Bài từ người trong cuộc : Phan
Trí Đỉnh .
Khoảng tháng 8/1978, lúc đó tôi
đã làm Trưởng phòng tác chiến, được lên nghe tại Học viện Quân sự cấp cao, bây
giò gọi là Học viện quốc phòng. Lúc đó tôi đeo lon Trung tá.
Tôi đến đó nghe đồng chí Lê Duẩn nói chuyện. Tháng 8/1978 là lúc bế mạc lớp đào
tạo cán bộ cao cấp. Đến nơi thì đồng chí Lê Duẩn bắt đóng tất cả các cửa sổ lại;
mọi thứ không được để trên mặt bàn; Không một ai được ghi âm…<!>
Đồng chí Lê Duẩn cầm một tập giấy
và nói: Tôi rất buồn định trả lời câu hỏi của các đồng chí đây. Tại sao các đồng
chí là cán bộ quân sự cao cấp mà không hỏi Tổng bí thư về vấn đề quân sự, toàn
hỏi tôi về kinh tế. Đành rằng các đồng chí có quyền góp ý kiến với Tổng bí thưvề
kinh tế, nhưng cán bộ quân sự phải hỏi về vấn đề quân sự, trong đây không có.
Hôm nay tôi không trả lời những câu hỏi của các đồng chí trong này…Nói xong ông
vứt tập giấy ra một bên.
Chúng ta chuẩn bị đánh nhau với
1,5 triệu quân Trung Quốc xâm lược ta. Tất cả đều sững sờ. Sau khi ra về Quân
chủng phòng không đã chấp hành lệnh đó, chuẩn bị các phương án tác chiến theo
hưởng chống không quân Trung Quốc.
Sau buổi nói chuyện của ông Lê Duẩn, tôi được phân công viết bài cho đồng chí
Văn Tiến Dũng đến nói chuyện với Quân chủng Phòng không về mô hình tác chiến của
quân chủng Phòng Không. Đồng chí sử dụng bài chuẩn bị của tôi, phút cuối đồng
chí nói: Tại sao đồng chí lại bố trị như vậy ? Các đồng chí không nghĩ Trung Quốc
sẽ tốt với mình ư ? Tôi giật bắn mình ? Như vậy là đồng chí Ba Duẩn không trao
đổi với đồng chí BT Bộ Quốc phòng ?
Tháng 2/1979 sau tết, chúng ta chuẩn bị chiến đấu hết sức căng thẳng; quân ta
trên biên giới hêt sức mệt mỏi, đồng chí Văn Tiến Dũng hạ lệnh rút báo động xuống
cấp 2. Đối với Quân chủng Phòng Không, về cấp 2 tức được đi phép, không sẵn
sàng chiến đấu nữa…
Hôm 16/2/1979 tôi được giao phổ
biến phương án tác chiến cho các đồng chí Sư đoàn trưởng và lãnh đạo quân đoàn
thì nhận được lệnh của Đại tướng Văn Tiến Dũng hạ lệnh báo động xuống cấp 2.
Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu, chính
ủy Quân chủng lúc bấy giờ bảo tôi: Phổ biến cho anh em để anh em chấp hành. Tôi
trả lời: Nhân danh Trưởng Phóng tác chiến Quân chủng phòng không, tôi không phổ
biến, không chấp hành lệnh này của Đại tướng Văn Tiến Dũng…
Lệnh của Đại tướng anh không chấp hành không được. Anh phải làn thế nào chứ !
Tôi trả lời đồng chí Nguyễn Xuân Mậu: Báo cáo anh, những sân bay của Trung Quốc
cách ta có 7 phút bay, nếu ta cho Quân chủng hạ cấp báo động thì không chống kịp
Trung Quốc. Với tư cách Trưởng Phòng tác chiến, tôi không chấp hành.
Đồng chí Mậu bảo tôi hỏi lên Cục
Tác chiến, mấy anh em trực ban trên đó đều là bạn cũ…nói: Mày có chấp hành lệnh
của Đại tướng không ? Tôi trả lời không chấp hành. Tôi đề nghị cho gặp Đại tướng
Văn Tiến Dũng…
Tội được báo lại: Đại tướng hạ
lệnh xong đi Cămpuchia rồi.Tôi sững sờ ! Tại sao hạ mộ cái lệnh ghê gớm như thế
xong bỏ đi Cămpuchia. Tôi không gặp được ai để khiếu nại…
Phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng
sang gặp tôi, anh Phạm Hồng Liên bảo tôi: ông Lượng ơi, ông phải viết cái lệnh
cho anh em nghỉ ngơi chứ, để tôi cho anh em đi phép. Bên kia anh Đào Đình Luyện
đã cho anh em phi công đi phép rồi. Tôi trả lời: kệ anh Luyện…Ta không về cấp
2, phải sẵn sáng chiến đấu.
Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu là một
người chín chắn, kín kẽ nói: Thôi, Lượng nói miệng với anh em không được viết
thành lệnh, tình hình như thế nên cho anh em nghỉ ngơi tại trận địa…
Đó là buổi chiều 16/2/1979.
Sáng hôm sau khi Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến, đồng chí Chính ủy Nguyễn
Xuân Mậu và Tư lệnh Hoàng Văn Khánh đi khoe với toàn quân: Chỉ có Quân chủng
Phòng không không về cấp 2…
Trong lòng tôi vẫn còn thắc mắc
cho tới tận bây giờ, tại sao đồng chí Văn Tiến Dũng hạ lệnh rút báo động xuống
cấp 2 xong lại đi Cămpuchia ngay ? Trước đó mấy tháng, tất cả súng ống phát cho
quân du kích, bộ đội địa phương bị thu hồi về cất kho, cái đó tôi chưa được giải
đáp?
Trước khi nổ súng 17/2/1979,
Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh về thông tin, một cuộc chiến tranh
về tâm lý khiến cho chúng ta bị tê liệt trước khi nó đánh thật. Đó là bài học
cao nhất.
Bài học nữa: Ta đã chuẩn bị suốt
từ năm 1978, làm tuyến phỏng thủ Sông Cầu, theo lệnh của ông Cố Duẩn. Bài học
gì ? Không được thống nhất trong Bộ Chỉ huy và lãnh đạo cao nhất
Đồng chí Duẩn quyết tâm như thế
nhưng tại sao đồng chí Văn Tiến Dũng không phát triển ?’
-Bài học thứ 3: Trên mặt trận cụ
thể, người ở cương vị cao nhất không bị bất ngờ; Thời điểm chiến thuật ta bị bất
ngờ.
-Bài học thứ 4: Trung Quốc đã
đánh ta ruỗng về tinh thần rồi mà không hề biết. Đến nỗi hôm trước 16/2/1979, đồng
chí Thượng tướng Đàm Quang Trung, còn đứng ở xã Quang Long ở Cao Bằng tuyên bố:
Có cho kẹo, Trung Quốc không dám đánh ta…Không đánh được ta đâu…
Tôi phải trực ban tác chiến
sáng 17/2/1979, đến buổi trưa về nhà ăn cơm, bà vợ tôi đi nghe Tuyên giáo nói
chuyện thời sự về muộn. Khi bà về, tôi hỏi đi đâu về đấy ? Vợ tôi bảo đi nghe
Tuyên giáo nói chuyện! Tôi hỏi: Tuyên giáo nói chuyện gì ? Tuyên giáo nói, cho
kẹo Trung Quốc không dám đánh ta. Tôi cười nói: Thưa bà chị, Trung Quốc đánh bọn
em từ sáng rồi đấy…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét