Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Xuân Thảo - MỸ NHÂN TỰ CỔ NHƯ DANH TƯỚNG

CHƯƠNG I

TÂY SƠN ĐÁNH CHIẾM PHÚ XUÂN

Sau khi chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Huệ cho mở tiêc khao quân. Đây là chiến thắng lớn nhất kể từ khi Nguyễn Nhạc từ Tây Sơn nổi dậy năm 1774. Chiến dịch Phú Xuân kéo dài chỉ vẻn vẹn có 28 ngày, xuất quân ngày 25.5.1786, chiếm Phú Xuân đêm 15.6 và tới 23.6.1786 thì Thuận Hóa coi như hoàn toàn thuộc về nhà Tây Sơn. Trấn thủ Phú Xuân là Phạm Ngô Cầu ra hàng nhưng sau đó cũng bị giết, còn Hiệp Trấn Hoàng Đình Thể cùng hai con và tướng Vũ Tá Kiên đều tử trận.

<!>

Tại bàn tiệc, Tiết chế Nguyễn Huệ ngồi chủ tọa, hai bên là Tả đô đốc Vũ Văn Nhậm, con rể của Nguyễn Nhạc, và Hữu Đô đốc Nguyễn Hữu Chỉnh. Huệ hết lời khen Chỉnh đã có nhiều công lao trong cuộc chiến thắng khiến Nhậm có vẻ bất mãn trong lòng nhưng không dám để lộ ra ngoài mặt.

Thật ra công của Chỉnh không phải nhỏ vì Chỉnh đã làm kế ly gián hai tướng Cầu và Thể, bằng cách viết thư mời Thể về cộng tác với Tây Sơn nhưng lại cố ý đưa nhầm thư cho Cầu khiến Cầu nghi ngờ và trong khi chống lại cuộc tấn công của Tây Sơn, Cầu đã sai Thể đem quân ra ngoài thành rồi không chịu đem quân tiếp viện, lại còn đóng cửa thành không cho quân của Thể rút lui vào thành.

Hơn nữa chính Chỉnh đã thúc dục Nguyễn Nhạc tấn công Phú Xuân nhiều lần cho mãi tới khi ngoài Bắc Hà có loạn kiêu binh chia rẽ vua Lê với chúa Trịnh gây ra những hậu qủa bất lợi cho tình hình chính trị lẫn quân sự. Tuy Nhạc đã tự xưng vương năm 1778, lấy niên hiệu là Thái Đức nhưng ông vẫn dè đặt trong việc tiến đánh Phú Xuân từng là kinh đô của chúa  Nguyễn nhưng đã bị tướng nhà Lê Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm năm 1776.

Tháng 3 ÂL năm 1786, giá gạo cao vọt, dân trong kinh kỳ và tứ trấn bị đói to, thây chết nằm la liệt khắp nơi. Chúa Trịnh hạ lệnh chiêu mộ nhân dân, ai nộp của sẽ trao cho quan chức, nhưng không ai hưởng ứng, bèn dùng sắc lệnh bắt ức nhà giàu để lấy tiền chia ra phát chẩn. Lòng dân rất phẫn uất và bất bình với triều đình và ước mong có sự thay đổi.

Nhân dịp tướng trấn thủ Phú Xuân là Phạm Ngô Cầu cử tướng Nguyễn Phú Mai vào Quy Nhơn để thảo luận về biên giới giữa hai nhà Lê và Tây Sơn, Nguyễn Hữu Chỉnh trước khi về đầu Tây Sơn năm 1782 từng là bạn đồng liêu với Mai nên hỏi dò được Mai về tình hình Phú Xuân bèn báo cáo cho Nguyễn Nhạc biết.

Nhạc tới lúc này mới nghe lời Chỉnh đem quân đánh Phú Xuân, phong Huệ là tiết chế với ba phó tướng là tả đô đốc Nhậm, hữu đô đốc Chỉnh và tiền đô đốc Nguyễn Lữ phụ trách về thủy binh.

Tổng số quân Tây Sơn tham dự chiến dịch gồm 5.000 tiền quân, 2.000 hậu quân và 3.000 thủy binh, tất cả khoảng 1 vạn người.

Phía quân Trịnh có trên 3 vạn quân, đã bố trí lực lượng phòng bị. Từ sông Gianh tới đèo Hải Vân, có nhiều đồn để cứu ứng cho nhau. Tuy nhiên, đất Thuận Hóa trong nhiều năm không có chiến tranh, quân số tuy khá đông nhưng phòng thủ không chặt chẽ. Chủ tướng Phạm Ngô Cầu còn gọi là Quận Tạo thường chỉ lo chuyện làm ăn buôn bán, lơ là về phương diện quân sự, không sắm sửa khí giới phòng bị lương thực nên quân sĩ và dân chúng đều chán nản và khinh xuất.

 

Biết Phạm Ngô Cầu là người tin vào việc bói toán, Nguyễn Chỉnh bày mưu cho Nguyễn Huệ sai một thủ hạ người Hoa giả làm thầy bói tới Phú Xuân ra mắt quận Tạo Phạm Ngô Cầu, bảo rằng:

-Hậu vận tướng công phúc lộc nhiều lắm, nhưng năm nay có hạn nhỏ nên lập đàn giải hạn mới tai qua, nạn khỏi được.

Quận Tạo nghe theo, bèn lập đàn chay ở chùa Thiên Mụ trong 7 ngày 7 đêm, bắt quân phục dịch thật là vất vả không có thời giờ nghỉ ngơi nên ai nấy đều mệt mỏi và ơ hờ việc phòng bị. Trong khi tướng sĩ phía Trịnh mất cảnh giác đề phòng thì quân Tây Sơn từ Quy Nhơn bắt đầu lên đường ra bắc ngày 28 tháng 4 âm lịch tức 25 tháng 5 năm 1786.

 

Nhằm triệt để lợi dụng thời tiết mùa hè, gió nồm thổi mạnh có thể đưa thủy quân tiến nhanh ra đánh phá phía bắc, Nguyễn Huệ lập kế hoạch đánh bất ngờ ở các điểm phòng thủ quân Trịnh từ sông Gianh trở vào, từ Hải Vân trở ra và từ cạnh sườn vào Phú Xuân. Huệ dùng chiến thuật gọng kìm, mở một lúc ba mặt trận:

-Một đạo quân do Nguyễn Lữ chỉ huy gồm thủy bộ binh tiến thẳng ra sông Gianh rồi chia làm hai: một cánh án ngữ sông Gianh ngăn viện binh quân Trịnh ở Nghệ An vào cứu; cánh kia đánh xuống các đồn quân Trịnh ở Bố Chính, Leo Heo và hợp với cánh quân từ Phú Xuân tiến ra đánh Dinh Cát.

-Toàn chủ lực bộ binh tập trung đánh đèo Hải Vân rồi tiến ra Phú Xuân là mũi dùi chủ yếu.

-Một đạo thủy quân khác từ cửa bể Thuận An tiến theo sông Hương, chọc mũi dùi vô nách là thành Phú Xuân

Đèo Hải Vân tuy xung yếu, đồn lũy kiên cố để bảo vệ Phú Xuân nhưng từ nhiều năm quân Trịnh đã khá trễ nải trong việc phòng thủ

Khoảng trung tuần tháng 5 âm lịch năm 1786, đạo quân bộ của Tây Sơn do Nguyễn Huệ đích thân chỉ huy đã tập kích bất ngờ nơi này, quân Trịnh không kịp trở tay. Tướng chỉ huy đèo Hoàng Nghĩa Hồ mang quân ra chống địch bị thua trận và chết tại chiến trường.

Đánh chiếm được Hải Vân, Nguyễn Huệ lập tức thúc quân tiến thẳng ra Phú Xuân.

Trong lúc Nguyễn Huệ tác chiến ở phía nam thì Nguyễn Lữ mang thủy binh ra sông Gianh. Tại đây, quân Tây Sơn chia làm 2 cánh. Một cánh án ngữ sông Gianh ngăn viện binh Trịnh từ bắc sông Gianh kéo vào; cánh kia tiến xuống chiếm đồn Bố Chính và lũy Đồng Hới.

Tuy tại đây có không ít đồn phòng thủ nhưng các cánh quân Trịnh tại đây đều không có tinh thần chiến đấu. Khi quân Tây Sơn kéo đến, các tướng sĩ Bắc Hà đều bỏ thành lũy chạy trốn. Khi quân Tây Sơn chiếm được Bố Chính sắp tiến vào Leo Heo thì quân Trịnh tại đây cũng bỏ chạy, nhưng bị dân địa phương bắt nộp cho quân Tây Sơn.

Quân Tây Sơn tiến đánh lũy Đồng Hới (lũy Thầy) do Phái Vị hầu và Ninh Tốn chỉ huy. Tuy thành lũy khá kiên cố nhưng tinh thần quân Trịnh tại đây cũng bạc nhược. Hai tướng Trịnh sợ bị đánh từ cả đường thủy lẫn đường bộ, không dám chống cự bèn theo đường núi trốn thoát về Bắc.

Ngày 26 tháng 5 âm lịch tức 21 tháng 6-1786, quân Tây Sơn chiếm đóng lũy Đồng Hới.

Tướng đóng ở các đồn Cát Doanh và Động Hải nghe được phong thanh đều bỏ chạy. Thế là chỉ trong vòng 28 ngaỳ quân Tây Sơn đã làm chủ Chánh Dinh tức Thuận Hoá theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý đôn viết năm 1776, khi ông làm Hiệp Trấn tại đây, bao gồm 1436 xã, 157,960 đinh (từ 18 tới 55 tuổi), 789,800 dân.

 

Tiệc khao quân đêm ấy rất lớn vì các kho lương thực địch bỏ lại còn nguyên. Tướng sĩ và quân lính ai nấy hân hoan và tinh thần chiến đấu lên rất cao.

Chỉnh là người rất khôn ngoan, không dám nhận lời khen của chủ tướng, ngược lại cũng không hết lời ca ngợi tài điều quân thần tốc của Huệ khiến Huệ cũng có một bữa tiệc thoải mái và đắc chí.

Chỉ có Nhậm là có vẻ tư lự và chưa tan tiệc thì Nhậm đã đứng  dậy xin phép cáo lui vì cần phải đi kiểm soát doanh trại trước khi đi ngủ. Huệ đợi Nhậm đi khuất hẳn mới hất cằm hỏi Chỉnh:

-Tình hình Bắc Hà thế nào?

-Rất là rối loạn. Kiêu binh trước kia đưa Trịnh Tông lên, nay phe Tông lại muốn bài trừ bọn kiêu binh ỷ có công nên chẳng coi ai ra gì. Bọn chúng nay lại lấy chiêu bài phù Lê để chống lại họ Trịnh khiến cho vua chúa canh chừng lẫn nhau và các quan triều thần bối rối kẻ đứng bên này, kẻ theo bên kia...

-Thế nhà vua thì sao?

-Hiển Tông chỉ muốn yên thân, nên cũng không ủng hộ phe đòi diệt Trịnh. Nhà vua còn tuyên bố ai còn đem chuyện lật Trịnh ra thì người sẽ báo cho chúa biết.

Huệ thừ người ra suy nghĩ một lát, bỗng ngồi nhỏm dậy, nắm tay áo Chỉnh, nghiêm mặt hỏi:

-Trước tình hình như vậy đô đốc nghĩ sao?

Chỉnh nâng ly rượu lên, uống một hớp, đặt ly xuống bàn, ghé sát lại gần Huệ, hạ giọng:

-Chủ Tướng có hỏi, Chỉnh này mới dám nói. Đây là cơ hội ngàn năm một thuở để tiến quân ra Bắc, Bắc Hà sẽ thuộc quyền tướng công như trở bàn tay.

Chỉnh ra cái điều quan trọng, tằng hắng mấy cái rồi nói chậm rãi:

-Phàm cái việc dụng binh thì cần nắm lấy ba cái là Thời, Thế và . Có ba điều đó thì đánh đâu được đấy. Hiện giờ ngoài Bắc, tướng thì lười, quân thì kiêu, triều đình không có kỷ cương. Nay nếu ông lấy cái uy vừa hạ thành Phú Xuân này mà đem binh ra Bắc thì làm gì mà không đặng. Tướng công không nên bỏ mất cái Cơ, cái Thời và cái Thế đang có này.

Huệ ngắt lời:

-Ngoài Bắc nghe nói có nhiều nhân tài lắm e rằng đại sự không dễ dàng như Nguyễn đô đốc nói đâu?

Chỉnh cười đầy vẻ tự tin:

-Nhân tài Bắc Hà chỉ có mình tôi thôi. Tôi bỏ đi rồi thì Bắc triều chỉ còn như cái thùng rỗng, tướng công chớ ngại.

Huệ cười xòa:

-Ấy là tôi thật tình chẳng ngại ai đâu, mà chỉ ngại mình ông thôi.

Chỉnh biến sắc mặt, vội vàng biện bạch:

-Tôi muốn nói ngoài Bắc lúc này không có nhân tài, ta đánh chiếm rất dễ chứ moi sự là do tướng công quyết định vì tướng công có tầm mắt nhìn xa và rộng không ai bì được.

Huệ trấn an:

-Ấy là tôi nói chơi thôi chứ không có ý gì cả. Vấn đề chính là hoàng huynh  chưa có chủ định đánh ra Bắc lúc này mà cho là cần tăng cường lực lượng phòng thủ trước đã, ngoài ra mình lấy danh nghĩa gì mà xâm lấn Bắc hà. Nhà Lê dù sao cũng đã làm vua mấy trăm năm nay, mình cướp lấy cơ nghiệp chưa chắc dân tình đã chịu theo mình.

Chỉnh lại thuyết phục:

-Triều đại nhà Lê đã có Vua lại còn có Chúa, Hai quyền lợi xung đột nhau tự nó sinh ra một mâu thuẫn tất sẽ dẫn ra mối đại biến. Họ Trinh tiếng là phù Lê nhưng thực tế là  hiếp chế, cả nước không ai phục.

Chỉnh lại tằng hắng và tiếp với giọng cương quyết:

-Mình lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” thì không ai bắt bẻ vào đâu được. Lại nữa, làm tướng cầm quân ngoài mặt trận, xa cách hậu phương thì không cần phải có mệnh lệnh trên mà nên tùy cơ ứng biến cho nên dù có mệnh lệnh chăng nữa cũng có khi có thể bất tuân.

Chỉnh nói xong nhìn Huệ đăm đăm dò ý, biết là Huệ vẫn còn e ngại vì không có lệnh của Nguyễn Nhạc, Chỉnh bèn kề miệng sát tai Huệ nói thì thầm. Mặt Huệ như bừng sáng ra, nghe xong vỗ đùi nói lớn:

-Hay lắm! Hay lắm! Diệu kế! Cống Chỉnh thật tài trí hơn người.

Hai người cùng cười ha hả, cụng ly nhau rồi uống một hơi cạn sạch. Huệ đứng dậy trước, vỗ vai Chỉnh:

-Ta đi nghỉ thôi. Đô đốc cứ chuẩn bị theo kế hoạch mà tiến hành.

Chỉnh cũng đứng dạy, cúi chào Huệ từ từ rời khỏi bàn tiệc, nhìn theo rồi lại ha hả cười. Bỗng nhiên vừa đi tới cửa, Huệ quay ngoắt người lại và bắt gặp Chỉnh đang cười với vẻ đắc chí ra mặt. Huệ lẩm bẩm:

-Thả hổ về rừng chuyến này rồi. Không biết có nên chăng?

Huệ lo ngại cũng không phải là vô cớ vì trước kia Chỉnh đã từng là công thần nhà Lê, là phó tướng rất tin cẩn của Huy Quận công Hoàng Đình Bảng tới khi Huy quận bị kiêu binh giết thì Chỉnh mới đang từ Nghệ An chạy sang đầu Tây Sơn. Tuy Chỉnh sau đó giúp Nguyễn Nhạc đánh dẹp và mở rộng đất đai thuộc Tây Sơn nhưng vẫn không chiếm được lòng tin trọn vẹn cuả anh em nhà Tây Sơn. Chỉnh tất nhiên cũng biết thế nên đem cả vợ con tới Quy Nhơn làm con tin. Chúa Trịnh, biết Chỉnh là người có tài nên tìm cách chiêu hồi bằng cho em rể Chỉnh vô Quy Nhơn làm thuyết khách nhưng bị Chỉnh cho lệnh chém đầu để chứng minh lòng trung thành với Tây Sơn.

                                                            ***                      

LỜI BÀN CỦA NGUYỄN THANH BÌNHPrint all

Chương đầu tiên này, tác giả viết về việc Nguyễn Huệ đánh chiếm Phú Xuân. Hai người 

phụ tá cho Nguyễn Huệ là Vũ Văn Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh.

Vũ Văn Nhậm tuy là tướng giỏi lại có thế lực vì là rể của Nguyễn Nhạc, nhưng có lẽ chỉ 

có tài cầm quân, mà không nhiều mưu lược, và xem trong cách cư xử thì Nhậm có vẻ

ghen tức, đố kỵ với Chỉnh.

Nguyễn Hữu Chỉnh thì quả nhiên là một nhân tài của Bắc Hà. Chỉnh người Nghệ An,

con nhà giầu, đẹp trai, học giỏi, ăn nói hoạt bát, có duyên, năm 16 tuổi đã đỗ hương cống,

được thu dụng làm môn hạ cho Hoàng Ngũ Phúc. Khi Phúc chết thì Chỉnh theo con nuôi

của Phúc là Hoàng Đình Bảo.

Chỉnh cũng học binh thư, vũ nghệ, từng phụ trách việc phòng ngự mặt biển, luôn thắng

lợi trong các trận thủy chiến với hải tặc, nên được gọi là Hải điêu, tức là con cắt biển.

Về văn tài, Chỉnh làm Ngôn Ẩn Thi Tập bằng chữ Hán, Quách Tử Nghi Phú, Trương Lưu

Hầu Phú (Trương Lương) và 17 bài thơ, trong đó có bài vịnh cái pháo là nhiều người biết,

nhưng mỗi sách chép mỗi khác, kể cả Tang Thương Ngẫu Lục, Hoàng Lê Nhất Thống Chí.

Bài thơ như sau:

     Xác không vốn những cậy tay người,

     Khôn khéo làm sao nữa cũng rơi,

     Kêu lắm lại càng tan xác lắm,

     Chung quy chỉ một tiếng mà thôi.

Có người nói bài thơ này chính là tóm tắt cả cuộc đời của Chỉnh.

Còn nhiều giai thoại về cống Chỉnh lắm, để có dịp sẽ nói.

Khi Hoàng Đình Bảo chết thì Chỉnh vào Nam, theo Tây Sơn, năm 1782.

Trong trận đánh Phú Xuân này, Nguyễn Huệ đã dùng 2 mưu của Chỉnh:

1)Kế phản gián, để Phạm Ngô Cầu nghi Hoàng Đình Thể, không tiếp viện làm cả 3 cha con

Thể đều tử trận.

2)Làm cho Cầu tin lời bói toán, lập đàn cầu siêu, làm quân lính mỏi mệt, trễ nải phòng vệ.

Công của Chỉnh không phải nhỏ, nhưng đã lộ vẻ tự đắc rồi...

Thời Tam Quốc, khi Tào Tháo với Lưu Bị ngồi uống rượu, bàn thế sự, Tháo hỏi Bị lúc đó

có ai đáng là mặt anh hùng, Bị kể lung tung...Tháo nói: ” anh hùng trong thiên hạ chỉ có

Sứ quân và Tháo này thôi”. Lưu Bị sợ quá, đánh rơi cả đũa. May lúc đó có tiếng sét,

Bị vừa nhặt đũa vừa than «Oai Trời thật đáng sợ”, và Tháo mới coi thường Bị.

Người khôn thì cố giấu tài, Chỉnh thì lại thích khoe, thành ra chưa đủ khôn vậy.

(Còn tiếp)

 

Không có nhận xét nào: