Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

Điểm Tin Chủ Nhật 17.02.2019 (ANM) - Anh Tuấn Phạm

BREAKING NEWS
Khối 8406 Úc Châu soạn
  • Vì sao An ninh VN bắt ép thành công nhà báo Trương Duy Nhất trở về Việt Nam? (RFABLOG) - Sau nhiều ngày biến mất một cách bí ẩn, đầu giờ chiều ngày 13/1/2018 thông tin về nhà báo Trương Duy Nhất đã trở nên khá rõ ràng. Được biết ông Trương Duy Nhất vẫn còn sống chứ chưa bị thủ tiêu. Theo một nguồn tin khả tín từ Hà Nội cho biết, hiện nay ông Trương Duy Nhất đang bị giam tại trại giam T16 - BCA, tại Thanh Oai, Hà Nội, đồng thời cũng là nơi giam giữ Vũ Nhôm.<!>
  • Cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979: Tội ác của đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc (RFABLOG) - Khi xem xét và nghiên cứu các tài liệu lịch sử thì cho chúng ta thấy rất rõ ràng là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc kể từ năm 1950 cho tới nay về bản chất cũng như thực chất là quan hệ giữa đảng cộng sản Việt Nam(CSVN) và đảng cộng sản Trung Quốc(CSTQ). Và cuộc xâm lược biên giới phía Bắc của Việt Nam vào năm 1979 thực chất là cuộc chiến tranh giữa CSVN và CSTQ, mà Nhân dân và bộ đội của hai nước vừa là công cụ và là nạn nhân của sự điên rồ của hai đảng CSVN và CSTQ.
  • Kỷ niệm 17-2: “Nhà cầm quyền nghiêng về chiêu trò hơn là thực tâm với đất nước”. (RFABLOG) - Năm 2019 có một sự kiện rất đặc biệt, là Hà Nội đã cho phép báo chí, dư luận được lên tiếng tố cáo cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979. Những chồng tư liệu, tin tức về cuộc chiến này tưởng chừng bị xếp xó trong mối hữu nghị quái gỡ giữa Hà Nội và Bắc Kinh, nay lại được tung ra để cho dân chúng nhẹ lòng vào thời điểm kỷ niệm 40 của cuộc chiến.
  • Sử ta, sao lại phải hỏi ý kiến Tàu? (RFABLOG) - NGUYỄN TƯỜNG THỤY - Tại sao phải ‘ngồi lại”? Dư luận đang sôi sùng sục bởi ý kiến của GS Phạm Hồng Tung xung quanh vấn đề “Chiến tranh biên giới 1979 được dạy trong chương trình phổ thông mới ra sao” đăng ở Vietnamnet. Theo giới thiệu thì ông Phạm Hồng Tung là giáo sư sử học đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), là Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Với những vị trí ấy thì ông có ảnh hưởng nhiều đến việc giảng dạy lịch sử.
  • VNTB - Giáo sư Phạm Hồng Tung đã thiếu văn hóa phản biện (VNTB) - Nguyễn Hồng Phúc VNTB- “Sau khi Vietnam.net [*] đăng bài trả lời phỏng vấn của tôi, có một số người không hiểu rõ hoặc cố tình không hiểu chủ ý của tôi nên đã có những thắc mắc. Nhân đó, một số kẻ lưu manh như Nguyễn Như Phong, An Chi, Ngô Nguyệt Hữu đã kích động để nhiều người a dua, có những phát ngôn thiếu văn hóa”. Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung
  • Hỏi và Đáp về Phong trào Dân chủ (Bài 15) (RFABLOG) - Câu hỏi: Tham nhũng là gì? ở Việt Nam có tham nhũng không? Trả lời: Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Ở Việt Nam  có tham nhũng, đảng cộng sản và nhà nước trong các văn bản đã nói đến quốc nạn tham nhũng, tức là mức độ tham nhũng rất nghiêm trọng.
  • Hỏi và Đáp về Phong trào Dân chủ (Bài 16) (RFABLOG) - Câu hỏi: Dân Oan là gì? Tại sao lại có Dân Oan? Trả lời: Dân Oan là những người bị xâm hại quyền lợi chính đáng do các đại diện quyền lực các cấp sử dụng các chính sách và thủ đoạn bất minh dựa trên quyền lực độc tôn và tuyệt đối của đảng cộng sản Việt Nam. Tuyệt đại đa số Dân Oan là những người bị xâm hại quyền lợi về đất đai, nhà cửa. Chỉ có một số rất nhỏ những người bị xâm hại quyền lợi ngoài lĩnh vực đất đai, nhà cửa như bị trù dập do đấu tranh chống tiêu cực, hoặc bị xâm hại quyền lợi do hành vi lạm quyền của các lực lượng công quyền.
  • Hỏi và Đáp về Phong trào Dân chủ (Bài 17) (RFABLOG) - Câu hỏi: Xã hội dân sự là gì? Ý nghĩa của xã hội dân sự ở Việt Nam? Trả lời: Xã hội dân sự là thuật ngữ để chỉ tổng thể các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của một nhà nước (bất kể hệ thống chính trị của nhà nước này thuộc kiểu gì) và các thể chế thương mại của thị trường. Hiểu theo cách khác, đó là sự giúp đỡ tự nguyện lẫn nhau của người dân bên ngoài cấu trúc nhà nước và thị trường. Đối với Việt nam, đây là lĩnh vực cực kỳ cần thiết vì hoàn cảnh và mức sống của người dân. Tuy nhiên, đó lại là lĩnh vực nhà cầm quyền ngăn chặn và phá hoại sự kết nối và giúp đỡ lẫn nhau của người dân.
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mắc bệnh hoang tưởng Paraphrenia? (RFABLOG) - Kể từ khi Nguyễn Xuân Phúc ngồi ghế Thủ tướng, trong các cuộc họp chính phủ hay trong chuyến thăm các địa phương, hay trong hội nghị. Ông Phúc luôn luôn có những phát biểu hay chỉ đạo mang tính khuếch đại, hưng phấn quá mức, phi thực tế, không thể thực hiện được. Tất cả người Việt Nam ở trong và ngoài nước mà theo dõi các hoạt động của chính phủ và Thủ tướng Phúc đều thất rõ điều này.
  • VNTB - BOT bẩn: giải quyết từ khâu 'giám sát'? (VNTB) - Nguyễn Hiền VNTB - Và nếu giải quyết các BOT bẩn, thì đây cũng là cơ sở để hướng tới giải quyết các vấn đề liên quan đến tác nhân gây ô nhiễm môi trường, một biến thể lợi ích nhóm mới, đã và đang có xu hướng tạo lò van nén trong xã hội. Khi các BOT tiếp tục gây bức xúc dư luận, và việc thu lãi hàng ngàn tỷ đồng (nhưng không nộp thuế tương ứng) đang được phát lộ thì ông Đinh La Thăng trở về như một chủ thể có trách nhiệm trong sự vụ này.
  • ‘Người nghèo vay tiền… cất ống nứa’? (VOABLOG) - Chẳng lẽ ở Việt Nam có những người nghèo “vay tiền cất ống nứa, bỏ gác bếp”, thậm chí điều này phổ biến tới mức ông Phúc phải nhắc nhở VBSP? Nghèo mà “vay tiền cất ống nứa, bỏ gác bếp” rõ ràng là...
  • Biến tướng lễ hội, hỗn loạn niềm tin (RFABLOG) - Song Chi. VN là một quốc gia có nhiều lễ hội thuộc hàng top ten trên thế giới: khoảng 8,000 lễ hội đủ loại hàng năm. VN cũng là một quốc gia có những phong tục tập quán phong phú, song rất nhiều trong số đó là những hủ tục lẽ ra cần phải bỏ đi cho phù hợp với cuộc sống văn minh, tuy nhiên, nhà cầm quyền dường như không tỏ vẻ gì ngăn cấm mà còn khuyến khích, khiến cho những tập tục man rợ, nạn mê tín dị đoan ngày càng phát triển.
  • Valentine và xu hướng tiền tệ hóa quà tặng (RFABLOG) - "Bên cạnh những món quà truyền thống như sô cô la, hoa hồng và gấu bông khổng lồ, nếu ai đó đang tìm kiếm một món quà hào nhoáng cho Ngày Tình nhân Valentine thì bó hoa bằng tiền giấy chính là sự lựa chọn hoàn hảo." Đó là lời dẫn cho bài viết 'Trào lưu tặng bó hoa tiền giấy trong ngày Valentine' được đăng trên báo Người Lao động vào ngày 14/2 vừa qua.[1] Bài viết cho hay đây là trào lưu ở nhiều quốc gia, trong đó có Thái Lan và Indonesia.
  • Các nhà đầu tư nhỏ Trung Quốc mệt vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (RFI) - Sau vòng đàm phán thứ ba tại Bắc Kinh kết thúc hôm 15/02/2019, hai phái đoàn Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ gặp lại nhau vào tuần tới tại Washington. Dù hai ngày làm việc « đạt hiệu quả » nhưng chưa đủ để đạt được một thỏa thuận, tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn tỏ ra lạc quan về khả năng chấm dứt cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
  • Trung Quốc lầm lũi trỗi dậy, phương Tây bất lực đứng nhìn (RFI) - Trung Quốc trên đà chinh phục thế giới ; Làm thế nào Donald Trump tái định hình thế giới ; Venezuela – Giờ của sự thật và Đồng tính – Chuyện thâm cung bí sử tại Vatican. Trên đây là những hồ sơ chính trên trang nhất các tuần báo Pháp số ra từ ngày 14/02 đến 20/02/2019.
  • Chính sách Hoa kiều của Bắc Kinh (VOA) - Các hành động bí mật này, từ việc theo dõi những nhà hoạt động như Tony Chang và sử dụng bố mẹ của Chang để áp lực Chang ngưng hoạt động tại Úc, cho đến sự xâm nhập vào cộng đồng người Hoa trên toàn Úc, và...
  • Ấn Độ chuẩn bị trừng phạt nặng Pakistan sau vụ khủng bố ở Kashmir (RFI) - Tính đến hôm nay, 16/02/2019, đã có thêm 4 thành viên lực lượng bán quân sự Ấn Độ ở vùng Kashmir bị chết vì thương tích quá nặng, nâng tổng số người thiệt mạng trong vụ khủng bố hôm thứ Năm 14/02 vừa qua lên thành 49 người. Vụ khủng bố do nhóm ly khai Pakistan Jaish-e-Mohammed tự nhận là thủ phạm, là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu nhất nhắm vào lực lượng an ninh Ấn Độ tại Kashmir.
  • Mỹ không vận thêm hàng viện trợ tới biên giới Venezuela (VOA) - Chính quyền Trump đang gửi thêm một lô hàng viện trợ nhân đạo lớn đến biên giới Venezuela-Colombia, lần đầu tiên sử dụng máy bay quân sự của Mỹ trong khi gia tăng áp lực buộc Tổng thống Nicolas Maduro từ bỏ quyền lực.
  • Cựu giám đốc tranh cử của Donald Trump có thể bị lĩnh án 24 năm tù (RFI) - Ông Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump, có nguy cơ lĩnh án rất nặng vì đã nói dối các nhà điều tra. Ngày 15/02/2019, công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã đề nghị lên Tòa án liên bang Virginia mức án từ 19 đến 24 năm tù và khoản tiền phạt từ 50.000 đến 24 triệu đô la đối với ông Paul Manafort.
  • Ai sẽ làm Phó Bộ trưởng Tư pháp Mỹ? (VOA) - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Mỹ Jeffrey Rosen là ứng viên hàng đầu thay thế Phó Bộ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein để cùng làm việc với tân Bộ trưởng Tư pháp William Barr, Reuters dẫn nguồn tin từ hai giới chức trong chính quyền cho biết hôm 15/2.
  • Hội nghị an ninh Munich mổ xẻ vai trò châu Âu (RFI) - Khoảng ba chục nguyên thủ và vài chục bộ trưởng của các quốc gia trên thế giới từ hôm qua có mặt tại Munich, Đức để tham dự hội nghị an ninh quốc tế thường niên.
  • Pháp - Ý giảm căng thẳng ngoại giao (RFI) - Cuộc khủng hoảng ngoại giao Pháp-Ý dường như đã hạ nhiệt. Sau một tuần bị triệu hồi về Paris để phản đối hai phó thủ tướng Ý can thiệp vào nội tình nước Pháp, đại sứ Pháp tại Ý Christian Masset đã quay lại Roma ngày 15/02/2019. Ông đã chuyển lời mời thăm Pháp của tổng thống Emmanuel Macron đến đồng nhiệm Sergio Mattarella.
  • Trump muốn được trao giải Nobel Hòa bình (VOA) - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu đưa ra những luận điệu chứng tỏ rằng ông xứng đáng được trao giải Nobel Hòa bình cho những việc ông làm về Triều Tiên và Syria, nhưng phàn nàn có lẽ ông sẽ không bao giờ nhận được vinh dự này.
  • Làm thế nào thoát cơn ‘khủng hoảng’ văn hóa đọc? (VOA) - Có thể có người đặt câu hỏi rằng, trong bối cảnh thiết bị kỹ thuật số đang đè bẹp thói quen đọc và như vậy cho dù không bị vòng kim cô kiểm duyệt chụp lên đầu đi nữa thì liệu văn hóa đọc có thể hồi sinh được nổi không?


Không có nhận xét nào: