Sự kiện và thời sự về Biển Đông. Báo Mỹ The Hill cho biết chuyên gia Biển Đông Gregory B. Poling đang làm việc tại CSIS nói “Quốc hội Mỹ đang gửi đi thông điệp, rằng Washington chưa hề quên vấn đề tranh chấp ở Biển Đông hay những đồng minh của Mỹ bị liên lụy. Quốc hội Mỹ muốn Phủ Tổng Thống và Bộ Quốc Phòng Mỹ hành động nhiều hơn với vấn đề này”. Giới chiến lược quốc tế cho rằng việc Washington tăng ngân sách quốc phòng hướng về Bắc Kinh là “lời cảnh báo Trung Quốc”. Quốc Hội thông qua Luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) 2019, hôm 1/8 để giúp tăng cường năng lực của các nước láng giềng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, giúp họ không bị Trung Quốc “đẩy ra khỏi vùng biển tranh chấp”, không bị TC ỷ mạnh hiếp yếu. Mỹ sẽ cung cấp 425 triệu USD trang thiết bị và hỗ trợ đào tạo trong 5 năm cho những nước này. Trong khi TC cam kết giúp cho Phi 24 triệu mà TT Duterte đợi dài cổ nhưng không có gì.<!>
Luật NDAA ấy của Mỹ cũng xác định khai trừ vĩnh viễn Trung Quốc khỏi các cuộc tập trận thường niên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do Mỹ chủ động. Tại hiện trường Biển Đông Mỹ đã dùng pháo đài bay B-52 tuần tra qua Biển Đông vào đầu tháng 8. Và hai hạm đội 3 và 7 của Mỹ với ba bốn hàng không mẫu hạm, cả trăm chiến đấu cơ đang kiểm soát Á châu Thái bình dương là diện mà Biển Đông là điểm của chiến trường có thể xảy ra với TC.
Đi vào phân tích. “America First’” hay Mỹ Trên Trước Hết là sách lược chủ trương, là tuyên hứa liên tục của Tổng Thống Trump và Đảng Cộng Hoà sẽ phải làm trong và ngoài nước Mỹ để chỉnh đốn tình hình Mỹ bị bỏ lại phía sau. Á Châu Thái Bình Dương [ACTB] là nơi TC tranh giành thế hải thượng (maritime supremacy) của Mỹ, là vùng Mỹ phải tranh thủ để America First. ACTBD là vùng địa lý kinh tế, chánh trị, quân sự thiết yếu của sách lược của TT Trump và nội các mà bộ trưởng quốc phòng là một tướng lãnh.
Chính TT Trump đi Đà nẵng hội nghị thượng đỉnh APEC và tiện ra thăm Hà nội, công bố chiến lược “Ấn độ-Thái bình dương tự do và mở rộng”. Và hai bộ trưởng cột trụ của nội các của Ông là Bộ Trưởng Quốc phòng Mattis và Bộ Trưởng kiêm Ngoại trưởng Tillerson lúc bấy giờ là hai vị nỗ lực thể hiện sách lược này. Và Ngoại Trưởng Pompeo kế nhiệm cũng thế làm mạnh và cụ thể hơn, dành chuyến đi Đông Nam Á đầu tiên là đến Việt Nam và sau đó họp Hội nghị Ngoại Trưởng ASEAN.
Hai ngoại nrưởng cựu và tân của Mỹ đều gặp và bàn với đồng nhiệm Nhựt về vấn đề TC quân sự hoá Biển Đông và bày tỏ tầm quan trọng hai bên Mỹ Nhựt sẽ cộng tác đối phó những đe doạ của Bắc Hàn CS và quyết tâm tăng gia tương quan kinh tế của Nhựt và Mỹ.
Những bước đầu của sách lược ấy của chánh quyền Trump đối với đồng minh Á châu Thái binh dương của Mỹ, Mỹ đi sâu, sát, làm cho tương quan của Mỹ bền vững hơn nữa với các đồng minh trụ cột của Mỹ ở ACTBD.
Thời điểm mới lên nắm chánh quyền của TT Trump là thời điểm tương quan giữa Mỹ và TC rất căng thẳng. Mỹ phủ nhận hành động TC đơn phương tuyên bố chủ quyền và quân sự hoá của TQ trên Biển Đông. Mỹ chống TC tấn công tin học vào Mỹ. Mỹ chống TC tăng cường quân đội quá mức cần thiết. TC là chế độ duy nhứt trên thế giới công khai bày tỏ những đe doạ quân sự, địa lý chánh trị, kinh tế đối với Mỹ. Đó là những đe doạ trực tiếp và thực tế vào sách lược ‘America First’.
Sẽ thiếu nếu không nhắc lại cố gắng chánh quyền Trump tỏ thiện chí liên kết với Ấn độ. Việc này không khó vì TC và Ấn có nhiều tiền cừu hậu hận trong Chiến tranh Lạnh. Nào chiến tranh biên giới giữa Ấn Trung. Nào TC hận Ấn thân Liên xô. Và bây giờ Mỹ và Ấn có những quan tâm chung. Ấn cần thế lực của Mỹ bảo đảm lãnh hải, giúp nhau chống khủng bố Hồi giáo cực đoan. Ấn không có mâu thuẫn nào khi Mỹ thực hiện sách lược America First.
Ngoài Nhựt, Nam Hàn là đồng minh trụ cột, Mỹ đã phát triển đối tác chiến lược toàn diện với Singapore, Indonesia, Thailand, Malaysia, kể cả VNCS Mỹ cũng hợp tác toàn diện rồi.
Với tình thế cô đơn và bị cô lập như thế, TQ chỉ có thể chọn một trong hai đường là hoà giải hoà hợp cùng sống chung hoà bình với Mỹ và các nước láng giềng. Hai là mở cuộc chiến tranh với Mỹ như Đức, Nhựt chống lại đồng minh Âu Mỹ để giành thị trường và thế siêu cường tạo nên Thế Chiến Thứ Hai. Nội tình TC cho thấy Đảng Nhà Nước TC không dại gì chiến tranh với Mỹ, TC sẽ từ chết tới bị thương, vô phương thắng nổi Mỹ.
Có lẽ vì thế, TC muốn tạo hoà khí với Mỹ nên không cho tàu chiến theo dõi và lên tiếng phản đối như ba lần Mỹ tuần tra trước trong thời TT Obama, khi TT Trump Mỹ cho một chiến đoàn tinh nhuệ của Mỹ gồm có một số chiến đấu cơ bay trên trời, chiến hạm trên mặt nước và tàu lặn dưới biển cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017.
Có lẽ cũng vì vậy, TC mới điều nhà ngoại giao cao cấp nhứt, quyền thế hơn Bộ Trưởng Ngoại Giao của TQ, là uỷ viên Quốc vụ Viện đặc trách đối ngoại và vấn đề Đài loan của TC - là Ô. Dương Khiết Trì - hối hả bay sang Mỹ chỉ trong hai ngày để lo chuyện tối quan trọng ấy cho TC. Nhưng TT Trump chỉ tiếp Ô. Trì khoảng 5 tới 7 phút xã giao trước khi Ông ấy về.
Á châu Thái bình dương là một vùng dân số lên đến 625 triệu người, GDP vùng là $2.8 ngàn tỷ Mỹ kim, có một con đường hàng hải quan trọng nhứt nhì thế giới, và tài nguyên biển rất lớn và dồi dào. Thế kỷ 21 là của ACTBD. Mỹ là nước bên bờ Thái binh dương. Đây là thời cơ tốt cho Mỹ cùng hợp tác, bảo đảm tự do hàng hải, giữ thế hải thượng và chia sẻ với các nước. Mỹ là một quốc gia Thái bình dương, Mỹ rất dễ trở thành America First trong vùng này. Mỹ không tham vọng đất đai, không tranh chấp biển đảo như TC. Nên được lòng hầu hết các nước trong vùng. Trên thế giới và trong vùng ACTBD này chỉ có Mỹ mới có đủ thế và lực chống lại, làm lá chắn cho các nước Á châu Thái bình dương trước đà bánh trướng và xâm lấn táo bạo của TC. Còn TC tranh chấp biển đảo một cách trái pháp lý, trái đạo lý, trái lịch sử nên trở thành nước cô đơn nhứt trong vùng.
Chưa hết, Mỹ còn mở cuộc chiến tranh thương mại với TC, đánh vào kinh tế, sản xuất, thương mai, và tài chánh của TC. Làm uy thế Ô Tập cận Bình lung lay. Bộ Chánh trị Đảng CS Trung Quốc phải họp khẩn. Rồi dậu đổ bìm leo, giới trí thức, chuyên gia bắt đầu có tiếng nói trực tiếp lên án chính sách của Ô Tập cận Bình. Ngày 04/08/2018, 62 chuyên gia, trí thức đến Bắc Đới Hà họp bất thường. Hai cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cùng cựu thủ tướng Chu Dung Cơ tỏ ra không tin tưởng vào Ban lãnh đạo hiện hành. Hội nghị Bắc Đới Hà bất thần lên án chính sách độc tài chuyên quyền của họ Tập, TCB có dấu hiệu lung lay. Đài truyền hình, nhật báo Nhân dân toàn quốc của Đảng CS bớt tin chống Mỹ, giảm tin và hình tôn vinh Ô. Tập cận Bình./.(VA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét