàng ở Nha Trang với bảng hiệu bằng tiếng Nga, ngày 1 tháng 4 năm 2023.)
Nương Náu ở Nha Trang
Khó biết chính xác bao nhiêu người Nga đã rời khỏi đất nước kể từ lệnh huy động một phần vào tháng 9, nhưng con số này có thể lên tới hàng trăm ngàn người, theo các bản tin của truyền thông và số liệu do các nước láng giềng công bố.
Tờ báo độc lập Novaya Gazeta Europe đưa tin vào ngày 26 tháng 9 rằng 261.000 người đã rời đi kể từ khi lệnh huy động được ban bố, trích dẫn một nguồn tin từ Ðiện Cẩm Linh. Con số này có thể được xác minh độc lập, theo thông tấn xã Reuters.
Mạc Tư Khoa phủ nhận một số bản tin đăng trên truyền thông Nga nói rằng 700.000 người Nga đã rời khỏi đất nước kể từ khi có thông báo.
Ngày 4 tháng 10, Forbes Russia đưa tin số người đã rời khỏi đất nước kể từ khi ông Putin ra lệnh huy động quân sự có thể lên tới 700.000 người, dẫn một nguồn tin từ Ðiện Cẩm Linh.
Những người Nga đến Việt Nam, đặc biệt là Nha Trang, sau khi lệnh huy động được ban bố cho VOA biết họ chọn nơi này nương náu vì chi phí sinh hoạt thấp và chất lượng cuộc sống tương đối tốt, những yếu tố quan trọng đối với nhiều người chưa thu xếp được nguồn ngân quỹ dư dả để chi tiêu khi họ vội vã rời đi.
Số liệu thống kê của Tổng Cục Du lịch Việt Nam cho thấy số lượt du khách Nga ước tính nhập cảnh Việt Nam tăng dần đều từ tháng 9 ở mức 3.135 lên đến 10.281 vào tháng 12 năm 2022. Con số này tiếp tục tăng lên đến 12.812 vào tháng 1 năm nay trước khi giảm dần xuống mức 10.751 vào tháng 3 vừa qua.
(Hình VOA.)
Chủ một đại lý du lịch ở Nha Trang ước tính anh đã bán vé máy bay và giúp xin thị thực điện tử cho khoảng 2.000 người Nga nhập cảnh Việt Nam, và con số này có thể còn cao hơn.
“Trước lệnh huy động số hồ sơ xin visa mỗi ngày là từ 0 tới 2, sau đó lên 12 tới 20 mỗi ngày cho tới tháng 12. Vé máy bay cũng vậy”, doanh nhân người Nga này nói với VOA, yêu cầu được ẩn danh. “Đối thủ cạnh tranh chính của tôi cũng đạt được con số tương tự. Cùng nhau, chúng tôi chiếm khoảng 80% số lượng hồ sơ xin visa và vé máy bay”.
Anh Kurchanov, người có nhiều mối quan hệ trong cộng đồng kiều dân nói tiếng Nga ở Nha Trang, cho biết trước đại dịch COVID-19, có khoảng 4.000 người nói tiếng Nga thường trú ở Nha Trang không kể khách du lịch. Sau dịch còn khoảng 800 người. Thêm 2.000 người nữa đến từ Nga sau khi chiến tranh bắt đầu và lệnh huy động được ban bố.
“Số liệu thống kê này là không chính thức”, anh lưu ý. “Đây là từ một phân tích về số lượng người đăng ký mới trong các nhóm trò chuyện của người nói tiếng Nga trên Telegram và số lượng căn nhà được cho thuê”.
Sergey Prekrasnyy đến Việt Nam vào đầu năm 2023 theo lời mách bảo của một người bạn đã tới Việt Nam để tránh lệnh huy động. Trước đó anh ở Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia, nơi anh bay tới một ngày trước khi lệnh huy động được loan báo, anh cho biết. Lý do là vì anh sợ bị bắt nhập ngũ và có thể bị chính phủ đàn áp vì quan điểm phản chiến của mình.
Quyết định ra đi không dễ dàng đối với công dân Nga 29 tuổi này đến từ Mạc Tư Khoa, nơi anh sống cả cuộc đời. Anh để lại người bạn gái và đứa con gái của cô từ cuộc hôn nhân trước, hiểu rằng anh sẽ “không bao giờ quay trở lại”.
“Tôi là người thuộc sắc dân Ukraine, tất cả họ hàng của tôi đều là người Ukraine, bà nội của tôi giờ vẫn còn ở lại Ukraine”, anh cho biết. “Tôi không thể quay lưng lại với chính dân tộc của mình”.
(Hình: Sergey Prekrasnyy trong một bức ảnh chụp ở thành phố Yaroslavl, Nga, năm 2021.)
Anh Prekrasnyy đồng ý công khai danh tính của mình vì anh nói anh thường xuyên bày tỏ quan điểm trên mạng xã hội nên thấy không cần phải ẩn danh. Dù vậy, anh cảm thấy “hơi sợ” việc nhà chức trách Việt Nam đang giúp đỡ Nga nhắm mục tiêu vào những người bất đồng chính kiến, anh nói.
Giờ anh đang tìm cách sinh tồn lại Việt Nam trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà anh dự định lưu lại đây. Anh tiếp tục bán dần tài sản của mình ở Nga để gom góp tiền chuẩn bị cho hành trình kế tiếp bất kể bạn gái của anh cuối cùng có quyết định rời Nga để đoàn tụ với anh hay không.
Anh không lưu luyến gì nhiều cuộc sống trước đây ở Mạc Tư Khoa, nơi anh từng làm việc tại một ngân hàng. Đó là một cuộc sống “sung túc của tầng lớp trung lưu” với những chuyến đạp xe đi xa cùng những người bạn mà nhiều người trong số họ giờ đã đi sang những nước khác, anh nói. Anh không còn nhìn thấy tương lai của mình ở Nga nữa.
“Và bây giờ ở đâu có Nga là ở đó có sự chết chóc, hủy diệt và mất tự do”, anh nói. “Tất nhiên chuyện này thật đáng buồn, vì Nga từng là một nước có khá nhiều triển vọng”.
Còn với Ekaterina, cuộc sống sung túc đó là thứ mà bà buộc phải từ bỏ đầy luyến tiếc khi bà rời Mạc Tư Khoa đến Nha Trang sống vào tháng 11 năm 2022, dẫn theo hai đứa con.
Bà nói bà không bao giờ có ý định dọn đến sống ở bất cứ nơi nào khác vì luôn gắn bó với nước Nga, nơi bà có “công việc rất tốt, cuộc sống thú vị với nhà hát, viện bảo tàng, vân vân và có thể đi du lịch bao nhiêu tùy ý”.
Nhưng chiến tranh đã làm đảo lộn cuộc sống của bà và gia đình. Nó buộc người con trai lớn nhất của bà phải sang Mỹ sống cùng bố, bà cho biết, khi áp lực bắt đầu đè nặng lên cậu bé 16 tuổi với những thư từ gửi về từ văn phòng đăng ký nghĩa vụ quân sự. Cuối cùng, bà và những người con còn lại rời đi trong nỗi lo sợ rằng một ngày kia biên giới sẽ đóng cửa và gia đình bà sẽ bị chia cắt.
“Nhưng tôi cũng rời đi vì áp lực mà tôi có thể cảm nhận được ở Nga bây giờ”, bà nói thêm.
Đối với bà, cuộc chiến là một “bi kịch hết sức to lớn” và bà không hiểu được vì sao nhiều người quen của bà thờ ơ như không có chuyện gì xảy ra, nói rằng đó không phải là việc của họ. Trên Facebook, bà dừng mối quan hệ bạn bè với những người mà bà mô tả là “hung hăng” khi bà bày tỏ quan điểm chống đối cuộc chiến. Nhưng điều làm bà day dứt là bà phải tránh nói tới chủ đề này với những người bạn thân nhất vì nó luôn gây chia rẽ, bà nói.
Cuộc sống ở Nha Trang cho bà một sự giải tỏa khỏi sự ngột ngạt bức bối ở Mạc Tư Khoa, nhưng Nha Trang không phải là nhà của họ. Cuộc chiến như một bóng ma ám ảnh họ ở bất cứ nơi nào họ đến.
“Tôi vẫn đang học cách sống cuộc đời của mình, làm sao để vui hưởng cuộc sống trong khi một phần trong tôi vẫn đang đau khổ”, bà chia sẻ. “Quê hương tôi đang gặp nạn. Và tôi không thể quên được chuyện đó”.
“Ba ngày trước, đứa con gái chín tuổi của tôi bật khóc nói với tôi rằng nó chỉ có một mơ ước kể từ đầu chiến tranh là chiến tranh sẽ kết thúc và chúng tôi sẽ quay trở lại cuộc sống bình thường”, bà viết trong một tin nhắn vào ngày 11 tháng 3.
“Tôi phải nói rằng tôi không nói về chiến tranh ở nhà. Tôi trả lời cởi mở nhưng cẩn thận những câu hỏi và cố gắng cho các con của tôi một tuổi thơ hạnh phúc. Nhưng bi kịch của cuộc chiến này vẫn cứ len lỏi vào cuộc đời của chúng”.
(Bức ảnh được chụp vào ngày 8 tháng 5 năm 2022 cho thấy chữ Z trên một tòa nhà hành chính qua các cửa sổ có ánh sáng ở trung tâm Mạc Tư Khoa. Nó đã trở thành biểu tượng cho sự ủng hộ hành động quân sự của Nga ở Ukraine.)
Gửi Đến Nga, Với Tình Yêu
Dmitriy tìm lại những bức ảnh mà anh chụp cùng vợ. Ba tấm ảnh cưới gợi nhớ tới những ngày tháng hạnh phúc khi họ còn bên nhau ở Nga: cô dâu rạng rỡ trong chiếc đầm tulle trắng tinh bên cạnh chú rể tươi cười, tay trong tay đi giữa quảng trường ngập nắng. Họ kết hôn đầu tháng 1 năm 2022.
“Nhớ lắm”, anh nói về tình cảm của mình dành cho vợ. “Đã sáu tháng rời Nga rồi mà vẫn y như ngày hôm qua. Thời gian trôi nhanh quá”.
Dmitriy xem sự xa cách này là một thử thách cho mối quan hệ của họ, giúp họ mạnh mẽ hơn.
Nỗi nhớ vợ đan cài trong nỗi nhớ rộng hơn của anh đối với thành phố quê nhà, một nơi “to, đẹp, văn minh” với cơ sở hạ tầng và phương tiện đi lại phát triển, anh nói. Ở nơi đó, anh từng có một công việc ổn định tại một ngân hàng, một căn nhà đẹp, và một cuộc sống thoải mái.
Anh muốn quay trở về Nga, trở về với cuộc đời trước đây, nhưng anh thừa nhận nó không tồn tại nữa. Nó đã bị ông Putin “phá nát” bằng cuộc chiến, anh nói. Bao nhiêu dự định của anh cho tương lai, bao gồm cả việc có con, đã tan vỡ kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Một điều đau lòng nữa: nước Nga mà anh nhìn thấy bây giờ không còn là nước Nga mà anh đã từng sống.
“Giờ tôi muốn trào nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh trên Internet, thành phố của tôi đầy những tuyên truyền Z, và ở các bến xe điện ngầm người ta lập ra các điểm tuyển mộ tình nguyện viên cho chiến tranh, hứa hẹn món tiền hão”, anh nói, nhắc đến một chữ cái không có trong tiếng Nga được sử dụng như biểu tượng cổ động chính thức cho cuộc chiến ở Ukraine.
“Nước Nga bây giờ rất giống nước Đức Quốc xã những năm 1930”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét