“Thông điệp của chúng tôi gửi tới công chúng là chúng tôi đặt mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân phiệt này và chúng tôi phải chiến đấu cho số phận của mình,” bà Misan nói thêm.
Cảnh sát ở thủ đô Naypyidaw bắn một loạt vòi rồng vào một nhóm người biểu tình.
Tại Yangon, một nhóm các nhà sư mặc áo cà sa tuần hành trong đội tiên phong của nhóm người biểu tình, cùng với công nhân và sinh viên. Họ treo cờ Phật giáo nhiều màu cùng với các biểu ngữ màu đỏ theo màu của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi, tổ chức đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11.
Một biểu ngữ viết: “Hãy thả các nhà lãnh đạo của chúng tôi, tôn trọng phiếu bầu của chúng tôi, từ chối cuộc đảo chính quân sự.” Biểu ngữ khác viết: “Bảo vệ nền dân chủ” và “Nói không với chế độ độc tài”.
Giáo hoàng kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do cho các tù nhân chính trị
biểu tình trên toàn quốc ở Myanmar phản đối việc quân đội loại bỏ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi vào tuần trước.
Trong bài phát biểu trước các nhà ngoại giao đến từ hơn 180 quốc gia, Giáo hoàng nói về “tình cảm và sự gần gũi” của mình với người dân Myanmar, nơi ngài đã đến thăm vào năm 2017.
Giáo hoàng Francis nói: “Con đường dẫn tới nền dân chủ được thực hiện trong những năm gần đây đã bị gián đoạn đột ngột bởi cuộc đảo chính tuần trước.”
Ông nói: “Điều này đã dẫn đến việc bỏ tù các nhà lãnh đạo chính trị khác nhau, những người mà tôi hy vọng sẽ được trả tự do ngay lập tức như một dấu hiệu khuyến khích một cuộc đối thoại chân thành vì lợi ích của đất nước.”
Bài phát biểu này trước các nhà ngoại giao đôi khi được gọi là bài diễn văn “gửi đến thế giới” vì nó đề cập các cuộc xung đột và tranh chấp quốc tế trên toàn cầu.
Đảo chính Myanmar: Cảnh sát xịt vòi rồng khi hàng nghìn người đình công
Hàng nghìn người đã tập trung ở Yangon và Mandalay, trong khi vòi rồng được huy động ở thủ đô Nay Pyi Taw. Việc này diễn ra một ngày sau khi Myanmar diễn ra cuộc biểu tình lớn nhất trong hơn một thập kỷ.
Quân đội đã giành quyền lực qua một cuộc đảo chính, sau khi tuyên bố mà không có bằng chứng rằng cuộc tổng tuyến cử hồi tháng 11/2020 là gian lận.
Quân đội cũng ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm ở Myanmar, hay còn gọi là Miến Điện, và quyền lực đã chuyển giao cho Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing.
Bà Suu Kyi và các lãnh đạo cấp cao của Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà, gồm cả Tổng thống Win Myint, đã bị quản thúc tại gia.
'Chúng tôi sẽ không làm việc'
Đến sáng thứ Hai, hàng chục nghìn người đã tập trung tại Nay Pyi Taw, cùng với các thành phố khác cũng ghi nhận lượng người đáng kể, theo BBC Miến Điện.
Những người biểu tình bao gồm giáo viên, luật sư, nhân viên ngân hàng và công chức. Khoảng một nghìn giáo viên đã diễu hành từ một thị trấn ở Yangon hướng về phía chùa Sule ở trung tâm thành phố chính của Myanmar.
Trên mạng, cũng có những lời kêu gọi công nhân nghỉ việc để phản đối. "Đây là ngày làm việc, nhưng chúng tôi sẽ không đi làm kể cả khi tiền lương của chúng tôi sẽ bị cắt", một người biểu tình, công nhân nhà máy may 28 tuổi, Hnin Thazin, nói với hãng tin AFP.
Ở Nay Pyi Taw, cảnh sát đã xịt vòi rồng vào những người biểu tình và có đưa tin về một số người bị thương. Một video trực tuyến về vụ việc cho thấy những người biểu tình phải dụi mắt và giúp đỡ nhau sau khi bị ướt sũng.
Cuối Facebook tin, 1 Không có ghi nhận tức thời nào khác về bạo lực.
Các video khác cho thấy những đám đông lớn cầm biểu ngữ và hô vang khi họ đi qua các tuyến đường phố.
Đầu tuần trước, quân đội Myanmar đã giành quyền kiểm soá sau khi đảng NLD giành chiến thắng vang dội trong tổng tuyển cử. Các lực lượng quân sự đã ủng hộ phe đối lập, những người đang yêu cầu bỏ phiếu lại, tuyên bố có gian lận trên diện rộng. Ủy ban bầu cử nói rằng không có bằng chứng ủng hộ những tuyên bố này.
Cuộc đảo chính được thực hiện khi một kỳ họp mới của quốc hội chuẩn bị khai mạc. Quân đội đã thay các bộ trưởng và cấp phó, bao gồm cả về tài chính, y tế, nội vụ và đối ngoại. Quân đội cũng chặn quyền truy cập vào Facebook, nền tảng được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc, cả Twitter và Instagram.
Nhưng việc này đã không thể ngăn các cuộc biểu tình quy mô lớn khắp cả nước vào thứ Bảy và Chủ nhật - hai ngày chứng kiến các cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng Cà sa năm 2007, khi hàng nghìn nhà sư của đất nước đứng lên chống lại chế độ quân sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét