Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

Tết Việt Nam dáng sợ - VN-TD

Người Việt Nam uống quá nhiều rượu, đặc biệt dịp lễ tết. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một du khách người Anh có mặt ở Hà Nội nói với một nhà báo trong nước rằng người Việt Nam uống quá nhiều rượu trong dịp Tết mà không hề nghĩ đến hậu quả tai hại.“Có lần tôi về quê một người bạn, gia đình họ chào đón rất niềm nở, thân thiện. Tuy nhiên, Tết ở Việt Nam cũng đáng sợ, người ta uống rượu quá nhiều mà không quan tâm đến sự an toàn của bản thân.” Ông Ad Peacock, nhiếp ảnh gia người Anh, nói với một phóng viên của tờ Kiến Thức khi gặp ông ta ở khu phố cổ Hà Nội.
<!>Phóng viên của tờ Kiến Thức hôm 4 Tháng Hai, 2019 kể lại rằng ông Ad Peacock nói đây là lần thứ hai ông đón Tết ở Việt Nam vì muốn ghi những tấm ảnh về người dân nơi đây. Một phần ông Peacock quyết định đến Việt Nam bởi được rất nhiều bạn bè gợi ý. Giống với nhiều người ngoại quốc khác vừa “chân ướt chân ráo” đến Việt Nam, ông Peacock bị “ấn tượng” bởi nét văn hóa giao thông đặc trưng.
Ông nói: “Phải nói là ngày thường, việc ra đường đối với tôi chẳng khác gì đi du lịch mạo hiểm. Tôi thật sự không hiểu tai sao nhiều người không thể chờ đến khi đèn giao thông thật sự chuyển sang màu xanh rồi mới đi. Có vẻ như chuyện tuân thủ luật giao thông ở Việt Nam như thể cho có lệ vậy.”
Dịp này, nhà báo dẫn lại lời ông Peacock: “Thực sự tôi thấy Tết ở Việt Nam cũng đáng sợ. Nó chỉ là một chút. Có một lần tôi về quê của một người bạn. Tôi được gia đình họ chào đón rất niềm nở, thân thiện. Bánh chưng cũng là món ăn tôi cảm thấy rất ngon. Tuy nhiên, điều tôi nói đáng sợ, là người ta uống rượu quá nhiều vào ngày Tết mà không quan tâm đến sự an toàn của bản thân hay không. Chính bản thân tôi khi ngồi ăn cùng nhiều người cũng phải từ chối không ít lần để có thể giữ cho mình tỉnh táo. Khi say, thì người ta thường không làm chủ được lời nói, rồi gây ra mâu thuẫn. Đó cũng là điều mà tôi hy vọng mọi thứ sẽ thay đổi dần dần.”
Theo nhiều tờ báo tại Việt Nam tường thuật, tính chung sau ba ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Nguyên Ðán Kỷ Hợi 2019, bắt đầu từ ngày 28 Tết (tức 2 Tháng Hai, 2019) đến 30 tết (tức 4 Tháng Hai, 2019), cả nước đã xảy ra 96 vụ tai nạn giao thông, làm chết 62 người, bị thương 74 người.
Trong 4 ngày nghỉ lễ đầu năm Dương Lịch 2019, cả nước xảy ra 147 vụ tai nạn giao thông đường bộ và đường sắt khiến 110 nạn nhân tử vong, 61 người bị thương. Trong đó nguyên nhân nhiều nhất là “tình trạng lái xe sau khi uống rượu, bia, không đội mũ bảo hiểm,” theo báo Zing thuật lại.
Hồi Tết Bính Tuất năm ngoái, tờ Pháp Luật ngày 21 Tháng Hai, 2018 dẫn thống kê của Bộ Công An nói “Trong gần 200 người chết do tai nạn giao thông trong dịp Tết Nguyên Đán, nguyên nhân chủ yếu là do bia rượu.”
Liệt kê ra, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Bính Tuất 2018, cả nước đã xảy ra gần 220 vụ tai nạn giao thông làm chết 195 người, bị thương 199 người. Ngày mùng 5 Tết, cả nước đã xảy ra 29 vụ, trong đó có 24 vụ tai nạn giao thông, trong đó có 5 vụ va chạm giao thông đường bộ, làm chết 16 người, 34 người bị thương.
Theo VNExpress, hơn 210,000 người vào viện cấp cứu dịp Tết Bính Tuất 2018, trong đó có 810 trường hợp bị ngộ độc rượu, gần 500 người ngộ độc thức ăn tự chế biến. Tờ Tuổi Trẻ ngày 18 Tháng Hai,2018 thì cho biết gần 2,000 phải vào bệnh viện cấp cứu vì say rượu rồi đánh nhau.
Hồi Tháng Mười Một năm ngoái, Quốc hội CSVN rục rịch bàn chuyện “chống tác hại” của bia, rượu do khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc và tai nạn giao thông liên quan tới hơi men ở mức cao. Dự luật có tên “Phòng chống tác hại của rượu, bia” được đưa ra quốc hội thảo luận nhưng có được bật đèn xanh cho thông qua hay chưa, còn là vấn đề khác.
Thấy nêu ra trong phiên họp vừa kể, dựa vào những thống kê và thông tin được lập đi lập lại mấy năm gần đây “Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong ba nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi từ 15-49 tuổi. Tại nạn giao thông liên quan tới rượu, bia ở Việt Nam ước tính chiếm khoảng 36.2% ở nam giới và 0.7% ở nữ giới,” tờ Lao Động thuật lại.
Ước tính chi phí giải quyết hậu quả của tại nạn giao thông liên quan tới rượu, bia chiếm 1% GDP (khoảng 5,000 tỷ đồng theo GDP năm 2017). Trên mặt xã hội, thống kê nói “Hơn 40% học sinh lớp 8 đến lớp 12 đã ‘biết mùi’ bia, rượu. Tỷ lệ uống rượu bia ở trẻ vị thành niên là 79.9% với nam và 36.5% với nữ. Năm 2013, có 43.8% học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 đã uống cốc rượu, bia đầu tiên trước 14 tuổi, 22.5% đã uống đến say ít nhất 1 lần.”
Tỷ lệ nam giới uống rượu, bia ở mức rất cao. Như thống kê của năm 2015, có 80.3% nam và 11.6% nữ giới trên 15 tuổi ở Việt Nam có uống rượu, bia. Mấy năm gần đây, thống kê của Liên Hiệp Quốc đều nói Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á và thứ 3 Châu Á sau Nhật Bản và Trung Quốc về mức tiêu thụ bia hằng năm. Trung bình không kể già trẻ lớn bé, mỗi người dân tiêu thụ khoảng 42 lít bia một năm. (TN)

Không có nhận xét nào: