Mùa-đông giá-lạnh, Tín-nữ thấy vị Sư già đội chiếc-mũ mỏng-manh..lòng bồi-hồi thương-cảm, mua mũ-len ấm trao-tặng..Sư hoan-hỉ thọ-nhận, ánh-mắt vui-mừng, Tín-nữ hân-hoan, nhẹ-lòng cả-ngày..Khi Sư mất, Chùa dọn phòng, mang hết "Tư-trang" của Sư ra..Lúc-đó Tín-nữ mới hay, Thì-ra, Sư còn có mấy cái-mũ khác, tốt-hơn ấm-hơn cái của mình kính-tặng nhiều.. Sư đã "Tặng-lại" Tín-nữ Bài-học : "Biết Cho thì phải Biết Nhận", Cách-Nhận đôi-khi còn khó-hơn Cách-Cho !
2.
Một vị Vua trao giải-thưởng cho Nghệ-sĩ nào vẽ được Bức-tranh đẹp-nhất về sự Bình-yên. Nhiều họa-sĩ đã cố-công. Nhà-vua ngắm tất-cả các bức-tranh, có 2 bức đẹp-nhất :
- Một bức vẽ hồ-nước yên-ả. Mặt-hồ là tấm-gương tuyệt-mỹ, có những ngọn-núi cao chót-vót bao-quanh. Bên-trên là bầu-trời trong-xanh với những đám-mây trắng mịn-màng. Tất-cả những ai ngắm bức-tranh này đều cho-rằng đây là bức-tranh bình-yên hoàn-hảo.
- Bức-kia cũng có những ngọn-núi, nhưng những ngọn-núi này trần-trụi và lởm-chởm đá. Ở bên-trên là bầu-trời giận-dữ đổ-mưa như-trút kèm-theo sấm-chớp. Đổ xuống bên vách-núi là dòng-thác nổi-bọt trắng-xóa. Bức-tranh ni trông thật chẳng bình-yên chút-mô.
Nhưng khi nhà-vua ngắm-nhìn thật-kỹ, ông mới thấy đằng-sau dòng-thác là một bụi-cây nhỏ mọc trên tảng-đá, trong bụi-cây, một con Chim-mẹ đang làm-tổ.. Mặc-cho bầu-trời sấm-chớp giận-dữ, giữa dòng-thác như trút-nước, Chim-mẹ vẫn an-nhiên trên tổ của-mình…
Nhà-vua tuyên-bố : Ta chấm bức-tranh thứ-2 này !
Sự bình-yên không nhất-thiết phải ở một-nơi không tiếng ồn-ào, không khó-khăn cực-nhọc gian-nan vất-vả. Bình-yên có-thể ngay chính-khi đang ở-trong phong-ba bão-táp, mà vẫn cảm-nhận được sự yên-tĩnh nơi tâm mình. Đó mới chính-là bình-yên thật-sự !
Quan-niệm Phật-Giáo :
"Tâm là Chủ-đạo của Vạn-Pháp" (của tất-cả mọi Chuyện, Sự, Việc)
Bình-yên đích-thực : chính-là phải-là Bình-yên từ-trong Tâm-hồn !
3.
Chùa Cổ có Chuỗi-hạt bằng Ngọc-quý, khi Thầy Trụ-trì viên-tịch thì truyền-lại cho Thầy Trụ-trì kế.. cứ-thế, không-biết từ bao-nhiêu đời rồi..
Lần-đó, Thầy Trụ-trì cao-tuổi, nghe trong-mình không-còn được-lâu nữa, nhưng rất do-dự trong-số gần chục Đệ-tử "Cao-nhứt", không-biết nên truyền Chuỗi-hạt-ngọc cho Ai ?
Cuổi-cùng, Thầy gọi các Đệ-tử này lại, và dặn-dò :
- Thày để Chuỗi-hạt ở đáy lư-hương trong-cùng, nói-cho các Con biết, phòng-khi Thày ra-đi bất-chợt không kịp trối-trăng.
Một thời-gian sau, Thầy gọi các Đệ-tử lại, thông-báo Chuỗi-hạt đã.. biến-mất !?
Bầu không-khí vô-cùng nặng-nề căng-thẳng !
Hôm-sau, Thầy nói :
- Nếu không-ai nhận đã lấy Chuỗi-hạt, thì sáng-mai các Con hãy rời Chùa mà đi !
Tối-đó trong-lúc mọi-người đang gạt nước-mắt chuẩn-bị gói-ghém hành-trang để sớm-mai cùng xuống-núi, chia-tay nhau, mỗi-người một-phương.. thì 1 Đệ-tử đứng ra nhận :
- Thưa Thầy, con chính-là kẻ đã lấy Chuỗi-hạt !
Thầy Trụ-trì nở nụ-cuời hoan-hỷ, cầm Chuỗi-hạt trao-cho Người Đệ-tử "Đại-Hùng, Đại-Lực, Đại-Từ-Bi" và nói :
- Sau-khi ta qua-đời, Con sẽ là Thầy Trụ-trì Chùa ! Chuỗi-hạt này không-có mất !
Điều Dễ-nhất (Khoái-nhất, Đã-nhất, Phê-nhất) là Cưng-chiều Cung-phụng O-bế Bồi-dưỡng cho cái Bổn-thân-mình (để Thỏa-mãn được tối-đa những Tham-cầu Cào-cấu "Thích-Đủ-Thứ" : Ăn-ngon Mặc-đẹp Xe-mới Nhà-sang, 'Vợ-mập' Con-khôn, Danh-tiếng Danh-dự...), nói-chung là Chấp-Ngã !
Khó-nhất, nhưng Căn-bổn nhất của Phật-Giáo, trái-lại, là Vô-Ngã (không-thấy "Có Ta", nên không Cần-gì, chẳng-phải Thèm-thuồng Khao-khát Van-xin Cầu-nguyện Khấn-vái với Ai.. Ban-bố Ban-phước Ban-phép cho Ta cái-gì cả !)
Vô-Ngã tới-mức Nhận-tội, Chịu Tiếng-oan vì các Bạn Đồng-tu..
Vị Tu-Sĩ trẻ này xứng-đáng được-nhận Chuỗi-hạt-ngọc ?
4.
Có một vị Hòa-thượng già dẫn theo một tiểu Hòa-thượng đi thỉnh kinh. Trên đường đi, họ gặp một con-sông nước chảy xiết. Bên bờ-sông là một người phụ-nữ trẻ-đẹp, vẻ-mặt lo-lắng vì cây-cầu gần-nhất bắc qua sông đã bị-gãy. Cô đang rất muốn sang sông nhưng lại không-dám lội xuống dòng-nước xiết. Không chút đắn-đo, lão Hòa-thượng đã chủ-động cõng người phụ-nữ đó qua sông và đặt Cô sang bờ bên-kia rồi tiếp-tục cùng tiểu Hòa-thượng lên đường...
Chứng-kiến việc ấy, Chú-tiểu cứ "lăn-tăn lấn-cấn" mãi trong-đầu, vì chú biết "Nhà-sư thì không được phép đụng-chạm nữ-giới"..
Tâm-trạng chú rất khó-chịu, bất-an, vì cho-rằng Thầy mình đã vi-phạm giới-luật nhưng lại không-dám hỏi ! Vừa đi vừa nghĩ, cuối-cùng, không kìm được nữa, tiểu Hòa-thượng nói:
“Thưa Sư-phụ, Người phạm-giới rồi, sao Người có-thể cõng một cô-gái qua sông?”
Khi lão Hòa-thượng nghe xong lý-do khiến Chú-tiểu phải bực-bội thì bật-cười, và nói :
“Ta đã đặt Cô-ấy bên dòng-sông từ-lâu rồi, còn Con, đi một đoạn-đường dài như-vậy mà Con vẫn-còn 'cõng' Cô-ta theo mãi sao?"
Hãy Buông-Xả đi !
Đừng tự dày-vò tâm-can mình một-cách vô-ích bởi những chuyện "Không Cần-thiết" !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét