Tưởng Năng Tiến – Đêm Cuối Năm Nghĩ Về Hà Nội
https://drive.google.com/file/d/1g9h8uhsSQUlaDZN-AHEorjP2qpqEKUdY/view?usp=sharing
Tôi được nghe Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn, nhạc Phạm Đình Chương) từ thuở ấu thơ: Mưa hoàng hôn/ Trên thành phố buồn gió heo may vào hồn/ Mưa ngày nay/ Như lệ khóc đất quê hương tù đày…
<!>
Sao “phần đất quê hương” này lại bị “tù đầy” và có lắm người thốt lên những lời ai oán, thê thiết, đắng cay đến thế : Lìa xa thành đô yêu dấu/ một sớm khi heo may về/ Lòng khách tha hương vương sầu thương / Nhìn em mờ trong mây khói/ bước đi nhưng chưa nỡ rời/ lệ sầu tràn mi/ đượm men cay đắng biệt ly... (Vũ Thành. Giấc Mơ Hồi Hương: nxb Tinh Hoa Miền Nam, 1959).
Rồi Bắc/Nam thống nhất, Nam/Bắc hòa lời ca nhưng tất cả những nhân vật thượng dẫn (Hoàng Anh Tuấn, Phạm Đình Chương, Vũ Thành …) đều ù té đâm xầm ra biển, hốt hoảng bỏ của chạy lấy người, quên tuốt cái “giấc mơ hồi hương” mà họ đã từng ôm ấp chưa lâu – trước đó.
Hà Sĩ Phu - Câu đối Tết Tân Sửu 2021
Những ngày đón Tết Tân Sửu 2021
https://drive.google.com/file/d/1uflklJ6jdVyjWCqYXAR1M0FnNTJpBue4/view?usp=sharing
Lại khóc lại cười với Trâu
Thấm thoắt đã lại đến Tết con Trâu.
Lạ thật, sao con Trâu lại đi ngay sau con Chuột? Một anh “nhỏ bằng cái nhắt”, khôn lỏi, “chúa thằn lằn” về khoản mẹo vặt và lừa đảo, lúc luồn sâu lúc leo cao, lúc nào cũng thập thò, gây đủ điều tai hại, mà sinh sản cực nhanh, càng bí mật vụng trộm càng đẻ nhiều, nên bị xếp vào loại lưu manh chúa tể. Tiếp theo ngay là một bác to đùng, ngu trung, to đầu mà dại. Cũng “có sừng có sỏ” rất oai, mà bị cái “thằng người homo sapiens” khôn ngoan nó “vặt” nó “dziệt” (1), lúc sang phải, lúc sang trái, chỉ bằng một sợi dây thừng xỏ mũi. Rồi ta ngộ ra một điều: hai con giáp này xếp liền nhau là phải, bên cạnh anh ngu trung y như rằng xuất hiện lũ lưu manh, lợi dụng khai thác (mà các nhà chính trị vẫn gọi là bọn cơ hội). Hai thứ này cộng sinh, tương khắc nhưng lại tương sinh.
Trần thị LaiHồng - Gương xưa Phụ nữ giữ nước và mở nước
Trần Thị LaiHồng biên soạn
https://drive.google.com/file/d/1_ZyPddDCiH0j6G1qqC4aPibrO9pNABSd/view?usp=sharing
Giữ Nước : Giặc đến nhà đàn bà phải đánh
Lê Hồng Hiệp - Thách thức chờ đón thủ tướng tiếp theo của Việt Nam
9/2/2021
https://drive.google.com/file/d/11FmAjzH4oEWePhGkjiQ33P8Kzow1C6Up/view?usp=sharing
Các mục tiêu mới, đầy tham vọng cho kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Và việc đề bạt ông Phạm Minh Chính đảm nhiệm vị trí thủ tướng tiếp theo nhằm góp phần biến những kế hoạch này thành hiện thực – bất chấp việc ông không có nhiều kinh nghiệm quản lý kinh tế ở cấp quốc gia.
Đây là những kết quả đáng chú ý của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) bế mạc vào thứ Hai tuần trước.
Đại hội đã thông qua kế hoạch đầy tham vọng là đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và một nền kinh tế phát triển thu nhập cao vào năm 2045. Ngoài ra, đảng cũng đặt mục tiêu đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình từ 6,5 đến 7% trong năm năm tới.
Viên Như - Nguồn gốc Tết Việt
Lược sử Tộc Việt
https://drive.google.com/file/d/1ih7TC9pzmfrdZCQYHXJNYsS0M12H8FYw/view?usp=sharing
Tết là một thời điểm quan trọng đối với người Việt cũng như các dân tộc đồng văn, đây là thời điểm khởi đầu cho một năm mới với những ước vọng tốt đẹp nhất cho mình và cho người, vì vậy người ta thường chúc nhau những lời tốt đẹp nhất, bên cạnh đó họ cũng cầu nguyện cho trời đất có một năm mới mưa thuận gió hòa, tuy nhiên nguồn gốc của Tết ở nước ta đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, chủ yếu người ta cho rằng Tết là cách đọc trại của Tiết, một từ Hán Việt, quan niệm này đã trở thành phổ biến đến nỗi hầu như đã số người Việt chấp nhận nó như là chân lý, cho dù trong kho tàng văn học dân gian của người Việt, tiền nhân đã minh định cái thời điểm thiêng liêng và trọng đại đó bằng truyền thuyết Chưng Bính Truyện, nhưng người ta hầu như ít quan quan tâm đến điều đó, vì truyện viết bằng chữ Nho, đã là chữ Nho tất là của phương Bắc rồi. Trong nghiên cứu này tôi cho rằng đây là một hệ quả của lịch sử, bởi vì thực tế từ ngàn xưa, tất cả văn hóa, chữ viết đó thuộc về người Việt, có nhiều bằng chứng chắc thật để chứng minh cho điều đó, tuy nhiên ở đây ta chỉ xét việc đó thông qua truyện Chưng Bính hay bánh Chưng, bánh Giày và mặt trống đồng Ngọc Lũ mà thôi. Xin trình bày như sau:
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 10 tháng 2 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1rcOmCNi_WGnYw962JFuTolJvYWLe6oxT/view?usp=sharing
Trần Trung Đạo – Các chiến hạm Hoa Kỳ và "FONOP" mới trên Biển Đông
9/2/2021
https://drive.google.com/file/d/11nFqTr_G8WyPvflRCe5JHzZ0CLx4O_L3/view?usp=sharing
Giới thiệu: Bài viết bàn về sự có mặt của hai nhóm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz ngay sau khi USS John S. McCain thực hiện chuyến Tuần Tra Tự Do Hàng Hải (FONOP) trong đó có đi sát với quần đảo Hoàng Sa. Tuần tra Eo Biển Đài Loan liên tục là một cách để tái khẳng định chiến lược bảo vệ Đài Loan của TT Truman năm 1950. Các mục đích chính của FONOP là gì? Tập Cận Bình cố tình khai thác các mối bất hòa trong nội bộ chính quyền Hoa Kỳ nhưng đã không thành công. Trong mỗi thời kỳ phương pháp có thể khác nhưng về dài hạn chiến lược bao vây và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng trên vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương sẽ không thay đổi. Và cuối cùng, Việt Nam đứng đâu trong tranh chấp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?
Daniel Yergin - Vùng Biển Quan Trọng Nhất Thế giới
Câu chuyện về “tứ ma” ở Biển Đông
(The Atlantic, December 15, 2020; Người dịch: Lê Nguyễn )
9/2/2021
https://drive.google.com/file/d/1fiFKBPYLjqQN1XPUP3VGwt_kH7bg914H/view?usp=sharing
Biển đông là vùng biển quan trọng nhất đối với kinh tế thế giới, ít nhất một phần ba của thương mại toàn cầu phải thông qua con đường hàng hải này. Đây cũng là vùng nước nguy hiểm nhất, nơi mà quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể dễ dàng va chạm. [DĐKP đưa thêm vài tiểu tựa để dễ đọc]
***
Các tàu chiến của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã có một vài lần suýt chạm nhau chỉ cách trong gang tấc và gần như không thể ngăn chặn được một số sự cố sắp xảy ra trong vài năm qua, quân đội Trung Quốc phải liên tục cảnh báo các máy bay phản lực Mỹ bay ở bên trên. Vào tháng 7, hai quốc gia đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân cạnh tranh nhau trong vùng biển đó. Điều được gọi là “sự cạnh tranh chiến lược” ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh khiến bóng ma của một tai nạn có thể gây ra một cuộc đối đầu quân sự lớn hơn làm các nhà chiến lược ở cả hai thủ đô vô cùng bận tâm.
Nguồn Bản tin ngày Thứ tư 10 tháng 2 năm 2021
https://diemnhan.blogspot.com/2021/02/ban-tin-ngay-thu-tu-10-thang-2-nam-2021.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét