Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2020

Chút hoài niệm về Sài gòn xưa

Đại lộ Nguyễn Huệ với những chiếc xe Huê Kỳ đang đậu ven lề đường. Bức hình được chụp đang độ mùa Giáng Sinh.<!>


Đại Lộ Nguyễn Huệ trang hoàng đón Giáng Sinh với cây thông Noel và hang đá Belem.


Nơi Đại Lộ Nguyễn Huệ và thương xá TAX có những kiosque bày bán đồ trang trí Giáng Sinh và Năm Mới.


Đại Lộ Nguyễn Huệ nhìn về Tòa Đô Chánh.


Đại lộ Nguyễn Huệ nhìn về Tòa Đô Chánh, bên trái hình là tấm bảng của kết quả cuộc bầu cử Hạ Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa.


Sài Gòn đầu thập niên 60 - Công viên Đống Đa trước Tòa Đô Chánh và Bức tượng đài điêu khắc "Tổ Quốc Không Gian".


Sài Gòn đầu thập niên 60 - Công viên Đống Đa trước Tòa Đô Chánh và Bức tượng đài điêu khắc "Tổ Quốc Không Gian".


Sài Gòn đón gió se se lạnh - Đường Tự Do, phía trước là ngã tư Tự Do-Ngô Đức Kế.


Đường Tự Do, nhà hàng vũ trường Maxim's. Bên phải là ngã tư Tự Do-Ngô Đức Kế nơi đóng đô của nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ và vũ đoàn Lưu Hồng. Ca sỹ lò của nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ như Họa Mi, Sơn Ca, Bùi Thiện cũng đã từng ca ở đây.


Vườn Hoa (Công Viên) Chi Lăng, đường Tự Do. Ngày nay không còn nữa, thay vào đó là tòa nhà Vincom.



Vườn Hoa (Công Viên) Chi Lăng, đường Tự Do. Phía trái là quán Cái Chùa (La Pagode) ,ngay ngã tư Lê Thánh Tôn -Tự Do ,là nơi nhiều gương mặt danh tiếng nhất về văn chương, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, cũng như những tên tuổi lớn trong các hoạt động văn hoá xã hội của Sài Gòn một thời thường có mặt.


Dinh Gia Long, trụ sở tối cao Pháp Viện.


Dinh Gia Long, trụ sở tối cao Pháp Viện.


Hội trường Diên Hồng, trụ sở Thượng Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa.


Bức tượng An Dương Vương - thánh tổ binh chủng Pháo Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phía trước hội trường Diên Hồng.


Bức tượng An Dương Vương - thánh tổ binh chủng Pháo Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phía trước hội trường Diên Hồng.


Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa.


Bến Bạch Đằng và sông Sài Gòn.


Chợ Bến Thành thuở nào.


Khách sạn Continental nơi Công Trường Lam Sơn.


Đại lộ Lê Lợi nhìn về Hạ Nghị Viện Việt Nam Cộng Hòa. Phía phải hình là tấm bảng hiệu thuốc lá CAPSTAN - " Cho Anh Phát Súng Tim Anh Nát" - là một trong những "sản phẩm" phổ biến đối với quý ông Sài Gòn thời đó.


Trường Y Khoa đại học đường Sài Gòn vào thời ấy.


Một buổi Thánh Lễ chiều ở Vương Cung Thánh Đường nhà thờ Đức Bà.


Một buổi Thánh Lễ chiều ở Vương Cung Thánh Đường nhà thờ Đức Bà.


Ngã tư Pasteur-Lê Lợi - Bên phải hình là tiệm nước mía Viễn Đông nổi tiếng 1 thời, bên kia đường là quán Mai Hương kem.


Đường Hồng Thập Tự, đoạn gần Rạp Olympic.


Đường Minh Mạng, gần tới đại học xá Minh Mạng và trường trung học Chu Văn An (phía bên phải hình).


Nhà thờ Thánh nữ Jeanne d' Arc hay còn được nhiều người biết đến là Nhà thờ Ngã Sáu.


Sài Gòn những năm 1965 - Cây xăng Esso nơi góc đường Hai Bà Trưng-Trần Cao Vân. Hai cậu nhóc "Sói Con" trong

phong trào Hướng Đạo Việt Nam Cộng Hòa thuở ấy.


Sài Gòn thập niên 60-70 - Bức hình được chụp phía trước Dinh Độc Lập. Trông khá thoáng, sạch sẽ và hiện đại hơn bây giờ. Và dĩ nhiên cùng một khung cảnh, nhưng thời xưa không nhếch nhác, bon chen như hiện tại, với cái kiểu "đoàn người rừng rú đứng xếp hàng" để vào Dinh Độc Lập "chờ được tẩy não".


Sài Gòn thập niên 60-70 - Tầm về chiều, trời bắt đầu nhá nhem tối, Sài Gòn đã bắt đầu lên đèn. Có những buổi tối trời dịu mát, ghé tiệm kem Pôle Nord ngồi thưởng thức những ly kem bốn mùi chantilly, ngắm "xe đi qua, người đi lại" . Tiệm có máy lạnh nên cũng khá là thoải mái.

Không có nhận xét nào: