Từ thế kỷ XVII, chánh trị ở một số quốc gia Âu Châu bị chi phối sâu xa bởi tổ chức bí mật «Thợ Hồ», thường tranh giành ảnh hưởng với Giáo hội Vatican vốn từ xa xưa là Đế quốc của Đế quốc, Vua của vua. Là thứ Siêu Hoàng đế. Thật vậy, suốt thời gian dài, thế giới cơ hồ như bị cai trị bởi hai thế lực cực mạnh Thợ Hồ và Vatican qua sự đại lý của chánh quyền cấp quốc gia «Bảo thủ/Cấp tiến», «Dân chủ/Cộng hòa» hay «Tả/Hữu». Mãi cho tới ngày nay, ở xứ Tây, sự thay đổi từ Sarkozy qua Hollande, từ Hollande qua Macron cũng vẫn không thiếu sự dự phần ảnh hưởng của Thợ Hồ và Vatican.
Trước kia, Thợ Hồ còn là Hội kín, tức hoàn toàn trong bí mật. Từ ít lâu nay, do diễn tiến tổ chức phức tạp theo qui luật «cái gì quá lâu đời đều bị biến dạng và biến chất» nên Thợ Hồ chỉ có thể giữ «kín đáo» chớ không còn «bí mật» được nữa.
Nhưng đối với các cường quốc dân chủ tự do, Thợ Hồ và Vatican chỉ gây ảnh hưởng theo đường lối có lợi cho mình chớ chưa thật sự quyết định được trật tự thế giới. Gần đây, người ta bắt đầu thấy xuất hiện một sức mạnh mới, không nhằm ảnh hưởng tới chánh trị quốc gia mà nhằm quyết định chánh trị khu vực hay toàn cầu. Tức một thứ «siêu chánh trị» hay «chánh trị siêu quốc gia». Đây không phải là một tổ chức thật sự vì nó không có pháp thể. Quyền lực của nó xuất phát từ phiên họp định kỳ hàng năm do một quốc gia tham dự tổ chức theo thể thức luân phiên.
Trước đây Siêu Quyền lực này cũng ẩn mình trong bóng tối, chỉ mới được nhận diện trong gần đây mà thôi.
Người ta gọi đó là «Câu lạc bộ Bilderberg» hay «Nhóm Bilderberg», hay «Diễn Đàn Bilderberg».
Kỳ họp thứ 66 năm nay 2018, Hồng Y Pietro Parolin, Tổng trưởng Ngoại giao Vatican, nhơn vật số 2 của Vatican, được Diễn Đàn Bilderberg mời tham dự chánh thức từ ngày 7 tới 10 tháng 6 tổ chức tại thành phố Turin ở Ý, cùng với 128 vị đại diện 23 quốc gia.
Sự tham dự của Hồng Y Pietro Parolin thật sự là một biến cố mới cực kỳ quan trọng. Do sự chuyển mình của Vatican và sự thay đổi cách ứng sử của Thợ Hồ để có một sự hợp tác siêu quyền lực? Sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ hơn tới trật tự thế giới ngày mai này?
Vài nét chánh về Diển Đàn Bilderberg
Lần đầu tiên năm 1954, Diễn Đàn họp tại khách sạn Bilderberg ở thành phố Oosterbeek, Hòa-lan, nên Diễn Đàn mang tên Bilderberg. Cứ mỗi năm, Bilderberg lại họp luân phiên ở một quốc gia tham dự viên khác nhau nhưng những phiên họp vẫn không chánh thức, qui tụ từ 120 tới 130 người tham dự thuộc các địa hạt hoạt động như chánh trị, công kỹ nghệ, thương mại, tài chánh, giới chức đại học và chủ truyền thông. Thành phần tham dự, cũng như năm nay tại Turin, thường gồm 2 phần 3 đến từ Âu châu, còn lại đến từ Mỹ. Cũng như 1/3 là đại diện chánh phủ, phần còn lại thuộc các địa hạt khác.
Diễn Đàn Bilderberg thảo luận về những xu hướng lớn của thế giới và những vấn đề lớn mà thế giới đang đối đầu. Người tham dự hoàn toàn tự do sử dụng những thông tin thu lượm được từ những cuộc thảo luận nhưng không được đề cập hay dẫn chứng diễn giả. Cũng như không tiết lộ danh tánh những người tham dự Diễn Đàn.
Nhờ đặc tính này mà người tham dự ghi nhận, thảo luận thoải mái. Và sau cùng, cũng không có một nghị quyết nào đề nghị, một biểu quyết nào phải làm, một tuyên bố nào phải phổ biến.
Bilderberg họp kỳ này là kỳ 66 mà phiên họp đầu tiên lại vào tháng 5/1954 thì làm sao đủ 66 lần được?
Thật ra trong những năm 1950, nhà ngoại giao Ba-lan Joseph Ratinger và Andrew Nielsen lo ngại làn sóng bài Mỹ đang nổi lên mạnh mẽ ở Tây Âu trong lúc Âu châu đang trong tình trạng bị chiến tranh lạnh chi phối nên đã nghĩ phải tổ chức một diễn đàn quốc tế để các nhà lãnh đạo Âu châu và Mỹ họp nhau thảo luận sự hợp tác quân sự, kinh tế và chánh trị với nhau. Theo cựu Tổng trưởng ngoại giao Pháp, ông Hubert Védrine «Lúc đó, mục đích của Diễn Đàn là thuyết phục các nhà lãnh đạo Âu châu và Mỹ siết chặc quan hệ với nhau và chớ coi thường sự hung hãn xâm lăng của cộng sản liên-xô».
Ông Hoàng Bernhard của Hòa-lan đồng ý tiếp đón Diễn Đàn trên đất Hòa-lan. Cựu thủ tướng Bỉ, ông Paul Van Zeelland, nhà kinh doanh lớn Hòa-lan, ông Paul Rijkens, cũng hưởng ứng theo. Ông Hoàng Bernhard liên lạc tướng Mỹ, ông Walter Bedell Smith, lúc đó là Giám đốc CIA, đưa đề nghị về Hội nghị.
Pháp muốn mỗi nước có 2 người tham dự, một cho phe đa số cầm quyền và một cho phe đối lập. Hội nghị trù bị tổ chức tháng 9/1952 tại lâu đài của nhà quí tộc François de Nervo ở Paris XVI, với sự tham dự của Chủ tịch đảng Xã hội Guy Mollet và cả Thủ tướng Pháp Antoine Pinay, và cựu Tướng Anh Colin Gubbins, cựu Tổng Thư ký OTAN, cựu Tổng trưởng Quốc phòng Ole Bjorn Kraft của Đan-mạch,…
Hàng năm, cứ vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6, Ủy Ban lãnh đạo Diễn Đàn Bilderberg, chỉ gồm vị Chủ tịch và 1 Tổng Thư ký danh dự, đứng ra tổ chức Hội nghị. Tất cả người tham dự đều không phải là thành viên vì chỉ do Diễn Đàn mời theo nhu cầu của tình hình.
Hiện nay, Chủ tịch đứng ra tổ chức là ông Henri de Castries (Pháp, từ năm 2012). Và từ năm 1954 tới nay có tất cả 7 vị Chủ tịch là thành viên chánh thức của Bilderberg.
Bilderberg thao túng cả thế giới?
Người ta nói Diễn Đàn Bilderberg đang thao túng cả thế giới. Phải chăng vì có những nhà lãnh đạo các cường quốc tham dự như Tony Blair, Margaret Thatcher, Angela Merkel và Bill Clinton. Hay những nhà tài phiệt lớn như Georges Soros, Rupert Murdoch, Chủ Coca-Cola, Daimler-Chrysler, IBM, hoặc Tổng Thư ký IMF, lãnh đạo UE,…Và đặc biệt, kỳ họp năm nay, có Hồng Y Pietro Parolin, nhơn vật số 2 của Vatican, tham dự?.
Người tham dự phải tới một mình, không được cùng đi với bạn bè, trợ lý, bí thư hay cả người gia đình. Nội qui không cho phép người tham dự tiết lộ nội dung những cuộc thảo luận ra bên ngoài.
Người tham dự nhiều tuổi nhứt hiện nay là ông David Rockerfeller của Chase Manhattan Bank (Laurance Rockefeller là 1 trong những người sáng lập đầu tiên) và Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Huê kỳ. Người trẻ tuổi hơn hết là Tổng trưởng Tài chánh Anh, ông Georges Osborn, 39 tuổi.
Vì tính cách bí mật mà mỗi kỳ họp, Bilderberg đều thu hút mạnh mẽ sự chú ý của nhiều người. Báo chí và nhiều tổ chức môi trường, khuynh tả. Vì bí mật nên có nhiều lời đồn Bilderberg xưa nay bí mật điều hành cả thế giới. Có dư luận cho rằng chính CIA Mỹ dựng lên tổ chức bí mật này và điều hành theo hướng quyền lợi của Mỹ!
Nhưng những nhà quan sát lại cho rằng một trong những mục tiêu chánh của Bilderberg là nhằm xây dựng một siêu quốc gia của thế giới, với ngân hàng Trung ương, tiền tệ thống nhứt, dưới sự kiểm soát của Mỹ. Còn mục tiêu cuối cùng là thành lập một chánh phủ liên quốc gia có qui mô toàn cầu!
Còn những người chống đối tổ chức này tin rằng bên trong Bilderberg chính là một âm mưu từ lâu nay của các ông trùm tư bản nhằm chống lại loài người, khai thác, bốc lột loài người tận xương tủy để làm giàu!.
Có không ít những nhà hoạt động chống lại Bildergerg đã tụ tập tại Sitges. Ngoài hoạt động biểu tình phản đối, họ hy vọng còn có thể khai thác được thông tin giúp làm rõ được những kế hoạch bí mật của hội kín trên đây.
Khả năng của Bildergerg sau kỳ họp 66?
Giáo sư Quigley, làm việc ở Cục Tham mưu Brooklings, Bộ Quốc phòng, Bộ Hải quân Mỹ và có mối quan hệ rất mật thiết với các quan chức cấp cao trong Cục Tình báo Trung ương, cho rằng tổ chức bí mật Bilderberg có ảnh hưởng đến những quyết định hầu hết mọi vấn đề quan trọng trên thế giới.
Vẫn theo ông, Viện Hoàng gia về các vấn đề Quốc tế ở Anh, Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ (CFR), nhóm Bilderberg, Ủy Ban Ba bên (Trilateral Commission) đều là những tổ chức hạt nhân ngầm thao túng cuộc diện thế giới.
Đối với Câu lạc bộ Bilderberg, giới truyền thông luôn biết giữ im lặng. Những người tham dự Bilderberg như các nghị sĩ Anh hoặc những quan chức cao cấp Mỹ thì đều nói rằng đó chỉ là một nơi để bàn luận vấn đề chung chung của thế giới, một diễn đàn mà mọi người đều có thể "tự do phát biểu ý kiến". Nhưng vẫn có người quả quyết đó là hình thức phôi thai của một thứ chánh phủ toàn cầu, không biên giới.
Chương trình Bilderberg thảo luận năm nay có đề cập đến “Trung Quốc”, “vấn đề dân túy” “làn sóng di dân”, “an ninh mạng”. Ngoài ra, nó còn một vấn đề xã hội mới xuất hiện : “Précariat và tầng lớp trung lưu xuống cấp”.
“Précariat” chỉ một từng lớp xã hội cảm thấy không an tâm về nghề nghiệp, cộng đồng của họ và cuộc sống nói chung. Nhóm người này ngày càng gia tăng mạnh ở Pháp và Âu châu.
Cụ thể là “những người làm việc bán thời gian, người nhận lương tối thiểu, lao động nước ngoài tạm thời, thất nghiệp ở tuổi thay đổi nghề nghiệp khó khăn, người cao niên chật vật với lợi tức ngày càng thu hẹp, người bản xứ bị đẩy ra ngoài, các bà mẹ đơn thân không nơi nương tựa, thế hệ không có lương hưu hay nghỉ hưu”.
Nhóm người này, vốn được xem là “cảm thấy xa lạ, vô tổ chức, lo lắng và tức giận”, đang tạo thành một thành phần xã hội quan trọng ở các nước phát triển từ đây xuất hiện những người hoạt động chánh trị thắng cử hiện nay ở nhiều nơi. Như Donald Trump ở Mỹ, nhiều người khác ở châu Âu, Tập Cận Bình ở Tàu, … và nhiều nơi nữa.
Hội nghị Bilderberg sau kỳ họp 66 sẽ giải quyết tốt đẹp hiện tượng này? Và Tàu? Còn những vấn đề khác nữa?
Và tầm ảnh hưởng của Vatican lần đầu tiên tham dự Hội nghị năm nay?
Nguyễn Thị Cỏ May
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét