Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2023

Giới Thiệu Sinh Hoạt Quốc Hận và Kính Chuyển Tin quốc Tế Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải

Giới Thiệu Sinh Hoạt Tháng Tư Đen Tại Bắc Cali


Thư Mời
Buổi lễ Tưởng Niệm Quốc Hận và Văn Nghệ Đấu Tranh
Trân Trọng Kính Mời :
Quý Đồng Hương Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Bắc California.
Quý Vi Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn Giáo
Quý Thân Hào Nhân Sĩ, Quý Bậc Trưởng Thượng
Quý Hội Đoàn Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Quý Hội Đoàn , Đoàn Thể, Quý Hội Đồng Hương
Quý Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí Bắc California .
Quý Anh Chị Thanh Niên, Sinh Viên Thế Hệ Tiếp Nối.
<!>
Kính thưa quý vị.

Trong tinh thần Tưởng Niệm QUỐC HẬN 30 tháng Tư, Ủy Ban Điều Hợp Sinh Hoạt Cộng Đồng Bắc Cali đã liên tục tổ chức hằng năm Lễ Tưởng Niệm QUỐC HẬN tại Vườn Truyền Thống VIỆT và khu thương xá Grand Century Mall , ngay cả những năm bị ảnh hưởng của đại dịch Vũ Hán hoành hành, mặc dù phải cách ly và đeo khẩu trang nhưng quý đồng hương và quý đại diện Hội đoàn, Đoàn thể đã ủng hộ, đến tham dự thật đông để cùng lên tiếng và phát huy tinh thần:

KHÔNG BAO GIỜ QUÊN NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG TƯ

Năm nay cũng trong tinh thần Tưởng Niệm 48 năm Quốc Hận, Ủy Ban Điều Hợp Sinh Hoạt Cộng Đồng, Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc Cali, Nhóm Phụng Sự Cộng Đồng. Ban Tổ Chức Lễ Chào Quốc Kỳ mỗi đầu tháng tại Vườn Truyền Thống VIỆT, Hội Người VIỆT Cao Niên cùng Quý Hội Đoàn, Đoàn Thể và các Hội đoàn Cựu Quân Nhân QLVNCH Bắc Cali sẽ phối hợp tổ chức buổi Lễ TƯỞNG NIỆM 48 năm QUỐC HẬN và Chương Trình Văn Nghệ Đấu tranh Tưởng Niệm 48 năm Quốc Hận để quý Đồng Hương Tỵ Nạn Cộng Sản miền Bắc CALI chúng ta có cơ hội cùng thắp nén hương tưởng nhớ đến ngày đau buồn nhất của Dân Tộc VIỆT NAM.

Buổi lễ Tưởng Niệm QUỐC HẬN và Văn Nghệ Đấu Tranh sẽ được tổ chức tại:

Khuôn Viên Khu Thương Xá Grand Century Mall
1001 Story Rd. San Jose – CA 95122
Vào đúng ngày 30 tháng Tư năm 2023nhằm ngày Chủ Nhật lúc 10:00 sáng đến 4:00 chiều.
Đặc biệt: Chương trình văn nghệ đấu tranh Tưởng Niệm Quốc Hận Tháng Tư Đen sẽ do ban văn nghệ SÀIGÒN NHỚ và những ca sĩ nổi tiếng tại địa phương trình diễn, đồng thời ban tổ chức sẽ lo phần ẩm thực nhẹ buổi trưa cho quý đồng hương tham dự.
Kính mời quý Đồng Hương, quý Hội Đoàn, Đoàn Thể, cùng quý Chiến hữu Cựu Quân Nhân QLVNCH cùng tham dự buổi LỄ TƯỞNG NIỆM 48 NĂM QUỐC HẬN để nói lên tinh thần ĐoànKết DÂN – QUÂN – CÁN – CHÍNH của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn cộng sản miền Bắc California và Lập trường :

KHÔNG BAO GIỜ CHẤP NHẬN CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN .

Trân Trọng Kính Mời .
T. M. Ban Tổ Chức
•BS Phạm Đức Vượng.(408) 266 -8844 • Ông Triệu Hà. (408) 646 – 8752
• Ông Mai Khuyên (408) 515 – 6329 • Ông Hoàng Thưởng (408) 219 – 4334
• Ông Trần Chánh Tùy (408) 941–5043 • ÔngTrần Song Nguyên (669) 234 6580


Lễ Chào Cờ Ngày Quốc Hận 30-4-3023, Tại City Hall San Jose, Lúc 10 Giờ Sáng, Do Liên Hội CQN VNCH Bắc Cali Thực Hiện


Tin Quốc Tế Đó Đây
Nga Bất Ngờ Kiểm Tra Hạm Đội Thái Bình Dương


(Hình: Hạm đội Thái Bình Dương của Nga bắn một phi đạn liên lục địa Moskit vào một mục tiêu giả trên biển của kẻ thù ở vùng biển Nhật Bản. Hình ảnh được chụp từ video do Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 28/3/2023.)

-Ngày 14/4/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Nga sẽ tiến hành các vụ phóng phi đạn và phóng ngư lôi như một phần của cuộc kiểm tra bất ngờ hạm đội Hải quân Thái Bình Dương.

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, khi Mỹ và Nam Hàn tiến hành các cuộc tập trận chung trên không sau vụ thử phi đạn-đạn đạo xuyên lục địa của Bắc Hàn.

“Mục tiêu chính của cuộc kiểm tra này là tăng cường khả năng của Lực lượng Vũ trang trong việc đẩy lùi sự xâm lược của kẻ thù có thể xảy ra từ hướng biển và đại dương”, ông Shoigu nói trên truyền hình nhà nước.

Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov cho biết lực lượng Hải quân Nga sẽ được đặt trong tình trạng báo động cao trong cuộc tập trận và được khai triển tới các khu vực huấn luyện, nơi họ sẽ tiến hành các bài tập chiến đấu.

Cuộc tập trận cũng sẽ mô phỏng cuộc đổ bộ của kẻ thù lên đảo Sakhalin của Nga và quần đảo Kuril ở phía Nam nước này, một số quần đảo mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền trong cuộc tranh chấp lãnh thổ từ cuối Ðệ nhị Thế chiến.

Khi được hỏi về cuộc tập trận, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh Dmitry Peskov bác bỏ mọi mối liên hệ với căng thẳng khu vực.

“Đây là một thông lệ, nó đã được thực hiện liên tục trong những năm gần đây và nó vẫn tiếp tục. Đây là việc duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu cần thiết của các lực lượng vũ trang của chúng tôi”, ông Peskov nói trong một cuộc họp báo thường nhật.

Trong một hoạt động quân sự gần đây khác trong khu vực, Hải quân Nga đã bắn phi đạn chống hạm siêu thanh vào một mục tiêu giả ở Biển Nhật Bản vào ngày 28/3.

Nga cũng đã bay 2 máy bay ném bom chiến lược trên Biển Nhật Bản trong hơn 7 tiếng đồng hồ trước đó vào tháng Ba, ngay khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bắt đầu chuyến thăm Ukraine để thể hiện tình đoàn kết với Kyiv trong cuộc chiến chống lại các lực lượng Nga xâm lược.


Chiến Tranh Ukraine: Nga Oanh Kích Vùng Zaporijia Vào Lễ Phục Sinh của Chính Thống Giáo

-Trên mạng Telegram, Thống đốc Zaporijia Yurii Malashko loan báo quân đội Nga đã tiến hành nhiều đợt oanh kích trong đêm 15 rạng sáng 16/4/2023, vào lúc người dân Ukraine chuẩn bị mừng lễ Phục Sinh của Chính Thống giáo. Cũng trong dịp lễ này, Kyiv thông báo Mạc Tư Khoa trao trả 130 tù binh Ukraine.

Sáng 16/4, Phủ Tổng thống Ukraine cho biết 130 binh sĩ Ukraine được trả về với gia đình nhân ngày lễ Phục Sinh. Đây là đợt trao đổi tù binh lần thứ 14 giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa từ khi nổ ra chiến tranh. Kyiv không nói rõ là đổi lại, thì lần này Ukraine đã trao trả bao nhiêu lính lại cho phía Nga. Lãnh đạo lực lượng lính đánh thuê Wagner Evgueni Prigojine được thông tấn xã Reuters trích dẫn xác định nhóm này đã “trao trả hàng trăm lính cho Ukraine”.

Hôm 11/4, Kyiv và Mạc Tư Khoa cũng đã loan báo mỗi bên trao trả “hàng trăm binh lính” cho đối phương. Cách nay hai ngày chính quyền Ukraine khẳng định đã nhận lại xác của 82 quân nhân tại các vùng đang bị Nga chiếm đóng.

Tình hình tại miền Đông Ukraine vẫn tiếp tục sôi động: Bộ Quốc phòng Nga hôm 15/4 xác nhận nhóm Wagner đã giành thêm được hai thị trấn gần Bakhmut. Còn tại Sloviansk, cách Bakhmut 45 cây số về hướng Tây-Bắc, các đợt oanh kích của Nga hôm 14/4 làm ít nhất 11 thường dân thiệt mạng. Trong khi đó xích xuống khu vực ở phía Nam, Zaporijia bị oanh kích từ đêm 15/4. Thống đốc vùng này nói đến “4 đợt oanh kích dồn dập. Một nhà thờ và nhiều khu dân cư tại Komychouvakha bị thiệt hại”. Tại một số nơi khác, các toán cấp cứu và y tế vẫn đang tìm kiếm các nạn nhân.

Kết thúc chuyến công du Trung Quốc và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), hôm 16/4, Tổng thống Ba Tây, ông Lula da Silva cho biết đã đề xuất với Bắc Kinh và Abu Dhabi về khả năng thành lập một bộ ba giải quyết chiến tranh Ukraine.

Tổng thống Ba Tây nói thêm: Chiến tranh xuất phát từ “những quyết định của hai quốc gia” để rồi 14 tháng sau, “Tổng thống Putin không đưa ra bất kỳ một sáng kiến nào để chấm dứt chiến tranh. Tổng thống Ukraine Zelensky không đưa ra bất kỳ một sáng kiến nào để chấm dứt chiến tranh”. Trong lúc mà “Âu Châu và Mỹ tiếp tục châm thêm củi lửa nuôi dưỡng cỗ máy chiến tranh”. Cũng tại Abu Dhabi ông Lula đề nghị thành lập một nhóm G20 để “chấm dứt cuộc chiến này và vãn hồi hòa bình”.


Pháp và Ukraine Đã Thảo Luận Về Trung Quốc và Một Hội Nghị Hòa Bình

-Theo tiết lộ của chính Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, vào hôm 15/4/2023, ông và đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp gần đây, cũng như về “các bước sắp tới” nhằm tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về hòa bình tại Ukraine.

Trên mạng Telegram, Tổng thống Ukraine xác nhận: “Đã có một cuộc nói chuyện trong gần một tiếng rưỡi đồng hồ với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (…) Kết quả chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Tổng thống Macron đã được thảo luận”.

Sau chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc (5-8/4), Tổng thống Pháp đã làm dấy lên nhiều lời đả kích dữ dội khi ông cho rằng Âu Châu không nên máy móc đi theo Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột về Đài Loan.

Sau đó, ông Macron tiếp tục cho rằng trở thành “đồng minh” của Hoa Kỳ không nhất thiết có nghĩa là trở thành “chư hầu” của Mỹ.

Các cuộc thảo luận của ông Macron nhân chuyến công du Trung Quốc đã bị hồ sơ chiến tranh Ukraine chi phối vì lẽ Bắc Kinh là đối tác thân cận của Mạc Tư Khoa.

Về phía Pháp, một thông cáo của điện Elysée vào tối hôm qua cũng xác nhận cuộc điện đàm giữa hai ông Zelensky và Macron. Về chuyên thăm Trung Quốc của ông Macron, phủ Tổng thống Pháp nhắc lại rằng tại Trung Quốc, hai ông Macron và Tập Cận Bình “đã công khai nhắc lại sự phản đối của họ đối với bất kỳ việc sử dụng vũ khí nguyên tử nào và cam kết tôn trọng luật nhân đạo quốc tế”.

Điện Elysée cũng cho biết là Tổng thống Macron đã “nhắc lại cam kết hỗ trợ Ukraine của Pháp” và đề cập đến “các bước sắp tới trong việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vì


Tổng Thống Nga Ký Sắc Lệnh Ban Hành Luật Mới Về Tuyển Quân

-Hai ngày sau khi được Quốc hội bỏ phiếu thuận, thứ Sáu (14/4/2023), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một đạo luật mới tạo điều kiện dễ dàng cho việc gọi thanh niên Nga nhập ngũ.

Với luật mới này, kể từ giờ lệnh tuyển quân có thể được gởi bằng thư điện tử, thông qua cổng dịch vụ công của Nga, hoặc ngay cả khi lệnh được trao cho một bên thứ ba. Cho đến lúc này, giấy gọi nhập ngũ được trao tận tay.

Theo phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, Dmitri Peskov, luật mới này cho phép khắc phục “tình trạng lộn xộn” tại các văn phòng đăng ký nghĩa vụ quân sự trong đợt động viên bán phần hồi tháng 9/2022, và như vậy, chấm dứt tình trạng không có địa chỉ chính thức khiến một bộ phận người trong độ tuổi huy động thoát lệnh động viên.

Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh nêu rõ, một khi văn bản có hiệu lực, bất kỳ người Nga nào trong diện dự bị, “nếu từ chối nhận lệnh triệu tập hoặc không thể liên lạc được”, bị xem như là “những thành phần ngoan cố”, có nguy cơ lãnh án tù giam. Đối với một bộ phận dân chúng Nga, đây là bằng chứng cho một làn sóng tuyển quân mới đang được chuẩn bị vào lúc Nga đang gặp khó khăn trên chiến trường.

Đúng vào ngày Tổng thống Nga ký Sắc lệnh tuyển quân mới, Kyiv cho biết Nga đã nã 7 phi đạn nhắm vào thành phố Sloviank, thuộc vùng Donetsk, nhưng trên phần lãnh thổ vẫn do Ukraine kiểm soát. Vụ tấn công này đã đánh sập 5 tòa nhà dân cư, phá hủy 5 căn nhà và một tòa cơ quan hành chính, làm thiệt mạng ít nhất 9 người, trong đó có một trẻ 2 tuổi, chết không lâu sau khi được đưa ra khỏi đống đổ nát.

Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky tố cáo Nga “dội bom tàn bạo” vào các khu dân cư và “giết chết thường dân giữa thanh thiên bạch nhật”. Trong thông cáo, Thẩm phán vùng Donetsk cho biết mở một cuộc điều tra sơ bộ về hành vi vi phạm luật và luật lệ chiến tranh. Thông cáo ghi rõ là theo các thông tin ban đầu, “quân chiếm đóng Nga đã dùng hệ thống phi đạn phòng không S-300 để chống lại thường dân”.


Lãnh Đạo Wagner: “Đã Đến Lúc Nga Kết Thúc Chiến Dịch Đặc Biệt Tại Ukraine”

-Vào lúc tình hình chiến sự tại miền Đông Ukraine vẫn nóng bỏng, ngày 14/4/2023, Evguéni Prigojine lãnh đạo lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga đang trên tuyến đầu tại mặt trận Bakhmut, kêu gọi chính quyền Nga tuyên bố kết thúc chiến tranh Ukraine.

Trong thông điệp đăng trên mạng Telegram tối thứ Sáu 14/4/2023, nhân vật thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin và nổi tiếng với những tuyên bố nẩy lửa, lần này lại gây kinh ngạc khi cho rằng có lẽ đã đến lúc Ðiện Cẩm Linh kết thúc cuộc chơi và “chiến dịch đặc biệt” đẫm máu tại Ukraine, một chiến dịch cũng đã gây ra những tổn thất rất nặng nề cho phía Nga. Từ Mạc Tư Khoa, thông tín viên RFI Julian Colling tường trình:

Một cách bất ngờ, trong một bài viết đăng trên mạng Telegram, Evgueni Prigojine đã lại gây sốc hôm 14/4 vừa qua. Theo ông chủ của lực lượng dân quân Wagner, điều chủ chốt hiện nay củng cố những lãnh thổ đã chiếm được ở vùng Donbass và miền Nam Ukraine và cố gắng bảo vệ những khu vực này bằng mọi cách.

Ông trùm Wagner đặc biệt nhấn mạnh: “Trên một phương diện nào đó, các mục tiêu đề ra đã đạt được và chúng ta cũng đã tiêu diệt được một phần lớn trai tráng của Ukraine”. Theo Prigojine, đề xuất của ông “sẽ là lựa chọn tốt nhất cho cả chính quyền lẫn người dân Nga”.

Cần phải nhắc lại rằng nhà sáng lập tập đoàn Wagner biết rõ hơn ai hết những thiệt hại nặng nề mà Nga đã phải gánh chịu trong nỗ lực giành lấy những vùng lãnh thổ ở miền Đông Ukraine. Theo nhiều ước tính khác nhau, đã có khoảng 30.000 chiến binh của nhóm Wagner đã bỏ mạng ở Ukraine.

Dẫu sao thì đây không phải là lần đầu tiên mà nhân vật ở đâu cũng thấy này đã thu hút được sự chú ý bằng một tuyên bố đi ngược lại những lập luận chính thống ở Mạc Tư Khoa, do các thành phần diều hâu của chế độ áp đặt. Chính Tổng thống Vladimir Putin cũng luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng sự sống còn của Nhà Nước Nga phụ thuộc vào sự thất bại của chế độ Quốc Xã và chống Nga ở Kyiv.

Chính quyền Nga đã không bình luận về các tuyên bố của ông Prigojine, ngày càng được coi là một “phân tử tự do” và là người đặc biệt gây bối rối cho các cơ quan an ninh đặc biệt của Nga, dẫn đầu là cơ quan mật vụ FSB.

Các tuyên bố lập trường của Prigojinesẽ tiếp tục nuôi dưỡng những suy đoán về tham vọng chính trị của doanh nhân “bá đạo” này. Trong một động thái mị dân thường thấy, trong bài viết của mình, Prigojine một lần nữa đã chỉ trích giới tinh hoa và “nhà nước ngầm” đang điều hành nước Nga, mà theo nguyên văn lời ông: “Hoàn toàn không biết gì về chiến tranh và sẽ hoàn toàn bị tách rời khỏi dân chúng”.


Môi Trường: G7 Cam Kết Thúc Đẩy Ngưng Sử Dụng Năng Lượng Hóa Thạch

-Các Bộ trưởng Năng lượng, Khí hậu và Môi trường của khối G7 cam kết tăng tốc việc chuyển đổi năng lượng để sớm ngừng sử dụng các loại năng lượng hóa thạch trong mọi lĩnh vực. Thông cáo chung được đưa ra sau 2 ngày họp 15 và 16/4/2023 tại thành phố Sapporo, miền Bắc nước Nhật.

Thông tấn xã AFP cho biết 7 nước thuộc khối các nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Ý Ðại Lợi và Gia Nã Ðại) hôm 16/4 tái khẳng định cam kết hồi năm 2022 về việc phi carbon hóa đa phần lĩnh vực điện từ nay đến năm 2035, thông qua việc nâng cao chỉ tiêu sản xuất điện gió ngoài khơi và điện mặt trời. Tuy nhiên, khối G7 không nhất trí được về hạn chót ngừng sử dụng than đá để sản xuất điện, cho dù Anh, Gia Nã Ðại và Pháp ủng hộ thời hạn năm 2030.

Về khí đốt tự nhiên, tương tự như năm 2022, G7 để ngỏ khả năng đầu tư vào khí đốt tự nhiên mà họ xem là một giải pháp đề phòng nguy cơ khan hiếm năng lượng.

Trong lĩnh vực môi trường, các bên hứa từ nay đến năm 2040 sẽ đạt mức “Zero ô nhiễm nhựa”, nhất là thông qua kinh tế tuần hoàn, giảm hoặc từ bỏ loại nhựa dùng 1 lần hoặc nhựa không thể tái chế. Trước đây, các nước Anh, Pháp, Đức và Gia Nã Ðại đã có những cam kết nhắm đến mục tiêu này, nhưng đây là lần đầu tiên Nhật Bản, Hoa Kỳ và Ý Ðại Lợi cam kết như vậy.

Thách thức chống ô nhiễm nhựa hiện nay là rất lớn, bởi lượng rác nhựa trên thế giới đã tăng gấp đôi trong vòng 20 năm qua, và theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE), chỉ có 9% rác nhựa thực sự được tái chế. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc lo ngại đến năm 2040, lượng rác rựa thải ra đại dương sẽ tăng gấp 3 lần.

Khối G7 cũng tái khẳng định cam kết hợp tác với các nước phát triển khác để đóng góp 100 tỉ Mỹ kim mỗi năm cho các nước đang phát triển để chống biến đổi khí hậu.


Nam Hàn, Nhật Bản và Hoa Kỳ Tăng Cường Hợp Tác, Sau Vụ Bắc Hàn Thử Nghiệm Phi Đạn Liên Lục Địa

-Từ vài ngày qua, Nam Hàn-Nhật Bản-Hoa Kỳ đã tăng cường các quan hệ hợp tác và các mối liên hệ để đối phó với mối nguy từ Bắc Hàn.

Đây cũng là những phản ứng đáp trả vụ Bình Nhưỡng hôm 13/4 thử nghiệm phi đạn liên lục địa Hwasong - Hỏa Tinh - 18 hoạt động bằng nhiên liệu rắn, được cho là khó bắn chặn hơn. Từ thủ đô Hán Thành của Nam Hàn, thông tín viên Célio Fioretti của Đài RFI tổng kết:

“Các phản ứng mới sau vụ Bình Nhưỡng phóng phi đạn liên lục địa Hỏa Tinh - 18 (Hwasong-18) hôm 13/4, ngay hôm sau, Hán Thành và Hoa Thịnh Ðốn đã tập trận chung. Quân đội hai nước đã thông báo một cuộc tập trận Không quân mới, từ ngày 17 đến ngày 28/4. Phản ứng mới lần này có quy mô lớn hơn, huy động khoảng 1.000 người và hàng trăm máy bay ở căn cứ quân sự Gwangju, miền Nam của Nam Hàn.

Đến hôm 15/4, Nam Hàn và Nhật Bản, mà phi đạn-đạn đạo của Bình Nhưỡng rơi xuống gần đó, cũng cho biết hai nước muốn tổ chức các cuộc tập trận chung thường xuyên để răn đe Bắc Hàn. Cũng nhân dịp này, Cố vấn An ninh Nam Hàn đã đề cập đến việc đưa Tokyo vào quan hệ đối tác tình báo giữa Hoa Thịnh Ðốn và Hán Thành.

Một Hiệp ước tương tự đã tồn tại với Nhật Bản, nhưng đề xuất này của Nam Hàn là nhằm củng cố, tăng cường hợp tác giữa ba nước. Mục tiêu là chia sẻ mạnh mẽ hơn các thông tin về Bắc Hàn. Chủ đề này sẽ được Tổng thống Nam Hàn và đồng nhiệm Mỹ thảo luận trong cuộc gặp dự kiến diễn ra vào ngày 26/4 tại Tòa Bạch Ốc”.


Trung Quốc Phản Đối Hoa Kỳ Trừng Phạt Các Công Ty Hoa Lục Làm Ăn Với Nga

-Hôm 15/4/2023, chính quyền Bắc Kinh phản đối các lệnh trừng phạt của Hoa Thịnh Ðốn nhắm thêm vào nhiều công ty khác của Trung Quốc mà Hoa Kỳ cáo buộc là tìm cách luồn lách các biện pháp kiểm soát xuất cảng của Mỹ đối với Nga.

Trong một thông cáo, Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng hành động này của Hoa Kỳ là “không có cơ sở dựa theo luật pháp quốc tế và không được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho phép”. Bắc Kinh kiên quyết phản đối một quyết định trừng phạt “đơn phương” và một hình thức “mở rộng thẩm quyền” ra bên ngoài, “gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tác động đến an ninh và ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Thông cáo Bộ Thương mại Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ “lập tức sửa sai” và “ngừng trấn áp vô lý” đối với các công ty Trung Quốc, đồng thời khẳng định kiên quyết bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của những doanh nghiệp này.

Hãng thông tấn AP nhắc lại, hôm 12/4, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa 5 công ty của Trung Quốc, bao gồm: Allparts Trading Co., Ltd.; Công ty trách nhiệm hữu hạn Bán dẫn Avtex; Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện tử ETC; Công ty trách nhiệm hữu hạn Quốc tế Maxtronic; và STK Electronics Co., Ltd, đăng ký tại Hồng Kông, đóng trụ sở ở Hoa Lục và Hồng Kông vào “danh sách các thực thể”, bị cấm giao dịch với bất kỳ công ty nào của Mỹ nếu không có được giấy phép đặc biệt.

Hoa Kỳ nghi ngờ những công ty này tìm cách “lẩn tránh các biện pháp kiểm soát xuất cảng, mua hoặc tìm cách mua các sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ để hỗ trợ cho quân đội và/hoặc cho các cơ sở quốc phòng của Nga”.

Trước những cáo buộc này, hôm 14/4, trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Đức Annalena Barbock tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Tần Cương, khẳng định Trung Quốc không bán vũ khí cho bất kỳ bên nào trong cuộc chiến tại Ukraine, và cam kết “quản lý, kiểm soát xuất cảng các mặt hàng lưỡng dụng theo luật pháp và quy định”. Một lời trấn an trước những lo ngại của phương Tây cho rằng cường quốc Á Châu có thể hỗ trợ quân sự cho Nga.

Về phần mình, đặc sứ Trung Quốc về bán đảo Triều Tiên, Lưu Hiểu Minh (Liu Xiaoming), hôm 15/4 trả lời phỏng vấn thông tấn xã AFP, cáo buộc Hoa Kỳ “sử dụng vấn đề bán đảo Triều Tiên như một công cụ” để củng cố một liên minh chống Bắc Kinh, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo Âu Châu “thuyết phục Mỹ giải quyết những lo ngại về an ninh” của Bình Nhưỡng.


Tình Báo Mỹ: Trung Quốc Sẽ Nhanh Chóng Giành Ưu Thế Trên Không Trong Xung Đột Với Đài Loan

-Theo các tài liệu tình báo Mỹ bị rò rỉ được truyền thông Mỹ ngày 15/4/2023 tiết lộ, trong bất kỳ một cuộc tấn công nào vào Đài Loan, Trung Quốc sẽ nhanh chóng giành được ưu thế trên không, điều mà Nga đã thất bại nghiêm trọng trong cuộc xâm lược Ukraine vào năm 2022.

Theo các tài liệu mật bị rò rỉ mới đây, chính giới lãnh đạo quân sự của Đài Loan đã hoài nghi về hiệu năng của hệ thống phòng không trên đảo, không thể “phát giác chính xác các vụ phóng phi đạn”, từ phía Trung Quốc, trong khi chỉ khoảng một nửa số máy bay của Đài Loan có khả năng nghênh chiến với kẻ thù.

Các báo cáo tình báo tiết lộ rằng Đài Loan lo ngại phải mất tới một tuần lễ để di chuyển máy bay đến những nơi trú ẩn, khiến cho các phi cơ này dễ bị phi đạn Trung Quốc tấn công.

Ngoài ra, theo nhật báo Mỹ Washington Post, việc Trung Quốc sử dụng các phương tiện vận tải biển dân sự, bao gồm cả phà chở khách, cho mục đích quân sự, đã khiến cho cộng đồng tình báo Hoa Kỳ gặp rất nhiều khó khăn trong việc dự đoán khi nào một cuộc xâm lược đang được chuẩn bị.

Cũng theo nhật báo Mỹ, Ngũ Giác Đài đã chỉ trích các cuộc tập trận phi đạn của Đài Loan gần đây là bám quá sát những kịch bản soạn sẵn, điều có nguy cơ làm cho các lực lượng vũ trang Đài Loan và giàn chỉ huy thiếu chuẩn bị cho các “sự kiện xảy ra trong thế giới thực”.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho rằng các phản ứng của họ đối với các cuộc phô trương lực lượng gần đây của Trung Quốc chứng tỏ rằng quân đội Đài Loan “hoàn toàn có năng lực, quyết tâm và lòng tự tin” để bảo vệ hòn đảo.

Vào tuần trước, Đài Loan đã tổ chức các cuộc tập trận ứng phó khẩn cấp quy mô lớn với nhiều kịch bản, bao gồm các cuộc tấn công bằng phi đạn và vũ khí hóa học.


Washington Post: Thủ Phạm Vụ Rò Rỉ Tài Liệu Mật Làm Việc Trong Một Căn Cứ Quân Sự Mỹ

-Ai đứng đằng sau các vụ rò rỉ tin mật về chiến tranh Ukraine? Các nhà điều tra Mỹ hiện chưa có câu trả lời, nhưng theo tiết lộ của nhật báo Washington Post hôm 12/4/2023, thủ phạm là "một thanh niên độ 20 tuổi, làm việc tại một căn cứ quân sự Mỹ, thích vũ khí và các trò chơi điện tử".

Đọc được các tin mật nói trên, thanh niên này đã phổ biến qua mạng Discord với một nhóm bạn bè, cũng là những người còn rất trẻ. Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Guillaume Naudin của Ðài RFI cho biết thêm:

"Nếu như đây là một bộ phim truyện hay phim dài nhiều tập, có thể nói các nhà viết kịch bản quá giàu trí tưởng tượng. Nhưng đây là một bài viết của một tờ báo rất có uy tín.

Theo tiết lộ của Washington Post, nhóm này khoảng chừng hơn 20 người, đa số là vị thành niên, thích vũ khí, thành viên của một nhóm những người thích chơi game trên mạng Discord, được thành lập trong thời gian Mỹ bị đại dịch Covid.

Trong số này, lớn tuổi nhất là một thanh niên mà tờ báo gọi là OG. Một nhân chứng trong nhóm tiết lộ OG làm việc trong một căn cứ quân sự, nhưng không nói rõ là ở đâu và tại đây OG đã bắt đầu phổ biến những thông tin, tài liệu anh ta đọc được. Ban đầu, những văn bản đó được soạn thảo, sau đó được chụp lại.

Có hàng trăm tài liệu như vậy. Washington Post đã đọc được ít nhất 300 tài liệu về những chủ đề khác nhau. Theo nhân chứng này, OG không phải là người của Nga hoặc thân Nga. OG thích thiên nhiên, tin vào Chúa, mê vũ khí và xe hơi. Tóm lại OG là một người Mỹ gần như bình thường, có điều thanh niên này đang đặt chính quyền vào thế khó xử.

Đầu tuần, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc thẳng thắng tuyên bố không biết gì về vụ rò rỉ nói trên. Nhưng vụ này đang đặt ra nhiều nghi vấn nghiêm trọng về mặt ngoại giao, an ninh, về tính bảo mật và khả năng của ngành tình báo Hoa Kỳ. Báo Washington Post đã tiếp cận được nhóm trẻ gây ra vụ rò rỉ, trước cả các cơ quan chính phủ, mà rõ ràng là không còn làm chủ được tình hình trong vụ này".


Nghi Can Rò Rỉ Thông Tin Tình Báo Mỹ Đã Bị Bắt!


(Hình: FBI Mỹ ngày 13/4/2023 bắt giữ Jack Douglas Teixeira, một thành viên 21 tuổi của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Hoa Kỳ, liên quan tới vụ rò rỉ trên mạng các tài liệu mật, bên ngoài một căn nhà tại North Dighton, Massachusetts, ngày 13/4/2023.)

-Ngày 13/4/2023, Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) bắt giữ Jack Douglas Teixeira, một thành viên 21 tuổi của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Hoa Kỳ, liên quan tới vụ rò rỉ trên mạng các tài liệu mật khiến Hoa Thịnh Ðốn và các đồng minh trên khắp thế giới bối rối.

Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland cho hay Cục Điều tra Liên bang đã bắt giữ Teixeira “liên quan đến cuộc điều tra về việc lấy, lưu giữ và chuyển trái phép thông tin quốc phòng mật”.

Bộ Tư pháp chưa tiết lộ những cáo trạng mà Teixeira sẽ phải đối mặt, mặc dù có thể liên quan đến cáo buộc hình sự về việc cố ý lưu giữ và chuyển thông tin quốc phòng.

Phát ngôn viên của Văn phòng Chưởng lý Hoa Kỳ tại Boston cho biết Teixeira dự kiến sẽ trình diện tòa vào ngày 14/4.

Đánh Giá Thiệt Hại

Các tài liệu mật vừa kể đã được tung lên một trang mạng xã hội vào tháng Ba, và có lẽ trước đó nữa, nhưng không được lan truyền rộng rãi mãi cho đến tuần trước.

Các viên chức Hoa Kỳ đã truy lùng kẻ chịu trách nhiệm, đồng thời đánh giá và tìm cách hạn chế thiệt hại từ việc rò rỉ các báo cáo tình báo mà trong đó tiết lộ các điểm yếu của quân đội Ukraine và thông tin về các đồng minh bao gồm Do Thái, Nam Hàn và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây được cho là vụ vi phạm an ninh nghiêm trọng nhất kể từ khi hơn 700.000 tài liệu, video và điện tín ngoại giao xuất hiện trên trang WikiLeaks vào năm 2010.

Các viên chức Hoa Kỳ tin rằng hầu hết các tài liệu được tung lên mạng là thật. Tuy nhiên, một số dường như đã bị thay đổi để hiển thị các ước tính thổi phồng về thương vong trên chiến trường Ukraine trong cuộc chiến với Nga cũng như những con số bị hạ thấp cho các lực lượng Nga.


Người Làm Lộ Tài Liệu Mật của Mỹ Ra Hầu Tòa!


(Hình: Jack Douglas Teixeira, 21 tuổi, đã bị FBI bắt giữ vì bị cáo buộc liên quan đến vụ rò rỉ trực tuyến các tài liệu mật của Mỹ.)

-Một thành viên 21 tuổi của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Hoa Kỳ bị nghi ngờ làm rò rỉ hồ sơ tình báo quân sự tuyệt mật trực tuyến sẽ xuất hiện lần đầu tiên trước một Thẩm phán liên bang ở Boston vào thứ Sáu (14/4/2023).

Jack Douglas Teixeira, ở North Dighton, tiểu bang Massachusetts, đã bị FBI bắt giữ tại nhà riêng vào thứ Năm (13/4).

Tâm điểm của cuộc điều tra là các tài liệu mật bị rò rỉ đã được đăng trực tuyến trên một trang web mạng xã hội vào tháng 3 và có lẽ còn sớm hơn nữa, nhưng tin tức về về các tài liệu này không được biết tới cho đến khi tờ New York Times đưa tin vào tuần trước.

Đây được cho là vụ vi phạm an ninh nghiêm trọng nhất kể từ khi hơn 700.000 tài liệu, video và điện tín ngoại giao xuất hiện trên trang web WikiLeaks vào năm 2010.

Các viên chức Hoa Kỳ vẫn đang đánh giá thiệt hại của vụ rò rỉ, bao gồm các hồ sơ cho thấy chi tiết về các lỗ hổng quân sự của Ukraine và thông tin về các đồng minh của Mỹ bao gồm Do Thái, Nam Hàn và Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù các tài liệu buộc tội Teixeira vẫn chưa được công khai, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Merrick Garland hôm thứ Năm (13/4) cho biết anh ta bị bắt liên quan đến “một cuộc điều tra về cáo buộc lấy, lưu giữ và truyền đi trái phép thông tin quốc phòng mật”.

Bất kỳ ai bị kết tội cố ý truyền đi những thông tin quốc phòng có thể phải đối mặt với án tù 10 năm. Teixeira có khả năng phải đối mặt với bản án dài hơn tùy thuộc vào những cáo buộc chống lại anh ta.

Trong vụ WikiLeaks, người tiết lộ thông tin - Binh nhất Quân đội Hoa Kỳ Chelsea Manning - đã bị kết án 35 năm tù. Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama sau đó đã giảm án cho cô.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra hình sự chính thức vào tuần trước về những vụ rò rỉ hiện nay, sau khi được Bộ Quốc phòng chuyển giao. Vụ rò rỉ là một “hành động tội phạm có chủ ý”, Ngũ Giác Đài nói hôm thứ Năm (13/4), đồng thời cho biết thêm rằng quân đội đã thực hiện các bước để xem xét danh sách phân phối và bảo đảm những người nhận thông tin là những người cần được nhận nó.

Không rõ liệu Teixeira có được bảo đảm có đại diện pháp lý hay không.

Thông tấn xã Reuters đã xem xét hơn 50 tài liệu, được dán nhãn “Mật” và “Tuyệt mật”, nhưng chưa xác minh độc lập được tính xác thực của chúng. Số lượng tài liệu bị rò rỉ có thể lên tới hơn 100.

Hoa Kỳ vẫn đang đấu tranh để dẫn độ người sáng lập WikiLeaks Julian Assange từ Luân Đôn sang để đối mặt với cáo buộc hình sự liên quan đến vụ rò rỉ năm 2010.


Chính Phủ Mỹ Cảnh Báo Về Hiểm Họa Xylazine - Ma Túy Xác Sống

-Nói về loại ma túy tổng hợp fentanyl, được điều chế từ các chất hóa học nhập vào Mỹ từ Trung Quốc qua ngả Mễ Tây Cơ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Mễ Tây Cơ hôm 15/4/2023 lưu ý cuộc chiến chống fentanyl phải mang tính toàn cầu, giống như cuộc chiến chống Covid-19. Thế nhưng, ngay tại Mỹ, hôm 12/4, còn có một loại thuốc khác bị coi là nguy hiểm hơn cả fentanyl. Đó là Xylazine, ma túy xác sống, là một mối họa mới.

Cơ quan Phòng chống Chất gây nghiện của Mỹ (DEA) lưu ý trên trang web: “Xylazine là hiểm họa dược phẩm gây chết người nhiều nhất mà đất nước chúng ta chưa từng phải đối phó”. Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki của Đài RFI tường trình:

“Xylazine có thể mạnh hơn 50 lần so với heroine và mạnh hơn 100 lần so với morphine. Xylazine dường như là nguyên nhân gây ra 1/3 số ca chết do dùng thuốc quá liều ở Mỹ.

Ban đầu, Xylazine là một loại thuốc an thần dành cho động vật, nhưng tác dụng an thần của loại thuốc này kết hợp với một loại thuốc phiện lại mang đến cho người dùng cảm giác ngắt kết nối với thực tế trong một khoảng thời gian dài. Việc sử dụng Xylazine đã tăng bùng phát trong những năm gần đây vì khả năng gây nghiện cao và mức giá rẻ: giá bán trên mạng internet chỉ là gần 6 Mỹ kim một kg.

Nhưng đối với chính quyền Mỹ, đây là một cuộc khủng hoảng y tế mới. Vì Xylazine rất độc hại, có thể gây ra nhiều vấn đề về hô hấp, tim mạch và thậm chí có thể gây hôn mê. Trên hết, Xylazine gây ra những vết thương kinh khủng trên da thịt người sử dụng, chẳng hạn những vết lở loét rất khó chữa trị. Chính vì nó khiến da thịt thối rữa và hoại tử mà thuốc Xylazine giờ đây được gọi là ma túy xác sống.

Nước Mỹ đang phải đối mặt với nạn dịch sử dụng quá liều chất gây nghiện, nên nhà chức trách đã gióng lên hồi chuông báo động để chính quyền các thành phố và các tiểu bang chuẩn bị đối phó với mối nguy hiểm mới mang tên Xylazine. Thành phố Philadelphia đã trở thành tâm chấn của thảm họa mới này”.


Quốc Tế Lên Án Lính Nga Hành Động Dã Man Chặt Đầu Lính Ukraine!

-Hôm 12/4/2023, Nabila Massrali, một phát ngôn viên của lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu (EU), tuyên bố Liên Hiệp Âu Châu sẽ yêu cầu trừng trị "tất cả các thủ phạm và đồng phạm của những tội ác chiến tranh" ở Ukraine, sau khi một đoạn video được phổ biến cho thấy một người dường như là lính Nga dùng dao cắt đầu một người lính Ukraine.

Theo thông tấn xã AFP, bà Massrali cho biết thêm Liên Hiệp Âu Châu "không có thông tin về tính xác thực của video nói trên", nhưng nếu đó là sự thật, đây sẽ là một minh chứng mới về bản chất vô nhân đạo của quân đội Nga.

Hôm 12/4, Bộ Ngoại giao Pháp cũng đã lên án "hành động man rợ này" và tuyên bố rằng thủ phạm của những tội ác ở Ukraine sẽ phải trả giá. Về phía Ukraine, Ngoại trưởng Dmytro Kuleva kêu gọi Tòa án Hình Sự Quốc tế nhanh chóng tiến hành điều tra. Từ Kyiv, thông tín viên Stéphane Siohan của Đài RFI cho biết cụ thể:

Nga tỏ ra không thua kém tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, họ hành xử như một nhà nước khủng bố. Đây là những ý chính trong phản ứng của Kyiv sau khi đoạn video ghê rợn này được công bố, cho thấy một người lính Nga cứa cổ và cắt đầu một người lính Ukraine còn sống, mặc cho người lính này đau đớn gào thét thảm thiết.

Phát biểu hôm 12/4, Tổng thống Volodymyr Zelensky gọi các thủ phạm của hành động này là "những quái vật", trong khi Ngoại trưởng Dmytro Kuleba kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế ngay lập tức tiến hành một cuộc điều tra.

Các phương tiện truyền thông Ukraine tỏ ra ngạc nhiên trước những phản ứng rụt rè của cộng đồng quốc tế, nếu so sánh với các vụ chặt đầu trước kia của tổ chức khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo.

Về phía Ukraine, các nhà quan sát nhắc lại rằng đây không phải là vụ chặt đầu đầu tiên được ghi nhận, trong khi các vụ hành quyết tập thể hoặc sát hại hàng loạt các tù nhân, chẳng hạn như ở Olenivka tại Donbass vào năm 2022, đã tăng lên gấp bội kể từ khi chiến tranh nổ ra.

Cơ quan Tình báo Ukraine thông báo đang điều tra để tìm ra thủ phạm của tội ác này bằng mọi giá. Phát ngôn viên của cơ quan này cho biết: "Chúng tôi sẽ tìm ra chúng, dù chúng ở bất cứ đâu".


Rò Rỉ Tài Liệu Mật của Mỹ: Nga Nêu Khả Năng Hoa Thịnh Ðốn Tung Tin Giả

-Hôm 13/4/2023, lần đầu tiên chính quyền Nga lên tiếng về vụ rò rỉ các tin quân sự mật liên quan đến chiến tranh Ukraine. Mạc Tư Khoa nêu khả năng một chiến dịch tung tin giả từ phía Hoa Thịnh Ðốn.

Thông tấn xã AFP dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergueï Riabkov, được đăng tải trên báo chí Nga, khẳng định Nga chưa có quan điểm chính thức về vấn đề này, nhưng theo ông, đây có thể là một vụ tung tin giả.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga giải thích: "Do Hoa Kỳ là một bên trong cuộc xung đột (tại Ukraine), và trên thực tế Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh lưỡng hợp chống lại chúng ta, những thủ đoạn như vậy có thể được sử dụng để đánh lừa đối phương, cụ thể là Liên Bang Nga". Về phần phát ngôn viên phủ Tổng thống Nga Dmitri Peskov, trong một cuộc họp báo hôm qua, ông có phản ứng dè dặt hơn, cho biết hiện giờ Mạc Tư Khoa "chưa xác định được tính xác thực của các tài liệu này".

Trước đó, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) ở Hoa Thịnh Ðốn, trong bản tin ngày 7/4, đã ghi nhận thái độ lo ngại trong giới blogger Nga chuyên về quân sự, có lập trường cổ vũ chiến tranh chống Ukraine. Một số blogger nổi tiếng trong giới này khẳng định các tài liệu "rò rỉ" là giả mạo, được đưa ra với mục tiêu đánh lừa quân đội Nga, trước cuộc phản công lớn dự kiến của Ukraine.

Cũng liên quan đến vụ tin quân sự mật của Mỹ rò rỉ, hôm 12/4, Bộ Quân lực Pháp khẳng định với thông tấn xã AFP là không có việc các lực lượng đặc nhiệm Pháp hoạt động tại Ukraine. Bộ Quân lực Pháp nhấn mạnh: "Các tài liệu được dẫn không xuất xứ từ Quân đội Pháp, và cần phải xem xét cẩn trọng", "chúng tôi không phát biểu về các tài liệu không rõ ràng về nguồn gốc và không đủ độ xác thực".

Tối thứ Ba, 11/4, trên Twitter, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Anh cũng có phản ứng tương tự như Pháp. Theo đại diện Bộ Quốc phòng Anh, "các thông tin được coi là tin mật bị rò rỉ có mức độ không chính xác rất cao". Bộ Quốc phòng Anh cũng nói đến nguy cơ tiếp tay cho nạn lan truyền tin giả, tin bóp méo. Trước đó, một số phương tiện truyền thông Anh, như BBC và The Guardian, dẫn một tài liệu, ghi ngày 23/3, nêu khả năng khoảng 50 lính đặc nhiệm Anh được khai triển tại Ukraine cùng với các đồng nghiệp phương Tây khác, trong đó có binh sĩ Pháp. Hôm 10/4, chính một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ, Chris Meagher, cũng cùng lúc nhấn mạnh đến hai nguy cơ của vụ "rò rỉ tin mật", thứ nhất là "ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến an ninh quốc gia", và thứ hai là "tiếp tay cho nạn tin giả".


Ukraine: "Giặc Đến Nhà Đàn Bà Cũng Đánh"

-Phóng sự của Le Monde viết về "Những người phụ nữ Ukraine trên tiền tuyến". Hiện đang có hơn 40.000 phụ nữ Ukraine đang phục vụ trong quân ngũ, trong đó khoảng 5.000 nữ chiến binh ở vị trí tác chiến.

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, bà Hanna Maliar cho biết ngoài ra còn có 19.000 nữ nhân viên dân sự tại các đơn vị cung ứng cho quân đội. Theo bà, "phụ nữ vẫn có thể hăng say theo đuổi binh nghiệp không khác gì nam giới". Cô Andriana Arekhta, thuộc một đơn vị tác chiến, bị thương ở Kherson, là một cựu chiến binh từ thời Donbass bị xâm lấn năm 2014. Lúc đó quân đội chính quy không cho phụ nữ chiến đấu, nên sau khi tham gia cuộc cách mạng Maidan, cô gia nhập tiểu đoàn quân tình nguyện Aidar.

Những nữ chiến binh chiến đấu cũng giỏi như các đồng đội nam, và sau nhiều cuộc vận động, đến năm 2018 Ukraine thông qua luật cho phép phụ nữ tác chiến. Từ khi quân Nga tràn sang ngày 24/02/2022, giới nữ tham gia quân đội và lực lượng phòng vệ đông đảo hơn. Kyiv đang chuẩn bị loại quân phục và áo giáp phù hợp với nữ giới, cùng với dịch vụ y tế thích ứng. Tuy nhiên vẫn có những chỉ huy từ chối bố trí nữ chiến binh vào các vị trí trên tuyến đầu.


Phương Tây Vẫn Ủng Hộ Kyiv Sau Một Năm Kháng Chiến

-Cũng về Ukraine, Le Figaro nhận thấy "Phương Tây vẫn không lùi bước". Quân Ukraine vẫn giữ được Bakhmut, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, và làm thất bại nhiều cuộc tấn công của quân Nga. Dù bị sa lầy trên chiến trường - 250.000 lính và 80% xe thiết giáp bị loại khỏi vòng chiến - Ðiện Cẩm Linh vẫn không từ bỏ mục tiêu.

Chuyên gia Michel Goya cho biết: "Tại Donbass, mặt trận của Nga vững chắc hơn so với hồi tháng Chín. Vùng Donetsk trở nên kiên cố nhất thế giới, chỉ đứng sau vùng phi quân sự Triều Tiên". Theo ông, "một trận tấn công không đủ mà phải nhiều trận". Crimea bị Nga biến thành pháo đài nên khó thể chinh phục.

Trên thực địa, vũ khí phương Tây giao chậm hơn dự kiến do kỹ nghệ quốc phòng sản xuất không kịp, dự trữ thấp sau nhiều thập niên giải trừ quân bị, và còn do một số nước vẫn chần chừ. Tuy nhiên một trong những bất ngờ của cuộc chiến tranh này là dư luận phương Tây vẫn ủng hộ Ukraine. Theo nghiên cứu mới đây của ECFR tại 9 nước Liên Hiệp Âu Châu (EU), có 61% người dân đồng tình với việc Kyiv tái chiếm toàn bộ lãnh thổ, dù chiến tranh có phải kéo dài hơn.

Đa số nước Âu Châu tin rằng bây giờ không còn là lúc để đàm phán và ngưng bắn, mà là vấn đề tương quan lực lượng trên chiến trường. Và Âu Châu cũng đã học được cách bình thản hơn trước những đe dọa về vũ khí nguyên tử của Ðiện Cẩm Linh, cho rằng nguy cơ này rất thấp. Nhờ quyết tâm của Ba Lan và các nước Baltic, Âu Châu dần dà trở thành nhân tố có sức nặng bên cạnh Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ. Kết quả phản công của Kyiv sẽ mang lại những hệ quả quan trọng trong thời gian tới. Ông Goya giải thích: "Nếu thành công, sẽ còn phải đánh tiếp để đi đến cùng; còn nếu thất bại, các mặt trận rạn vỡ, lực lượng đôi bên đều kiệt sức, chiến tranh sẽ kéo dài và có thể phải thay đổi mục tiêu chiến lược".


Tổng Thống Pháp Macron: "Đồng Minh" Chứ Không Phải Là "Chư Hầu!" của Mỹ

-Liên tục bị chỉ trích do các phát biểu về Đài Loan, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong cuộc họp báo hôm 12/4/2023 tại Amsterdam, đã phải làm sáng tỏ lập trường của Paris: Pháp luôn chủ trương "giữ nguyên trạng" về Đài Loan và tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Quốc duy nhất".

Bị chỉ trích gây rạn nứt trong khối phương Tây sau tuyên bố rằng Pháp và Âu Châu "không có lợi ích gì trong việc thúc đẩy giải quyết vấn đề Đài Loan" theo hướng của Hoa Thịnh Ðốn, Tổng thống Macron trong cuộc họp báo hôm 12/4 nhấn mạnh "không có bất đồng" giữa ông với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, kể cả trên vấn đề Đài Loan. Ông còn khẳng định Pháp là "đồng minh" của Mỹ, nhưng "đồng minh" khác với "chư hầu".

Đặc phái viên của RFI Valérie Gas từ Amsterdam tường thuật:

"Không có chuyện tạo cảm giác là ông lùi bước. Emmanuel Macron chuyển sang thế tấn công, đáp trả những chỉ trích về phát biểu của ông trên vấn đề Đài Loan. Họp báo cùng với Thủ tướng Hòa Lan Mark Rutte, Tổng thống Pháp nhấn mạnh là đã bảo vệ chủ quyền của Liên Hiệp Âu Châu khi khẳng định khối này không nên theo đuôi Hoa Kỳ.

Ông nói: "Pháp ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc duy nhất và chủ trương giải quyết vấn đề Đài Loan bằng con đường hòa bình. Hơn nữa đây là lập trường chung của Liên Hiệp Âu Châu. Quan điểm này từ trước đến nay phù hợp với vai trò của một đồng minh. Nhưng chính trên điểm này, tôi nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của tự chủ chiến lược. Đồng minh không có nghĩa là chư hầu. Đâu phải vì là đồng minh, cùng hành động với nhau, mà chúng ta không được quyền có những suy nghĩ riêng, để rồi chúng ta chạy theo những người có lập trường cứng rắn nhất tại quốc gia là đồng minh của Pháp".

Emmanuel Macron khẳng định không hề có bất đồng ý kiến với Joe Biden. Giới thân cận Tổng thống Pháp nhắm vào phe Cộng hòa và nhất là Donald Trump. Cựu Tổng thống Mỹ đã có những lời lẽ khiếm nhã về Emmanuel Macron. Tổng thống Pháp không muốn tham gia vào cái mà ông gọi là một cuộc leo thang về ngôn từ. Ông nói: "Tôi sẽ không bình luận về những tuyên bố mà không có gì để nói cả của cựu Tổng thốngTrump, bởi những tuyên bố ấy nhằm gây thêm lời qua tiếng lại như một số người mong muốn. Ngay cả khi ông Trump còn tại chức, tôi đã không bình luận về những phát biểu của ông ấy. Giờ đây tôi cũng không bình luận".

Emmanuel Macron chủ trương xác định lại lập trường với hy vọng dập tắt mọi chỉ trích".


Không Gian: Dời Việc Phóng Phi Thuyền Juice Thám Hiểm Mộc Tinh

-Hôm 13/4/2023, trên nguyên tắc, phi thuyền Âu Châu Juice thám hiểm Mộc Tinh cất cánh từ trung tâm không gian Kourou ở Guyane thuộc Pháp trên một phi đạn Ariane-5. Tuy nhiên, do thời tiết xấu, việc phóng phi thuyền được dời sang ngày mai, theo thông báo của công ty Arianespace.

Hành trình của phi thuyền Juice đến Mộc Tinh dự kiến kéo dài 8 năm. Từ Kourou, đặc phái viên Simon Rozé của Ðài RFI cho biết thêm chi tiết:

"Quả thật là tuyệt vời. Một giấc mơ đã trở thành sự thật".

Cách Manuela Baroni khoảng trăm mét, Ariane-5 rời xưởng lắp ráp để được đặt lên bệ phóng. Người phụ trách chương trình Juice tại Cơ quan Không gian Âu Châu (ESA - European Space Agency) phấn khởi: "Đây là lần đầu tiên Âu Châu tự phóng phi thuyền bay đến Mộc Tinh, chuyện mà chúng ta chỉ mới thấy trong phim. Nhưng chính chúng tôi là người chế tạo Ariane-5. Vì vậy, coi như có một phần nhỏ của tôi cũng đi đến Mộc Tinh".

Mộc Tinh, hành tinh lớn nhất của Thái Dương Hệ, cùng với các vệ tinh của hành tinh này vẫn là giấc mơ của các nhà khoa học. Ngoài ra, 3 trong số vệ tinh này là Ganymede, Europe và Calisio có một đại dương chất lỏng nằm dưới một lớp băng. Đây là những vệ tinh mà Juice sẽ nghiên cứu.

Inès Belgacem, nhà nghiên cứu về hành tinh học tại Cơ quan Không gian Âu Châu (ESA), cho biết: "Chúng tôi sẽ không tìm kiếm sự sống trên các vệ tinh băng giá với phi thuyền Juice, mà chúng tôi sẽ cố gắng mô tả khả năng có sự sống trên những vệ tinh này. Cụ thể là tìm kiếm 3 điều kiện cho sự sống: Sự hiện diện của chất lỏng trên các vệ tinh của Mộc Tinh, vì chúng tôi biết rằng ở trên đó có các đại dương. Tiếp theo là sự hiện diện của năng lượng và yếu tố thứ ba mà chúng tôi tìm kiếm là một thành phần hóa học cụ thể, giống như các viên gạch để tạo ra các phân tử hữu cơ nguyên thủy, cho phép sự sống có thể xuất hiện".

Và trước khi có những câu trả lời này, chúng ta sẽ phải chờ Ariane-5 cất cánh, sau đó là hành trình kéo dài 8 năm của Juice xuyên qua Thái Dương Hệ. Theo dự kiến phi thuyền sẽ bay tới Mộc Tinh vào năm 2031.


Trung Quốc Không Tham Gia Điều Tra Quốc Tế Về Nguy Cơ Lây Lan Dịch Bệnh Từ Động Vật Hoang Dã Sang Người


(Hình: Người dân đi qua khu chợ thuỷ sản ở Vũ Hán bị đóng cửa do dịch bệnh COVID-19 hôm 23/1/2021.)

-Thông tấn xã Reuters dẫn nguồn tin từ một giới chức Liên Hiệp Quốc giấu tên hôm 13/4/2023 cho biết Bắc Kinh không tham gia một dự án điều tra của Liên Hiệp Quốc về nguy cơ lây lan dịch bệnh từ động vật hoang dã ở các chợ sang người bất chấp những đàm phán kéo dài về dự án này giữa Bắc Kinh và Liên Hiệp Quốc.

Bắc Kinh hiện đang phải đối mặt với sức ép của quốc tế về việc công bố nguồn gốc của vi-rút COVID-19 đã gây nên đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới vào cuối năm 2019 đầu năm 2020 vừa qua khiến hơn 700 triệu người nhiễm và gần bảy triệu ca chết trên toàn cầu, theo số liệu thống kê của WHO.

Mục đích của nghiên cứu nhằm giúp các chuyên gia quốc tế tìm cách ngăn ngừa các đại dịch trong tương lai đến từ động vật, tiếp xúc giữa động vật và người.

Bốn nước Á Châu gồm Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam và Lào được lựa chọn để tham gia nghiên cứu có tên An toàn Trên khắp Á Châu vì Môi trường Toàn cầu (SAFE) bởi vì nhiều cơ sở tại các quốc gia này cho thấy nguy cơ lây nhiễm bệnh từ động vật sang người. Chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cho thông tấn xã Reuters biết như vậy.

Dự án được phát động vào tháng 7 năm 2021 và được đưa ra sau khi một loạt các vụ buôn bán bán động vật hoang dã lớn bị phát giác, điều tra và khởi tố tại các quốc gia kể trên khiến làm tăng nguy cơ lây bệnh từ động vật, theo lời chuyên gia giấu tên.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Cơ quan Quản lý Rừng và Đồng cỏ Quốc gia của Trung Quốc (NFGA) hiện không đưa ra lời bình luận nào về tin mới này.

Giới chức Liên Hiệp Quốc cho biết, NFGA - Cơ quan Theo dõi và Quản lý Động vật Hoang dã ở Trung Quốc - lúc đầu quan tâm đến dự án nhưng cuối cùng từ chối tham gia với lý do không thuộc trách nhiệm của mình. Cơ quan này không cho biết văn phòng nào của Trung Quốc chịu trách nhiệm đối với vấn đề này.


Pháp: Hội Đồng Hiến Pháp Chấp Thuận Tăng Tuổi Nghỉ Hưu


(Hình: Biểu tình của quần chúng tại thủ đô Paris của Pháp, phản đối cải cách hưu bổng, ngày 13/4/2023.)

-Hôm Thứ Sáu (14/4/2023), Hội Đồng Hiến pháp của Pháp thông qua kế hoạch không được lòng dân để tăng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64, mang lại thắng lợi cho Tổng thống Emmanuel Macron sau ba tháng biểu tình của quần chúng phản đối đạo luật đã làm tổn hại đến vai trò lãnh đạo của ông.

Động thái này đe dọa sẽ chọc giận các công đoàn và những người chỉ trích kế hoạch hưu bổng khác, bao gồm cả những người biểu tình tập trung tại các địa điểm trên khắp nước Pháp vào tối thứ Sáu (14/4) khi quyết định được đưa ra. Các đối thủ chính trị của ông Macron thề sẽ duy trì áp lực buộc chính phủ phải rút Dự luật.

Hội đồng đã bác bỏ một số biện pháp khác trong Dự luật hưu bổng, nhưng tuổi cao hơn là trọng tâm trong kế hoạch của ông Macron và là mục tiêu khiến những người biểu tình tức giận.

Ông Macron có thể ban hành Dự luật trong vòng 15 ngày.

Trong một quyết định riêng nhưng có liên quan, Hội đồng đã từ chối yêu cầu của các nhà Lập pháp cánh tả cho phép trưng cầu dân ý về việc xác định 62 là tuổi nghỉ hưu chính thức tối đa. Hội đồng sẽ đưa ra phán quyết về một yêu cầu tương tự vào tháng tới.

Lực lượng an ninh túc trực sau hàng rào kim loại dựng trước Hội đồng Hiến pháp được bảo vệ nghiêm ngặt.

Vào lúc căng thẳng gia tăng nhiều tiếng đồng hồ trước khi quyết định được đưa ra, ông Macron đã mời các công đoàn lao động gặp ông vào thứ Ba 18/4 “bất kể quyết định của Hội đồng Hiến pháp là gì”, văn phòng của ông cho biết. Tổng thống đã không chấp nhận yêu cầu của các công đoàn về một cuộc họp vào tháng trước. Các công đoàn đã tổ chức 12 cuộc biểu tình trên toàn quốc kể từ tháng 1 năm nay và có vai trò quan trọng trong việc cố gắng giảm bớt phản ứng thái quá của người biểu tình.

“Cánh cửa của Điện Elysee (dinh Tổng thống) sẽ vẫn mở vô điều kiện cho cuộc đối thoại này”, văn phòng của ông Macron nói. Không có phản hồi ngay lập tức từ các công đoàn đối với lời mời.

Quyết định của Hội đồng kết thúc nhiều tháng tranh luận sôi nổi trong Quốc hội và sự sôi sục trên đường phố.

Các cuộc biểu tình tự phát đã được tổ chức trên khắp nước Pháp trước phán quyết của Hội đồng chín thành viên. Những người phản đối cải cách hưu bổng đã phong tỏa các lối vào một số thành phố, bao gồm Rouen ở phía Tây hoặc Marseille ở phía Nam, làm chậm hoặc ngừng giao thông.

Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã bị một nhóm người chặn đường khi đang đi thăm một siêu thị bên ngoài Paris và hô vang “Chúng tôi không muốn điều đó”, ám chỉ cách bà lách qua cuộc bỏ phiếu của các nhà Lập pháp để tiến tới cải cách hưu bổng.

Quyết định của chính phủ nhằm vượt qua một cuộc bỏ phiếu của Quốc hội vào tháng 3 bằng cách sử dụng các quyền đặc biệt theo Hiến pháp đã làm tăng thêm sự giận dữ của những người phản đối Dự luật, cũng như quyết tâm của họ. Một nhóm khác chờ bà Borne ở bãi đậu xe.

“Chúng ta đang ở trong một nền Dân chủ, vì vậy mọi người đều có thể thể hiện bản thân”, Thủ tướng nói với đài truyền hình BFM TV. Bà nói: “Ưu tiên của tôi là mang lại sự bình tĩnh” và giải quyết những mối quan tâm cụ thể. Bà đi vào cửa hàng để thảo luận về các biện pháp chống lạm phát.

Nỗ lực tăng tuổi nghỉ hưu của Tổng thống đã gây ra nhiều tháng đình công và biểu tình. Bạo lực do các nhóm cực tả cực đoan gây ra đã đánh dấu 12 cuộc tuần hành ôn hòa trên toàn quốc mà các công đoàn tổ chức kể từ tháng Một.

Các nhà lãnh đạo công đoàn nói rằng các quyết định của Hội đồng sẽ được tôn trọng. Tuy nhiên, 8 công đoàn đã gửi một “tuyên bố chung” tới Hội đồng Hiến pháp nêu rõ lập trường của họ.

Tổng Liên đoàn Lao động CGT cánh tả cho biết hôm thứ Sáu (14/4) rằng họ đã đệ trình “những cứu xét chính xác hơn” lên Hội đồng. Công đoàn nói “chính phủ đã bắt cóc thủ tục của Quốc hội” bằng cách đưa kế hoạch cải cách hưu bổng vào một Dự luật tài trợ cho an sinh xã hội, do đó cho phép họ thông qua biện pháp này mà không cần bỏ phiếu.

“Hội đồng Hiến pháp chỉ có thể không tán đồng cải cách tàn bạo và phi lý này”, công đoàn cho biết trong một tuyên bố.

Các công đoàn đã tuyên bố sẽ tiếp tục các hành động phản đối trong nỗ lực buộc ông Macron phải rút lại biện pháp này.

Bà Sophie Binet, Tổng Giám đốc CGT hôm thứ Năm (13/4) nói: “Chừng nào mà cải cách này không bị rút lại, thì việc biểu tình sẽ tiếp tục dưới hình thức này hay hình thức khác”.

Lãnh đạo Liên đoàn Lao động Dân chủ CFDT ôn hòa, Laurent Berger, cảnh báo rằng “sẽ có những hậu quả bất ngờ” nếu Hội đồng Hiến pháp bật đèn xanh cho chính phủ.

Các cuộc thăm dò đã liên tục chỉ ra rằng phần lớn công dân Pháp phản đối việc phải làm việc thêm 2 năm nữa trước khi có thể hưởng trợ cấp hưu trí.

Giữ vững hy vọng đảo ngược được quyết định, các công đoàn và một số người biểu tình nhớ lại những điểm tương đồng với một biện pháp gây tranh cãi năm 2006 về hợp đồng lao động cho thanh niên đã đưa sinh viên, tham gia bởi các công đoàn, xuống đường. Đạo luật đó đã được thông qua Quốc hội mà không cần bỏ phiếu và được Hội đồng Hiến pháp bật đèn xanh – và sau đó bị hủy bỏ để mang lại bình yên cho đất nước.


Đức Giáo Hoàng Francis Sẽ Đến Thăm Mông Cổ Vào Tháng 9/2023


(Hình: Giáo hoàng Francis cho biết ngài sẽ trực tiếp đi Mông Cổ từ Marseilles và chuyến đi được xác nhận là vào ngày 23/9/2023.)

-Hôm thứ Sáu (14/4/2023), Giáo hoàng Francis xác nhận ngài có kế hoạch đến Mông Cổ vào tháng 9. Đây là một quốc gia có chưa tới 1.500 người Công giáo nhưng có ý nghĩa chiến lược đối với Giáo hội Công giáo La Mã vì có biên giới với Trung Quốc.

Lần đầu tiên Giáo hoàng Francis đề cập đến khả năng sẽ đến Mông Cổ trong một cuộc trò chuyện với các phóng viên trên máy bay của Giáo hoàng trở về sau chuyến đi đến Phi Châu vào tháng Hai. Vào thời điểm đó, ông nói rằng đây là một khả năng nhưng “chưa chắc chắn”.

Vào thứ Sáu, ông xuất hiện để xác nhận chuyến đi trong các bình luận gửi tới các Giám đốc điều hành và nhân viên của ITA Airways, hãng hàng không đã trở thành hãng vận chuyển chính thức của Giáo hoàng sau khi hãng bay trước đó, Alitalia, ngừng hoạt động vào năm 2021.

“Trong thời gian hai tuần nữa, nếu Chúa muốn, tôi sẽ khởi hành chuyến hành hương thứ 41 của mình, đến thăm Hung Gia Lợi”, Giáo hoàng Francis nói về chuyến đi từ ngày 28 đến 30/4 tới quốc gia Đông Âu.

“Sau đó là Marseilles và Mông Cổ, và sau đó là tất cả những nơi khác đang trong danh sách chờ”, ông nói.

Giáo hoàng Francis cho biết ngài sẽ trực tiếp đi Mông Cổ từ Marseilles và chuyến đi đã được xác nhận là vào ngày 23/9.

Tháng 8 năm 2022, Giáo hoàng Francis bổ nhiệm Tổng Giám mục Giorgio Marengo người Ý Ðại Lợi là vị hồng y đầu tiên có trụ sở tại Mông Cổ, nơi ngài đang làm quản trị của Giáo hội Công giáo.

Theo thông tấn xã Reuters, Mông Cổ có ý nghĩa quan trọng đối với Vatican vì nó có đường biên giới dài và quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, nơi Vatican đang cố gắng cải thiện tình hình của người Công giáo ở quốc gia Cộng sản.

Mông Cổ, từng được gọi là Ngoại Mông, là một phần của Trung Quốc cho đến năm 1921, khi nước này giành được độc lập với sự giúp đỡ của Liên Xô. Nội Mông vẫn là một phần của Trung Quốc.

Giáo hoàng Francis sẽ đến Bồ Đào Nha vào tháng 8 và cho biết ngài có thể sẽ đến Ấn Độ vào năm 2024 tới.


Con Trai El Chapo Trong Số 28 Thành Viên Băng Đảng Ma Túy Sinaloa Bị Mỹ Truy Tố


(Hình: Guzmán López, con trai của trùm ma túy khét tiếng Joaquin “El Chapo” Guzman đang bị giam giữ ở Mễ Tây Cơ - ảnh chụp ngày 17/10/2019.)

-Hôm thứ Sáu (14/4/2023), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ buộc tội 28 thành viên băng đảng ma túy Sinaloa hùng mạnh ở Mễ Tây Cơ , bao gồm cả các con trai của trùm ma túy khét tiếng Joaquin “El Chapo” Guzman, trong một cuộc điều tra buôn bán fentanyl.

Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland công bố các cáo buộc cùng với Giám đốc Cơ quan DEA Anne Milgram và các Công tố viên liên bang hàng đầu khác. Các cáo buộc được đệ trình chống lại các lãnh đạo băng đảng ma tuý, cũng như các nhà cung cấp hóa chất, quản lý phòng thí nghiệm, những kẻ buôn bán fentanyl, các lãnh đạo an ninh, các nhà tài chánh và những kẻ buôn bán vũ khí.

Các bản cáo trạng buộc tội 3 người con trai của Guzman - Ovidio Guzmán López, Jesús Alfredo Guzmán Salazar và Iván Archivaldo Guzmán Sálazar - những người được biết đến với cái tên Chapitos, hay Chapos nhỏ, và là người nổi tiếng là phe bạo lực và hiếu chiến hơn của băng đảng ma túy này.

Chỉ có Guzmán López là đang bị giam giữ ở Mễ Tây Cơ.

Các bản cáo trạng cũng truy tố các công dân Trung Quốc và Guatemala bị cáo buộc cung cấp chất hóa học cần thiết để sản xuất fentanyl. Các Công tố viên nói những người khác bị buộc tội trong các vụ án bao gồm những người bị buộc tội điều hành phòng thí nghiệm ma túy và cung cấp vũ khí và an ninh cho hoạt động buôn bán ma túy.

Gần 107.000 người Mỹ đã chết vì sử dụng ma túy quá liều ở Hoa Kỳ vào năm 2021. Cục Quản lý Thực thi Ma túy (DEA) cho biết hầu hết fentanyl được buôn bán ở Hoa Kỳ đều đến từ băng ma túy Sinaloa.

Trùm ma túy khét tiếng của băng đảng Sinaloa đã bị kết án vào năm 2019 vì điều hành một hoạt động buôn lậu quy mô công nghiệp. Tại phiên tòa xét xử Guzman, các Công tố viên cho biết các bằng chứng thu thập được từ cuối những năm 1980 cho thấy hắn và băng đảng giết người của hắn đã kiếm được hàng tỉ Mỹ kim bằng cách buôn lậu hàng tấn cocaine, heroin, ma túy đá và cần sa vào Hoa Kỳ. Một Guzman ngạo mạn cáo buộc Thẩm phán liên bang trong vụ của ông ta và chế nhạo hệ thống Tư pháp Hoa Kỳ và tuyên bố rằng ông ta đã bị xét xử không công bằng.

Khi đưa ra các cáo buộc hôm thứ Sáu (14/4), Bộ trưởng Garland đã mô tả bạo lực của băng đảng Sinaloa và cách các thành viên của tiểu bang này tra tấn những người được coi là kẻ thù, bao gồm cả các viên chức thực thi pháp luật Mễ Tây Cơ . Trong một số trường hợp, các thành viên băng đảng còn cho các nạn nhân, một số vẫn còn sống, cho những con hổ thuộc sở hữu của các con trai Guzman ăn thịt, ông Garland nói.

Tám trong số những người bị truy tố trong vụ án hôm thứ Sáu (14/4) đã bị bắt và vẫn đang bị các viên chức thực thi pháp luật bên ngoài Hoa Kỳ giam giữ. Chính phủ Hoa Kỳ đang trao giải thưởng về một số người khác bị truy tố trong vụ án.

Lực lượng Chống Ma tuý Mỹ (DEA) cho biết họ đã điều tra sự việc tại 10 quốc gia: Úc Ðại Lợi, Áo, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, Hy Lạp, Guatemala, Mễ Tây Cơ, Panama và Mỹ.

“Cái chết và sự hủy diệt là trọng tâm trong toàn bộ hoạt động của chúng”, bà Milgram nói về băng đảng này.


Thủ Tướng Nhật Bản Kishida Không Bị Thương Trong Vụ Ném ‘Bom Khói’


(Hình: Một người đàn ông, được cho là nghi phạm đã ném một vật giống như ống nước gần Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong bài phát biểu ngoài trời của ông, bị cảnh sát bắt giữ ở Wakayama, Nhật Bản, ngày 15/4/2023.)

-Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida được di tản không hề hấn gì, sau khi một nghi phạm ném thứ có vẻ là bom khói vào nơi ông đang phát biểu ngoài trời ở miền Tây Nhật Bản vào ngày thứ Bảy (15/4/2023).

Ông Kishida ẩn nấp sau khi nghe thấy một tiếng nổ lớn trong khi cảnh sát khống chế một người đàn ông tại hiện trường, theo hình ảnh video được truyền thông Nhật Bản chiếu. Một viên cảnh sát bị thương nhẹ trong sự việc, báo Nikkei đưa tin, dẫn lời cảnh sát tỉnh Wakayama.

“Cảnh sát đang điều tra chi tiết về tiếng nổ lớn tại địa điểm diễn thuyết trước đó”, ông Kishida nói khi tiếp tục bài diễn văn tranh cử của mình. “Tôi xin lỗi vì đã khiến nhiều người lo lắng. Chúng ta đang ở giữa một cuộc bầu cử quan trọng cho đất nước chúng ta. Chúng ta phải cùng nhau tiếp tục việc này”.

Sự việc gợi nhớ tới vụ ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe, nhà lãnh đạo hiện đại tại vị lâu nhất của Nhật Bản, bị bắn bằng súng tự chế vào tháng 7 năm 2022 khi đang vận động tranh cử nghị viện.

Cái chết của ông Abe đã gây chấn động cả nước, nơi tội phạm súng ống rất hiếm, và đưa tới việc duyệt lại an ninh cho các chính trị gia, những người thường xuyên áp sát công chúng.

Chánh Văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết cảnh sát đã được chỉ thị tăng cường an ninh và chính phủ sẽ làm những gì cần thiết để bảo đảm an ninh tại hội nghị thượng đỉnh mà ông Kishida sẽ tổ chức vào tháng sau của Nhóm Bảy cường quốc công nghiệp ở Hiroshima.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói sẽ không có thay đổi nào đối với kế hoạch an ninh cho hội nghị của các Ngoại trưởng G7 bắt đầu vào Chủ Nhật tại thành phố nghỉ mát Karuizawa.

Sự việc xảy ra gần trưa ngày thứ Bảy tại cảng cá Saikazaki ở tỉnh Wakayama, cách thành phố Osaka khoảng 65 cây số về phía Tây-Nam.

Ông Kishida đang được phục vụ hải sản đặc sản địa phương ngay trước vụ nổ, truyền thông đưa tin.

Một nghi phạm nam 24 tuổi đến từ thành phố Kawanishi, bị buộc tội cưỡng chế cản trở hoạt động kinh doanh, từ chối phát biểu cho đến khi Luật sư của anh ta tới, hãng tin Kyodo dẫn lời các nhà điều tra cho biết.

Một đại diện của trụ sở Cảnh sát tỉnh Wakayama nói với thông tấn xã Reuters rằng ông không thể trả lời các câu hỏi về sự việc.


Trung Quốc, Trọng Tâm Hội Nghị Ngoại Trưởng G7-Nhật Bản
(Trọng Nghĩa)

-Ngoại trưởng khối G7 bắt đầu họp tại Karuizawa ở miền Trung Nhật Bản từ ngày 16 đến 18/4/2023. Chiến tranh Ukraine và nhất là áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc trên Đài Loan là hai hồ sơ chính hội nghị lần này.

Hãng tin Pháp AFP nhận định những thách thức về ngoại giao và an ninh đối với nhóm G7, tập hợp 7 quốc gia công nghiệp phát triển nhất – Anh, Pháp, Đức, Ý Ðại Lợi, Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại và Nhật Bản – không thiếu, nhưng các diễn biến gần đây đã thu hút mối quan tâm đến Trung Quốc nói riêng và khu vực Á Châu nói chung.

Cuộc họp mở ra vài ngày sau khi Trung Quốc kết thúc các cuộc tập trận quân sự lớn xung quanh Đài Loan.

Cho đến nay, nhóm G7 đã thường xuyên cảnh báo Trung Quốc về mưu toan chiếm Đài Loan. Từng thành viên một trong khối đã lên tiếng báo động trong những ngày gần đây.

Phát biểu ngay tại Bắc Kinh hôm 14/4, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã cho rằng: “Leo thang quân sự ở eo biển Đài Loan... sẽ là một viễn cảnh kinh hoàng đối với toàn thế giới”. Liên Hiệp Âu Châu với 3 thành viên tham gia nhóm G7, lãnh đạo ngành ngoại giao Âu Châu, ông Josep Borrell vào hôm nay cũng xác định: “Bất cứ điều xẩy ra ở eo biển Đài Loan cũng đều rất có ý nghĩa với Âu Châu”.

Nhật Bản, thành viên Á Châu duy nhất của G7 cũng rất lo ngại trước đà vươn lên của láng giềng Trung Quốc, đặc biệt là nguy cơ Bắc Kinh dùng vũ lực tấn công Đài Loan.

Hội nghị mở ra từ hôm 15/4 cũng là dịp để toàn khối G7 xác định lại lập trường sau những bình luận gần đây của Tổng thống Pháp Macron liên quan đến Đài Loan và Trung Quốc, đặc biệt là tuyên bố của ông cho rằng Âu Châu nên tránh “những cuộc khủng hoảng không phải là của mình”.

Trước một số phản ứng bất bình, Paris đã nỗ lực trấn an, khẳng định rằng quan điểm của Pháp không thay đổi và hầu hết các nhà quan sát chờ đợi là nhóm G7 sẽ tái khẳng định lập trường cố hữu, cảnh cáo Trung Quốc không được “thay đổi hiện trạng bằng vũ lực”.

Theo thông tấn xã Reuters, đối sách chung chống Trung Quốc sẽ được thảo luận tại hội nghị lần này. Một viên chức ngoại giao Mỹ cấp cao đã xác nhận rằng các Ngoại trưởng sẽ thảo luận về một “phương thức tiếp cận chung và có phối hợp” đối với Trung Quốc.

Dĩ nhiên, một chủ đề quan trọng khác là cuộc chiến tranh mà Nga đang tiến hành tại Ukraine, với khối G7 đồng lòng ủng hộ Kyiv.

Tuy nhiên, với tư cách là nước chủ nhà năm nay, Nhật Bản rất muốn bảo đảm các thách thức khu vực là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Đối với Tokyo, cuộc xâm lược Ukraine của Nga chỉ làm tăng nhu cầu cảnh giác ở Á Châu. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đã nhiều lần lưu ý: “Ukraine ngày nay có thể là Đông Á ngày mai”.

Trước khi hội nghị Ngoại trưởng G7 mở ra, một viên chức chính phủ Nhật Bản xác định: “Lập trường cơ bản của Nhật Bản... đối với Ukraine là an ninh của Âu Châu và của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương không thể được thảo luận riêng rẽ”


Bắc Hàn Nói Đã Thử Nghiệm ICBM Nhiên Liệu Rắn Mới, Cảnh Báo ‘Rất’ Kinh Hoàng


(Hình: Bức ảnh do chính phủ Bắc Hàn cung cấp vào ngày 14/4/2023 cho thấy nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un đang theo dõi vụ phóng thử phi đạn-đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-18 vào ngày 13/4/2023 tại một địa điểm không được tiết lộ.)

=Hôm thứ Sáu (14/4/2023), Bắc Hàn tuyên bố đã thử nghiệm một phi đạn-đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn mới, một bước phát triển nhằm “thúc đẩy triệt để” các lực lượng của nước này, mà các chuyên gia cho rằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vụ phóng phi đạn mà không cần cảnh báo trước.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un chỉ đạo cuộc thử nghiệm hôm thứ Năm và cảnh báo rằng nó sẽ khiến kẻ thù “trải qua một cuộc khủng hoảng an ninh rõ ràng hơn, đồng thời liên tục giáng cho họ cảm giác bất an và kinh hoàng tột độ bằng cách thực hiện các hành động phản công gây chết người cho đến khi họ từ bỏ suy nghĩ ngu ngốc và hành động liều lĩnh của mình”, truyền thông nhà nước Bắc Hàn nói.

Các nhà phân tích cho biết đây là lần đầu tiên Bắc Hàn sử dụng nhiên liệu rắn trong phi đạn-đạn đạo tầm trung hoặc xuyên lục địa, một nhiệm vụ quan trọng để khai triển phi đạn nhanh hơn trong chiến tranh.

Bộ Quốc phòng Nam Hàn cho biết Bắc Hàn vẫn đang phát triển loại vũ khí này và cần thêm thời gian cũng như nỗ lực để làm chủ kỹ thuật, điều này cho thấy Bình Nhưỡng có thể thực hiện thêm nhiều vụ thử nữa.

Cơ quan truyền thông nhà nước Bắc Hàn KCNA công bố những bức ảnh chụp ông Kim đang theo dõi vụ phóng cùng với vợ, em gái và con gái, và phi đạn được bọc trong lưới ngụy trang trên một bệ phóng di động. Một video truyền thông nhà nước cho thấy phi đạn Hwasong-18 bay vụt ra từ ống phóng, tạo ra một đám khói.

Sự phát triển của Hwasong-18 sẽ “cải tổ sâu rộng các thành phần răn đe chiến lược của Bắc Hàn, thúc đẩy triệt để hiệu quả của tư thế phản công nguyên tử và mang lại sự thay đổi về tính thực tiễn của chiến lược quân sự tấn công”, KCNA nói.

Bộ Quốc phòng Nam Hàn cho biết lực lượng Không quân Nam Hàn và Mỹ đã tổ chức các cuộc tập trận vài tiếng đồng hồ sau báo cáo, với sự tham gia của các máy bay ném bom B-52H của Mỹ cùng với các máy bay chiến đấu F-35A, F-15 và F-16.

“Bằng cách khai triển các khí tài chiến lược của Mỹ với tần suất và cường độ ngày càng tăng, hai nước sẽ tiếp tục thể hiện ý chí liên minh mạnh mẽ rằng chúng tôi sẽ không bao giờ dung thứ cho bất kỳ cuộc tấn công nguyên tử nào từ Bắc Hàn”“, Bộ này cho biết trong một tuyên bố.

Bắc Hàn lên án các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Nam Hàn gần đây là làm leo thang căng thẳng, và tăng cường các vụ thử vũ khí trong những tháng qua.

Hầu hết các phi đạn-đạn đạo lớn nhất của Bắc Hàn sử dụng nhiên liệu lỏng, đòi hỏi chúng phải được nạp nhiên liệu đẩy tại bãi phóng - một quá trình tốn thời gian và nguy hiểm.

“Đối với bất kỳ quốc gia nào vận hành lực lượng nguyên tử dựa trên phi đạn và với quy mô lớn, phi đạn nhiên liệu rắn là một khả năng vô cùng đáng mơ ước vì chúng không cần phải tiếp nhiên liệu ngay trước khi sử dụng”, Ankit Panda, chuyên gia cấp cao tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở ở Mỹ nói. “Khả năng này phản ứng nhanh hơn nhiều trong những lúc gay cấn”.

Chuyên gia Panda cho rằng Bắc Hàn rất có thể sẽ giữ lại một số hệ thống nhiên liệu lỏng, làm phức tạp thêm các tính toán của Mỹ và các đồng minh trong một cuộc xung đột.

Vann Van Diepen, cựu chuyên gia vũ khí của chính phủ Hoa Kỳ, hiện đang làm việc với dự án 38 North, cho biết phi đạn nhiên liệu rắn vận hành dễ dàng và an toàn hơn, đồng thời cần ít hỗ trợ hậu cần hơn, khiến chúng khó bị phát giác và dễ sống sót hơn so với chất lỏng.

Bắc Hàn lần đầu tiên phô diễn vũ khí có thể là ICBM nhiên liệu rắn mới trong cuộc diễu hành quân sự vào tháng 2, sau khi thử nghiệm động cơ nhiên liệu rắn lực đẩy cao vào tháng 12.

Các nhà phân tích nói Mỹ có thể xác định được giữa một vụ phóng bằng nhiên liệu rắn hay lỏng bằng các vệ tinh cảnh báo sớm vốn có thể phát giác được sự khác biệt trong dữ liệu hồng ngoại do các loại phi đạn khác nhau tạo ra.

Vụ phóng mới nhất diễn ra vài ngày sau khi ông Kim kêu gọi tăng cường khả năng răn đe chiến tranh theo cách “thực tế và tấn công hơn” để chống lại điều mà Bắc Hàn gọi là các động thái gây hấn của Hoa Kỳ.

Các viên chức cho biết phi đạn được bắn từ gần Bình Nhưỡng, bay khoảng 1.000 cây số (620 dặm) trước khi đáp xuống vùng biển phía Đông Triều Tiên. Bắc Hàn nói vụ thử không gây ra mối đe dọa nào đối với các nước láng giềng.

Một viên chức quân đội Nam Hàn cho biết độ cao tối đa của phi đạn thấp hơn 6.000 cây số, là đỉnh cao của một số vụ thử kỷ lục hồi năm 2022.

“Bắc Hàn có thể đã chọn tập trung vào việc thu thập dữ liệu cần thiết để kiểm tra các tính năng của mình ở các giai đoạn khác nhau thay vì phóng hết tốc lực ở lần phóng đầu tiên”, Kim Dong-yup, Giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên, nói. “Vì đây là một cuộc thử nghiệm không theo mô thức bay bình thường nên Bắc Hàn có thể sẽ tiến hành thêm một số cuộc thử nghiệm nữa”.


Trung Quốc Ra Lịnh Cấm Tàu Tới Khu Vực Gần Đài Loan Trong Ngày 16/4


(Hình: Một vụ phóng vệ tinh của Tập đoàn Khoa học và Kỹ thuật Hàng không và Không gian Trung Quốc - CASC.)

-Trung Quốc sẽ cấm các tàu đến một khu vực gần Đài Loan vào ngày 16/4/2023, vì khả năng các mảnh vỡ phi đạn rơi xuống, Cơ quan An toàn Hàng hải của Trung Quốc loan báo ngày 13/4.

Việc này diễn ra giữa bối cảnh căng thẳng trong khu vực liên quan đến các cuộc tập trận của Trung Quốc xung quanh Đài Loan, một động thái phô trương lực lượng nhằm đáp trả cuộc gặp tuần trước tại Los Angeles giữa Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy.

Trung Quốc coi Đài Loan là lãnh thổ của mình và phản đối bất kỳ sự tương tác nào giữa lãnh đạo Đài Loan với các viên chức ngoại quốc. Đài Loan bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Chính phủ Đài Loan hôm 12/4 đã xác nhận một bản tin của thông tấn xã Reuters rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch áp đặt vùng cấm bay từ ngày 16 đến ngày 18/4 - khi Nhật Bản tổ chức cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao G7 - nhưng sau đó cho biết Trung Quốc đã rút ngắn thời hạn cấm bay xuống chỉ còn 27 phút vào sáng 16/4 sau khi Đài Bắc phản đối.

Hãng thông tấn trung ương chính thức của Đài Loan đưa tin, dẫn lời Bộ trưởng giao thông của Đài Loan, Wang Kwo-tsai, cho biết vùng cấm bay sẽ ảnh hưởng đến khoảng 33 chuyến bay.

Trong một tuyên bố ngắn gọn, Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc đã công bố tọa độ cho khu vực này, nói rằng tàu thuyền bị cấm đi vào từ 9 giờ sáng cho đến 3 giờ chiều ngày 16/4 vì “có thể có mảnh vỡ phi đạn rơi xuống”.

Các tọa độ tương ứng với một khu vực hình chữ nhật ở phía Đông-Bắc Đài Loan, với điểm gần nhất cách Đài Loan 118 cây số, được vạch trên bản đồ mà Bộ Giao thông-Vận tải Đài Loan công bố vào cuối ngày 12/4.

Khu vực này nằm ở phía Tây-Bắc của đảo Ishigaki Nhật Bản và gần một nhóm đảo nhỏ đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Thông tấn xã Trung ương, trích dẫn một nguồn tin an ninh, cho biết Trung Quốc đang lên kế hoạch phóng một vệ tinh thời tiết từ tỉnh Cam Túc phía Tây-Bắc vào ngày 16/4 và đây là lý do khiến khu vực này bị cấm, chứ không phải bất kỳ cuộc tập trận nào.

Trung Quốc không chính thức công bố một vụ phóng như vậy.

Tập đoàn Khoa học và Kỹ thuật Hàng không Không gian Trung Quốc, nhà thầu chính của Trung Quốc cho chương trình không gian, cho biết vào ngày 3/4 rằng họ đang nhắm đến việc phóng vệ tinh thời tiết Fengyun-3G vào giữa tháng 4.

Bộ Giao thông-Vận tải Đài Loan cảnh báo tàu thuyền tránh xa khu vực vào ngày giờ Trung Quốc đã thông báo.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết Nhật Bản đã tìm kiếm lời giải thích từ Trung Quốc vào ngày 12/4 về những gì đang diễn ra.

“Chính phủ đang tiếp tục thu thập và phân tích thông tin chi tiết, bao gồm cả thông tin liên lạc với phía Trung Quốc và sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp dựa trên kết quả”, ông Matsuno nói trong một cuộc họp ngắn.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc từ chối bình luận.

Không có nhận xét nào: