Trụ trì chùa Wat Chak Daeng đeo khẩu trang làm từ chai nhựa tái chế. (Ảnh: LILLIAN SUWANRUMPHA/ AFP qua Getty Images)
Mười năm trước, Dhammalangkaro đã đến Đài Loan với hy vọng tìm hiểu về các phương pháp tái chế.
Tại Hội Từ tế, vị sư đã học được cách làm sao để chia nhựa thành các sợi nhỏ giống như vải.
Dhammalangkaro nói: “Tôi học được rằng nhựa có thể sản xuất vải. Tôi nảy ra ý tưởng biến đồ nhựa thành áo cà sa.”
(Trái) Một Phật tử phân loại chai nhựa được tận dụng để tái chế thành áo cà sa. (LILLIAN SUWANRUMPHA/ AFP qua Getty Images); (Phải) Một hòa thượng sắp xếp các chai nhựa thu lượm được để tái chế thành áo cà sa và khẩu trang. (Ảnh: LILLIAN SUWANRUMPHA/ AFP qua Getty Images)
Hàng tấn rác thải nhựa bắt đầu đổ về chùa. Hiện tại, nhà chùa thu về gần 4 tấn nguyên vật liệu mỗi tháng.
Tại chùa, các vị hòa thượng nghiền nhựa và chuyển đến nhà máy để biến nhựa thành sợi, sau đó chúng được đưa trở lại chùa, tại đây họ tiếp tục dệt sợi may thành áo cà sa. Từ vẻ mềm mại của vải, người xem không thể tưởng tượng được nó được làm từ các vật dụng như chai nhựa tái chế.
Một Phật tử nén những chai nhựa thu lượm được để tái chế thành áo cà sa. (Ảnh: LILLIAN SUWANRUMPHA / AFP qua Getty Images)
Thậm chí, chính phủ Thái Lan còn yêu cầu ngư dân vớt rác dưới nước khi đánh cá. Dhammalangkaro cho biết các tàu đánh cá thu gom rất nhiều rác và các tuyến đường thủy cũng đang trở nên sạch hơn mỗi năm.
Một Phật tử may áo cà sa làm từ vải có nguồn gốc từ chai nhựa tái chế. (LILLIAN SUWANRUMPHA/ AFP qua Getty Images)
“Mọi người đều có thể hưởng lợi từ việc tái chế,” vị trụ trì nói với Great Big Story. “Nó tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn, rất hữu dụng. Đây là lý do tại sao chúng ta cần truyền đạt lại kiến thức cho mọi người.”
“Không cần phải vứt bỏ mọi thứ,” Sư nói. “Chúng ta có thể thu lượm và sử dụng nó để mang lại lợi ích cho chúng ta.”
Tân Dân biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét