Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2020

 Chiến hạm Nga suýt đâm trúng khu trục hạm Mỹ

Mặc dù đã được cảnh báo nguy cơ va chạm nhưng một tàu chiến Nga đã "tiếp cận một cách hung hăng" một tàu khu trục Mỹ khi đang hoạt động ở phía bắc biển Ả rập trong tuần này. Tuy nhiên, Moscow đã lên tiếng bác bỏ.
Tàu Nga và tàu Mỹ suýt va chạm ở phía bắc biển Ả rập ngày 9/1. (Ảnh: Twitter)<!>
Tàu hải quân Nga suýt đâm khu trục hạm Mỹ ngày 9/1 trên biển Arab. Video: US Navy.

Trong một thông cáo phát đi hôm qua, Bộ chỉ huy trung tâm của Hải quân Mỹ cáo buộc, một tàu hải quân của Nga suýt đâm trúng tàu khu trục USS Farragut của Mỹ khi "tiếp cận hung hăng" ở phía bắc biển Ả rập ngày 9/1. Thông cáo nói rằng, tàu Nga đã phớt lờ cảnh báo nguy cơ va chạm và chỉ chuyển hướng khi áp sát tàu Mỹ. Đoạn video do Hải quân Mỹ công bố cho thấy, tàu Nga chuyển hướng khi cách tàu khu trục Mỹ chỉ khoảng 50m.

“Vào ngày 9/1, khi đang tiến hành hoạt động định kỳ ở phía bắc biển Ả rập, tàu USS Farragut đã bị một tàu hải quân Nga tiếp cận một cách hung hang”, thông cáo của Hạm đội 5 Hải quân Mỹ cho biết.

"Tàu USS Farragut đã phát 5 tín hiệu cảnh báo nguy cơ va chạm theo tín hiệu quốc tế và đề nghị tàu Nga chuyển hướng theo luật quốc tế. Tàu Nga ban đầu từ chối, song cuối cùng đã chuyển hướng. Việc chậm trễ tuân thủ các quy tắc quốc tế khi tiếp cận hung hăng này làm tăng nguy cơ va chạm”, thông cáo nói thêm.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Mỹ. Moscow giải thích thêm rằng, chính tàu USS Farragut đã cắt ngang đường di chuyển của tàu Nga - một hành động bị coi là vi phạm luật hàng hải quốc tế và "thiếu chuyên nghiệp".

Vị trí biển Arab (đánh dấu đỏ), nơi tàu trinh sát Nga suýt đâm khu trục hạm Mỹ hôm 9/1. Đồ họa: Google,
Vị trí biển Arab (đánh dấu đỏ), nơi tàu trinh sát Nga suýt đâm khu trục hạm Mỹ hôm 9/1. Đồ họa: Google.

Bộ Quốc phòng Nga cũng nói thêm rằng, hai đoạn video phía Mỹ công bố thực tế chứng tỏ tàu Nga đã đi đúng đường. Một trong hai đoạn video cho thấy tàu Nga di chuyển bên phải tàu khu trục Mỹ mà không gây bất cứ nguy hiểm nào. Đoạn video thứ hai cho thấy tàu Nga di chuyển sát phía sau tàu USS Farragut trước khi chuyển hướng để tránh va chạm.

Đây là vụ suýt va chạm mới nhất giữa lực lượng quân sự Nga và Mỹ. Cách đây 7 tháng, một sự việc tương tự đã xảy ra ở Thái Bình Dương khi các tàu Nga bị cáo buộc tiếp cận quá gần tàu Mỹ.

(Theo AFP)

Trung cọng 'lạnh gáy' trước viễn cảnh này của Mỹ

Trước viễn cảnh tàu chiến ven bờ Mỹ khiến Trung cọng lạnh gáy. Tàu chiến Mỹ mang tiêm kích tàng hình F-35B. Tiêm kích tàng hình này có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng F-35B xuất kích từ tàu chiến ven bờ LCS để thực hiện đòn tấn công chớp nhoáng. Trung cọng cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này.

Hải quân Mỹ được xây dựng theo hướng tác chiến viễn dương với khả năng hoạt động rất xa đất liền. Họ thừa sức mạnh để đè bẹp kháng cự của đối phương thông qua các biên đội tác chiến tàu sân bay đồ sộ.

Chính vì vậy, khi Hải quân Mỹ triển khai chương trình đóng mới hàng loạt tàu chiến ven bờ - LCS đã gây ra rất nhiều thắc mắc cho báo giới. Phải chăng chiến lược quốc phòng của họ đã thay đổi?

Câu trả lời là không, vì chữ “ven bờ” ở đây không phải ven bờ biển của Mỹ mà là ven bờ của kẻ địch.

Có nghĩa là những chiếc chiến hạm mang thiết kế với tính tàng hình hóa rất cao, sử dụng động cơ phản lực nước thay vì chân vịt truyền thống để tối ưu hóa cho việc triển khai tại vùng nước nông này sẽ lặng lẽ tiến sát bờ biển đối phương để tung ra đòn tập kích đầy bất ngờ và chết chóc.

Tuy rằng được vũ trang không quá nổi bật nhưng điểm đặc biệt của các tàu chiến ven bờ đó là chúng đều có khả năng kiêm luôn nhiệm vụ của tàu đổ bộ tấn công.

Nhờ thiết kế có khoang đổ quân và sàn đáp trực thăng rất lớn, hơn cả khu trục hạm Arleigh Burke hay tuần dương hạm Ticonderoga. Trong đó các tàu LCS mang số chẵn thuộc lớp Independence còn có thể kiêm luôn chức năng tàu sân bay hạng nhẹ.

Sàn đáp máy bay rất lớn của tàu chiến ven bờ USS Independence
Sàn đáp máy bay rất lớn của tàu chiến ven bờ USS Independence
See the source image
USS Independence (LCS-2)
See the source image
Sàn đáp máy bay bố trí phía đuôi tàu LCS lớp Independence có diện tích lên tới 1.030 m2, được đánh giá đủ khả năng tiếp nhận cùng lúc 4 trực thăng hạng nhẹ UH-1Y hoặc 2 trực thăng cỡ lớn CH-53 Sea Stallion.

Ngoài ra thông qua thang máy kích thước lớn cỡ (6,1 x 6,1) m để vận chuyển trực tiếp các container từ khoang chứa lên boong tàu, từ đó giúp LCS-2 có khả năng vận chuyển và trao đổi hàng hóa cùng máy bay khi đang hoạt động trên biển.

Như vậy, những con tàu trên hoàn toàn có thể gia tăng sức mạnh thông qua con đường ít ai ngờ tới, đó là trang bị thêm máy bay chiến đấu tàng hình có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng F-35B Lightning II.

Tiêm kích tàng hình F-35B thử nghiệm cất hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công Wasp
Tiêm kích tàng hình F-35B thử nghiệm cất hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công Wasp

Theo công bố chính thức từ Hải quân Mỹ thì các tàu LCS “chẵn” chỉ có khả năng mang theo 2 trực thăng Seahawk SH-60.

Tuy nhiên, với thiết kế mở và được xác định có thể trở thành tàu sân bay mini, đi kèm với việc F-35B nằm trong kế hoạch trang bị rộng rãi cho các tàu chiến của Hải quân Mỹ thì việc sửa chữa boong tàu nhằm cho phép tiếp nhận F-35B là hoàn toàn khả thi.

Qua thực nghiệm trên tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn lớp Wasp thì quãng đường cần thiết để cất cánh của F-35B rất phù hợp với boong tàu Independence. Thậm chí, nếu cần thiết thì nó còn có thể giảm bớt tải trọng vũ khí và nhiên liệu mang theo để thực hiện thao tác cất cánh thẳng đứng.

Trong trường hợp được vũ trang đầy đủ và mang theo 2 chiếc F-35B mỗi tàu, 6 tàu LCS lớp Independence có thể tạo ra sức mạnh tấn công lẫn phòng thủ tương đương biên đội tàu sân bay hạng nhẹ DDH-183 Izumo của Nhật Bản mà lại có độ linh hoạt cao hơn hẳn.

Kịch bản tàu chiến ven bờ vũ trang đầy đủ và còn được trang bị tiêm kích F-35B bí mật tiếp cận bờ biển để tung đòn tấn công có thể sẽ khiến Trung cọng phải giật mình, khi mà Hải quân Mỹ đang tích cực xúc tiến việc triển khai số lượng lớn các tàu chiến loại này tại các quốc gia đồng minh nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Ảnh cắt từ màn hình

 

Andy



Theo nhận định của một số chuyên gia quân sự, rất có thể những tàu chiến ven bờ LCS này mới là vũ khí thay đổi cuộc chơi của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương chứ không phải các biên đội tàu sân bay cồng kềnh có sức cơ động kém.
(Theo Sina)

Không có nhận xét nào: