Tưởng Năng Tiến – Đôi Lời Thâm Tạ
https://drive.google.com/file/d/1vmgbL0VOGazSsIElrpfI4oDc0aC7KU2R/view?usp=sharing
Mấy thập niên sau, sau khi Vietnam War đã vùi sâu vào ký ức – có hôm – một cư dân ở tiểu bang Philadelphia nhận được tin nhắn (ngăn ngắn) qua điện thoại:
“Ông là Richard Hiebsch phải không? Tôi có một chút này để biếu ông, đó là những gì ông đã để lại ở Việt Nam. Hiebsch, 56 tuổi, gọi lại. Và rồi ông gặp Tracey Hansen, 36 tuổi, một nhân viên cứu hỏa ở San Jose, California, người đã về Việt Nam hai chuyến.
<!>
Trân Văn – 'Đảng ta’ khó mà… khác được!
Thiên Hạ Luận
5/2/2021
https://drive.google.com/file/d/1fJIKslxR1d9NhQxEhTCGlHoRw8Ke4kMh/view?usp=sharing
Tuy đại hội 13 của đảng CSVN đã bế mạc nhưng bất bình vì tốn kém thì… chưa. Tối 2 tháng 2, bất kể đợt dịch mới vừa bùng lên khiến sinh hoạt xã hội tiếp tục bị lộn ngược, dân chúng căng thẳng và thêm âu lo khi phải đối diện với nhiều thách thức, khó khăn hơn trong tương lai, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Khát vọng và tỏa sáng” – tập hợp 1.800 nghệ sĩ, diễn viên ở nhiều vùng, miền trên khắp Việt Nam vẫn khai diễn để… chào mừng thành công của đại hội 13 (1).
***
Trên mạng xã hội, có rất nhiều người không tán thành chương trình nghệ thuật đặc biệt vừa kể, trong số đó, có ông Nguyễn Ngọc Chu viết hẳn một bài, chia sẻ những “suy ngẫm” của ông…
Suy ngẫm đầu tiên của ông Chu là nhận thức trong lựa chọn. Cho dù chương trình này đã được chuẩn bị từ lâu – dẹp bỏ sẽ rất đáng tiếc nhưng khi đợt dịch mới đã bùng phát với biến thể mới được xem là rất nguy hiểm mà vẫn tập trung nhiều ngàn người, trong đó có rất nhiều vị lãnh đạo đảng và nhà nước, nếu lỡ xẩy ra lây lan thì chưa cân phân lợi hại. Chuẩn bị công phu như Olympic Tokyo mà còn phải hoãn, nói chi một đêm diễn.
Gs. Nguyễn Mạnh Bích - Tản mạn chuyện ‘ăn’ ngày Tết
Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn Trường Tộ (ttntt.free.fr)
4/2/2021
https://drive.google.com/file/d/1XupD6QtJoO_rwN9j6yMeqCWjG6WbE013/view?usp=sharing
Kết luận: Ăn Tết ngày nay
Chuyện ông Pomonti xẩy ra đã hơn mười năm nhưng chưa mất tính thời gian. Không phải chỉ ông ấy mới có cái nhìn “bề ngoài” về sự “ăn Tết” của Việt Nam ta, ngay cả người Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay cũng “ăn Tết” khác xưa rất nhiều. Vì “ăn Tết”, như trên đã giải bày, không như xưa nữa mà trở thành một dịp vui mừng “vô tư”, một dịp hội họp để ăn uống, bài bạc xô bồ. Ngày xưa, Tết kéo dài hằng mấy tháng để người dân có dịp sum họp với bà con thân thích trong gia đình, với bạn bè quen thuộc trong xóm làng. Sự tụ hội này mang ý nghĩa của sự “trở về” với gia đình, với quê nhà, đồng thời trở về với “đất trời” bằng những cuộc lễ trang trọng dưới mái nhà từ-đường hay giữa lòng đất nước, quê hương. Ngày xưa, những tục lệ ngày Tết không ai xem là dị đoan để bài bác, xóa bỏ. Ngày nay, nếu Tết không bị quên lãng thì cũng chỉ còn là một ý niệm mơ hồ, một vấn đề không đáng quan tâm; đối với một số người khá đông, Tết đem lại nỗi luyến tiếc không được sống lại cái không khí vừa thân mật vừa thiêng liêng, vừa trang trọng vừa náo nhiệt của những ngày đón xuân trên đất nước quê hương…
Richard M. Nixon - Giấc Mơ Bất Tử Của Hồ Là Cơn ác Mộng Bất Tận Của Bao Thế Hệ Người Việt
Bản tiếng Việt: Trần Quốc Việt
5/2/2021
[*] Richard M. Nixon, tổng thống Hoa Kỳ thứ 37, Nhiệm kỳ: 20 tháng 1 năm 1969 – 9 tháng 8 năm 1974
https://drive.google.com/file/d/1jB4BEEIhs6aSksqtBi1YCRHtWn6q8D1W/view?usp=sharing
Hội nghị Geneva năm 1954 giải quyết tạm thời vấn đề ai sẽ là người thay thế người Pháp. Hội nghị tuyên bố chia Việt Nam thành hai nước, Bắc Việt cộng sản và Nam Việt độc lập. Nhưng số phận lâu dài của Việt Nam và của Mỹ tại Việt Nam đan quyện vào số phận của hai nhà lãnh đạo: Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm.
Thật ra, Hồ Chí Minh là kẻ lừa gạt rất khéo mà suốt đời giả vờ là con người hoàn toàn ngược lại với con người thật của mình. Ông chỉ là người quốc gia theo nghĩa ông không thể thiết lập nhà nước cộng sản ở Việt Nam nếu Việt Nam là một phần của đế quốc Pháp. Ông chỉ trung thành với việc đoạt được quyền lực cho bản thân và ý thức hệ của ông.
Đảng Cộng sản Việt Nam khủng hoảng lãnh đạo kế cận
05/02/2021
https://drive.google.com/file/d/1mrx3Kw-SUrMMxZsFqMP7VGPZgdMc4Xiz/view?usp=sharing
Đại hội 13 của Đảng Cộng sản cầm quyền duy nhất bầu bán xong nhóm các lãnh đạo hàng đầu của đảng và bế mạc hôm 1/2.
Tuy nhiên, với việc nhà lãnh đạo cao nhất trên thực tế của đảng vẫn là ông Nguyễn Phú Trọng, giới quan sát đưa ra nhận định là Đảng CS Việt Nam đang có khủng hoảng trong công tác sắp xếp lãnh đạo kế cận.
Như tin đã đưa, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 hôm 31/1 bầu ông Nguyễn Phú Trọng được tiếp tục giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương. Đây là nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp của ông Trọng ở vị trí đầy quyền lực này.
Báo chí nhà nước Việt Nam đưa tin rằng ông Trọng, 77 tuổi, là một trong mười trường hợp đặc biệt trúng cử Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là quá giới hạn về độ tuổi tham gia Ban Chấp hành được quy định trong điều lệ của đảng.
Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 6 tháng 2 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1FD0psgPGGxagQFXZMm3hUpxujyO6rKOt/view?usp=sharing
Lê Thành Nhân - Bàn tay lông lá nào đứng sau đảo chánh ở Miến Điện?
Việt Quốc
5/2/2021
https://drive.google.com/file/d/10YxTyEobHVt-EzJQBi8yiyU2KZCyy2PN/view?usp=sharing
Về tình hình nước Mỹ: TT Biden mới lên vài tuần, đang loay hoay vùi đầu vào các “sắc lệnh hành pháp” và chưa nguôi giận Tổng Thống Trump cho ông thắng nhờ gian lận bầu cử. Chính quyền Biden chưa định hình chính sách đối ngoại với Trung Cộng. Cho nên Trung Cộng xúi dục giới quân phiệt ở Miến Điện đảo chánh chính quyền dân chủ Miến Điện để thủ gân cốt của của TT Biden ra sao? Nếu ông Biden không ứng phó thích hợp, thì Trung Cộng có thể tấn công quân sự ở Đài Loan.
Sự kiện đảo chính lần này, không phải là vấn đề giữa quân đội Miến Điện và bà Aung San Suu Kyi, mà Bắc Kinh lợi dụng kiểu lính đánh thuê của quân đội Miến Điện xóa nền dân chủ một nước sát nách với Trung Cộng.
Bàn tay lông lá đi buôn “một vốn bốn lời”
Hoa Kỳ - Căng thẳng gia tăng về chuyện mở cửa lại trường học giữa dịch
VOA Tiếng Việt
06/02/2021
https://drive.google.com/file/d/1pGXsDnOK0xqZWlwtxFaMO6-qqFiQb7u5/view?usp=sharing
Trong khi nước Mỹ đang chứng kiến những dấu hiệu tiến bộ trong nỗ lực khống chế đại dịch virus corona, vấn đề mở cửa lại các trường học công lập đang trở thành một điểm nóng gây tranh cãi giữa các nhà lãnh đạo chính trị và các công đoàn giáo viên trên khắp cả nước, ảnh hưởng tới hàng triệu học sinh từ cấp mẫu giáo cho tới lớp 12.
Căng thẳng bùng lên hôm 3/2 khi thành phố San Francisco đệ đơn kiện học khu để tìm cách buộc các trường học mở cửa trở lại giữa đại dịch sau nhiều thánh giằng co và thương thuyết với hội đồng giáo dục và công đoàn giáo viên địa phương.
COVID-19: Thế giới có khoảng 4000 biến thể, số người nhiễm toàn cầu gia tăng
Lý Minh
6/2/2021
https://drive.google.com/file/d/1c5uGHy1FRnTyNLaS8Je047GS-DSPSVe0/view?usp=sharing
Theo Bộ trưởng phụ trách chương trình triển khai vắc-xin của Anh Nadhim Zahawi, hiện có khoảng 4.000 biến thể của COVID-19 trên khắp thế giới.
Hãng Reuters đưa tin, hàng ngàn biến thế của loại virus gây ra dịch COVID-19 đã được ghi nhận khi chúng đột biến, trong đó có biến thể từ Anh, Nam Phi và Brazil vốn lây lan nhanh hơn những chủng còn lại.
Bộ trưởng Zahawi cho biết các loại vắc-xin hiện nay có thể vẫn có hiệu quả với các biến thể mới. “Tất cả các nhà sản xuất như Pfizer-BioNtech, Moderna, Oxford-AstraZeneca đang nghiên cứu cách cải tiến vắc-xin để đảm bảo chúng ta có thể sẵn sàng đối phó với bất kỳ biến thể nào. Trên thế giới đang có khoảng 4.000 biến thể của SARS-CoV-2”, ông Zahawi nói.
Nguồn bản tin ngày Thứ bảy 6 tháng 2 năm 2021
https://diemnhan.blogspot.com/2021/02/ban-tin-ngay-thu-bay-6-thang-2-nam-2021.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét