Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020

Ô nhiễm không khí khiến Việt Nam ‘thiệt hại’ hơn 10 tỷ đôla một năm - VOA

Hình ảnh ô nhiễm không khí ở Hà Nội.
Hình ảnh ô nhiễm không khí ở Hà Nội.
Nghiên cứu kéo dài 10 năm qua của một trường đại học hàng đầu trong nước chỉ ra rằng tình trạng ô nhiễm không khí làm Việt Nam tổn thất tới hơn 10 tỷ đôla một năm.Ông Đinh Đức Trường, Trưởng khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị, Đại học Kinh tế quốc dân, nói trong một cuộc hội thảo công bố kết quả nghiên cứu theo phương pháp được cho là giống với Mỹ rằng với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay, ô nhiễm không khí sẽ gây thiệt hại từ 10,8 tỷ đôla tới 13,63 tỷ đôla mỗi năm, được cho là chiếm từ 5 - 7% GDP. Các nhà tổ chức cho biết rằng cuộc hội thảo được thực hiện hôm 14/1 “trong bối cảnh ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra những hậu quả, tổn thất nặng nề đến kinh tế, xã hội”.
<!>
Theo thông tin đăng tải trên trang web của Đại học Kinh tế Quốc dân, ông Bùi Đức Thọ, Phó Hiệu trưởng Đại học này, nói rằng “trong những năm qua, với xu thế đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã tạo được những xung lực mới cho quá trình phát triển, vượt qua tác động của suy thoái toàn cầu và duy trì được mức tăng trưởng kinh tế cao với bình quân 6,5 - 7%/năm”, nhưng kèm theo đó là “nhiều thách thức, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường không khí”, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.
Mới đây, phát biểu tại một hội nghị trực tuyến của chính phủ với các địa phương, Tổng bí thư/Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhắc tới về điều mà báo chí trong nước nói là “chưa từng có trong lịch sử” về mức thu nhập bình quân đầu người đạt 2.800 đôla năm 2019, cũng như mức tăng trưởng trên 7% và mức GDP 266 tỷ đôla.
Theo báo chí Việt Nam, ông Trọng nói: “Không biết có phải vì thế mà Ngân hàng Thế giới đưa ra nhận định: Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng lên Việt Nam. Đó là chứng cứ thứ nhất mà năm nay hơn năm ngoái về kinh tế - xã hội, cho thấy ý chí Việt Nam, khát vọng vươn lên".
Tuy nhiên, theo tờ Thời báo Tài chính Việt Nam, ông Trọng cũng cảnh báo “không chủ quan, thoả mãn với những kết quả, thành tích đạt được” vì “còn nhiều khó khăn thách thức”, trong đó có việc “bảo vệ tài nguyên môi trường còn nhiều bất cập, gây bức xúc xã hội”.
Nhận định tại hội thảo, ông Thọ cho rằng “dù nhận thức được sự nghiêm trọng và đề xuất một số giải pháp để kiểm soát ô nhiễm không khí nhưng nhìn chung công tác quản lý ô nhiễm không khí vẫn còn bất cập chưa được giải quyết triệt để”.
Cuộc hội thảo diễn ra trong bối cảnh chỉ số chất lượng không khí ở các thành phố lớn ở Việt Nam, nhất là tại Hà Nội, ở mức cao, được cho là có hại cho sức khỏe của người dân.
Theo nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân, trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam có 6 bệnh liên quan đến đường hô hấp có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí và chất lượng không khí.
Hồi cuối năm ngoái, nhiều nước phương Tây như Mỹ, Anh và Đức đã phát đi "cảnh báo đỏ" về tình hình ô nhiễm không khí “nguy hiểm” ở các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP HCM, khuyến cáo công dân của mình về tác động đối với sức khỏe của họ.
Trong phần đánh giá về “gánh nặng bệnh tật từ ô nhiễm không khí”, trang web của WHO ở Việt Nam nói rằng mỗi năm ở Đông Nam Á có gần 1,4 triệu ca tử vong vì loại ô nhiễm này, trong đó ở Việt Nam là 60 nghìn ca.
Cảnh báo của các cơ sở ngoại giao của các nước phương Tây ở Hà Nội được đưa ra đúng ngày chính phủ Việt Nam khuyến cáo “người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh hô hấp hạn chế ra ngoài, hạn chế tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời” và “nếu có nhu cầu ra ngoài thì nên đeo khẩu trang và kính mắt”.

Không có nhận xét nào: