Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

Không phải hổ, voi, tê giác... đây mới là sinh vật bị buôn lậu nhiều nhất thế giới - Con Tê Tê

Không phải hổ, voi, tê giác... đây mới là sinh vật bị buôn lậu nhiều nhất thế giới - Ảnh 1.
Vì bị săn đuổi quá nhiều, loài vật này cũng trở thành một trong những loài nguy cấp nhất.
Dẫu con người đã dần có ý thức bảo vệ môi trường, nhưng sự thực thì hiện trạng buôn lậu thú hiếm vẫn đang diễn ra mà chưa có cách nào ngăn chặn. Có phải tự nhiên voi, hổ, tê giác... bị xếp vào hàng nguy cấp mà chưa thể phục hồi đâu? Âu cũng bởi nạn săn trộm vẫn còn tiếp diễn.Tuy nhiên bạn có biết đâu là loài bị săn trộm và buôn lậu nhiều nhất. Hóa ra chẳng phải hổ, báo, sư tử, voi hay tê giác. Đó là tê tê - một trong những sinh vật đang trong tình trạng nguy cấp hiện nay.
<!>
Loài thú bị săn đuổi nhiều nhất
Tê tê là tên gọi chung cho một nhóm thú ăn kiến có vảy, sống tại châu Á và châu Phi. Chúng cũng là nhóm thú duy nhất toàn thân được bao phủ bởi một lớp vảy cứng, trông như áo giáp vậy.
Trong hình là tê tê khổng lồ - một trong 4 loài tê tê sống tại châu Phi, mới được các nhà sinh học quay được. Sinh vật này đang sống trong khu bảo tồn Ziwa của Uganda, được bảo vệ nghiêm ngặt cùng những con tê giác quý hiếm nhất thế giới.
Tê tê khổng lồ châu Phi
4 sự thật về tê tê châu Phi
- Tê tê còn được gọi là thú ăn kiến có vảy.
- Vảy của tê tê được tạo thành từ keratin - chất có trong móng tay người và sừng tê giác.
- Tê tê săn kiến và mối nhờ chiếc lưỡi dài độc đáo của mình.
- Có 4 loài tê tê tại châu Phi: tê tê bụng trắng, tê tê khổng lồ, tê tê đất và tê tê bụng đen.
Bảo vệ nghiêm ngặt cũng phải, bởi tê tê hiện tại là loài thú bị buôn lậu nhiều nhất thế giới. Tê tê bị con người săn đuổi vì bộ vảy có giá trị lớn, được dùng làm dược liệu trong đông y. Ngoài ra, thịt của tê tê được xem là đặc sản trong ẩm thực của một số khu vực.
Làm sao để cứu tê tê
Ngay trong tháng 2/2019, hải quan Hong Kong (Trung Quốc) và Malaysia đã bắt được 2 vụ nhập lậu tê tê với số lượng kỷ lục lên tới 27 tấn, trị giá 1,6 triệu bảng Anh. Đây là những vụ buôn lậu lớn nhất trên cả 2 khu vực.
Vụ buôn lậu tại Malaysia diễn ra chỉ 10 ngày sau khi cảnh sát tại Hải Phòng, Việt Nam bắt giữ được lô hàng chứa 1,5 tấn vảy tê tê .
Vừa qua thì Traffic - tổ chức giám sát các loài động vật hoang dã cho biết cảnh sát Malaysia đã phát hiện 2 xử lý trái phép đang chứa hàng ngàn hộp thịt tê tê tại Sabah.
Không phải hổ, voi, tê giác... đây mới là sinh vật bị buôn lậu nhiều nhất thế giới - Ảnh 2.
Tê tê là món ăn đặc sản tại một số nền văn hóa trên thế giới
"Hy vọng rằng các cuộc điều tra sẽ góp phần lật tẩy những đường dây buôn lậu xuyên quốc gia," - Kanitha Krishnasamy, giám đốc của Traffic tại Đông Nam Á cho biết.
Hệ quả của việc săn bắt trái phép là số lượng tê tê đã sụt giảm nghiêm trọng. Hiện tại, giới khoa học cũng không chắc còn bao nhiêu cá thể tê tê sót lại ngoài thiên nhiên nữa.
Không phải hổ, voi, tê giác... đây mới là sinh vật bị buôn lậu nhiều nhất thế giới - Ảnh 3.
Vảy tê tê
Stuart Nixon - chuyên gia đến từ chương trình bảo tồn động vật hoang dã tại sở thú Chester (châu Phi) - cho biết tê tê đang ngày càng hiếm gặp ngoài tự nhiên hơn, vậy nên các số liệu đủ để khoa học nghiên cứu và đánh giá trở nên không chính xác nữa.
Quay trở lại với tấm hình tê tê đầu bài, đó là một trong những tài liệu hiếm hoi mà các nhà sinh học thu được về loài tê tê khổng lồ. "Loài vật này cho cảm giác như chúng gần như tuyệt chủng rồi. Việc cố gắng để con người có ý thức hơn sẽ là mục tiêu quan trọng." - Nixon cho biết.
"Tài liệu cho chúng ta thấy một vài thông tin về loài vật hiếm gặp này, đồng thời giúp cho việc bảo vệ tê tê trở nên dễ dàng hơn." - Sam Mwandha - chuyên gia thuộc cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Uganda chia sẻ thêm.

Không có nhận xét nào: