Antony Blinken là một nhà ngoại giao kỳ cựu
Đây là lần thứ ba tôi chứng kiến cảnh một ngoại trưởng mới bước vào bên trong tòa nhà của bộ ngoại giao. Với sự xuất hiện của những ngoại trưởng của Donald Trump - Rex Tillerson và Mike Pompeo - hành lang chật kín, tràn ngập cả lo lắng lẫn hy vọng. Với Antony Blinken, tiền sảnh gần như trống rỗng vì các quy tắc giãn cách xã hội chống Covid - nhưng sự vắng mặt của giới ngoại giao cốt lõi cho bạn một cảm giác nhẹ nhõm. "Mọi người rất vui mừng về sự xuất hiện của [Blinken] và sự ra đi của đội ngũ trước đó," một quan chức bộ ngoại giao nhắn tin cho các đồng nghiệp của khi đang theo dõi buổi họp báo từ nhà.
Blinken là một nhà ngoại giao kỳ cựu, người biểu lộ sự thoải mái ở bộ ngoại giao như ở nhà riêng, nhưng "rất nhiều điều đã thay đổi", ông nói một cách nhẹ nhàng, hứa sẽ khôi phục lòng tin và tinh thần mọi người.
Chính sách đối ngoại của Joe Biden có gì đáng chú ý?
Khoảng 1.000 nhân viên bỏ đi trong nhiệm kỳ của Trump. Với nhiều người ở lại cách tiếp cận thiếu tế nhị của cựu tổng thống khiến họ cảm thấy như bị gạt ra ngoài, họ thất vọng bởi sự quản lý yếu kém của Tillerson và bị cô lập bởi những đòn ngón chính trị của Pompeo, một người hết lòng trung thành với Trump.
"Mọi người đều hài lòng vì với thế giới chúng ta sẽ có một bộ mặt khác," quan chức này nói. "Mọi người đang cố gắng lấy lại phong độ sau bốn năm dưới thời Trump."
Những khuôn mặt dọc hành lang bên ngoài phòng báo chí đã thay đổi: những bức ảnh chụp Pompeo tại nơi làm việc được thay thế bằng hình ảnh của nhiều ngoại trưởng khác nhau.
Nhà ngoại giao hàng đầu mới của Mỹ có nhiều thập niên kinh nghiệm và chuyên môn về chính sách đối ngoại, trong đó gồm rất nhiều năm tư vấn cho Biden, đến mức hai người được cho là "tâm đầu ý hợp".
Ông gắn bó với văn hóa Washington - thậm chí còn tham gia vào sân khấu nhạc kịch "wonk rock" của DC (ông đăng các bản thu âm của mình với cái tên Blinken. Bạn hiểu rồi chứ?).
Tại phiên điều trần xác nhận của mình tại Thượng viện, nhà kỹ trị có thái độ ôn hòa nói với giọng điệu hết sức chừng mực về việc viết lại chính sách đối ngoại của Trump mà ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng.
Các thượng nghị sĩ dường như háo hức được bỏ cách tiếp cận đối đầu "Nước Mỹ trên hết" lại sau lưng họ.
Blinken hứa sẽ cứng rắn hơn trong việc đối phó với các cuộc tấn công mạng và can thiệp bầu cử của Nga, chấm dứt ủng hộ các cuộc không kích của Ả rập Xê út ở Yemen, và xem xét quyết định chỉ định phiến quân Houthi của Yemen là một tổ chức khủng bố của chính quyền Trump, vì điều này có thể làm suy yếu viện trợ nhân đạo.
Về Iran, Blinken lặp lại lời cam kết sẽ tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Biden nếu Tehran nối lại cam kết, nhưng cảnh báo điều này sẽ không nhanh chóng xảy ra.
Về Trung cộng, Blinken đồng ý với chính sách cứng rắn của ông Trump - nhưng không phải cách tiếp cận. Ông nói, cách tốt hơn là Mỹ hợp tác với các đồng minh dân chủ để đối phó với Bắc Kinh, thông qua các thể chế quốc tế mà Trump đã từ bỏ.
Ông nói nhiệm vụ của ông là khôi phục quyền lãnh đạo của Mỹ theo cách đó.
Tại cuộc họp báo khai mạc của ông, các phóng viên hỏi làm sao mà các nước đồng minh có thể tin tưởng Mỹ sau những thay đổi nghiêm trọng như vậy trong chính quyền.
Ông Blinken tuyên bố: Mong muốn có được nước Mỹ trở lại bàn đàm phán là điều "dễ thấy" trong các cuộc điện đàm với các nước đối tác.
Và ông tỏ rõ việc gặp báo giới trong ngày làm việc đầu tiên là một tín hiệu muốn cộng tác với truyền thông.
Đó rõ ràng là một không khí thay đổi.
Pompeo, giống như sếp của mình, không quan tâm đến truyền thông dòng chính và dành những ngày cuối cùng của mình tấn công báo chí.
Chúng tôi phải khó khăn lắm mới nhận được câu trả lời cho các câu hỏi qua email từ một ban báo chí của Nhà Trắng đôi khi được trao quyền để chỉ nói nhiều hơn "tôi không có gì để nói" một chút.
Phong cách khiêm tốn của Blinken cũng là một thay đổi hoàn toàn so với lời thề đưa "sự vênh váo" trở lại bộ ngoại giao của Pompeo và sẽ cạnh tranh với những cá tính lớn của những nhân vật như John Kerry - sếp cũ của ông và hiện đang là người đặc trách khí hậu cho Biden.
Nhưng Blinken có tính cách riêng, được định hình bởi chuyện đời của ông.
Blinken hay kể về việc ông của ông tìm được nơi ẩn náu ở Mỹ sau khi chạy trốn khỏi những cuộc tàn sát ở Nga, và cách người cha dượng người Ba Lan của ông thoát khỏi một cuộc hành quân càn quét của Đức Quốc xã, rồi được một lính Mỹ giải cứu.
"Đó là tập thể của chúng ta," ông thường nói. "Đó là những gì chúng ta đại diện trước mắt thế giới, dù bất toàn, và những gì chúng ta vẫn có thể có ở mức tốt nhất của mình."
Thuyết phục thế giới rằng nước Mỹ vẫn tồn tại là trọng tâm của cách Blinken nhận định về trọng trách của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét