Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

ĐIỂM TIN 11/4/2023 - ĐHL


Tài liệu mật bị rò rỉ: Mỹ biết rõ quân đội Nga đang phải vật lộn thế nào Các trang mạng xã hội như Twitter và Telegram của Mỹ mới đây đã rò rỉ hơn 100 tài liệu mật của quân đội Mỹ, trong đó liên quan đến các bí mật an ninh quốc gia của Mỹ như Ukraina, Trung Đông và Trung Quốc. Theo phân tích của truyền thông Mỹ, một số lượng lớn tài liệu quân sự bí mật của Mỹ đã bị rò rỉ trên mạng xã hội, tiết lộ mức độ xâm nhập của Mỹ vào các cơ quan an ninh và tình báo của Nga ra sao, có tác dụng trong việc cảnh báo trước cho Ukraina về các cuộc tấn công có thể xảy ra và đưa ra đánh giá về sức mạnh quân sự của Nga.
<!>
Thời báo New York đã đăng một bài báo vào ngày 9 tháng 4 nói rằng các tài liệu bị rò rỉ từ cuối tháng 2 và đầu tháng 3, đã mô tả quân đội Nga đang phải vật lộn và một tổ chức quân sự đã bị tàn phá nặng nề như thế nào. Các tài liệu ghi lại các cảnh báo hàng ngày theo thời gian được gửi tới các cơ quan tình báo Mỹ, bao gồm cả thời gian và mục tiêu cụ thể của các cuộc tấn công của Nga.

Các tài liệu bị rò rỉ cũng làm rõ đánh giá của Mỹ về những khó khăn hiện nay của lực lượng Ukraina, tình trạng thiếu đạn phòng không nghiêm trọng và những bước tiến của lực lượng Nga xung quanh Bakhmut.

Các tài liệu cho thấy Mỹ biết nhiều về các hoạt động quân sự của Nga hơn là về các kế hoạch của Ukraina.

Mặc khác, vụ rò rỉ phơi bày những tổ chức của Nga để lộ thông tin cho Mỹ, tạo cơ hội cho Nga cắt đứt các nguồn thông tin. Nếu Nga có thể xác định cách Mỹ thu thập thông tin và cắt đứt nguồn thông tin này, thì điều đó có thể ảnh hưởng đến cuộc chiến ở Ukraina.

Vụ rò rỉ đã làm phức tạp mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh và làm dấy lên nghi ngờ về khả năng giữ bí mật của Mỹ. Một quan chức tình báo cấp cao của phương Tây nói rằng, thật đau đớn khi tài liệu được tiết lộ và gợi ý rằng nó có thể hạn chế việc chia sẻ thông tin tình báo.

Các tài liệu cũng có thể gây tổn hại đến quan hệ ngoại giao theo những cách khác, bởi vì Mỹ đang theo dõi không chỉ Nga mà còn cả các đồng minh của họ. Mặc dù điều đó sẽ không gây ngạc nhiên cho các quan chức đồng minh, nhưng việc đưa vụ nghe lén tiết lộ ra ngoài vẫn sẽ gây tổn hại cho quan hệ của Mỹ với các quốc gia đồng minh, chẳng hạn như Hàn Quốc.

Dân biểu đảng Cộng hòa – ông Mike Gallagher, một thành viên của Ủy ban Tình báo Hạ viện, cho biết ông mong đợi các quan chức của chính quyền Biden sẽ thông báo cho các nhà lập pháp về vấn đề này trong cuộc họp của Quốc hội vào tuần tới.

Một quan chức cấp cao của Mỹ gọi vụ rò rỉ là “một vụ rò rỉ thông tin tình báo lớn” và tệ hơn nữa, nó cho Nga thấy mức độ thâm nhập của các đặc vụ tình báo Mỹ vào các cơ sở quân sự của Nga.

Một quan chức cấp cao khác của Mỹ cho biết, việc truy tìm nguồn rò rỉ ban đầu có thể khó khăn vì hàng trăm, đúng hơn là hàng nghìn quan chức chính phủ và quân đội Mỹ có quyền hạn tiếp cận các tài liệu mật này.

NATO sắp tập trận không quân lớn nhất lịch sử để răn đe Nga?


Vào mùa hè này, NATO sẽ khởi động cuộc tập trận không quân lớn nhất trong lịch sử 74 năm của liên minh, bao gồm hơn 220 máy bay và 10.000 binh sĩ tham gia từ 24 quốc gia.

Cuộc tập trận mang tên Air Defender 23, dự kiến diễn ra từ ngày 12 - 23/6, nhằm tạo ra một mặt trận thống nhất ở châu Âu khi cuộc chiến kéo dài hơn một năm của Nga ở Ukraine đang đi vào bế tắc.

Cụ thể, theo Đức, tổng cộng 10.000 quân nhân và 220 phi cơ quân sự sẽ góp mặt trong cuộc tập trận quy mô lớn ở châu Âu. Mỹ dự kiến cử 100 máy bay trong kho vũ khí tham gia hoạt động. Quân đội Đức nói, các hoạt động diễn tập sẽ diễn ra chủ yếu tại nước này. Trong khi đó, bản đồ do phía Đức công bố cho thấy NATO có thể sử dụng cả không phận của Estonia - quốc gia giáp Nga và Romania - quốc gia giáp Ukraine.

Lực lượng Vũ trang Đức (Bundeswehr) cho biết, kế hoạch tập trận được mô phỏng theo kịch bản của Điều 5 Hiến chương NATO về phòng thủ tập thể. Các phi công sẽ phải đối mặt với tên lửa đất đối không mô phỏng, thiết bị gây nhiễu điện tử và các mối đe dọa khác. Bundeswehr cho biết các nội dung diễn tập "sẽ rất thách thức", nhằm tối ưu hóa hoạt động phối hợp giữa các thành viên và phô diễn sức mạnh của NATO.

Tổng cộng có 24 quốc gia sẽ tham gia cuộc tập trận, bao gồm cả Phần Lan, thành viên mới gia nhập NATO hồi đầu tháng 4. Thụy Điển, quốc gia đang nộp đơn vào NATO, cũng sẽ tham gia cuộc tập trận.

Đây sẽ là cuộc tập trận đánh dấu đợt triển khai xuyên Đại Tây Dương lớn nhất của Lực lượng Phòng không Mỹ kể từ Chiến tranh vùng Vịnh, chỉ huy Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân (ANG) Trung tướng Michael Loh cho biết trong một cuộc họp báo hôm 5/4.

"Cuộc diễn tập nhanh chóng tập hợp các thành viên lại cùng nhau thành một lực lượng đáng tin cậy, để đảm bảo khả năng sẵn sàng hành động nếu Nga dàn quân ở biên giới NATO. Chúng tôi sẽ bảo vệ từng tấc đất của liên minh", tướng Loh nhấn mạnh.

“Bạn phải bắt đầu với những điều cơ bản,” tướng Loh nói. “Đầu tiên sẽ là phòng thủ phản công. Thứ hai sẽ tập trung hơn vào hỗ trợ trên không và tấn công mặt đất. Và cuối cùng sẽ là đòn phản công”.

Trong khi đó, Trung tướng Ingo Gerhartz từ Không quân Đức phát biểu: "Chúng tôi sẽ không viết thư cho Nga. Tôi nghĩ họ sẽ nhận được thông điệp (từ NATO)".

Được biết, cuộc tập trận trên diễn ra cùng thời điểm với cuộc tập trận Defender Europe 23 do Mỹ dẫn đầu. Tổng cộng 9.000 lính Mỹ cùng với 17.000 binh lính từ 26 quốc gia sẽ tham gia cuộc tập trận diễn ra trên khắp 10 nước châu Âu.

Washington đã bắt đầu vận chuyển vũ khí cần thiết cho cuộc tập trận tới châu Âu. Theo Lầu Năm Góc, các thiết bị đầu tiên đã đến Tây Ban Nha. Khoảng 7.000 thiết bị sẽ được vận chuyển tới châu Âu như một phần của cuộc tập trận.

Ukraina thành lập liên minh quốc tế để đưa trẻ mồ côi Ukraina trở về từ Nga


Bộ trưởng Tái hòa nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraina, bà Iryna Vereshchuk, mới đây cho biết Ukraina dự định thành lập một liên minh quốc tế để hồi hương những đứa trẻ mồ côi Ukraina bị Nga bắt giữ.

Bà Vereshchuk cho biết sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng đối với Ukraina trong vấn đề này. Một nhóm các nhà lãnh đạo quốc tế đã được hình thành từ những người đã bày tỏ sự ủng hộ công khai của họ đối với một liên minh như vậy, chẳng hạn như bà Ursula von der Leyen, ông Mateusz Morawiecki và những người khác.

Bà cho biết thêm, “Cũng nên có một người hòa giải. Đó có thể là bất kỳ ai: Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, v.v. Tôi hy vọng rằng một nền tảng như vậy sẽ sớm bắt đầu hoạt động”.

Bà đã nhắc lại rằng Nga đang giam giữ trái phép gần 4.400 trẻ mồ côi Ukraina – cả những em bị giam giữ tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời và những em bị đưa trái phép vào lãnh thổ Nga.

Hồi cuối tháng 3, bà Vereshchuk tuyên bố rằng Ukraina sẵn sàng nhận lại những trẻ em đã bị Nga trục xuất tại biên giới Nga.

Nhật Bản theo dõi cuộc tập trận của Trung Quốc tại Đài Loan với ‘sự quan tâm lớn’


Nhật Bản đã theo dõi các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan một cách nhất quán và “rất quan tâm”, một phát ngôn viên hàng đầu của chính phủ cho biết hôm thứ Hai, vào ngày cuối cùng của cuộc tập trận mà Bắc Kinh mô phỏng tấn công hòn đảo này.

Trung Quốc công bố ba ngày tập trận vào thứ Bảy, sau khi Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trở về Đài Bắc sau cuộc gặp với Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy ở Los Angeles.

Nhật Bản từ lâu đã lo lắng về các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực do các hòn đảo phía nam của Nhật Bản rất gần với Đài Loan.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno nói với các phóng viên: “Tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan không chỉ quan trọng đối với an ninh của Nhật Bản mà còn đối với sự ổn định của cộng đồng quốc tế nói chung”.

Đảo Okinawa phía nam Nhật Bản là nơi đặt căn cứ không quân lớn của Hoa Kỳ và vào tháng 8 năm ngoái khi Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận để phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lúc bấy giờ là bà Nancy Pelosi tới Đài Bắc, các tên lửa của Trung Quốc đã rơi xuống trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Ngoài Nhật Bản, Hoa Kỳ cho biết họ cũng đang theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận của Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc đã mô phỏng các cuộc tấn công chính xác nhằm vào Đài Loan trong ngày thứ hai của cuộc tập trận quanh hòn đảo hôm Chủ Nhật.

Bộ Tư lệnh Mặt trận phía Đông của Quân đội Giải phóng Nhân dân hôm thứ Hai đã phát hành một đoạn video ngắn trên tài khoản WeChat của họ cho thấy một máy bay ném bom H-6 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đang bay trên bầu trời phía bắc Đài Loan.

Quân đội Đài Loan đã điều máy bay chiến đấu và gửi tàu chiến theo sát lực lượng của Trung Quốc, nhưng cho biết họ sẽ phản ứng một cách bình tĩnh và không kích động xung đột.

Vào sáng thứ Hai, Đài Loan đã công bố bản đồ về các hoạt động của lực lượng không quân Trung Quốc trong 24 giờ trước đó, nó cho thấy các máy bay chiến đấu một lần nữa băng qua đường trung tuyến nhạy cảm của eo biển Đài Loan cũng như bốn máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc hoạt động trên Thái Bình Dương đến phía đông của Đài Loan.

Đài Loan tuần trước cho biết họ đang theo dõi tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc ở phía đông.

Bộ Quốc phòng Đài Loan vào thứ Hai cũng đã công bố riêng các bức ảnh về các bệ phóng di động cho tên lửa chống hạm Hùng Phong do Đài Loan sản xuất tại một địa điểm không được tiết lộ, cũng như các tàu tấn công nhanh được trang bị tên lửa trên biển.

Hàn Quốc lo ngại bị Triều Tiên tấn công nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan


Theo một bản báo cáo mới đây, Triều Tiên có thể lợi dụng việc Trung Quốc xâm lược Đài loan để tấn công Hàn Quốc.

Để Hàn Quốc có thể đối phó với mối đe dọa này, Hoa Kỳ cần phải giúp Hàn Quốc tham gia vào các thỏa thuận đa phương và song phương một cách hiệu quả hơn, theo báo cáo của viện nghiên cứu “The Center for a New American Security" (CNAS).

Viện nghiên cứu “The Center for a New American Security" (CNAS) là một tổ chức nghiên cứu tập trung vào chính sách đối ngoại và các vấn đề an ninh quốc gia.

Trong bản báo cáo có các nội dung như sau:

“Washington đã thừa nhận Trung Quốc là nước duy nhất có tham vọng định hình lại trật tự khu vực và trật tự thế giới, và là nước duy nhất có đủ quyền lực ‘xuyên lục địa’ để làm điều đó”.

“Ở Hàn Quốc… những tranh luận về chính sách liên quan đến Trung Quốc đang trở nên ngày càng quan trọng và cấp bách. Từ trước đến nay, Hàn Quốc luôn coi trọng quan hệ đối tác và việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc, nhưng lại không hề để ý đến sự bất đồng về phương diện địa chính trị của hai nước. Có vẻ như Hàn Quốc đang phải cân nhắc lại vấn đề này, và đưa ra những đường lối khác phù hợp hơn”.

Thêm vào đó, bản báo cáo cũng có những thông tin như sau về tình hình Triều Tiên và Hàn Quốc:

“Trung Quốc đang gây ra những áp lực quân sự ở toàn khu vực Châu Á; đang đe dọa trực tiếp tới Đài Loan. Điều này khiến cho Hàn Quốc cảm thấy ‘bồn chồn’ về tham vọng sắp xếp lại trật tự khu vực của Trung Quốc”.

“Chính quyền Seoul lo ngại rằng Mỹ sẽ phải dồn sự tập trung và nguồn lực vào việc đối phó với xung đột Trung Quốc - Đài Loan, từ đó lơ là các khu vực khác. Triều tiên có thể lợi dụng lỗ hổng này để tấn công Hàn Quốc”.

Như vậy, nếu chiến tranh giữa Trung Quốc và Hàn Quốc nổ ra, thì Mỹ sẽ phải dồn rất nhiều tài lực vào cuộc chiến này. Trong lúc Mỹ mất tập trung, Triều tiên có thể sẽ triển khai một cuộc tấn công vào Hàn Quốc.

Hoa Kỳ nên hợp nhất Hàn Quốc vào 'Các thể chế đa phương'
Báo cáo của CNAS viết rằng, mặc dù việc “Bắc Kinh tạo điều kiện cho Triều Tiên" đang là một thử thách rất lớn đối với Mỹ và Hàn Quốc, nhưng đây cũng là cơ hội để các quốc gia hợp tác với nhau và tăng cường an ninh khu vực.

Trong sự kiện công bố bản báo cáo được tổ chức vào hôm 4/4/2023, đồng tác giả của bản báo cáo Jacob Strokes đã bày tỏ:

“Triều tiên là một mối đe dọa nghiêm trọng… tuy nhiên chúng tôi muốn suy xét vấn đề này từ góc độ rộng hơn. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh Mỹ đang coi Trung Quốc là thử thách hàng đầu của mình".

Ông Stokes nhấn mạnh rằng báo cáo khuyến khích Hoa Kỳ hỗ trợ Hàn Quốc nhiều hơn trong việc tham gia hợp tác song phương và đơn phương với các quốc gia khác, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng.

Bản báo cáo viết:

“Seoul muốn hợp tác chặt chẽ hơn với những quốc gia dân chủ lớn, có thể là trên danh nghĩa một quốc gia liên kết không chính thức, hoặc một thành viên trong phiên bản mở rộng của các khối G7, NATO, và Quad. Hoa Kỳ nên hỗ trợ Hàn Quốc thực hiện điều này”.

“Thêm vào đó, Washington và Seoul nên tìm các cơ hội để hợp tác cùng nhau trong các thể chế đa phương hướng tới những mục tiêu cụ thể, đặc biệt là khi các quy trình truyền thống bị cản trở”.

Không có nhận xét nào: