Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

NĂM TÝ NÓI CHUYỆN CHUỘT - PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I

  
           Năm 2020 là năm Canh Tý. Canh đứng hàng thứ 7 trong thập can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí) có nghĩa là sửa đổi; thay thế; bồi thường; đền bù. Thực tế chữ CANH rất rộng nghĩa có tốt cũng có xấu. Ở đây chúng ta chỉ bàn về chuyện Chuột mà thôi. 
VÀI NÉT TỔNG QUÁT VỀ CHUỘT 
            Chuột được gọi một cách văn vẻ là Thử. Đó là loại gặm nhấm có xương sống, máu đỏ, sinh con. Tên khoa học của chuột là Mus musculus thuộc gia đình Muridae. 
Tên gọi thông thường của chuột là:
<!> 
Quốc Gia
Tên Gọi
Việt Nam
Chuột; Thử (Hán Việt)
Anh
Rat; Mouse (chuột nhà)
Pháp
Rat; Souris
Trung Hoa
Shu (âm thành Thử)
Nhật Bản
Nezumi (chuột lắc), Sozoku (chuột lớn)

Chuột được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ngoại trừ Nam Băng Châu. Ngay cả Greenland và Iceland là những vùng băng giá quanh năm cũng có chuột sinh sống. Chuột là loài ăn tạp. Chúng ăn khoai củ, lúa thóc, thảo mộc, thịt, cá và các sinh vật nhỏ khác.

Chuột kiếm ăn ban đêm nhưng thị giác của chuột lại kém. Bù lại thính giác của chuột rất tinh. Khứu giác của chuột rất tốt. Người ta dùng chuột để khám phá bãi mìn, bịnh tật của loài người hay thử nghiệm thuốc. Chuột có thể nghe những tiếng động nhẹ cách xa 10- 15 m dễ dàng. Chuột có bốn chân. Hai chân sau to lớn và mạnh nên chạy và phóng nhảy rất nhanh. Nên mới có nhóm chữ nhanh như chuột lắc.

Trong các loài động vật chuột và thỏ nổi tiếng về khả năng sinh sản. Một con chuột mới sinh được 02 hay 03 tháng tuổi bắt đầu yêu đương, mang thai và sinh con. Một con chuột cái có thể có từ 24 đến 72 con chuột con trong một năm. Ở Mỹ Châu có lộc thử (deer mouse) mang tên khoa học Peromyscus maniculatus thuộc gia đình Cricetidae sinh 14 lứa trong một năm! Chuột cái vừa sinh đã quan hệ tình dục với chuột đực và mang thai trong vòng 24 giờ đồng hồ sau. Ba mươi (30) ngày sau có thêm một bầy con khác. Mỗi lứa có từ 04 đến 12 con chuột con. Tuổi thọ trung bình của chuột xê dịch từ 1 đến 3 năm.

Chuột là loài gặm nhấm phá hại loài người rất nhiều. Đại cương ta có:

- chuột nhà nhỏ con nhưng phá hại đồ đạc và gây nhiễm độc cho thức ăn trong nhà đáng kể. Ở các nước Âu- Mỹ chuột nóc nhà Rattus Rattus thường gây cúp điện hay hoả hoạn vì cắn phá các đường dây điện trong nhà.


- chuột đồng to lớn, sống trong hang và phá hoại mùa màng. Mỗi con chuột ăn tối thiểu 10 ki- lô hoa màu trong năm. Một gia đình chuột 200 con ăn 2,000 ki- lô hoa màu trong năm. Những con số này cho thấy sự phá hại kinh khiếp của Thử tộc. Chuột đồng phá hại ruộng lúa trên đồng bằng sông Cửu Long. Chuột đào hang dưới chân đê dọc theo sông Hồng làm cho chân đê yếu khiến dễ bị vỡ gây nạn lụt khủng khiếp vào mùa mưa. Chuột đồng Bắc Mỹ gọi là Voles mang tên khoa học Myodes gladiolus thuộc gia đình Cricetidae sinh sản rất mạnh: 10- 12 lứa/ năm. Chuột Voles đực theo chế độ độc thê. Các chuột đực giúp chuột cái chăm sóc chuột con khi mới sinh.

- chuột cống là chuột thành phố, to lớn nhưng trông nghèo nàn và bẩn thỉu vì sống dưới cống hôi thối và ẩm ướt. Tên khoa học của chuột cống là Rattus norvegicusthuộc gia đình Muridae. Chuột cống là chuột thành phố. Chúng mang bịnh cho loài người không ít.


- chuột chù hay chuột xạ là chuột có mỏ nhọn, mắt gần như mù. Loài chuột này mang tên khoa học Sorox palutris thuộc gia đình Soricidae. Chuột toát mùi xạ khó chịu. Nước miếng chuột xạ có độc chất soricidin được dùng làm thuốc trị cao huyết áp, nhức đầu. Chuột xạ lội và lặn dưới nước rất giỏi nên người Anh gọi chuột xạ là water shrew. Người Việt Nam không thích nhưng không ghét chuột xạ. Người ta tin rằng chuột xạ kêu thì sẽ có khách đến nhà.

- Chuột bạch hay chuột Tàu là thân thuộc sang trọng trong đại gia đình Thử tộc. Người ta nuôi chuột bạch trong nhà để biểu diễn trong các chiếc đu trong chuồng. Chuột bạch cũng được dùng trong các phòng thí nghiệm.


- Chuột rằn (Zebra mouse) trong sa mạc Sahara mang tên khoa học Lemniscomys barbarus thuộc gia đình Muridae ăn trái cây và sống trên cây như nhen, sóc chớ không sống trong hang hay cống rãnh.

- Bọ có hình dạng như chuột nhưng mập và có bộ lông rất đẹp. Tên khoa học của bọ là Cavia porcellus thuộc gia đình Cavidae. Người ta dùng bọ (Cobaye) trong phòng thí nghiệm để thử thuốc, chẩn đoán bịnh tiểu đường, ho lao, bịnh scurvy vì thiếu sinh tố C, rối loạn khi mang thai v.v.
  
CHUỘT VÀ LOÀI NGƯỜI

Chuột phá hại hoa màu của loài người vì sự sinh tồn. 
Loài người ghét và tìm cách diệt chuột cũng vì sự sinh tồn.

Ngoài những sự phá hoại trong nhà, ngoài đồng, ngoài đường phố quanh các thùng rác, thân xác của chuột từ nước miếng, nước tiểu đến phân chuột đều có độc chất có thể gây tử vong cho loài người. Bọ chét Xenopsylla cheopis trên mình chuột được xem là nguyên nhân gây bịnh dịch hạch. Năm 1347 lục địa Á- Âu bị bịnh dịch càn quét khiến cho hàng triệu người chết.

Chuột mang cho loài người:
- bịnh thương hàn chuột (rat- borne typhus)
- bịnh leptospirosis do ký sinh trùng Leptospira interrogans gây ra sốt vàng da, bắp thịt đau nhức, tổn hại đến gan, thận, màng óc, cột xương sống và dẫn đến tử vong.
- bịnh salmonellosis do nhiễm trùng Salmonella enterica gây nóng sốt, nôn mửa, thổ tả.
- bịnh trichinosis do nhiễm trùng Trininella spiralis gây tiêu chảy, nóng sốt, bắp thịt suy nhược v.v.
- hội chứng hô hấp vi khuẩn Hanta (HPS: Hantavirus Pulmonary Syndrome) gây sốt, vỡ phế mạch.
- hội chứng thận và sốt xuất huyết (HFS: Hemorrhagic Fever with Renal Syndrome)

Như đã thấy, chuột làm đổ bể đồ đạc trong nhà, phá hại mùa màng ngoài đồng ruộng và gây bịnh tật trong thành phố. Loài người trả đũa lại bằng nhiều phương cách khác nhau:

1. gài bẫy, dùng thuốc độc để diệt chuột, hun khói để chuột bị ngộp phải chạy ra khỏi hang để bắt. 
2. nuôi mèo để bắt chuột trong nhà và nuôi chó để săn chuột ngoài đồng.

Ở Việt Nam người ta có hai cách xua đuổi chuột không cần mèo. Cách thứ nhất: bắt một con chuột cạo lông và sơn trên da chuột ba hay bốn màu khác nhau rồi thả chuột về hang. Các chuột khác thấy con chuột kỳ dị có ba, bốn mầu thì bỏ chạy. Chuột có ba, bốn màu có nhu cầu kết bạn đồng loại nên rượt theo. Các chuột khác càng sợ càng chạy mau bao nhiêu thì chuột màu càng rượt theo nhanh bấy nhiêu. Thế là cả đàn chuột rời xa hang ổ của chúng.

Cách thứ hai: bắt một con chuột đực, mổ ngọai thận và nhét hột thóc hay miển chai rồi khâu lại. Xức thuốc cho vết mổ lành lại rồi thả cho chuột về hang ổ. Chuột bị ngứa ngáy khó chịu và trở nên hung dữ bất thường nên rượt đồng loại mà cắn. Các chuột khác sợ nó cắn nên bỏ hang ổ mà chạy.

Chuột cũng mang lợi ích cho loài người. Đó là một nguồn thịt to lớn. 
Ngày xưa người La Mã ăn thịt chuột ngủ Glis glis thuộc gia đình Gliridae. 
Người Trung Hoa, Việt Nam và nhiều dân tộc khác trên lục địa Á-Phi- Trung, Nam Mỹ đều ăn thịt chuột. Ở Việt Nam người ta quay chuột như quay gà và làm mắm chuột, khô chuột.

Ở Bihar, Ấn Độ, người ta nuôi chuột và bắt chuột để ăn thịt mặc dù ở Ấn Độ có đền thờ chuột Karni Mata ở Deshnoke, tiểu bang Rajasthan, nơi có hàng chục ngàn con chuột đen Hắc Thử được nuôi dưỡng và sùng kính. Những người ăn thịt chuột này bị xem là người thuộc giai cấp hạ lưu. Họ được gọi là Musahar nghĩa là người ăn chuột. Người ta còn bắt chuột con mới sinh còn đỏ hồng ngâm rượu để uống như rượu thuốc. Rượu nầy dành cho các sản phụ mới sinh uống phục hồi sức khỏe. Như đã thấy chuột được dùng để thử thuốc, nghiên cứu bịnh Alzheimer, chứng cao huyết áp, giúp các nhà y học chữa dây cột sống bị tổn thương.

Trong Thánh Kinh Do Thái chuột bị liệt vào vật dơ bạn không được phép ăn thịt.
Trong Ấn Giáo chuột được xem là hiện thân của nữ Thần Durga.
Trong huyền thoại Hy Lạp chuột liên hệ đến thần Apollo.
Trong huyền thoại Nhật Bản chuột là sứ giả của Thần Daikoku, thần tài sản, sự phồn thịnh, Thần bảo vệ đất đai. Ngày xưa người Nhật tin rằng chuột ăn bánh đầu năm thì năm ấy được mùa.

Năm 1960 có hai con chuột ngồi trên phi thuyền Spunik của Liên Sô.

Ở Đức có Tháp Chuột (Mouse Tower) tức Mause-Turm nằm trên một hòn đảo trên sông Rhine.

Chuột Mickey Mouse của Hoa Kỳ được nhi đồng thế giới ưa chuộng.

Chữ Mouse (Chuột) được thịnh hành kể từ khi thế giới bước sang thời đại computer
Chữ Rat trong tiếng Anh còn có nghĩa là kẻ phản bội, phản đảng.

Trong Thiên Văn Học có chòm sao Thiên Hà Thử (Mice Galaxies).

Ở Việt Nam có truyện Trinh Thử, tranh vẽ Đám Cưới Chuột đầy duyên dáng. Tô Hoài có tác phẩm O Chuột.

Ở Việt Nam có một chuyện kể liên quan đến chuột được lưu truyền như sau:
Ngày xưa có một ông quan thanh liêm. Ông giúp đỡ cho nhiều người vì óc công bằng và lòng nhân đạo mà thôi.
Một hôm, nhân lúc ông đi vắng, có một người mang một bao tiền đến đưa cho vợ ông. Bà vợ hỏi:
"Tiền gì vậy?”
"Đó là tất cả tấm lòng biết ơn của tôi đối với quan lớn. Quan lớn đã cứu tôi. Tôi có bổn phận đền ơn quan lớn.” Người đàn ông đáp.
"Không được. Ông mang tiền về đi. Ông tôi biết được thì ông quở trách tôi. “ Vợ ông quan nói.
Người đàn ông nài nỉ mãi. Vợ ông quan vẫn khăng khăng khước từ. Người đàn ông liền hỏi tuổi ông quan.
"Tôi không nhớ rõ. Nghe ông nói thì ông tuổi con chuột.” Vợ ông quan nói.
Ít hôm sau người đàn ông mang một con chuột bằng vàng đến tặng vợ ông quan. Lần này bà không có lý do khước từ. Bà cảm ơn người đàn ông và đem tượng thử tộc bỏ vào hộc tủ rồi khóa lại cẩn thận.
Thời gian trôi qua. Ông quan đến tuổi về hưu. Tiền bạc dành dụm không nhiều nên cuộc sống của hai vợ chồng càng ngày càng trở nên khó khăn.
Một hôm bà vợ nghĩ đến việc dùng một phần vàng trong con chuột để mua rượu thịt cho chồng ăn sau nhiều năm khổ cực và ăn uống thiếu thốn. Ông chồng ngạc nhiên hỏi do đâu bà có tiền để mua rượu thịt. Người vợ thuật lại câu chuyện về cái túi bạc và con chuột vàng. Bỗng người chồng tức ông quan thanh liêm trước kia trách vợ: “sao bà không nói tôi tuổi Sửu mà nói tôi tuổi Tý?” 

Ngôn ngữ Việt Nam đề cập nhiều đến chuột như:
Cháy nhà ra mặt chuột.
Chuột đội vỏ trứng (người đạo đức giả)
Chuột sa hủ nếp (nam nhân nghèo nhưng có vợ giàu)
Chuột gặm chân mèo (không biết lượng sức khi gặp một đối thủ mạnh hơn)
Chuột cắn dây buộc mèo (dại dột khi cứu kẻ hại mình)
Thử dịch (bịnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis do bọ chét Xenopsylla cheopistrên thân chuột gây ra).
Thử mục (mắt láo liên, lém lỉnh)
Thử độn (trốn chui như chuột)
Rễ đuôi chuột (Rễ đại ăn sâu dưới đất để tìm nước nuôi cây. Cây đứt rễ đuôi chuột thì không sống được)
Thèo lèo cứt chuột (trà liệu: kẹo ăn để uống trà .<.theo phong cách Trung Hoa.>.. Đó là kẹo do người Hoa làm từ đậu phọng+ mè đen + đường thắng đặc. Kẹo bán vào dịp Tết ở Việt Nam) 
Các thầy tướng Đông Phương cho rằng người có tai nhỏ như tai chuột thì không thọ và người có mặt như mặt chuột thì không phải là đấng trượng phu quân tử. 
Bị chuột cắn quần áo là điềm xui xẻo. 
Bị chuột cắn cũng nguy hiểm như bị chó dại cắn vì nước miếng chuột rất độc.
Chuột vô nhà báo hiệu sắp có tiểu nhân quấy nhiễu, gây phiền.

Trong thực vật học có:
- Bèo tai chuột Salvinia cucullata
- Dưa chuột Cucumis sativum
- Sầu đâu cứt chuột Bruce javanica
Mouse melon (dưa chuột chua Mễ Tây Cơ) Melothria scabra
Rat’s ear (Rau càng cua) Peperomia pellucida v.v.

Chuột đứng đầu trong 12 con giáp. Năm con chuột được gọi là năm Tý. Năm Tý là năm Dương (+) đi kèm với can dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Cứ 60 năm ta có năm cùng can chi. Thí dụ: Năm 1960 là năm Canh Tý. 1960 +60= 2020 cũng là Canh Tý. Tháng Tý là tháng 11 Âm Lịch.

Năm
Hành
Màu
Giáp Tý
Kim
Trắng
Bính Tý
Thủy
Đen
Mậu Tý
Hỏa
Đỏ
Canh Tý
Thổ
Vàng
Nhâm Tý
Mộc
Xanh

Tuổi Tý hợp với: Thìn, Thân và Sửu. Không hợp với: Ngọ, Mão, Dậu và Mùi.
Trong số đề 40 con, chuột mang số 15 trước con ong (số 16) và sau con mèo rừng (số 14).

Không có nhận xét nào: