Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

Kỳ lạ chuyện Trung Quốc cấm hoàn toàn ‘tài liệu giảng dạy nước ngoài’ trong các trường học

image.png
Học sinh tại trường tiểu học ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vào ngày 8/10/2015 (ảnh: Johannes Eisele / AFP qua Getty Images).
Bắc Kinh đã chính thức cấm sử dụng các tài liệu giảng dạy nước ngoài tại các trường tiểu học và trung học, một động thái mà các nhà phê bình cho rằng đây là hành động mới nhất trong việc kiểm soát suy nghĩ và tâm trí của người Trung Quốc.Theo tờ The Epoch Times, trong một văn bản hướng dẫn được công bố vào ngày 7/1, Bộ giáo dục Trung Quốc cho biết các trường tiểu học và trung học cơ sở không được phép sử dụng “tài liệu giảng dạy nước ngoài” cho sách giáo khoa.
<!>
Lệnh cấm tương tự cũng áp dụng cho các trường trung học phổ thông, là từ lớp 10 đến lớp 12, ngoại trừ những trường có quan hệ đối tác với các tổ chức nước ngoài hoặc các chương trình trao đổi được phê duyệt.
Chính quyền sẽ chuẩn hóa sách giáo khoa ở các chủ đề cụ thể như giáo dục chính trị và tư tưởng, văn học, lịch sử, những thứ liên quan đến chủ quyền quốc gia, dân tộc, tôn giáo. Các trường học không được phép sử dụng các phiên bản không được chấp thuận hoặc thực hiện các thay đổi nội dung, theo thông báo.
Các trường trung học có chương trình trao đổi, cao đẳng nghề và các tổ chức cao hơn có thể sử dụng có chọn lọc nội dung nước ngoài với điều kiện “các tài liệu giảng dạy trong nước thực sự không thể đáp ứng nhu cầu giáo dục”, người phát ngôn của Văn phòng ủy ban sách giáo khoa Quốc gia, một bộ phận trong Bộ giáo dục cho biết trong một cuộc họp báo ngày 7/1.
Theo người phát ngôn, trong trường hợp đó, các trường được khuyến khích sử dụng các phiên bản đã được dịch và phân phối bởi các nhà xuất bản Trung Quốc. Người phát ngôn cho biết chính sách này phù hợp với “đường lối chính trị”.
Sách giáo khoa “phải phản ánh ý chí của đảng và nhà nước”, hướng dẫn nêu.
Martin Whyte, giáo sư Harvard đã nghỉ hưu, nói với tờ The Epoch Times trong một email rằng vụ việc xảy ra như “một ví dụ khác về sự đàn áp ngày càng nghiêm ngặt đối với các ý tưởng không chính thống”.
Ông cho biết việc “kiểm soát ý thức hệ ngày càng chặt chẽ” tại các trường đại học ở Trung Quốc, và các giáo sư đại học đã bị mất việc vì bày tỏ suy nghĩ không phù hợp với đường lối của chính quyền.
Yang Shaozheng, cựu giáo sư Đại học Quý Châu, Trung Quốc nói rằng mục tiêu của quy định này là tăng cường hơn nữa sự kìm kẹp của chính quyền đối với giáo dục.
Trong khi vai trò truyền thống của giáo dục là phát triển tài năng cho các ngành nghề thì các trường học Trung Quốc ngày nay trở thành “nô lệ” của chính quyền, Yang nói với The Epoch Times.
Chính quyền Trung Quốc sẽ “bắt đầu từ những đứa trẻ, để ý thức hệ của chính quyền ăn sâu vào trí não của giới trẻ… và cuối cùng họ hành động theo các chỉ thị của nhà nước”, Yang nói.
Giữa tháng 12, Đại học Fudan ở Thượng Hải, một trong những tổ chức học thuật hàng đầu của Trung Quốc, đã bỏ cụm từ “tự do tư tưởng” trong điều lệ trường học. Ngoài việc loại bỏ tất cả các cụm từ đề cập đến “sự độc lập” và “sự tự do”, điều lệ cũng bổ sung một cam kết tuân theo sự lãnh đạo của chính quyền Trung Quốc.
“Các tổ chức cao hơn không còn là không gian cho tự do và độc lập, mà là một ‘trại tập trung’ của chính quyền Trung Quốc trong việc tẩy não sinh viên”, Xia Xiaoqiang, nhà bình luận chính trị Trung Quốc ở nước ngoài cho biết.*
Hai nhân viên đang đốt sách trước thư viện quận Zhenyuan ở thành phố Qingyang, tỉnh Cam Túc vào ngày 22/10/2019 (ảnh: trang web chính thức của quận Zhenyuan).
Vào năm 2019, một thư viện nhà nước ở phía tây Trung Quốc đã bị chỉ trích vì đốt sách công khai. Trước đó, Bộ giáo dục đã yêu cầu các thư viện trong tất cả các trường tiểu học và trung học phải “dọn dẹp” những cuốn sách “bất hợp pháp” hoặc “không thích hợp”.
Vào tháng 7/2019, Hội đồng nhà nước Trung Quốc đã cấm các trường học “thay chương trình giảng dạy quốc gia bằng chương trình giảng dạy của khu vực hoặc trường học” cũng như không được sử dụng bất kỳ tài liệu nào mà chưa được chấp thuận.
Vào tháng 9/2018, Bộ giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu các nhà quản lý giáo dục trên toàn quốc “thanh tra kỹ” sách giáo khoa sử dụng trong các trường tiểu học và trung học địa phương để “duy trì thẩm quyền và sự nghiêm túc của sách giáo khoa”. Bộ giáo dục cũng yêu cầu các nhà xuất bản sách giáo khoa báo cáo về việc họ đã thực hiện các thay đổi trái phép đối với các tài liệu, nếu không báo cáo chính xác sẽ nhận hậu quả nghiêm trọng.
Vào tháng 1/2015, Bộ trưởng giáo dục Trung Quốc khi đó là Viên Quý Nhân (Yuan Guiren) nói rằng họ “hoàn toàn không cho phép các tài liệu giảng dạy truyền bá các giá trị hoặc ý thức hệ phương Tây vào các lớp học Trung Quốc” và giáo viên cũng không được phép “bất mãn” hoặc “lan truyền tình cảm tiêu cực tới học sinh”, theo truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã.

Không có nhận xét nào: