Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2021

THỜI BAO CẤP TẠI VN : Tản văn: Tết này nhớ Tết xưa, cái thời ước mơ ‘ăn no mặc ấm’

 

Tết ngày ấy thích lắm, háo hức lắm, không như bây giờ. Tết chẳng mong gì mừng tuổi đâu mà vì Tết được ăn bánh chưng, được ăn cơm trắng không độn, Tết được ăn miếng thịt mỡ đúng kiểu là miếng thịt. Cả năm đói kém, ăn cơm độn rồi, ba ngày Tết là ngày được ăn no nhất…Mấy bữa nay thấy không khí năm hết Tết đến rộn ràng quá, lại thấy nhớ cái thời của ông bà. Tôi sinh ra vào thời Đổi mới bước sang tuổi thứ 7, mẹ kể ngày ấy quê tôi bắt đầu có điện, bố đi làm xa tích góp mua được cái quạt cây hiệu MD huyền thoại, đến giờ nhà tôi vẫn dùng cái quạt ấy. Mẹ bảo, bố nghe thấy đẻ con gái mừng quá nên lấy cả tháng tiền công mua cho con gái cái quạt điện với cái phích nước. Thế là từ ấy mẹ không phải thức đêm quạt tay cho 3 anh em nữa.

<!>

Mẹ kể ngày xưa mẹ còn ở nhà ông ngoại, chưa lấy bố ấy, cái cảnh thời bao cấp đúng là cười ra nước mắt. Khổ có nhưng mà cũng vui lắm, chắc cả đời không bao giờ quên được.

Xếp hàng thời bao cấp (Ảnh: nongnghiep.vn).

Chả là ông ngoại tôi sau khi đi bộ đội về được bầu làm chủ nhiệm hợp tác xã. Ngày ấy người ta bảo làm chủ nhiệm hợp tác thì không lo cả nhà chết đói. Lương của ông ngày đó cũng như các cán bộ khác được trả bằng tem phiếu. Nhà ông ngoại có 11 nhân khẩu, ông sinh được 8 người con, và vẫn còn mẹ già. Mẹ kể ngày ấy mỗi tem phiếu được lấy mỗi tháng khoảng hơn 1 cân thịt, hơn 3 cân gạo, một vài cân sắn tây lẫn mùi dầu tây đốt đèn cầy. Nếu đi xếp hàng muộn thì còn toàn cái ôi, cái xấu, gạo ẩm mốc, thịt bạc nhạc…vì người ta chọn hết rồi.

Tết xưa không thể thiếu được pháo nổ (Ảnh: Lịch sử Việt Nam qua ảnh).Thế mà mỗi tháng đến kỳ nhận tem phiếu, mặt ai cũng háo hức, mừng ra mặt. Nhà 11 khẩu ăn, cả tháng ăn cơm sắn độn, nói là cơm thôi chứ mỗi củ sắn được dính vài hột cơm. Mẹ bảo bác gái cả lúc chưa đi lấy chồng ngồi đầu nồi, các em ngồi xung quanh, đơm không kịp cho các em ăn, lúc hết lượt ngoảnh lại thì hết nồi cơm. Buổi tối đến, chỉ đốt đèn dầu 2 tiếng thôi, hôm nào có trăng sáng thì ăn cơm ngoài trời, để tiết kiệm dầu. Mẹ kể, đêm tân hôn thì được đốt cây nến nhỏ chứ cũng chẳng có dầu mà thắp suốt đêm đâu.

Lúc nào đến mùa vụ, ông làm chủ nhiệm, ở sân kho mấy ngày đêm để thu thóc hạt bà con gánh ra nộp. Nửa đêm gà gáy mà vẫn vui như hội, cứ đến mùa gặt thì còn quét được vài 3 hột thóc rơi vãi, may ra thì được một bữa nhiều cơm ít sắn độn. Mỗi năm, ông được phát 1 tấm vải Mayo để may quần áo. Mẹ kể, nhà ông đông con, mỗi năm phát vải lại ưu tiên cho các em còn đi học.

Mẹ là con thứ 5 trong nhà, hồi còn đi học, năm nay được lấy vải để may cái quần mới còn lại cho các cậu, dì. Năm sau được phát vải thì được may cái áo, 2 năm là cũng được 1 bộ quần áo “mới”. Năm sau lại nhường cho các cậu, dì chưa có. Hồi đi học có 1 bộ quần áo, đi học về lại giặt phơi lên, sáng hôm sau lại mặc. Hôm nào trời mưa hay nồm ẩm thì mặc quần áo ướt đi học. Đến ngày mẹ lấy chồng, của hồi môn mà ông bà ngoại cho mẹ là 1 bộ quần áo mới và 1 con gà mái, như thế là đã hạnh phúc lắm rồi.



Đám cưới thời bao cấp (Ảnh: phunuxuavanay.vn).

Tết ngày ấy thích lắm, háo hức lắm, không như bây giờ. Tết chẳng mong gì mừng tuổi đâu mà vì Tết được ăn bánh chưng, được ăn cơm trắng không độn, Tết được ăn miếng thịt mỡ đúng kiểu là miếng thịt. Cả năm đói kém, ăn cơm độn rồi, ba ngày Tết là ngày được ăn no nhất, không phải ăn bánh sắn, rễ khoai luộc, cơm rau muống trộn, hay củ chuối hầm. Cứ sắp đến Tết là trong nhà ai cũng vui như hội, không như bây giờ.

Câu chuyện thời bao cấp còn nhiều chuyện dở khóc dở cười lắm mà bà nói bây giờ “cũng chả nhớ hết nữa”. Tôi không được sống trong thời ấy, mà khi nghe lại tự mường tượng ra cũng thấy một quá khứ không thể nào quên. Rồi sau này 30 năm sau nữa nhìn lại đất nước mình, ta lại kể cho con cháu nghe chuyện ngày ấy.

Nguyễn Thị Dung

Không có nhận xét nào: