Việt Nam - Lời cảnh báo không dễ bỏ qua!
Lê Thế Hùng
2021-02-05
https://drive.google.com/file/d/1PnX-3ZXKjORnZr1OZWDtpgOb6nYGuKPp/view?usp=sharing
Tình huống thứ năm, xẩy ra điều Mỹ đã cảnh báo: Các chính sách và thực tiễn không lành mạnh góp phần vào việc định giá thấp tiền tệ gây hại cho người lao động và doanh nghiệp Hoa Kỳ cần phải được chấm dứt. Nếu Washington quyết định trừng phạt Hà Nội vì lý do này thì thật rắc rối, nhất là trong mùa đại dịch COVID-19. Khi bị đánh vào cái “dạ dày” và cái “túi tiền” của Đảng và chính phủ mới thì Đảng và Nội các của chính phủ mới sẽ phải cầu viện phương Bắc. Nếu điều này xẩy ra, Việt Nam buộc phải thoả hiệp và nhượng bổ nhiều hơn với Trung Quốc trong vấn đề biển đảo. Giá trị địa-chính trị của Việt Nam trong quan hệ với Mỹ hiển nhiên sẽ bị giảm đi đáng kể.
<!>
Y Chan - Tết, nam tính, và đàn ông Việt Nam
Ba quan niệm lệch lạc về cái gọi là nam tính trong văn hóa Việt Nam.
8/2/2021
https://drive.google.com/file/d/1A176FqkVmgvVergulDIOvb1hFcqmHdnH/view?usp=sharing
Thế nào là một người đàn ông nam tính?
Hãy thử tìm hiểu về nguồn gốc của các từ ngữ.
Chữ “nam” của tiếng Việt có gốc từ chữ Hán 男, được ghép từ chữ “điền” (田) và “lực” (力) – chỉ người có sức khỏe làm đồng. Ngay từ khởi thủy của từ, “nam” đã đại diện cho sức mạnh cơ bắp.
Từ đồng nghĩa với “nam tính” trong tiếng Anh là “masculine”, có gốc từ chữ Latin “masculus”. Không ai biết rõ nguồn gốc của từ này, nhưng nó được gắn cho ý nghĩa mang các “đặc tính phù hợp cho giống đực”. Các đặc tính đó là “manly” (nam tính), “virile” (sung sức), và “powerful” (đầy sức mạnh).
Hương An - Miếu âm hồn ở Huế
8/2/2021
https://drive.google.com/file/d/15mMzK0TLTKNXVJ4QZi-jynUqFptTWA5r/view?usp=sharing
Mùa Tết về, với cư dân thành phố Huế, bao giờ cũng là một mùa âm âm cô hồn, bàng bạc dòng lịch sử… Dân họ nói, nhà mới xây sau này không đặt miếu, bị oan hồn phá rồi cũng phải làm.
Ngày 23 tháng Năm, Ất Dậu (dương lịch là 5/7/1885), kinh đô Huế thất thủ, vua Hàm Nghi phải rời cung điện chạy ra vùng rừng núi Quảng Bình, cầm đầu cuộc kháng chiến Cần vương.
Khi quân Pháp từ Mang Cá đánh ra, phối hợp cùng quân Pháp từ Tòa Khâm sứ bên kia sông Hương – chỗ Đại học Sư phạm bây giờ – đổ quân đánh vào, quân lính và dân chúng chết như rạ, sau đó người ta phải đào hố chôn tập thể.
Nhà văn Duy Lam qua đời
Gia đình tôi
https://drive.google.com/file/d/15WRa70B5Pj28EhCc-ZSHoSrct1M0qhF_/view?usp=sharing
Theo Cáo Phó của gia đình
Nhà văn DUY LAM
Tên thật NGUYỄN KIM TUẤN
Đã từ trần ngày 4 tháng 2 năm 2021
(nhằm ngày 23 tháng chạp năm Canh Tý)
Tại Fairfax, Virginia, Hoa Kỳ
Hưởng thọ 89 tuổi
Duy Lam: Gia Đình Tôi
LST. Gia đình tôi là một truyện dài điểm hài hước của nhà văn Duy Lam đăng trên giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay vào khoảng cuối thập niên 1950.
Sau đây là phần đầu của truyện này trích từ tập I VHNN.
Nguyễn Thông - Trẻ con làm gì những ngày cận Tết xưa?
3/2/2021
https://drive.google.com/file/d/1nVEkqKlBXDGVrIhiHbISHqYuC21PgSyM/view?usp=sharing
Tết (nguyên đán) đã tới gần. Bây giờ nhiều người vẫn thích Tết dài nhưng cũng không ít người mong Tết qua mau. Chỉ có trẻ con, Tết bao giờ cũng là Tết, sự khác nhau chẳng qua do thời thế.
Ngày “xưa”, khi đất nước còn chiến tranh, nghèo khó thiếu thốn, Tết cổ truyền dân tộc như một thứ sinh khí làm thay đổi hẳn cuộc sống thường nhật. Cả người nhớn lẫn trẻ con bỗng chốc quên đi những sợ hãi, vất vả, lo lắng, buồn phiền. Dẹp chiến tranh sang một bên, dẹp nghèo đói sang một bên, người ta dồn thời gian, sức lực, tình cảm cho “ba ngày tết”. Chơi xuân cho hết xuân đi, cái già xồng xộc nó thì đến nơi.
Miền Bắc thập niên 50 - 70. Cuộc sống nông thôn về tinh thần vốn khá tẻ nhạt bỗng bừng lên khi năm cũ trôi nhanh vào tháng chạp. Đám trẻ con được bố mẹ, anh chị giao cho khối việc, mà đứa nào cũng háo hức, hào hứng. Cứ nghĩ tới cái tết đang cận kề, dáng xuân đã thập thò trước ngõ là cuống lên, thấy mình quan trọng hẳn. Cứ như nếu không có mình thò tay vào, Tết sẽ kém đẹp kém vui.
Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 8 tháng 2 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1R0gl7vbEUDzp6ZXRNq_lht57O8KnmbFv/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/1i1bOZ-VwZlsM-3S0HMh2wP9dnE3ZDBH4/view?usp=sharing
Tháng vừa rồi, Tòa Hình Sự Quốc Tế -International Criminal Court- mà Mỹ không nhìn nhận (TT Obama cũng chỉ chấp nhận Mỹ tham gia với tư cách quan sát viên) đã họp tại La Haye của Hòa Lan để cứu xét đơn của xứ The Gambia nhân danh Hiệp Hội Hợp Tác Hồi Giáo (57 xứ Hồi giáo) kiện Miến Điện về tội diệt chủng dân Hồi giáo. Đích thân bà Aung San Suu Kyi đã ra trước tòa để bênh vực quan điểm của Miến Điện.
Trần Công Lân - Chính Trị và Khoa Học
4/2/2021
https://drive.google.com/file/d/1NXKaF7cqP__H_EJTWO75K0JcqcwZURvD/view?usp=sharing
Many say we need to “follow the science” to defeat COVID-19. But once again, this science is based on models and hypotheses, and the virus is novel (not seen before). Thus, many hypotheses are just guesses that haven’t been proven.
Chính trị là một môn học nghệ thuật (art) vì sự trừu tượng, uyển chuyển của các sự kiện, vấn đề đối phó xoay quanh con người.
Khoa học (science) là môn học đòi hỏi sự chính xác vì phát sinh từ toán học, quan sát, thử nghiệm, chứng minh.
Nhưng cả hai có chung một nguồn gốc: Triết học. Triết học là môn học tìm hiểu sự suy nghĩ của con người tới mức độ khôn ngoan nhất. Từ triết học con người suy nghĩ và phát sinh toán học dẫn đến khoa học. Cũng như tôn giáo phát sinh từ sự suy nghĩ khôn ngoan nhất của người sáng lập và dùng hình ảnh của đấng tối cao để răn dạy con người. Tôn giáo thiếu triết học chỉ là những kẻ cuồng tín.
Phương Tây phản ứng trước điều tra của BBC về nạn hãm hiếp ở Tân Cương, Trung Quốc
07/02/2021
https://drive.google.com/file/d/1fjb5WfpwkxSJfRE3KungvwTLYo9BFnvV/view?usp=sharing
Một phóng sự điều tra của BBC ra hôm thứ Tư 03/02 có lời kể của nạn nhân về việc công an và cai ngục hãm hiếp, lạm dụng tình dục và tra tấn phụ nữ đã nhận được sự phủ nhận trắng trợn của Trung Quốc và sự lên tiếng mạnh mẽ của các nước phương Tây gồm Anh, Mỹ, Úc.
Một nạn nhân đã tường thuật lại với BBC về nạn hãm hiếp và lạm dụng tình dục đối với phụ nữ Duy Ngô nhĩ trong các trại cải tạo tập trung ở vùng Tân Cương.
Đây là cách thế giới tiêm vắc xin ngừa cúm tàu
7/2/2021
Phan Ba lược dịch
https://drive.google.com/file/d/1hQ0G-Hhj9A1q7PhEHYAfgIfVGceYY6u6/view?usp=sharing
Ở tất cả các châu lục, con người đang chờ đợi có nhiều vắc xin ngừa cúm tàu. Quốc gia nào có đủ – và tại sao một số chiến dịch tiêm chủng bắt đầu muộn như vậy?
Gần một năm trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố lần bùng phát cúm tàu là một đại dịch. Ngay lúc đó người ta đã biết rõ: công cụ quan trọng nhất trong cuộc chiến chống lại virus chính là vắc xin.
Dự đoán phân phối vắc-xin trên thế giới
Nguồn Bản tin ngày Thứ hai 8 tháng 2 năm 2021
https://diemnhan.blogspot.com/2021/02/ban-tin-ngay-thu-hai-8-thang-2-nam-2021.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét