Tin sinh hoạt văn học nghệ thuật:(Hình: Đoàn du ca Nam California góp tiếng hát trong buổi ra mắt sách Trương Xuân Mẫn.) “Mang chuông đi đánh Xứ Người!” Đoàn và Du ca Trương Xuân Mẫn, từ Bắc California, ra mắt tác phẩm tại Little Saigon! (Văn Lan / NV) Buổi giới thiệu tác giả tác phẩm của du ca Trương Xuân Mẫn, đoàn trưởng Du Ca Bắc California ra mắt tại Little Saigon, được tổ chức tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt hôm Thứ Bảy, 22 Tháng Tư, với sự tham dự của nhiều du ca Nam và Bắc California và các văn nhân thi hữu Nam Bắc Cali, cùng tham dự trong một sinh hoạt văn học nghệ thuật hiếm có.
<!>
Buổi ra mắt sách dưới sự sắp xếp điều hành của trưởng ban tổ chức, trưởng du ca Hoàng Vĩnh, tổng giám đốc nhật báo Người Việt và tuần báo Saigon Nhỏ.
Các tác phẩm được ra mắt gồm có Đặc San Kỷ Niệm Du Ca Việt Nam “55 Năm Phong Trào Du Ca Việt Nam 1965-2020” và “10 Năm Hoạt Động Đoàn Du Ca Bắc California 2010-2020”; Tập Thơ “Tiếng Đàn Hoài Niệm”; Tập Ảnh “Cái Nhìn Từ Con Mắt Thứ Ba,” tập nhạc và CD “Ôm Đàn Hát Giữa Thế Gian.”
Trong phòng họp, những bức ảnh khổ lớn của tác giả Trương Xuân Mẫn được treo trên tường, với cách nhìn của một nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, với nhiều thể loại ảnh đường phố, ảnh phóng sự và tự do.
(Hình: Tác giả Trương Xuân Mẫn (phải) ký tặng sách cho độc giả.)
Sau nghi thức chào cờ và phút mặc niệm, mở màn chương trình là dàn đồng ca Bắc California với nhạc phẩm “Đoàn Ta Ra Đi” sáng tác Nguyễn Đức Quang, với tâm nguyện đem tình thương đến gieo cho muôn người, cùng khắp nơi chân dừng bên khắp bờ non nước, quyết chí ra đi mưa nắng không nề chi.
Tiếp đến, “Tiếng Đàn và Dàn Đồng Ca” và “Tôi Có Một Bài Ca,” sáng tác Trương Xuân Mẫn với hình ảnh của những người cùng chung lý tưởng kề vai sát cánh cùng bước đi trên một hành trình, cùng hát về một ngày mai tươi đẹp, với ước mong đất nước Việt Nam sẽ đổi thay, do du ca Bắc California trình bày qua tiếng đàn của tác giả.
Với tác giả thì “Du Ca có thể hát hay – chưa hay – không hay. Nhưng Du Ca hát bằng tấm lòng, hát từ trái tim. Du ca đi và hát. Du Ca không hát một mình mà mời mọi người cùng hát. Vì vậy tiếng hát Du Ca như giòng suối ngầm đang chảy trong lòng quần chúng. Du ca sống và hát theo hơi thở của thời đại mà họ đang sống…,” Trương Xuân Mẫn chia sẻ.
(Hình: Trưởng du ca Hoàng Vĩnh: “Trương Xuân Mẫn là người đa tài và đa tình, đó là tình quê hương đất nước, tình du ca.”)
Với biệt tài trong âm nhạc và thơ, những nhạc phẩm của Trương Xuân Mẫn, luôn mang âm hưởng của tình tự quê hương nồng nàn, với mong ước về ngày mai tươi sáng trên quê hương Việt Nam.
Nhưng với tâm hồn của một nhà thơ, nhà văn và đặc biệt là một phóng viên báo chí, ảnh của ông thật đặc biệt qua cái nhìn rất thật trong cuộc sống qua nhiều chủ đề trình bày trong tập sách ảnh “Cái Nhìn Từ Con Mắt Thứ Ba” với 202 tấm ảnh với các chủ đề “Quê Hương Một Chuyến Trở Về,” “Con Người Và Thiên Nhiên Qua Giòng Thời Gian,” “Chân dung Kẻ Lạ Người Quen,” “Cộng Đồng Trong Cuộc Sống Của Tôi,” “Mỗi Ngày Trong Đời Thường Của Chúng Ta,” “Sân Khấu Và Ánh Đèn Màu,” “Trẻ Em-Những Tâm Hồn Thánh Thiện” và “Cái Nhìn Từ Con Mắt Thứ Ba.”
(Hình: Quang cảnh buổi ra mắt tác phẩm của Trương Xuân Mẫn.)
Mỗi cái nhìn trong nhiếp ảnh của tác giả Trương Xuân Mẫn là một khoảnh khắc bấm máy đúng thời cơ, để lại cho người xem sự tò mò thích thú, đôi khi rất trung thực và ẩn chứa nhiều ưu tư, như tấm ảnh “Lý Tống Phản Đối Đàm Vĩnh Hưng” (trang 90, sách ảnh), người xem cảm nhận được sự mạnh mẽ của tia xịt hơi cay bay thẳng vào mắt ca sĩ khi anh ta đến hát tại Bắc California. Thời điểm bấy giờ tấm ảnh có tính thời sự rất lớn, và anh Mẫn có gởi cho tòa báo Viet Tribune do ông Nguyễn Xuân Hoàng, chủ nhiệm.
Tấm ảnh cho thấy tính chuyên nghiệp của người phóng viên khi đối diện tình huống rất khó xoay sở, nhưng anh vẫn chụp được bức hình gần như hoàn hảo, đạt chỉ tiêu cho một ảnh báo chí, với một lương tâm và quyết đoán tình huống rất chính xác, lão luyện.
(Ảnh: Du ca Phương Lan hát “Đi Tìm Một Nửa Hồn Nhiên,” sáng tác Trương Xuân Mẫn qua tiếng đàn guitar của tác giả.)
Nhà báo Huỳnh Lương Thiện, du ca Bắc California, chủ nhiệm Tuần Báo Mõ San Francisco, giám đốc chương trình phát thanh Tiếng Mõ Bắc California, kể: “Trong tập sách ảnh có bức ảnh ‘Lý Tống Phản Đối Đàm Vĩnh Hưng.’ Lúc ấy trước nhà hát có cuộc biểu tình rất lớn của bà con, bên trong văn nghệ vẫn tiếp diễn, bỗng nhiên có sự ồn ào nổi lên, cả rạp hát nhốn nháo, vì có một phụ nữ tới tặng hoa cho ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, nhưng ngay khi ca sĩ cúi xuống nhận bó hoa thì nhận ngay tia xịt hơi cay từ tay chàng ‘phụ nữ’ Lý Tống.”
“Trong khi ông bầu sô nhào vô chụp Lý Tống lại, thì anh Mẫn cầm máy ảnh lên, bình tĩnh bấm thật đúng lúc. Tôi là người đầu tiên được anh cho xem tấm hình đó, tôi nghĩ nếu anh gởi dự thi chắc chắn sẽ thắng giải nhiếp ảnh Pulitzer nổi tiếng của giới truyền thông,” nhà báo Huỳnh Lương Thiện kể.
(Hình: Đoàn du ca Bắc California đồng ca “Tôi Có Một Bài Ca” trong buổi ra mắt sách Trương Xuân Mẫn.)
Trưởng Hoàng Vĩnh, chia sẻ: “Tôi không tưởng được trưởng Trương Xuân Mẫn vẫn còn hăng hái nhiệt tình ôm đàn cất tiếng hát du ca khắp nơi, lại còn miệt mài sáng tác nhạc, làm thơ, làm văn, chụp hình. Thật là con người đa tài và đa tình, đó là tình quê hương đất nước, tình du ca. Thật hân hạnh khi miền Nam California được đón chào anh và đứa con tinh thần của anh mang đến để chia sẻ cùng chúng ta.”
(Hình: Diễn giả, nhà báo Lê Văn Hải nói về du ca Trương Xuân Mẫn.)
Diễn giả Như An Nguyễn Thị Hương, phu nhân cố Giáo Sư Trần Đình Quân. Bà dạy Việt Văn tại các trường trung học Đà Nẵng, tham gia phong trào Du Ca, đoàn viên Du Ca Đoàn Áo Nâu Đà Nẵng từ 1990 đến nay.
Trong lời chia sẻ, bà nói: “…Đã hơn 50 năm, khi chúng tôi là đoàn viên Đoàn Du Ca Đà Nẵng, anh có giọng hát hay, hoạt động xã hội hăng say, đặc biệt là có tiếng đàn ghi ta rất ấm áp sôi nồng nhiệt. Không ngờ anh còn làm thơ như một đòi hỏi bức thiết, và làm thơ cho tới giờ, để người đọc tìm thấy tình yêu quê hương đất nước, tình gia đình, những trăn trở cuộc sống,…Theo tôi bàng bạc trong đó là sự lãng mạn của một người nghệ sĩ,…”
(Hình: Từ phải, du ca Trương Xuân Mẫn và phu nhân (thứ ba từ phải), cùng các du ca Bắc California trong buổi ra mắt sách.)
Nhà văn, nhà thơ Song Nhị và nhà báo Lê Văn Hải cũng góp lời về buổi ra mắt tác phẩm của Trương Xuân Mẫn. Nhà báo Lê Văn Hải ngợi khen lĩnh vực sáng tác nhạc và thơ rất tuyệt vời, được nhiều người mến mộ, và với nhiếp ảnh gia Trương Xuân Mẫn, là người nghệ sĩ thổi được hồn vào bức ảnh.
Trưởng Nguyễn Cửu Lâm, gia trưởng Gia Đình Bách Hợp, thành viên du ca Nam California nói: “Du ca Bắc và Nam California rất gần gũi qua những lần sinh hoạt chung trong tình thân của những người du ca với nhau.”
(Hình: Nhà báo Huỳnh Lương Thiện giới thiệu bức ảnh “Lý Tống Phản Đối Đàm Vĩnh Hưng-2014” do Trương Xuân Mẫn chụp được.)
Trong phần chia sẻ tâm tình, ông Trương Xuân Mẫn nói: “Xin cảm ơn anh chị em tới dự trong một buổi chiều rất đẹp trời. Xin cảm ơn anh Hoàng Ngọc Tuệ, cánh chim đầu đàn và là chủ tịch của phong trào Du Ca Việt Nam và trưởng Hoàng Vĩnh, người có công lao rất lớn trong phong trào du ca Việt Nam, được nuôi dưỡng mãi đến hôm nay. Và nhờ chị Thiên Hương, chúng tôi đã bắt tay nhau nối hai miền Nam Bắc California để trở thành một mối liên hệ lớn của du ca Việt Nam tại hải ngoại. Và nhiều bạn bè thân hữu nữa, chị Minh Phú, chị Nguyễn Thị Hương, cùng tất cả anh chị em du ca cùng góp sức cho buổi ra mắt sách.”
Tác giả Trương Xuân Mẫn khi được hỏi, ông đã trả lời rằng cuộc sống cơm áo gạo tiền có những lúc rất khổ, nhưng phải có những điều luôn ấp ủ, nhất là làm nghệ thuật, giữa thơ văn, nhạc và nhiếp ảnh, xin chọn tất cả vì ông đều rất thích thú với nhiều ma lực hấp dẫn.
(Hình: Du ca Nam và Bắc California trong buổi ra mắt tác phẩm của du ca Trương Xuân Mẫn.)
Buổi ra mắt các tác phẩm của du ca Trương Xuân Mẫn còn kéo dài đến tối, với những sinh hoạt văn nghệ của những người cùng chung lý tưởng, kề vai sát cánh trong một hành trình hướng về ngày mai tươi đẹp cho quê hương đất nước Việt Nam đổi mới
Trương Xuân Mẫn sinh ở Bồng Sơn, Bình Định. Học ở Huế, Đà Nẵng các trường Dòng Mến Thánh Giá, Tiểu Học Tin Lành, Lyceé Plaise Pascal, Providence, Phan Thanh Giản… Lớn lên và làm việc tại Đà Nẵng. Tham gia Phong trào Du Ca Việt Nam từ 1969. Đoàn phó Đoàn Du Ca Đà Nẵng (1972-1975). Sáng lập viên Liên Toán Đà Giang (1972) và Đoàn Du Ca Sông Hương Huế (1973). Dạy âm nhạc tại các trường Nữ Trung Học Hồng Đức, Phan Thanh Giản, trường Hoàng Việt Đà Nẵng. Sau 1975 tiếp tục dạy nhạc tại các trường Trung học Đà Nẵng rồi định cư tại Hoa Kỳ, chuyên viên kỹ thuật hãng Micro Lambda Wireless, Fremont, California. Phóng viên ảnh hầu hết các báo Vùng Vịnh. Sáng lập viên CLB Âm Nhạc Bắc California (1997) và Đoàn Du Ca Bắc California (2010). Có thơ, nhạc phổ biến trước và sau 1975 đến nay.
Tháng Tư Cười Chút Cho Bớt Đen!
1- Hai chàng say rượu nói chuyện với nhau.
say 1: Này làm sao biết đất nước ta tới xã hội chủ nghĩa mày.
Say 2: Dễ ợt mà, khi nào ăn miễn phí, chơi đĩ không tốn tiền là xã hội chủ nghĩa đó.
Say 1: Ôi thế còn rất, rất nà....... lâu, quên đi, zô đi mày.
2- Một cô gái ngồi dưới gốc cây khóc,
Bỗng ông bụt hiện ra hỏi:
- sao con khóc?
- dạ trai làng con bị xuất khẩu lao động hết, nên con ...
- vậy là con muốn có chồng phải không?
- vâng.
- con muốn chồng như thế nào?
- dạ, giầu có, chức vụ lớn nhưng đừng thông minh quá.
Ông bụt cười và biến mất, thay vào đó "trọng lú" đứng trước mặt cô! cười mỉm chi! Cô gái ngất xỉu!
3- Các lãnh đạo ngồi nói chuyện bên ngoài hội nghị.
Tổng thống mỹ: iphone đã xuất khẩu đi khắp thế giới.
Tổng thống Hàn Quốc: samsung galaxy cũng xuất khẩu khắp thế giới làm iphone phải sợ.
Thủ tướng việt nam: chúng tôi trai xuất khẩu lao động, gái làm đĩ đi khắp thế giới!...
4- Đảng & Dân
Đảng: tụi bay đóí thì phải nói tao mới biết chứ.
Dân: chúng tôi có nói, mà nhưng toàn bị đánh đuổi.
Đảng: chúng mày nói cái gì và lúc nào ?
Dân: hôm qua, trưng khẩu hiệu "chúng tôi không ỉa được!".
Đảng: ỉa liên quan gì đến đói?
Dân: thì có gì ăn đâu mà ỉa?
Đảng: tưởng chúng mày ỉa lên hiến pháp, nên công an mới đánh đó.
5- băng đảng & ăn trộm
Ê thằng kia mày rình gì đấy?
Dạ em đang tính ăn trộm.
Sao không trộm ban ngày hả?
Dạ ban ngày có băng đảng trộm khác rồi ạ.
Ăn trộm cũng chia giờ hoạt động nữa à?
Dạ không, bọn trộm ngày được cấp phép hoạt động, nên em tránh chúng nó.
Bọn trộm băng đảng nào mạnh vậy?
Dạ băng đảng cộng sản đó ạ.
Vậy thì tránh nó ra, nó vừa ăn cướp, vừa đánh chết người nữa đó.
6-Tiêu cực là gì?
Thủ tướng về thăm vùng mỏ Hòn Gai, giả dạng thường dân, thủ tướng ghé vào nhà một công nhân. Sau khi hỏi mức lương của hai vợ chồng, ông nói:
-“Lương cô chú thấp như vậy, đời sống chắc khổ lắm?”
-Anh chồng đáp: “Lương thấp chưa hẳn đã khổ, chỉ lương… thiện mới khổ thôi ạ!
Thấy Thủ tướng ân cần lắng nghe, chị vợ mạnh dạn thêm:
-“Anh chị em công nhân chúng tôi rất tâm đắc về chủ trương đấu tranh chống tiêu cực đang diễn ra rầm rộ trong cả nước.
Thủ tướng bèn hỏi:
-Thế cô chú hiểu thế nào là đấu tranh chống tiêu cực? Và tiêu cực là gì?
-Thưa đồng chí, tiêu cực nghĩa là bên trên các vị lãnh đạo cứ tha hồ mà tiêu, còn bên dưới dân đen chúng ta cứ tha hồ mà cực!”
7- CHUYỆN ĐỊA NGỤC
Một người chết phải xuống âm phủ mới thấy có hai địa ngục: tư bản và cộng sản. Khi đi qua địa ngục cộng sản, ông thấy quỷ sứ đội mũ liềm búa và sao vàng, vai mang mã tấu đứng thẳng tắp. Ông thấy Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh ở bên trong cửa sắt giơ tay chào ông, vẫy ông vào. Các ông ấy đồng thanh rao to như trẻ bán hàng ở bến xe đò miền Đông, Miền Tây: "Nhào zô! Nhào zô ! mau mau kẻo hết chỗ! Ở bên tư bản khổ lắm! Vạc dầu sôi ngàn độ. Còn bên này không không xăng, không dầu, nên vạc dầu mát rượi, như là tắm nước nóng ở nhà mà thôi ! Sướng lắm! Nhào zô! Nhào zô!"
Ông này vốn là dân HO, bèn trả lời: "Xạo quá! cha nội! Thiếu xăng, thiếu dầu đốt, tụi bay lôi người ta ra dùng dao cùn, rựa cũ chặt thành khúc, còn đau hơn vạc dầu sôi. Không vạc dầu, không xăng, tụi bay đem người chôn sống, hay dùng củi thiêu sống càng khổ hơn! Thôi! Vĩnh biệt các đồng chí XHCN!
8- Được đảng đào tạo ăn
Trong 1 cuộc hội nghị toàn thế giới, bên ngoài hội nghị các lãnh đạo đang khoe về đất nước mình.
Mỹ: Đất nước chúng tạo ra những đồ ăn hộp để được rất lâu không sợ hư
Trung quốc: Thế còn gì tươi ngon, dân nước tôi pha hóa chất làm đồ ăn tươi, tươi cả mấy tháng liền.
Mỹ: Như vậy rất nguy hiểm.
Trung quốc: Tất cả những thứ đó đều đem đi xuất khẩu hết, không sao cả.
Mỹ: Chả nguy hiểm thật, vậy Việt nam thì sao?
Việt Nam: Dân chúng tôi được đảng đào tạo, ăn được mọi thứ nhập khẩu từ Trung quốc mà không chết!
9- Máy chém ở đâu?
Sau khi giải phóng miền nam, các bồ đội đua nhau đi tìm cái máy chém của chính quyền miền nam.
Khi đến từng nhà dân, thấy nhà dân nào cũng có máy chém treo trên trần nhà, 1 chú bộ đội hỏi.
- Sao nhà dân nào cũng có máy chém thế, Mỹ Ngụy sao nhiều thế, mà cao thế chém thế nào đéo nào được?
10- Nguồn gốc của thủ tướng .
Có tên ăn mày đi đường lượm được 1 cây đèn, liền lấy áo chùi sạch bóng, liền có 1 vị thần hiện ra .
- Ta là thần đèn, ta cho ngươi 1 điều ước.
- chàng trai liền ước con muốn quyền lực, con nói ai cũng phải nghe, con nói sai họ cũng phải nghĩ đúng và nhất chí.
Bùm ........
Cậu biến thành thủ tướng nước việt nam!
11- 1080 tư vấn :
Một người đàn ông chạy xe trên đường bị công thổi lại, và liền gọi điện thoại.
- A Lô có phải tổng đài 1080 không vậy?
- Dạ phải anh .
- tôi có vấn đề xin cô giải đáp nhé.
- vâng anh nói đi.
- Tôi đang đi đường bị công thôi vì chạy quá tốc độ là 50km/h nhưng tôi đi xe 50c, họ đòi tôi nộp phạt 100k, tôi có lên nộp phạt không vậy?
- bọn họ có mấy người vậy anh?
- Họ có 4 người.
- Thế thì rẻ quá, anh nộp và đi luôn đi, không khéo lại bị treo cổ, chết trong đồn công an bây giờ!
12- Di Chúc của bác Hù.
Già dịch Hồ Chí Minh đang nằm chờ chết, Trung Ương Đảng hợp khẩn để bàn về việc ma tang cho Minh. Một vài đứa gợi ý mang Minh vào núi chôn, một vài đứa khác bàn là nên vùi xác Hồ Chí Minh vào hốc Pác Pó, lại có vài đứa khác bàn là nên quẳng xác Minh lên ghe và thả cho nó trôi vào Biển Đông. Một đứa khác dõng dạc tuyên bố hỏa thiêu...
Không đợi cho thằng hỏa thiêu dứt lời, gom hết sức tàn Minh gào lên:
- Địt mẹ mầy! Tao chưa chết, chúng mầy đui à! Địt mẹ... hỏa thiêu... hỏa... cái con cặc tao!
Và Hồ chết. Trung Ương Đảng nhất trí rằng lời cuối cùng của Bác chính là ước nguyện cuối cùng. Chúng nó ướp xác Bác, và hỏa thiêu con cu (chim) của Bác!
13/ HỒ dán keo
Lúc bác hù còn sống, bác ra lệnh phải cho phát hành tem có hình bác. (Tiên sư bác, bác mê bác quá !). Bác còn ra lệnh phải sử dụng giấy tốt nhất. Keo cũng phải dùng loại tốt nhất để tem không bi tróc ra khỏi bì thư. Bưu Điện nhà nước cho phát hành ngay con tem có hình "Bác Hồ vĩ đại" trên loại giấy tốt nhất, mặt sau lưng có tráng keo tốt nhất.
Vài ngày sau, bác cho gọi cán bộ phụ trách Bưu Điện lên, Bác hỏi:
- Thế nào? Cậu đã cho phát hành tem hình Bác chưa?
Cán bộ: - Thưa Bác, rồi ạ!
Bác: - Thế cậu dùng giấy tốt nhất?
Cán bộ: - Vâng ạ
Bác: - Keo cũng loại tốt nhất chứ?
Cán bộ: - Vâng, thưa Bác, chúng cháu cho dùng loại keo nhập khẩu, hiệu con bù tọt.
Bác: - Chắc là nhân dân thích tem ấy lắm phải không?
Cán bộ: - Vâng thưa Bác, nhưng...
Bác: - Nhưng là sao, nói mau!
Cán bộ: - Thưa Bác có nhiều bì thư bị tróc mất tem.
Bác: - Thế cậu bảo tôi là đã dùng loại keo tốt nhất cơ mà!
Cán bộ: - Thưa Bác, chúng cháu có cho công an điều tra thì mới biết rằng, nhân dân nhổ nước miếng mặt bên kia, phía có mặt bác, nên tem không dính vào phong bì!...
Tin Quốc Tế Đó Đây
Tin Đang Được Chú Ý Nhất: Ông Biden, Mới 80 Tuổi, Chính Thức Tuyên Bố Tái Tranh Cử Tổng Thống Năm 2024!
-Tổng thống Joe Biden cho biết hôm thứ Ba 25/4 ông nhắm đến nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng vào năm 2024. Quyết định của ông cũng sẽ là bài kiểm tra xem liệu người Mỹ có sẵn sàng trao cho vị tổng thống 80 tuổi thuộc đảng Dân chủ, vốn đã là tổng thống Mỹ già nhất từ trước đến nay, thêm 4 năm cầm quyền hay không.
Ông Biden thông báo qua một video, trong đó ông tuyên bố ông có nhiệm vụ bảo vệ nền dân chủ Mỹ. Video mở đầu là hình ảnh về cuộc tấn công vào Điện Capitol - tức tòa nhà quốc hội Mỹ - hồi ngày 6/1/2021, do những người ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump gây ra.
“Khi tôi tranh cử tổng thống cách đây 4 năm, tôi đã nói rằng chúng ta đang ở trong cuộc chiến vì linh hồn của nước Mỹ, và chúng ta vẫn như vậy”, ông Biden nói. "Chưa đến lúc để tự mãn. Đó là lý do tại sao tôi tái tranh cử".
"Chúng ta hãy cùng hoàn thành công việc này. Tôi biết chúng ta có thể", ông nói.
Ông Biden mô tả các cương lĩnh của Đảng Cộng hòa là mối đe dọa đối với tự do của nhân dân Mỹ, ông thề sẽ chống lại các nỗ lực nhằm hạn chế việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ hay nhằm cắt giảm An sinh xã hội và cấm sách, đồng thời ông chỉ trích "những kẻ cực đoan MAGA". MAGA là từ viết tắt của khẩu hiệu chính trị "Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" của ông Trump, người rất có thể sẽ là đối thủ bên đảng Cộng hòa của ông Biden trong cuộc bầu cử tháng 11/2024.
Trong hai năm kể từ khi kế nhiệm ông Trump, ông Biden đã thuyết phục được Quốc hội phê duyệt hàng tỷ đô la cho ngân quỹ liên bang để xử lý đại dịch COVID-19 và chi tiêu vào cơ sở hạ tầng mới, đồng thời cũng đạt được tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất kể từ năm 1969, mặc dù vậy, mức lạm phát cao kỷ lục trong vòng 40 năm làm sứt mẻ thành tích kinh tế của ông.
Tuổi tác của ông Biden khiến cuộc tái tranh cử của ông trở thành một canh bạc lịch sử và rủi ro đối với đảng Dân chủ. Đảng này hiện đối mặt với một lộ trình bầu cử đầy khó khăn để giữ quyền kiểm soát Thượng viện vào năm 2024 và hiện chỉ nắm thế thiểu số ở Hạ viện.
Mức độ tín nhiệm của ông Biden vẫn chỉ quanh quẩn ở mức 39% trong một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos được công bố vào ngày 19/4 và có một số người Mỹ rất lo ngại về tuổi của ông; nếu tái đắc cử, ông sẽ ở tuổi 86 vào cuối nhiệm kỳ hai, già hơn gần 10 tuổi so với tuổi thọ trung bình của nam giới Hoa Kỳ.
Các bác sĩ tuyên bố rằng ông Biden, người không uống rượu và tập thể dục 5 lần một tuần, "đủ sức khỏe để thực thi nhiệm vụ" sau cuộc khám sức khỏe hồi tháng 2. Nhà Trắng cho biết hồ sơ của ông cho thấy ông đủ độ sắc bén về trí óc để làm công việc có cường độ cao.
Ông Biden nhảy vào cuộc đua tranh cử sau khi ông Trump tuyên bố vào tháng 11/2022 rằng ông ấy sẽ nhắm đến nhiệm kỳ tổng thống thứ hai sau khi đã thua ông Biden trong cuộc tranh cử năm 2020.
Ít có khả năng là ông Biden, tranh cử với tư cách đương kim tổng thống, sẽ gặp phải nhiều sự cạnh tranh ở trong nội bộ đảng của ông. Không có đảng viên Dân chủ cấp cao nào tỏ ý sẽ cạnh tranh với ông.
Giới Chức Hoa Kỳ Kêu Gọi Iran Thả Tù Nhân
(Hình: Bà Neda Shargi, em gái của ông Emad Shargi và ông Sam Goodwin, trước cuộc họp báo ở Hoa Thịnh Ðốn, Mỹ, ngày 4/5/2022.)
-Nhân dịp đánh dấu 5 năm ngày công dân Mỹ gốc Iran Emad Shargi bị giam cầm trong Nhà tù Evin, đặc phái viên của Hoa Kỳ về Iran kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông hôm 23/4/2023, theo Ban tiếng Ba Tư của Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).
Ông Robert Malley cho biết nhà chức trách Iran đã bắt giữ ông Shargi “với những cáo buộc sai trái” và ông Shargi đã “bị giam giữ một cách sai trái trong nhà tù Evin của Iran”.
Viết trên Twitter hôm Chủ Nhật (23/4), ông Malley còn kêu gọi Iran trả tự do cho hai người Mỹ bị cầm tù khác.
“Chúng tôi sẽ không ngừng làm việc cho đến khi ông ấy được trả tự do, cùng với ông Siamak Namazi và ông Morad Tahbaz”, ông Malley nói. “Iran phải chấm dứt hành vi giam giữ công dân Hoa Kỳ vì mục đích chính trị một cách thái quá”.
Ông Shargi là một doanh nhân và nhà đầu tư người Mỹ gốc Iran, bị bắt vào năm 2017 vì những gì Iran cáo buộc là “gián điệp và phá vỡ an ninh quốc gia”. Ông được trắng án về mọi tội danh và được thả sau 8 tháng, nhưng chính quyền đã bắt giữ ông một lần nữa và ông bị kết án 10 năm tù.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Vedant Patel nói rằng ngày 23/4 này là “một ngày buồn nữa đối với công dân Hoa Kỳ Emad Shargi và gia đình của ông ấy”.
“Hôm nay, ông Emad vẫn bị giam giữ một cách sai trái trong Nhà tù Evin với những cáo buộc không có thật sau khi bị xét xử vắng mặt mà bản thân không được tiếp cận bằng chứng”, ông Patel nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo hôm 21/4.
“Một lần nữa chúng tôi kêu gọi Iran chấm dứt hành vi đáng ghê tởm là bỏ tù công dân ngoại quốc một cách bất công để sử dụng làm đòn bẩy chính trị, đồng thời trả tự do ngay lập tức cho các công dân Hoa Kỳ Emad Shargi, Morad Tahbaz và Siamak Namazi”, ông Patel nói.
Tòa Án Mạc Tư Khoa Yêu Cầu Bắt Giữ Giám Đốc Tình Báo Ukraine Budanov
(Hình: Ông Kyrylo Budanov - người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quân đội Ukraine.)
-Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA đưa tin cho hay hôm thứ Sáu (21/4/2023), một tòa án ở Mạc Tư Khoa ban hành lệnh bắt giữ người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quân đội Ukraine, Kyrylo Budanov, với cáo buộc Giám đốc tình báo này đã tổ chức “các cuộc tấn công khủng bố” bên trong Nga.
RIA dẫn lời tòa án cho biết ông Budanov bị cáo buộc các tội danh liên quan đến khủng bố và buôn lậu vũ khí. Lệnh bắt được ban hành khi bị cáo “vắng mặt” cho thấy rõ ràng ông Budanov chưa thể bị bắt giữ ngay lập tức.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine vào năm 2022, một số vụ nổ đã trúng vào cơ sở hạ tầng, kho chứa vũ khí và các cơ sở quân sự của Nga. Nga đổ lỗi cho Ukraine về nhiều vụ tấn công, trong khi Kyiv không xác nhận hay phủ nhận có liên quan.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) trước đây đã chỉ đích danh ông Budanov là kẻ tổ chức vụ nổ hồi tháng 10 làm hư hại cây cầu nối Nga với bán đảo Crimea bị Nga sáp nhập vào năm 2014.
Nga cũng đổ lỗi cho các gián điệp Ukraine về những vụ đánh bom giết chết con gái của một nhà văn theo chủ nghĩa dân tộc ở gần Mạc Tư Khoa và một blogger ủng hộ chiến tranh ở St Petersburg.
Nga Nói Đã Đẩy Lùi Cuộc Tấn Công Bằng Máy Bay Không Người Lái ở Crimea
(Ảnh: Một máy bay không người lái ở Ukraine.)
-Theo Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), một viên chức Nga vừa loan tin về một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cảng Sevastopol của Crimea vào sáng sớm ngày 24/4/2023.
Ông Mikhail Razvozhaev, Thống đốc thành phố Sevastopol do Nga cài cắm, cho biết trên mạng xã hội rằng các lực lượng Nga đã phá hủy một máy bay không người lái trên mặt nước, trong khi một máy bay không người lái thứ hai phát nổ.
Ông Razvozhaev cho biết không có thiệt hại nào được báo cáo từ vụ tấn công này.
Chưa có xác nhận ngay lập tức về cuộc tấn công từ quân đội Ukraine. Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào tháng 10 nhằm vào hạm đội Biển Đen của Nga đã bị đổ lỗi cho Ukraine.
Nga tuyên bố sáp nhập Bán đảo Crimea trong một động thái không được cộng đồng quốc tế công nhận.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết hôm 24/4 rằng chính quyền ở các khu vực do Nga chiếm đóng ở Ukraine “gần như chắc chắn đang ép buộc người dân chấp nhận sổ thông hành Liên bang Nga”.
Trong bản đánh giá hàng ngày của mình, Bộ Ngoại giao Anh cho biết cư dân của Kherson, một khu vực khác mà Nga tuyên bố sáp nhập, đã bị đe dọa trục xuất và tịch thu tài sản nếu họ không chấp nhận sổ thông hành Nga trước ngày 1/6.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết: “Nga có khả năng xúc tiến việc sáp nhập các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine vào bộ máy hành chính của Liên bang Nga để giúp tô vẽ cho cuộc xâm lược là một thành công, đặc biệt là trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024”.
Mạc Tư Khoa Phản Đối Mỹ Không Cấp Thị Thực Nhập Cảnh Cho Các Nhà Báo Nga Tới New York
-Hôm 23/4/2023, trước khi lên đường đến New York để đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên tại Hội Đồng Bảo An, Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, đã chỉ trích Hoa Kỳ có một quyết định “hèn hạ”, đồng thời khẳng định “Nga sẽ không tha thứ cho Mỹ”.
Lãnh đạo ngoại Nga có lời lẽ gay gắt như trên do việc Hoa Thịnh Ðốn đã từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho các nhà báo Nga tháp tùng ông đến trụ sở Liên Hiệp Quốc. Từ thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga, thông tín viên Jean-Didier Revoin của đài RFI tường trình:
“Chúng tôi sẽ không quên, chúng tôi sẽ không tha thứ. Ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã tuyên bố như vậy, tỏ ra khó chịu về việc các nhà báo Nga tháp tùng cùng ông đến New York đã không có được thị thực nhập cảnh. Ngoại trưởng Nga đã mỉa mai rằng Hoa Kỳ đã cho thấy rõ giá trị của những tuyên bố của Mỹ về tự do ngôn luận.
Về phần mình, Serguei Riabkov, Thứ trưởng Ngoại giao Nga đã lên án thái độ nhạo báng của Hoa Thịnh Ðốn và nói thêm rằng Mạc Tư Khoa sẽ có cách đáp trả để Hoa Kỳ phải luôn ghi nhớ là điều đó là không nên làm.
Chỉ có điều, giai đoạn căng thẳng mới này giữa Hoa Thịnh Ðốn và Mạc Tư Khoa xảy ra ba tuần sau vụ Nga bắt giữ phóng viên thường trực của tờ Wall Street Journal. Nhà cầm quyền Nga cáo buộc Ewan Gerkovitch hoạt động gián điệp, điều mà nhật báo tài chánh Mỹ và nhà báo nhất mực phủ nhận.
Ông Serguei Lavrov dự kiến có mặt tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở Mỹ để đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên của Hội Đồng Bảo An và nếu như một cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga với Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã được xác nhận, thì không có gì khẳng định là ông sẽ gặp đồng nhiệm Mỹ Anthony Blinken”.
Lãnh Đạo NATO Tái Khẳng Định Ukraine Sẽ Gia Nhập Liên Minh
(Hình: Tổng Thư ký NATO, Jens Stoltenberg, và Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, tham dự một cuộc họp báo chung tại Kyiv, Ukraine, vào ngày 20/4/2023, giữa bối cảnh Nga tấn công Ukraine.)
-Tất cả các đồng minh Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đồng ý rằng Ukraine cuối cùng cũng sẽ trở thành thành viên của liên minh nhưng trọng tâm chính hiện nay là bảo đảm nước này thắng quân Nga, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hôm thứ Sáu (21/4/2023).
Phát biểu trước cuộc họp của nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine tại căn cứ Không quân Ramstein ở Đức, ông nói thêm với các phóng viên rằng, một khi chiến tranh ở Ukraine kết thúc, Kyiv phải có được “sự răn đe để ngăn chặn các cuộc tấn công mới”.
Chi Tiêu Quân Sự của Âu Châu Lên Đến Mức Cao Nhất Kể Từ Thời Chiến Tranh Lạnh
-Theo một báo cáo của Viện Quốc tế Nghiên cứu về Hòa bình Stockholm (SIPRI), chi tiêu quân sự ở Âu Châu trong năm 2022 đã lên đến mức cao nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Theo báo cáo này, tính trên toàn thế giới, chi tiêu cho quốc phòng vào năm 2022 đã lên đến mức kỷ lục 2.240 tỉ Mỹ kim, chiếm 2,2% tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu. Đây là năm thứ tám liên tiếp mà số tiền đầu tư cho các quân đội tăng thêm trên toàn thế giới.
Một trong các đồng tác giả của báo cáo, nhà nghiên cứu Nan Tian, nói với hãng tin AFP: “Ngân sách quốc phòng của các nước tăng cao không chỉ là do chiến tranh Ukraine, khiến Âu Châu chi tiêu nhiều hơn cho quân sự, mà còn do các căng thẳng không được giải quyết và tiếp tục gia tăng ở khu vực Đông Á, giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Hoa Kỳ và các đồng minh Á Châu”.
Theo báo cáo của SIPRI, năm 2022, đánh dấu bằng việc Nga xâm lược Ukraine, chi tiêu quân sự của Âu Châu đã tăng đến 13%. Đây là mức tăng cao nhất từ hơn 30 năm qua, trở lại bằng với mức của năm 1989, năm mà bức tường Bá Linh sụp đổ.
Riêng Ukraine đã tăng gấp 7 lần chi tiêu quốc phòng, lên đến 44 tỉ Mỹ kim, tức là một phần ba GDP của nước này, chưa kể hàng chục tỉ Mỹ kim viện trợ vũ khí của phương Tây. Cũng theo thẩm định của SIPRI, chi tiêu quân sự của Nga đã tăng 9,2% năm 2022. Nhà nghiên cứu Nan Tian, một trong các đồng tác giả của báo cáo, nhấn mạnh, cho dù không tính đến hai nước đang có chiến tranh, chi tiêu quân sự của Âu Châu cũng đã tăng đáng kể. Ông dự báo xu hướng tăng với mức độ tương tự sẽ tiếp diễn ở Âu Châu trong nhiều năm tới.
Năm 2022, chỉ riêng Hoa Kỳ đã chiếm tới 39% chi tiêu quân sự toàn thế giới, đứng thứ hai là Trung Quốc (13%), cả hai vượt xa các nước tiếp theo là Nga (3,9%), Ấn Độ (3,6%), Ả Rập Saudi (3,3%). Đứng thứ sáu là Anh Quốc (3,1%), kế đến là Đức (2,5%) và Pháp (2,4%).
Nói chung, theo nhà nghiên cứu của SIPRI, sau khi giảm đáng kể trong thập niên 1990, chi tiêu cho quốc phòng trên toàn thế giới đã tăng trở lại kể từ thập niên 2000.
Thượng Karabakh: Azerbaijan Thiết Lập Một Trạm Kiểm Soát ở Điểm Giáp Giới Armenia
-Ngày 23/4/2023, chính quyền Azerbaijan đã thiết lập một trạm kiểm soát ở lối vào hành lang Latchine, là con đường duy nhất nối liền vùng Thượng Karabakh, đang tranh chấp giữa Azerbaijan và Armenia, với thủ đô Erevan của Arménia.
Việc dựng trạm kiểm soát này có tác dụng hoàn tất việc phong tỏa do Azerbaijan áp đặt kể từ ngày 12/12/2022 trên vùng tranh chấp, cô lập hơn 100.000 người Armenia sống ở tỉnh ly khai này với phần còn lại của thế giới.
Theo giới quan sát, Baku như đang cố gắng dùng biện pháp này để buộc Erevan ký một Hiệp ước Hòa bình, theo đó Armenia phải công nhận rằng vùng Thượng Karabakh là một phần không thể tách rời của Azerbaijan.
Azerbaijan đã để mất khu vực này trong cuộc chiến 1988-1994 nhưng gần như đã giành lại được sau “cuộc chiến Karabakh lần thứ 2”, vào mùa Thu năm 2020. Thông tín viên RFI phụ trách khu vực Regis Genté tường trình:
Những hình ảnh chụp từ xa cho thấy quân xa và và các phương tiện khác phong tỏa con đường ngay phía trên sông Hakari. Đó là hình ảnh của trạm kiểm soát xuất hiện, ở lối vào hành lang Latchine, con đường duy nhất nối vùng Thượng Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ Azerbaijan với Armenia.
Kể từ ngày 12 tháng 12, hành lang này đã bị lực lượng Azerbaijan phong tỏa, và trạm kiểm soát mới thiết lập cho phép Baku tăng cường hơn nữa quyền nắm giữ Latchine.
Nhưng trên hết, theo lời nhấn mạnh của Bộ Ngoại giao Armenia, sự kiện đó đã vi phạm trắng trợn thỏa thuận ngừng bắn tháng 11 năm 2020 mà Mạc Tư Khoa đã đàm phán, theo đó hành lang Latchine phải nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng trái độn Nga.
Baku muốn buộc phía Armenia ký một thỏa thuận hòa bình, đặc biệt là liên quan đến vùng Thượng Karabakh, theo đó Armenia sẽ từ bỏ mọi yêu sách lãnh thổ đối với tỉnh miền núi này.
Đây là điều mà Erevan sẵn sàng ký kết, nhưng không phải là kèm theo những điều kiện nhất định, chẳng hạn như các bảo đảm an ninh cho người Armenia ở Karabakh.
Thượng Đỉnh 9 Nước Âu Châu Tại Bỉ: Mục Tiêu Tăng Gấp 10 Sản Lượng Điện Gió Trên Biển
-Hôm 24/4/2023, thượng đỉnh Biển Bắc lần thứ hai diễn ra ở Ostende (Bỉ). Cuộc họp đầu tiên được tổ chức tại Đan Mạch hồi tháng 5/2022 với 3 khách mời tham dự: Đức, Hòa Lan và Bỉ. Điện gió trên biển được đánh giá là một trong số các nguồn năng lượng chính thay thế cho nguồn khí đốt từ Nga.
Cuộc họp thượng đỉnh lần này có thêm 5 nước tham gia: Lục Xâm Bảo, Ái Nhĩ Lan, Na Uy, Anh Quốc và Pháp với sự hiện diện của Tổng thống Emmanuel Macron, với mục tiêu không chỉ tăng sản lượng ở Biển Bắc, mà còn ở Đại Tây Dương, vùng biển Ái Nhĩ Lan và biển Baltic. Từ thủ đô Brussels của Bỉ, thông tín viên Pierre Benazet của đài RFI tường thuật:
Theo một thông cáo chung công bố hôm 24/4, các tập đoàn công nghiệp về điện gió và 90 doanh nghiệp khác cũng có mặt tại thượng đỉnh Biển Bắc. Họ kêu gọi 9 quốc gia hiện diện tăng gấp đôi đầu tư hàng năm vào mạng lưới vận chuyển điện được sản xuất trên biển. Cùng lúc, các doanh nghiệp này cũng dự trù tăng gấp ba lần sản lượng tuốc bin gió ngoài khơi của Âu Châu, dù là loại cố định hay nổi trên biển.
Pierre Tardieu là Giám đốc về hoạch định chính sách cho Wind Europe, đại diện cho toàn bộ ngành công nghiệp năng lượng gió biển của Âu Châu, ước tính nguồn năng lượng này có thể chiếm đến một phần tư mức tiêu thụ điện hàng năm vào năm 2050.
Ông giải thích: “Âu Châu dẫn đầu về kỹ thuật và công nghiệp quạt điện gió trên biển. Âu Châu đi trước tiên với trang trại điện gió trên biển ở Đan Mạch năm 1991. Vấn đề bây giờ là phải thật sự tăng cường đầu tư. Đương nhiên, chúng ta không là bên duy nhất, Mỹ đã bắt đầu thực hiện, cònTrung Quốc ngày nay lắp quạt điện gió trên biển nhiều hơn cả Âu Châu gộp lại. Tuy nhiên, Âu Châu vẫn giữ vị thế đi đầu về kỹ thuật và công nghiệp và cần được củng cố. Đây thật sự là một cơ hội kinh tế trên phương diện chống biến đổi khí hậu, cũng như là an ninh cung ứng năng lượng”.
Tại Ostende, chín nước Âu Châu sẽ phải cam kết xác định các địa điểm, trao đổi kinh nghiệm để bảo vệ đa dạng sinh thái và lập kế hoạch kết nối các trang trại điện gió với nhau.
Tổng Thống Nam Hàn Thăm Hoa Kỳ Nhằm Tăng Cường Quan Hệ Song Phương Đối Phó Với Bắc Hàn
-Hôm 24/4/2023, Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol lên đường đi Hoa Thịnh Ðốn mở chuyến viếng thăm Hoa Kỳ trong bối cảnh hai đồng minh tăng cường quan hệ trước mối đe dọa nguyên tử và phi đạn của Bắc Hàn.
Từ thủ đô Hán Thành của Nam Hàn, thông tín viên Trần Công tường trình:
“Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Tổng thống Yoon Suk Yeol đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập liên minh Hàn-Mỹ và là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Nam Hàn từ 12 năm qua. Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng là lãnh đạo ngoại quốc thứ hai mở chuyến viếng thăm cấp nhà nước dưới thời chính quyền Joe Biden sau Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Theo lịch trình, Tổng thống Nam Hàn và Mỹ sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày 26/4/2023. Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ.
Cuộc họp thượng đỉnh Hàn-Mỹ lần này sẽ đề cập đến việc tăng cường khả năng răn đe mở rộng với Bắc Hàn, và bàn về khả năng Hoa Thịnh Ðốn cung cấp vũ khí nguyên tử, nếu mối đe dọa nguyên tử ở bán đảo Triều Tiên xảy ra. Bên cạnh đó, hai bên cũng sẽ thảo luận về an ninh kinh tế trong lĩnh vực chất bán dẫn cũng như trong các ngành kỹ thuật pin, xe hơi điện và kỹ thuật sinh học. Tháp tùng Tổng thống Yoon Suk Yeol trong chuyến đi lần này có 122 doanh nhân, trong đó có lãnh đạo các tập đoàn lớn như Samsung, SK, Hyundai, và nhiều tập đoàn khác.
Cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra trong bối cảnh quan hệ của liên minh Hàn-Mỹ đang vướng phải nhiều tranh cãi như việc Hoa Thịnh Ðốn bị nghi nghe lén đồng minh cũng như việc Hán Thành vẫn để ngỏ vấn đề viện trợ vũ khí cho Ukraine”.
Úc Ðại Lợi Loan Báo Học Thuyết Quốc Phòng Mới Để Kháng Lại Trung Quốc
-Chính quyền Úc Ðại Lợi vào hôm 24/4/2023 đã công bố một học thuyết quốc phòng mới, đã được điều chỉnh sâu rộng nhằm đối phó với đà tăng cường quân sự của Trung Quốc và kiềm chế ảnh hưởng Bắc Kinh tại vùng Á Châu-Thái Bình Dương.
Theo hãng tin Pháp AFP, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Ðại Lợi Richard Marles đã không ngần ngại tuyên bố: “Hôm nay, lần đầu tiên sau 35 năm, chúng ta (tức là nước Úc), đã xác định lại nhiệm vụ của Lực lượng Phòng vệ Úc Ðại Lợi”. Theo ông chiến lược trước đây “không còn phù hợp với mục tiêu đề ra”.
Học thuyết quân sự mới của Úc Ðại Lợi tập trung vào khả năng răn đe, nhằm ngăn chặn từ xa trước khi kẻ thù có thể tiếp cận lãnh thổ Úc Ðại Lợi, và tăng cường khả năng phòng thủ các vùng bờ biển của đất nước, đặc biệt là ở phía Bắc.
Theo bản báo cáo chiến lược mới của Bộ Quốc phòng Úc Ðại Lợi, hướng phát triển mới đã trở thành cần thiết trong bối cảnh việc tăng cường năng lực quân sự của Bắc Kinh “được thực hiện một cách không minh bạch và không trấn an được khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương về ý đồ chiến lược của Trung Quốc”.
Theo bản báo cáo: “Việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền ở Biển Đông đe dọa trật tự thế giới (…) ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và tác động tiêu cực đến lợi ích quốc gia của Úc Ðại Lợi”.
Canberra đã tuyên bố sẽ xây dựng một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử mới. Vào hôm 24/4, ông Marles cho biết Lực lượng Quốc phòng Úc Ðại Lợi cũng sẽ được trang bị khả năng tấn công tầm xa, cả trên bộ lẫn trên không. Tuy nhiên, kế hoạch mua 450 xe chiến đấu Bộ binh đã được điều chỉnh xuống còn 129 xe.
Giới phân tích quân sự Úc Ðại Lợi đang theo dõi sự tăng cường quân sự của Trung Quốc với sự nghi ngờ, lo ngại rằng khả năng quân sự gia tăng của Bắc Kinh trên thực tế có thể cắt đứt nước Úc khỏi các đối tác thương mại của mình và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo bản báo cáo chiến lược vừa công bố, sự trở lại của cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ “phải được coi là đặc điểm quyết định của khu vực và thời đại của chúng ta”.
Trung Quốc và Tân Gia Ba Đang Chuẩn Bị Tập Trận Chung
(Hình: Máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tại một cuộc tập trận ở Biển Đông vào ngày 2/1/2017.)
-Trung Quốc và Tân Gia Ba trong tuần này sẽ có cuộc tập trận chung. Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo vào ngày 24/4/2023 về hoạt động này. Thời gian là từ cuối tháng tư đến đầu tháng Năm; nhưng chưa nói rõ địa điểm cụ thể của cuộc tập trận chung giữa hai phía.
Thông báo trên trang chủ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đây là cuộc tập trận chung đầu tiên với phía Tân Gia Ba kể từ năm 2021.
Phía Trung Quốc tham gia đợt tập trận lần này với phía Tân Gia Ba sẽ có khinh hạm Ngọc Lâm mang phi đạn và một tàu săn mìn Chibi.
Cuộc tập trận giữa Trung Quốc và Tân Gia Ba cách đây hai năm diễn ra tại vùng biển quốc tế ở khu vực mũi phía Nam Biển Đông.
Trung Quốc và Tân Gia Ba nâng cấp Hiệp ước quốc phòng song phương năm 2019.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét