Nhìn khái quát, người Việt ít ai bị béo mập, nhưng hơi trên cân tí tị thì có. Vấn đề tí tí là chừng nào? Đâu là ranh giới giữa “phát tài, phát tướng” và “phát… tai biến”? Tôi có nghe ai đó từng nói rằng, mỗi người có một “tạng” nhất định, có ăn cử ăn kiêng gì cũng trở lại tạng cũ. Có thể đúng, theo một số nghiên cứu, cơ thể thường có duy trì một trọng lượng quân bình. Vấn đề là, không ít người, tiếp tục tăng cân không ngừng nghỉ. Ở Mỹ, vấn đề là thức ăn thừa bứa, và dễ kiếm, dễ thấy. Chỗ nào cũng thấy… ăn và uống. Ăn khi lái xe, ăn khi xem ti vi, ăn khi đi xem phim hay xem thể thao ăn chỗ nầy, nhậu chỗ kia. Thức ăn nhanh và tiệm ăn đầy đường. Phần ăn ngày càng to, và ly chai đựng thức uống ngày càng bự.
<!>
Trong vòng 3 thập niên vừa qua, thành phần dân Mỹ, mà trong đó có cả thế hệ người Việt sanh ra hay lớn lên ở Mỹ, bị nạn béo mập tăng lên khoảng 38%, và chiếm khoảng 60% dân số. Không tin, bạn thử đi ra đường và nhìn quanh sẽ ước lượng được số phần trăm người đi qua, đi lại, thuộc diện trên cân hay béo mập. Lý do được nhiều người chấp nhận, là, ăn nhiều.
Ăn nhiều và kém vận động. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu khác nhau đã tìm cách đào sâu và căn nguyên của bệnh… ăn nhiều. Vấn nạn tăng cân có thể vì tiêu thụ nhiều đường, vì vi khuẩn đường ruột, vì bị nhiễm virus, hay vì lý do di truyền?
Một nghiên cứu đăng trên tờ báo y khoa Obesity Facts, tổng hợp dữ kiện của trên 30 nghiên cứu khác cho thấy 93% bệnh béo phì có liên hệ đến thức uống soda có đường. Lý do được đưa ra, là thức ăn ngọt có đường làm cho hormone insulin tích lũy mỡ cho dù tế bào lại cần đường để hoạt động. Có nghĩa là, tế bào lúc nào cũng thèm khát đường, nhưng nguồn tiếp liệu lại chạy thẳng vào mỡ, và khiến cho cơ thể lại tiếp tục tiêu thụ thêm đường.
Vì lý thuyết nầy mà nhiều phong trào ăn kiêng cử cổ xúy việc tránh tiêu thụ thức ăn ngọt, và nghĩ ra đủ kiểu ăn kiêng cử. Trên thực tế thì ở nhiều xứ phát triển, thí dụ như ở Việt Nam, người ta ăn cơm là chính, quanh năm suốt tháng, có ai bị tăng cân đâu?
Như vậy, cách ăn kiêng tốt nhất có lẽ là ăn ít calories lại. Nói thì dễ, nhưng thực hành được thì không dễ.
Có thể đổ thừa là tại trong gia đình có gene… mập?
Nghiên cứu tìm ra khoảng 100 tập hợp gene liên hệ đến bệnh tăng cân. Nhưng những gene nầy tác động như thế nào, và có truyền qua nhiều thế hệ hay không thì vẫn chưa được minh bạch cho lắm. Phần đông, các gene nầy ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương làm cho người ta thèm ăn nhiều hơn, nhưng không tác động trực tiếp đến cơ chế tiêu thụ và chuyển biến năng lượng. Hơn nữa trong vòng 100 năm vừa qua, tập hợp gene… thèm ăn này không thay đổi nhiều. Điều đó có nghĩa là, mập không phải vì sanh ra sẽ mập.
Gần đây, một số nghiên cứu mới cho biết có thể có mối liên quan giữa môi trường vi khuẩn đường ruột và bệnh mập. Tuy nhiên theo một nghiên cứu vào năm 2016 từ trường đại học University of Michigan, thì tập hợp vi khuẩn đường ruột của người mập và người ốm không có sự khác biệt gì rõ rệt cho lắm. Cho dù có đi chăng nữa thì cũng chỉ là yếu tố phụ.
Vì lý thuyết nầy mà nhiều phong trào ăn kiêng cử cổ xúy việc tránh tiêu thụ thức ăn ngọt, và nghĩ ra đủ kiểu ăn kiêng cử. Trên thực tế thì ở nhiều xứ phát triển, thí dụ như ở Việt Nam, người ta ăn cơm là chính, quanh năm suốt tháng, có ai bị tăng cân đâu?
Như vậy, cách ăn kiêng tốt nhất có lẽ là ăn ít calories lại. Nói thì dễ, nhưng thực hành được thì không dễ.
Có thể đổ thừa là tại trong gia đình có gene… mập?
Nghiên cứu tìm ra khoảng 100 tập hợp gene liên hệ đến bệnh tăng cân. Nhưng những gene nầy tác động như thế nào, và có truyền qua nhiều thế hệ hay không thì vẫn chưa được minh bạch cho lắm. Phần đông, các gene nầy ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương làm cho người ta thèm ăn nhiều hơn, nhưng không tác động trực tiếp đến cơ chế tiêu thụ và chuyển biến năng lượng. Hơn nữa trong vòng 100 năm vừa qua, tập hợp gene… thèm ăn này không thay đổi nhiều. Điều đó có nghĩa là, mập không phải vì sanh ra sẽ mập.
Gần đây, một số nghiên cứu mới cho biết có thể có mối liên quan giữa môi trường vi khuẩn đường ruột và bệnh mập. Tuy nhiên theo một nghiên cứu vào năm 2016 từ trường đại học University of Michigan, thì tập hợp vi khuẩn đường ruột của người mập và người ốm không có sự khác biệt gì rõ rệt cho lắm. Cho dù có đi chăng nữa thì cũng chỉ là yếu tố phụ.
Kết cuộc, mọi nghiên cứu lại quay về mệnh đề khởi điểm, mập là vì ăn nhiều calories mà tiêu ra thì ít. Và, tất cả các nguyên nhân kể trên đều đóng góp vào mỗi thứ một ít. Người ta có thể mập vì cơ thể tiêu thụ đường khác nhau tùy theo cá nhân. Người ta mập cũng có thể vì vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến sự hấp thụ calories. Một số khác, có vấn đề khó khăn trong việc giảm cân vì yếu tố gene di truyền. Tất cả đều ảnh hưởng đến bài toán trừ calories vào và ra.
Thông điệp cuối cùng, vấn đề chính ở đây là chúng ta chấp nhận việc ăn nhiều, ăn tùy tiện, ăn đủ thứ là chuyện đương nhiên và bình thường. Để giải quyết vấn nạn trên cân, trên hết là phải gạt bỏ ý tưởng “đương nhiên và bình thường”, thay vì tốn công suy nghĩ về chuyện bớt ăn ngọt, tránh ăn đồ béo, ăn cử, ăn kiêng này nọ. Đơn giản và tránh phiền hà!
BS. Hồ Ngọc Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét