Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021

Hãy cùng tôi Uống ly rượu mừng - Giao Chỉ SanJose

 

Nhạc sĩ của quê hương là Phạm đình Chương ra đi đã để lại cho chúng ta biết bao nhiêu là di sản quý giá. Ngoài các bạn nhạc tình đầy nước mắt, không bao giờ người Việt ly hương mà quên được trường ca Hội Trùng Dương với 3 dòng sông bất hủ. Nhưng mỗi khi Xuân về chúng ta lại phải cùng nhau Uống ly rượu mừng. Ly rượu ân tình của nhạc sĩ viết từ năm 1952 tại Sài Gòn khi chúng tôi còn nghe ở Hà Nội trước khi vào trường Đà Lạt 1954. Ly rượu mừng chia tay miền Bắc nhưng sống mãi với miền Nam và cùng người Việt đi khắp thế giới sau năm 1975. Hơn 40 năm sau lần đầu tiên dân Việt dưới chế độ cộng sản mới được thưởng thức từ năm 2016.  

<!>

Tôi được tin này rất mừng cho người dân Việt còn sống trong quê hương từ này được thưởng ngoạn bài ca bất hủ của thế giới tự do mỗi độ Xuân về. Nhân ngày cuối năm mở máy điện toán thăm thế giới ảo chợt thấy bài văn cũ. Lại thấy anh Phạm Phú Nam giám đốc Dân Sinh Media đưa lên bài đồng ca chúng tôi tổ chục năm trước. Cả hội trường và ca đoàn cũng trình diễn Ly Rượu mừng hết sức tình cảm và nhiệt thành. Chưa bao giờ có chương trình văn nghệ mà tất cả khán giả và ca đoàn hoà nhập như vậy. Xin mời quý ông bà và anh chị em đọc lại bài viết cũ và sau cùng xem chúng tôi trình diễn cảnh năm xưa. Biết ngày nào kỷ niệm xưa còn trở lại.                                 

Giao Chỉ, San Jose.

Đây là bài báo cũ có tựa đề là: Chúc người binh sĩ lên đàng.. Cuối năm, cô Truong Gia Vy, Việt Tribune hỏi rằng bác có bài Xuân cho kỳ này không. Tôi trả lời rằng sẽ cố gắng. Từ mấy tuần nay tôi nghe chuyện Sài Gòn rồi Hà Nội rộn ràng với ca khúc Ly rượu mừng. Ngay từ thập niên 50 bài ca bất hủ của Phạm Đình Chương ra đời, ban hợp ca Thăng Long cất tiếng tại Sài Gòn là cả Miền Nam uống ly rượu mừng. Bài ca vui tươi, nhạc điệu trầm hùng, lời ca dung dị đã mau chóng trở thành điệu Xuân ca số một vào dịp Tết. Người ta đơn ca, song ca, tam ca và đồng ca khắp mọi nơi. Không một ca sĩ nào mà chưa một lần uống ly rượu của Phạm đình Chương dù là uống riêng hay uống chung. Uống trên sân khấu, trong tiệc tất niên hay tân niên, uống với mọi người hay nghêu ngao một mình. Thời kỳ trước 54 Hà Nội vẫn còn nghe tiếng rót rượu mừng từ Sài Gòn. Khi Geneve cưa đôi đất nước 1954 dân Bắc di cư đem theo tài sản còm cõi trong tay đã có cả ly rượu ngậm ngùi. Vào Sài Gòn anh em ta  hát chung với bạn Nam Kỳ trong kỳ Tết đầu tiên1955 rồi tiếp tục 21 năm với 2 nền cộng hòa. Sau cùng ly rượu ngọt ngào cũng có trong hành trang cay đắng của người di tản đến khắp bốn phương trời. Người Việt miền Nam lưu vong mỗi độ Xuân về là phải thổn thức chúc Tết lẫn nhau trong những ly rượu mang sầu viễn xứ. Cho đến năm nay, năm thứ 17 của thế kỷ thứ 21, biết bao nhiêu ca sĩ hải ngoại trở về nhưng chưa ai đem được ly rượu mừng của Phạm đình Chương qua được cửa khẩu của hải quan từ Hà Nội đến Sài Gòn. Đột nhiên có tin Ly rượu thần tiên của Phạm đình Chương sống lại qua chương trình mà Việt Nam gọi là Giai điệu tự hào. Lần mò suốt đêm trên mạng lưới của thế giới ảo chúng ta thấy cả một thế hệ ca sĩ trẻ Việt Nam ngày đêm say sưa với Ly rượu cũ năm1952 của người nhạc sĩ tài hoa Phạm đình Chương. Ai cũng nói, phải chi tác giả sống lại mà xem thiên hạ đang uống ly rượu ngọt ngào bình dị của ông. Xin các bạn cùng tôi đọc lại lời ca bất hủ một lần.                        Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi. Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi.Người thương gia lợi tức.Người công nhân ấm no.Thoát ly đời gian lao nghèo khó. á a a a.  Nhấp chén đầy vơi. Chúc người người vui. á a a a.Muôn lòng xao xuyến duyên đời       ********  Rót thêm tràn đầy chén quan san.       Chúc người binh sĩ lên đàng.                                 Chiến đấu công thành.      Sáng cuộc đời lành.           Mừng người vì Nước quên thân mình.       Kìa nơi xa xa có bà mẹ già.       Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa.  Chúc bà một sớm quê hương.       Bước con về hòa nỗi yêu thương.á a a Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính.á a a a.     Chúc mẹ hiền dứt u tình       *****   Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương.      Xây tổ ấm trên cành yêu đương        Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ         Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới    ***         Bạn hỡi, vang lên. Lời ước thiêng liêng. Chúc non sông hoà bình, hoà bình. Ngày máu xương thôi tuôn rơi. Ngày ấy quê hương yên vui, đợi anh về trong chén tình đầy vơi  ******       Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Nước non thanh bình. Muôn người hạnh phúc chan hoà. Ước mơ hạnh phúc nơi nơi. Hương thanh bình dâng phơi phới …..                                                                         Thiên hạ nói rằng, lẽ ra ly rượu của Phạm Đình Chương dù đã vượt biên 75 hay HO năm 90 thì cũng được cho Visa trở về Việt Nam từ 2000. Nhưng chỉ có một câu oan nghiệt mà mấy tay giáo điều cộng sản cứ lần lữa không cấp giấy ra trại. Đó là câu ông Phạm Đình Chương chúc người binh sĩ lên đàng. Cán bộ nói rằng phải chi mà chúc người bộ đội lên đàng có phải là bài ca đã tới bến dễ dàng. Nghệ sĩ thưa rằng sửa lại như vậy không hát được. Trình cán bộ rằng ông Phạm đình Chương làm bài ca này từ rất lâu. Binh sĩ ở đây là chiến sĩ của ta lên đường chống Pháp. Phải chăng cán bộ nhà ta cũng thừa biết đây là lý luận lấy được theo kiểu Stalin nên đã OK và cấp giấy cho Ly rượu mừng ra trại. Và người binh sĩ Sài Gòn của Phạm Đình Chương một lần nữa đã lên đàng. Ca sĩ trẻ Việt Nam hát Ly rượu mừng cùng với biết bao nhiêu bài ca của thời “Tiền Sử” trước 75 mà hân hoan nói với nhau rằng sao nhạc của ông cha ta ở miền Nam ngày xưa hay quá thể.                                                                                                                                         Năm 1975 gia đình chị Nhung chạy loạn có đem theo được một dàn máy AKAI mua từ PX Mỹ kèm theo một thùng đĩa nhựa to tướng. Khuân vác vất vả vào trại ty nạn CA là anh chị bắt đầu làm ăn. Đài phát thanh của trại bắt đầu véo von tiếng ca Thái Thanh và cái Tết đầu tiên trong trại là đã có Ly rượu mừng. Ai cũng tưởng cô Thái Thanh đi thoát. Đệ nhất danh ca vẫn còn ở lại với tang thương Sài Gòn nhưng gia đình chị Nhung thì làm ăn phát đạt với từng bản sao nhạc Vàng của người di tản mua từ trại đem đi khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Bây giờ người chồng hiền lành của chị Nhung đã ra đi từ lâu, để lại 2 dàn máy AKAI là một thùng băng nhạc cũ. Chị đem tặng cho Việt Museum kèm theo 200 US nói là để bảo toàn làm kỷ niệm. Ly rượu mừng của Phạm đình Chương nằm trong dàn máy cũ như ngọn đèn quá khứ khi tỏ khi mờ, lúc còn lúc mất. Nhưng có xá gì chuyện đó. Máy TV mỏng teo bên cạnh luôn luôn có Ly rượu mừng của Asia và Thúy Nga rực rỡ muôn màu. Ngày nay ly rượu cũ sau gần nửa thế kỷ đã trở về quê xưa hát cho người binh sĩ lên đàng, cất tiếng ca cho tự do và dân chủ. Cuộc chiến đấu trên chiến trường văn hóa đã thành công qua lời ca véo von của một dàn ca nhi 20 tuổi hát cho trăm triệu người dân Việt Nam trên quê hương yêu dấu. Chúng ta yêu ông Phạm Đình Chương biết bao nhiêu. Người đi qua đời chúng ta. Chúng ta còn nhớ gì không. Ông để lại lời chúc cho Anh nông phu, người thương gia, công nhân hay bà mẹ già. Chúng ta, những người binh sĩ lên đàng, nhưng chẳng chiến đấu công thành làm sao hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính. Làm sao thấy được Ngày ấy quê hương yên vui đợi anh về trong chén tình đầy vơi. 

Giao Chỉ

Không có nhận xét nào: