Các nhiếp ảnh gia nổi tiếng tại Magnum Photos vừa xuất bản cuốn sách ảnh mô tả con người và đất nước Trung cộng qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Cuốn sách ảnh mang tên Magnum China, do Nhà xuất bản Thames & Hudson phát hành.
Các nhiếp ảnh gia có ảnh trong cuốn sách này đã gắn bó và có đam mê lâu dài với văn hóa Trung cộng.
Những người đồng sáng lập Magnum Photos, Robert Capa và Henri Cartier-Bresson, lần đầu tiên chụp ảnh về Trung cộng trong những năm 1930 và 40, đánh dấu sự khởi đầu của một mối quan hệ với đất nước này trong suốt nhiều thập kỷ.
Các bức ảnh của Magnum mang tới một bức chân dung toàn cảnh con người và đất nước Trung cộng thông qua những thay đổi và biến động trong lịch sử thời kỳ gần đây.
Đây là một lựa chọn nhỏ từ kho lưu trữ.
Henri Cartier-Bresson, 1949
Bức ảnh của Henri Cartier-Bresson cho thấy một trong những lãnh chúa cuối cùng thời chiến tranh, Tướng Ma Hung-kouei.
Vào thời điểm đó, Ma Hung-kouei là người trị vì tối cao ở phía tây bắc Trung cộng, nhưng quân đội của ông đã sớm bỏ rơi ông.
Sau lưng ông ta là những câu nói cổ xưa, chẳng hạn như: "Một vị tướng giỏi nên đóng một vai trò đẹp trong lịch sử. Ông ta phải được hàng trăm thế hệ ngợi ca. Ông ta nên chăm sóc cho quân đội của mình và cũng cho người dân của mình."
Bruno Barbey, 1973
Nhiếp ảnh gia Bruno Barbey đen Bắc Kinh năm 1973, tại một thời điểm quan trọng đối với Trung cộng.
Sau những năm xáo trộn của Cách mạng Văn hóa, đất nước đã bắt đầu hội nhập lại với thế giới, và chuyến đi của Barbey trùng hợp với chuyến thăm của Tổng thống Pháp, Georges Pompidou.
Bức ảnh của Barbey cho thấy các nữ sinh đang diễu hành qua quảng trường Thiên An Môn chuẩn bị cho lễ đón Tổng thống Pompidou.
Bối cảnh trong ảnh là bức chân dung của Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung cộng Mao Trạch Đông, và các khẩu hiệu, "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sống mãi. Sự đoàn kết của nhân dân thế giới sống mãi."
Eve Arnold, 1979
Eve Arnold nhắm đến việc chụp người và các cảnh quan ấn tượng, khi bà đi từ Nội Mông đến Tây Tạng, và từ Bắc Kinh đến Thượng Hải.
Trong khi ảnh phong cảnh của bà mô tả cuộc sống nông thôn, chúng cũng bóng gió về những thay đổi sắp tới.
Trong bức ảnh này, một phụ nữ tập luyện cho lực lượng dân quân ở Nội Mông.
Patrick Zachmann, 1982
Patrick Zachmann đến Trung cộng năm 1982, khoảng thời gian xảy ra cải cách văn hóa.
Sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, Trung cộng bắt đầu nới lỏng kiểm soát vốn và mọi người bắt đầu phục hồi quyền tự do cá nhân và xã hội của mình.
Bức ảnh của Zachmann cho thấy một đám đông ở Bắc Kinh đang quan sát 'Long-Nose', một thuật ngữ chỉ tất cả những người phương Tây, bao gồm cả nhiếp ảnh gia.
Stuart Franklin, 1989
Khi những thay đổi về kinh tế và xã hội bắt đầu, các cuộc biểu tình cũng nổ ra.
Tuy nhiên, vào năm 1989, tình trạng bất ổn dẫn đến bi kịch, khi chính phủ huy động quân đội để chống lại sinh viên chiếm Thiên An Môn, giết chết hàng trăm người biểu tình.
Bức ảnh của Stuart Franklin về một người đàn ông đơn độc đang đối mặt với một đoàn xe tăng ở Quảng trường Thiên An Môn đã trở thành một phép ẩn dụ mang tính biểu tượng cho sự kiện này.
Năm 1992, Ian Berry đến Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, nơi đang trải qua quá trình phát triển đô thị và công nghiệp nhanh chóng.
Đầu tư thương mại đã kéo người nhân đổ vào thành phố; Bức ảnh của Berry miêu tả sự kết hợp giữa Trung cộng cổ đại và hiện đại.
Chris Steele-Perkins, 2015
Với ít công việc được trả lương cao ở các vùng nông thôn, một số cha mẹ đã đưa ra quyết định khó khăn để chuyển đến thành phố, để lại con cái của họ ở quê nhà, nhờ người thân nuôi dưỡng.
Chris Steele-Perkins đã đến thăm một ngôi làng như vậy ở tỉnh Yun Nan, chụp ảnh một số học sinh thuộc 20 dân tộc thiểu số Yi tại một trường học.
Giáo viên của các em, người sinh ở làng, đã dạy ở đây 'tạm thời' trong tám năm bởi vì chưa thể tìm được giáo viên khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét